Ban giám đốc
Tổng giám đốc:
• Quản lý chung hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty
• Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn lực để thực hiện đạt kết quả chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và thỏa mãn khách hàng.
• Tổng giám đốc đảm bảo các trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ giữa các vị trí được truyền đạt cho toàn thể công ty để mọi thành viên thấu hiểu và thực hiện.
Phó tổng giám đốc:
Hỗ trợ tổng giám đốc điều hành các hoạt động của công ty theo sựủy quyền của tổng giám đốc.
Phòng kinh doanh
• Quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
• Tổ chức thu thập, phân tích thông tin thị trường và thông tin khách hàng. • Xem xét đơn đặt hàng, hợp đồng, đơn dự thầu trình tổng giám đốc phê duyệt. • Đề xuất các hành động khắc phục và phòng ngừa liên quan đến hoạt động kinh
doanh và thỏa mãn khách hàng.
Văn phòng nhà máy
• Lập kế hoạch sản xuất.
• Quản lý kho thành phẩm và kho nguyên vật liệu. • Quản lý nhân sự nhà máy sản xuất.
• Đề ra và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục các vấn đề liên quan đến hoạt động đảm trách.
Khâu kéo và khâu tráng phủ vecni cách điện
• Triển khai kế hoạch sản xuất ở khâu kéo và khâu tráng phủ vecni cách điện • Chịu trách nhiệm kỹ thuật và kiểm tra chất lượng trong khâu.
• Tìm nguyên nhân và thực hiện các hoạt động khắc phục, phòng ngừa các vấn đề liên quan đến khâu.
• Xác nhận chất lượng tất cả các bán thành phẩm từ đạt chất lượng được phép chuyển đến khâu tráng phủ vecni cách điện. Xác nhận chất lượng tất cả các thành phẩm dây điện từđạt chất lượng được phép chuyển đến khâu hoàn chỉnh sản phẩm.
• Chịu trách nhiệm kỹ thuật và kiểm tra chất lượng trong khâu kéo và khâu tráng phủ vecni cách điện.
Kho nguyên vật liệu và thành phẩm
• Tổ chức tiếp nhận, bảo quản nguyên vật liệu trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu đến từng khâu theo lệnh sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất. • Quản lý xuất nhập thành phẩm, đóng gói, bảo quản, lưu kho thành phẩm dây điện
từ.
• Đề ra và thực hiện các hoạt động khắc phục và phòng ngừa liên quan đến các vấn đềđảm trách.
3.4.2 Cơ cấu lao động
Hiện nay tổng số công nhân viên của công ty là 79 người • Phòng kinh doanh 10 người
• Văn phòng nhà máy 6 người • Kho thành phẩm 6 người
• Khâu kéo dây bán thành phẩm 10 người • Khâu tráng vecni cách điện 30 người • Xưởng cơ khí 5 người
• Tài xế, bảo vệ, cấp dưỡng, tạp vụ 12 người
Số công nhân có kinh nghiệm trên 10 năm chiếm 25%, số công nhân trên 5 năm kinh nghiệm chiếm 36%, số công nhân còn lại là công nhân mới tuyển vào năm 2010, do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, đội ngũ lao động của công ty là những người đã gắn bó nhiều năm với công ty nên có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, quản lý và xử lý các sự cố.
3.5 CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 3.5.1 Công nghệ
Tiến Thịnh liên tục nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, đầu tư không ngừng vào nghiên cứu phát triển cũng như cải tiến công nghệ và máy móc để thỏa mãn các yêu cầu liên tục thay đổi và ngày càng nâng cao của khách hàng trong hiện tại và tương lai. Số lượng máy móc hiện tại của công ty như sau:
• Một máy liên hoàn đại kéo đồng • Một máy hoàn kéo đại nhôm
• Ba máy liên hoàn trung kéo bán thành phẩm đồng từ máy liên hoàn đại kéo đồng • Hai máy liên hoàn trung kéo bán thành phẩm nhôm từ máy liên hoàn đại kéo nhôm • Mười hai máy Dem kéo bán thành phẩm đồng từ máy liên hoàn trung
• Sáu máy tráng vecni nằm và 2 máy tráng vecni đứng
3.5.2 Quy trình sản xuất
Để sản xuất ra thành phẩm dây điện từ, quá trình sản xuất phải đi qua 2 khâu: khâu kéo và khâu tráng vecni cách điện.
• Khâu kéo: từ nguyên liệu là đồng 8.0 mm hay nhôm 9.5 mm sau khi qua máy kéo liên hoàn đại, máy liên hoàn trung, máy kéo dem sẽ cho ra các bán thành phẩm có kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu của lệnh sản xuất.
• Khâu tráng vecni cách điện: các bán thành phẩm từ khâu kéo qua các máy tráng vecni sẽ thu được thành phẩm dây điện từ. Có nhiều loại thành phẩm khác nhau tùy thuộc vào loại vecni cách điện nào sẽđược sử dụng.
Cả hai loại thành phẩm là dây đồng và dây nhôm đều đi qua 2 khâu như trên, tuy nhiên đối với mỗi loại dây sẽ sử dụng những máy kéo khác nhau. Dưới đây là quy trình sản xuất chung của dây nhôm và dây đồng.
Hình 3.2: Quy trình sản xuất dây đồng Nguồn: Văn phòng nhà máy BÁN THÀNH PHẨM DÂY ĐỒNG(∅∅∅∅3.50 mm - ∅∅∅∅0.10 mm) DÂY ĐÔNG NGUYÊN LIỆU ROB 8 mm
KÉO LIÊN HOÀN ĐẠI (∅∅∅∅4.50mm-∅∅∅∅2.00mm)
KHÂU KÉO LIÊN HOÀN TRUNG VÀ NHỎ (∅∅∅∅2.00 mm - ∅∅∅∅0.10 mm) VECNI CÁCH ĐIỆN CUỘN DÂY ĐIỆN TỪ CÂN, ĐÓNG GÓI, DÁN NHÃN THÀNH PHẨM DÂY ĐIỆN TỪ, LƯU KHO, BẢO QUẢN, GIAO HÀNG TRÁNG PHỦ VECNI CÁCH ĐIỆN Ủ MỀM DÂY ĐỒNG
Hình 3.3: Quy trình sản xuất dây nhôm
DÂY NHÔM NGUYÊN LIỆU 9.5 mm KÉO LIÊN HOÀN TRUNG
(∅∅∅∅0.60mm-∅∅∅∅2.00mm) BÁN THÀNH PHẨM DÂY NHÔM(∅∅∅∅0.60mm-∅∅∅∅3.50mm) VECNI CÁCH ĐIỆN CUỘN DÂY ĐIỆN TỪ NHÔM CÂN, ĐÓNG GÓI, DÁN NHÃN
THÀNH PHẨM DÂY ĐIỆN TỪ NHÔM, LƯU KHO, BẢO QUẢN, GIAO HÀNG
TRÁNG PHỦ VECNI CÁCH ĐIỆN
Ủ MỀM DÂY NHÔM KÉO LIÊN HOÀN ĐẠI
3.6 THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 3.6.1 Thị trường
3.6.1.1 Thị trường trong nước
Có thể chia làm 2 thị trường: thị trường tự do và thị trường công ty
Thị trường tự do: Đối tượng là các xưởng sản xuất nhỏ, các cơ sở sửa chữa… Do có đại lý phân phối và bạn hàng thân thuộc rộng khắp cả nước nên khách hàng trong thị trường dễ dàng mua được sản phẩm của công ty. Chính vì lợi thề này mà sản phẩm của công ty đang dẫn đầu về thị phần trong thị trường tự do, khoảng 60% tổng sản lượng sản xuất của công ty cung cấp cho thị trường này.
Thi trường công ty: Đối tượng là các công ty sản xuất thiết bị, máy móc mà sản phẩm dây điện từ là nguyên liệu đầu vào của họ. Đối với khách hàng trong thị trường này công ty không phân phối thông qua đại lý mà giao hàng trực tiếp đến công ty của khách hàng.
• Khách hàng tiêu biểu: SUNGSHIN VINA, SPG VINA…
• Công ty sản xuất quạt: KIM THUẬN PHONG, LÊ CẢNH …
• Công ty sản xuất tăng phô: ĐIỆN QUANG, DUHAL, BELCO, ĐỨC TRỰC…
• Công ty sản xuất motor bơm nước: TÂN HOÀN CẦU, MÃ LỰC, HOÀNG KÝ …
• Công ty sản xuất ổng áp và biến áp: MBT HÀ NỘI, SUTUDO, TIÊU CHUẨN VIỆT…
3.6.1.2 Thị trường xuất khẩu
Hiện nay, sản phẩm của công ty xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á như: Lào, Campuchia…Công ty cũng không ngừng đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị và cải tiến chất lượng để sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
3.6.2 Đối thủ cạnh tranh
Ngành sản xuất dây điện từ có sự cạnh tranh khá lớn, hiện tại có khoảng 30 doanh nghiệp ở thị trường miền Nam và khoảng 20 doanh nghiệp sản ở thị trường miền Bắc. Đối thủ cạnh tranh chính của Tiến Thịnh ở thị trường miền Nam là Công ty Cổ Phần Ngô Han, Taya, T&T và ở thị trường miền Bắc là KaVin, KCT, Nhơn Hòa. Trong đó, Công ty Cổ Phần Ngô Han là nhà sản xuất dây điện từ hàng đầu tại Việt Nam, thành lập năm 1987, trụ sở chính đặt tại Đồng Nai. Sản phẩm chính ngoài dây đồng và dây nhôm tráng vecni, còn bao gồm dây đồng trần, dây đồng và dây nhôm bọc giấy cách điện, thanh đồng cái Busbar. Là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ chất lượng UL
(Underwriters Laboratory) cho sản phẩm dây điện từ. Ngô Han chiếm khoảng 40% thị phần về dây điện từ cách điện nhưng sản phẩm thế mạnh của Ngô Han là dây điện từ cách điện dạng thanh dẹp chứ không phải dây tròn.