1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn

93 430 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN CHÍ NGHĨA NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ TIA γ Co60 TRÊN CHÈ VÀ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ ĐỘT BIẾN MỚI ĐƯỢC TUYỂN

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN CHÍ NGHĨA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ

TIA γ (Co60) TRÊN CHÈ VÀ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH

HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ ĐỘT BIẾN MỚI

ĐƯỢC TUYỂN CHỌN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN CHÍ NGHĨA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ

TIA γ (Co60) TRÊN CHÈ VÀ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH

HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ ĐỘT BIẾN MỚI

ĐƯỢC TUYỂN CHỌN

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT

Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN TOÀN

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp

đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011

Tác giả luận văn

Phan Chí Nghĩa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới:

Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Nông học cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Với lòng biết ơn chân thành, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: TS Nguyễn

Văn Toàn, Phó viện trưởng Viện KHKT NLN Miền núi phía Bắc, người đã tận

tình chỉ bảo động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn và viết báo cáo

Ban giám hiệu Trường Đại học Hùng Vương, Khoa Nông - Lâm -Ngư, cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn

Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011

Tác giả luận văn

Phan Chí Nghĩa

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang 6

4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng xử lý tia γ (Co 60 ) đến quá trình mọc của chè

31

4.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng xử lý tia γ (Co 60

) đến sự biến dị một số đặc trưng hình thái của chè

38

4.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng xử lý tia γ (Co 60

4.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng xử lý tia γ (Co 60 ) đến kích thước và hình thái lá chè

51

4.2.3 Đặc điểm năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn

54

4.2.4 Đánh giá chất lượng của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn 55

4.2.5 Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh hại của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Kim Tuyên

Bảng 4.2: Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Phúc Vân Tiên

Bảng 4.3: Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Shan Chất Tiền

Bảng 4.4: Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Trung Du

Bảng 4.5: Một số biến dị điển hình của giống chè Kim Tuyên khi sử dụng tác nhân tia γ (Co 60 )

Bảng 4.6: Một số biến dị điển hình của giống chè Phúc Vân Tiên khi sử dụng tác nhân tia γ (Co 60 )

Bảng 4.7: Một số biến dị điển hình của giống chè Shan Chất Tiền khi sử dụng tác nhân tia γ (Co 60 )

Bảng 4.8: Một số biến dị điển hình của giống chè Trung Du khi sử dụng tác nhân tia γ (Co 60 )

Bảng 4.9: Biến động chiều cao của các giống chè sau khi sử dụng tác nhân đột biến

γ (Co 60 )

Bảng 4.10: Biến động kích thước và hình thái lá của các giống chè khi sử dụng tác nhân đột biến γ (Co 60

)

Bảng 4.11: Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè thí nghiệm

Bảng 4.12: Thời gian hoàn thành đợt búp đầu tiên (vụ xuân/2011)

Bảng 4.13: Tốc độ sinh trưởng búp chè vụ xuân các dòng đột biến

Bảng 4.14: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đột biến Bảng 4.15: Thành phần sinh hoá chủ yếu của các dòng chè đột biến trong búp chè 1 tôm 2 lá non

Bảng 4.16: Kết quả thử nếm cảm quan các dòng đột biến

Bảng 4.17: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ của các dòng đột biến

Bảng 4.18: Diễn biến mật độ nhện đỏ của các dòng đột biến

Bảng 4.19: Diễn biến mật độ rầy xanh của các dòng đột biến

Bảng 4.20: Hệ số tương đồng di truyền của các dòng đột biến

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Tỷ lệ mọc của các công thức thí nghiệm sau 5 tháng theo dõi

Hình 4.2: Phương trình tương quan giữa liều lượng xử l‎ý tia γ (Co 60 ) và tỷ lệ mọc của các giống chè

Hình 4.3: Phương trình tương quan giữa liều lượng xử l‎ý tia γ (Co 60 ) và tần số đột biến của các giống chè

Hình 4.4: Chiều cao trung bình của các giống chè sau khi sử dụng tác nhân đột biến γ (Co 60

)

Hình 4.5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng búp chè trong vụ xuân

Hình 4.6: Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền giữa các dòng chè

Trang 10

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chè là thức uồng có giá trị, tác dụng lâu dài và là đồ uống phổ biến nhất trên thế giới Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây chè Tuy nhiên hiện nay, năng suất và chất lượng chè của Việt Nam chưa cao, giá chè xuất khẩu của chúng ta chưa cao, chỉ bằng 70% giá chè bình quân thế giới Chính vì vậy mà thu nhập của người làm chè cũng rất thấp Mục tiêu trong những năm tới, ngành chè Việt Nam phải đạt giá xuất khẩu tương đương với thế giới Để làm được điều này, thì việc chọn tạo ra những giống chè mới

có năng suất, chất lượng cao chuyển giao cho sản xuất đóng vai trò quan trọng hàng đầu

Hiện nay, công tác chọn tạo giống chè ở Việt Nam sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như chọn lọc cá thể trực tiếp trên nguồn vật liệu có sẵn trong tự nhiên, chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính hay phương pháp đột biến Trong các phương pháp chọn tạo giống nói trên, phương pháp gây đột biến có thể tạo ra sự thay đổi một hay nhiều tính trạng của cây trồng mà đôi khi bằng các con đường chọn tạo giống khác không thể làm được Trong công tác chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến, các nguyên tố tạo nguồn bức xạ có vai trò quan trọng tạo ra các biến dị khi xử l‎ý trên cây trồng, làm cơ sở cho các nhà khoa học chọn tạo ra giống mới Chính vì vậy, ngày 02 tháng 06 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 755/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm 2020 Một trong những mục tiêu

cụ thể của quyết định là chọn tạo và đưa ra 1 - 2 giống cây trồng một năm, chiếm ít nhất 40% tổng số giống cây trồng và vi sinh vật mới

Trong những năm vừa qua, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm miền núi phía Bắc đã tiến hành công tác chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến thực nghiệm và đã tạo ra một số cá thể, dòng chè có nhiều đặc tính qu‎ý như: hàm lượng axít amin cao, hàm lượng tanin thấp cho chế biến chè xanh, hàm lượng chất thơm cao, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh

Trang 11

Nhằm góp phần nhanh chóng tạo ra các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng và chống chịu tốt phục vụ yêu cầu sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn"

1.2 Mục tiêu của đề tài

công tác chọn tạo giống chè

) có năng suất, chất lượng cao đưa vào khảo nghiệm

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Bổ sung tư liệu mới trong chọn tạo giống chè ở Việt Nam

- Đề tài góp phần chọn tạo các giống chè có năng suất, chất lượng cao, khả năng nhân giống vô tính tốt đưa vào sản xuất

- Đề tài có ý nghĩa thực tế, nhằm giúp thay đổi cơ cấu giống chè, làm tăng năng suất, chất lượng chè phục vụ cho việc tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

Trang 12

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm sinh vật học của cây chè

2.1.1 Rễ chè

Hệ rễ chè gồm có: rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu Quá trình sinh trưởng

và phát triển của bộ rễ có những đặc điểm:

- Khi hạt mới nảy mầm rễ trụ phát triển rất nhanh Vào khoảng 3 - 5 tháng sau khi trồng thì rễ trụ phát triển chậm lại và rễ bên phát triển mạnh

- Thời kỳ cây chè còn nhỏ, rễ trụ luôn luôn phát triển dài hơn phần thân trên mặt đất Đến năm thứ 2 và thứ 3 thì tốc độ sinh trưởng giữa phần thân trên đất và phần rễ mới cân bằng Rễ bên và rễ phụ trong thời kỳ này rất phát triển, tốc độ lớn lên và phân cấp của chúng cũng rất nhanh

- Sự phát triển của rễ chè và thân chè có hiện tượng xen kẽ nhau, khi thân lá phát triển mạnh thì rễ phát triển chậm lại và ngược lại

- Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1 mét, ở những nơi đất xốp, thoát nước nó có thể ăn sâu tới 2 - 3 mét Rễ hấp thu được phân bố tập trung ở lớp đất từ 10 - 40 cm thời kỳ cây chè lớn, rễ tập trung ở gữa hai hàng chè,tán rễ so với tán cây lớn hơn 2 - 2,5 lần

Sự phân bố của rễ chè trong đất phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện đất đai và chế độ canh tác

2.1.2 Thân, cành chè

Mỗi giống chè có những đặc điểm và khả năng phân cành khác nhau, có những giống phân cành thấp (thân bụi, nửa bụi) có những giống phân cành cao, cành thưa hơn (thân gỗ, bán gỗ) Khả năng phân cành của mỗi giống đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao, độ rộng tán, mật độ cành, mật độ búp của tán chè

và qua đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè

Các tác giả Trần Thanh - Đỗ Ngọc Quỹ- Nguyễn Văn Niệm [20] cho rằng đặc điểm phân cành của cây chè là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cho năng suất của giống Những giống chè có độ cao phân cành thấp, số cành cấp 1 nhiều, cành lớn sẽ có bộ khung tán to, khoẻ, có khả năng cho năng suất cao

Trang 13

Vũ Công Quỳ [13] khi nghiên cứu tương quan hình thái, năng suất ở một số biến chủng chè kết luận: Đặc điểm hình thái của những giống chè năng suất cao là lá

có khối lượng lớn, mỏng, nhiều búp góc độ phân cành cấp 1 lớn, mô dậu kém phát triển, tán rộng

Nguyễn Văn Tạo và cộng sự [14] khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của cành

hiện vào khoảng ngày 19/1 và kết thúc vào cuối tháng 3 Đợt sinh trưởng 1 và 5 do điều kiện thời tiết khô lạnh nên kéo dài từ 79 và 61 ngày

Khi theo dõi độ dài lóng chè tác gả cho rằng: Độ dài lóng chè phụ thuộc vào các yếu tố: Vị trí lá trên cành, điều kiện thời tiết mùa vụ, chế độ dinh dưỡng và giống chè thường độ dài lóng chè trung bình của 5 đợt sinh trưởng trong năm giữa

lá cá và lá thật, giữa lá thật 9 và lá thật 10 là nhỏ nhất độ dài lớn nhất là giữa lá thật

3 và lá thật 4, lá thật 4 và lá thật 5 Trong năm đợt sinh trưởng 1 và đợt sinh trưởng

5 có độ dài lóng chè trung bình bé nhất, đợt sinh trưởng 2 có độ dài lóng chè trung bình lớn nhất

Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của một số giống chè nhập nội trồng tại Thái Nguyên tác giả Lê Tất Khương [5] cho biết các giống chè có hai dạng hình là thân bụi và thân gỗ nhỡ Các giống có dạng thân gỗ nhỡ thường có chiều cao lớn hơn các giống chè thân bụi Hai giống có chiều cao thấp nhất là giống Keo Am Tích và Thiết Bảo Trà Trong khi đó về thế lá có 5 giống chè thế lá nằm ngang (Trung du, PT95, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch Thiết Bảo Trà), có 5 giống thế lá xiên (Phú Thọ

10, Hoa Nhật Kim, Long Vân 2000, Kiara 8, TRI 2024) và 2 giống có thế lá rủ (Keo

Am Tích, Nhật Bản 2) Nhưng khi đánh giá về bề mặt lá tác giả khẳng định trong các giống thí nghiệm có 2 dạng: mặt nhẵn và mặt gồ ghề Diện tích lá của các giống

Khi nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ thời kỳ kiến thiết cơ bản tác giả Nguyễn Hữu La [7] đã khẳng định; chiều cao cây có tương quan thuận rất chặt với chiều rộng tán chè (r = 0,72± 0,09) và số cành cấp 1 (r

Trang 14

= 0,75±0,090, tương quan chặt với diện tích lá (r = 0,58±0,11), nhưng không có mối

tương quan thuận với chiều dài đốt cành, trọng lượng búp và mật độ búp

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái, điều kiện ngoại cảnh

với năng suất chè tác giả Chu Xuân Ái [1] cho rằng: Năng suất chè có mối tương

quan thuận chặt với mật độ búp (r =0,8564) và diện tích lá (r =0,7752), những giống

có mật độ búp cao, diện tích lá lớn cho năng xuất cao Giống có chiều rộng lá lớn có

năng suất cao (r = 0,7542) hơn là có chiều dài lá lớn Các giống khác nhau có phản

ứng khác nhau với điều kiện ngoại cảnh Trong hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa,

năng suất chè tương quan thuận chặt với lượng mưa hơn là nhiệt độ

Theo Đỗ Ngọc Quỹ- Lê Tất Khương [10] khi nghiên cứu đặc điểm sinh

trưởng của bộ rễ chè các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: Sự sinh trưởng của bộ

rễ và bộ lá chè có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau về mùa đông tháng 11

- tháng 3 khi cành chè ngừng sinh trưởng thì rễ chè bắt đầu phát triển, mùa xuân

tháng 5 khi búp chè sinh trưởng mạnh thì bộ rễ phát triển chậm lại và tiếp tục như

vậy khi bộ rễ phát triển chậm thì bộ lá, búp sinh trưởng nhanh và ngược lại, trong 1

năm cây chè có 4 - 5 đợt sinh trưởng xen kẽ vừa bộ tán lá và bộ rễ

- Nghiên cứu về quy luật sinh trưởng của rễ và thân lá chè, ở ấn Độ, Rahman

F, Dutta A.K [29]; cũng cho kết luận tương tự như vậy

- Nghiên cứu về sự khác nhau của bộ rễ ở các giống chè khác nhau các nhà

khoa học Grudia như Табагари Л.Г [34] đã cho rằng: Các giống khác có bộ rễ sinh

trưởng phát triển khác nhau trong đó các giống chọn lọc thường có bộ rễ sinh

trưởng mạnh hơn bộ rễ của các giống chè địa phương

Khi nghiên về mối quan hệ giữa lá chè, thế lá và bộ rễ và khả năng chống

chịu của các giống chè tác giả Hadfiel.W [25] chỉ ra rằng: Những cây chè giống

Trung Quốc lá nhỏ, có thế lá đứng, với bộ rễ phân bố sâu dưới mặt đất có khả năng

chống hạn tương đối tốt

Tóm lại mỗi giống chè có những đặc điểm phát triển thân cành khác nhau, có

những giống thân bụi, có những giống thân gỗ nhỡ Vì vậy trong sản xuất phải căn

cứ vào đặc điểm phân cành của từng giống mà bố trí mật độ và khoảng cách trồng

Trang 15

thích hợp tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt Căn cứ vào mối tương quan giữa khả năng phân cành với năng suất và chất lượng các giống chè sẽ giúp cho những nhà chọn tạo giống có những nhận xét bước đầu về khả năng cho năng suất của các con lai Với các biện pháp kỹ thuật như đốn hàng năm sẽ làm tăng khả năng phân cành của cây chè và vì thế sẽ thúc đẩy việc tăng năng suất nương chè một cách đáng kể Với những đặc điểm sinh trưởng cành cũng như sinh trưởng của

bộ rễ mà chúng ta quyết định thời kỳ để bón phân có hiệu quả

2.1.3 Mầm chè

Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả.Mầm dinh dưỡng gồm có:

- Mầm đỉnh: Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát triển trên trục chính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và thường có tác dụng ức chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới nó (ưu thế sinh trưởng ngọn)

- Mầm nách: Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở trạng thái nghỉ do sự ức chế của mầm đỉnh Khi hái các búp đỉnh, mầm nách phát triển thành búp mới

- Mầm ngủ: Là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các cành một năm hoặc già hơn Những mầm này kém phân hóa và phát triển hơn hai loại mầm trên Kỹ thuật đốn lửng, đốn đau, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mầm ngủ, tạo nên những cành chè mới, có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh

- Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân chè thường

ở sát cổ rễ Nó chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè được đốn trẻ lại

- Mầm sinh thực: Mầm sinh thực nằm ở nách lá Bình thường mỗi nách lá có hai mầm sinh thực nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh thực nhiều hơn và khi

đó ở nách lá có một chùm hoa Các mầm sinh thực cùng với mầm dinh dưỡng phát sinh trên cùng một trục, mầm dinh dưỡng ở giữa, mầm sinh thực ở hai bên Khi mầm sinh thực phát triển nhiều ở trên cành chè, thì quá trình sinh trưởng của các

Trang 16

mầm dinh dưỡng yếu đi, do sự tiêu hao các chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa và quả

2.1.4 Búp chè

Búp chè (đọt chè) là một đoạn non của cành gồm 1 tôm và 2 đến 3 lá non, là sản phẩm thu hoạch thu hoạch chính của sản xuất chè do vậy đặc điểm của búp chè không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu và chè thành phẩm Người ta chia búp ra làm hai loại: Búp bình thường và búp mù xoè Búp bình thường là búp phát triển có 1, 2 lá non và có 1 lá non chưa mở (gọi là tôm), búp mù xoè là búp chè phát triển không bình thường búp không có tôm (lá non ra đến đâu có xu thế mở ngay) Các giống chè khác nhau sẽ

có kích thước búp, trọng lượng búp và tỷ lệ búp mù xoè và đặc biệt thành phần sinh hoá búp khác nhau do vậy chúng cho năng suất và chất lượng nguyên liệu chè khác nhau

Thời gian sinh trưởng búp chè của các giống có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất chè Những giống có thời gian sinh trưởng dài, tốc độ sinh trưởng búp nhanh thường là những giống có khả năng cho năng suất cao Trong thực tế sản xuất người ta thường chú ý xây dựng bộ giống hợp lý cho vùng sản xuất trong đó có những giống có thời gian sinh trưởng búp dài, có những giống có thời gian sinh trưởng búp ngắn Có những giống có thời gian cho búp sớm, có những giống có thời gian cho búp muộn Có như vậy chúng ta mới có vùng nguyên liệu có thời gian thu

Đợt

sinh

trưởng

Mầm chè

Lá vảy

Cành chè ngừng sinh trưởng

Mầm chè phát động

Giai đoạn

ẩn

Giai đoạn xuất hiện

Thời kỳ hoạt động

Thời kỳ hoạt động tiềm sinh

Trang 17

hoạch và chế biến sản phẩm dài, khắc phục được tính thời vụ của sản xuất chè, khai thác và đáp ứng hết công suất của các nhà máy chế biến

Khi nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng của cây chè tác giả Liên

Xô Khi cây chè có 5 lá thật thì ở nách các lá thứ nhất, thứ hai đã có mầm nách, khi

có lá thứ 6 xuất hiện thì có mầm nách ở lá thứ 3 và khi có 7 lá thì mầm nách thứ 4 xuất hiện… tác giả cũng cho rằng khi mầm chè qua đông 2 lá đầu tiên bao bọc mầm chè là lá vẩy ốc, tiếp đó là lá cá các mầm nách của lá thứ 4 và thứ 5 của đợt sinh trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ 2

Sự sinh trưởng của búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, ở những vùng có mùa đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trưởng vào mùa đông và cây chè sẽ được phục hồi vào thời kỳ có nhiệt độ không khí ấm lên, ngược lại ở những nước nhiệt đới (quần đảo Gjava) Srilanca hay Nam ấn Độ do có điều kiện thời tiết thuận lợi đặc biệt là nhiệt độ nên búp chè sẽ sinh trưởng liên tục, thời vụ thu hoạch búp chè quanh năm vì vậy người ta coi đây là lợi thế của vùng đất này

Mỗi loại cây trồng khi hình thành mầm và để mầm phát triển đòi hỏi phải có tổng nhiệt độ nhất định Tác giả Squi [27] khi nghiên cứu trên cây chè ở Mallawi đã kết luận: Tổng nhiệt độ hữu hiệu cần thiết để cho một mầm chè (0,2cm) sinh trưởng

theo tác giả có đến 2/3 nhiệt độ này là cung cấp cho sinh trưởng búp

Mỗi giai đoạn cây chè sinh trưởng khác nhau vì vậy sự hình thành và phát

triển của búp chè cũng như các lứa búp chè cũng khác nhau nhưng yếu tố nhiệt độ

có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành các lứa chè Nghiên cứu về vấn

đề này tác giả Stephen- Carr [28] cho biết, chu kỳ thay thế búp chè (đợt sinh trưởng) có thể căn cứ vào nhiệt độ không khí tối thiểu và nhiệt độ tối đa để dự đoán một lứa búp mới sinh trưởng, phát triển

Ảnh hưởng của mùa vụ qua yếu tố nhiệt độ không khí với chu kỳ thay thế búp ở các vùng địa lý khác nhau đã chứng minh quan điểm trên Các vùng chè Châu

Trang 18

độ không khí có ý nghĩa từ 18-240c, độ dài chu kỳ hái búp là 42 ngày vào mùa sinh trưởng chính, 70 ngày vào những tháng mùa đông lạnh Trong khi đó ở vùng

Theo tác giả sự khác nhau về mùa vụ dẫn đến sự thay đổi sản lượng trong năm ở các vùng chè

Nghiên cứu số đợt sinh trưởng của các giống chè PH1, 1A, TH3 Trung

Du, TRI777 trong điều kiện có đốn hái và trong điều kiện tự nhiên tác giả Lê Tất Khương [4], Cho thấy: Tuỳ điều kiện tự nhiên giữa các giống ít có sự sai khác

về số đợt sinh trưởng, số đợt sinh trưởng tự nhiên của các giống biến động từ 3,4

- 3,6 đợt/năm Tuy nhiên, trong điều kiện có đốn, có hái giữa các giống có sự sai khác đáng kể về số đợt sinh trưởng giữa các giống chè, biến động từ 5,5 - 6,2 đợt/năm

Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các giống chè nhập nội trồng tại Thái Nguyên tác giả Lê tất Khương [5] cho biết: Trong điều kiện không đốn hái có

7 giống có số đợt sinh trưởng cao hơn đối chứng từ 0,1- 0,4 đợt (cao nhất là giống PT95- 4,2 đợt), 2 giống có số đợt sinh trưởng thấp hơn đối chứng (giống chè Trung du), thấp nhất là giống Hoa Nhật Kim: 3,6 đợt

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm không khí với sinh trưởng búp chè tác giả Hadfiel [25] cho biết; độ ẩm không khí có liên quan mật thiết với sinh trưởng của búp chè Nếu độ ẩm không khí thấp trong thời gian dài, hàm lượng nước trong búp chè giảm, búp chè mọc chậm Khi nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí thấp, cường độ sinh trưởng búp và quang hợp giảm, cây chè sẽ bị thiếu nước và lúc

đó cây chè có xu hướng sinh trưởng chậm lại

Nghiên cứu về vấn đề này tác giả Carr- Stephen [24] nhận xét hầu hết các vùng chè có lượng mưa trung bình 150 mm/tháng sẽ cho sản phẩm liên tục Tổng lượng mưa cả năm là 1800 mm cây chè sẽ sinh trưởng phát triển tốt, nếu lượng mưa trong năm dưới 1500 mm mà không tưới nước cây chè sẽ phát triển kém, năng suất thấp

Trang 19

Nghiên cứu về sinh trưởng búp chè trong điều kiện không đốn và có đốn tác giả Djemukhate [2] chỉ ra rằng: Trong điều kiện để giống hay không đốn các mầm chè được phân hoá trong vụ thu, vụ đông và hình thành búp trong vụ xuân ở những nương chè có đốn thì sự phân hoá mầm chè chủ yếu diễn ra trong vụ xuân Như vậy ở nương chè có đốn và hái búp thường xuyên thì sinh trưởng búp chè bắt đầu muộn hơn một số ngày so với nương chè để giống hay không đốn

Khi nghiên cứu mật độ búp/tán của một số giống chè trồng tại Thái Nguyên tác giả Lê Tất Khương (1997) [4] cũng cho rằng, các giống chè khác nhau có mật

độ búp trên tán khác nhau và những giống có mật độ búp cao thường là những giống có khả năng cho năng suất cao

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng búp chè với sản lượng chè

lượng búp trên cây và trọng lượng búp quyết định, trong đó số lượng búp/cây có tương quan chặt hơn đối với sản lượng, đây là yếu tố rất nhạy cảm có thể thay đổi theo những điều kiện canh tác và các biện pháp kỹ thuật áp dụng Còn trọng lượng búp có tương quan thuận không chặt với sản lượng, đây là yếu tố ổn định và nó do đặc điểm của giống quyết định, vì thế số búp/ cây có ý nghĩa rất lớn đối với sản lượng của cây chè

Khi định hướng cho quá trình chọn giống chè theo hướng năng suất cao các tác giả cho rằng: Đặc điểm của những cây chè có sản lượng cao ít nhất phải có mật độ búp cao (số lượng búp nhiều) và kích thước lá lớn Vì vậy trong công tác chọn tạo giống để tạo ra được những giống chè có năng suất cao, chúng ta phải hướng tới chọn những chè có mật độ búp lớn Trong sản xuất vấn đề đặt ra là bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo điều kiện cho cây chè có mật độ búp lớn (số búp trên cây nhiều) có như vậy mới có nương chè năng suất cao

Khi nghiên cứu tương quan giữa số búp/tán và năng suất búp của nương chè tác giả đưa ra kết luận : Tương quan giữa số lượng búp và năng suất chè là tương

Trang 20

Khi nghiên cứu về mối tương quan giữa năng suất chè với một số chỉ tiêu sinh học Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bình [2] đã kết luận: Năng suất của các giống chè tương quan thuận chặt với số lượng búp (r = 0,8901) và hệ số diện tích lá (r = 0,7128), tương quan thuận nhưng không chặt với khối lượng búp (r =0,1022) và diện tích lá (r = 0,1009)

Khi theo dõi một số giống chè nhập nội trồng tại Phú Hộ Phú Thọ Hoàng Quang Tuấn [21] đã kết luận: Nhìn chung các giống chè trong thí nghiệm đều sinh trưởng mạnh từ giữa tháng 3 hàng năm Trong đó giống Long Vân 2000 là giống sinh trưởng nhanh và cũng là giống sớm kết thúc đợt sinh trưởng Tuy nhiên với giống chè này nhanh có hiện tượng mù xoè do vậy cần có kế hoạch thu hái sớm để tránh ảnh hưởng đến năng xuất và phẩm cấp Giống Keo Am Tích là giống sinh trưởng chậm nhất thời gian từ khi bật búp đến khi đạt tiêu chuẩn hái khoảng 58 ngày Theo dõi tổng số búp/cây tác giả kết luận: trong số các giống chè thí nghiệm, giống có số búp trên cây cao nhất là giống Long Vân 2000 với 32,26 búp/cây và thấp nhất ở giống Thiết bảo Trà 23,93 búp/cây

Tóm lại búp chè là sản phẩm thu hoạch chính của cây chè, sự sinh trưởng búp ở các giống chè rất khác nhau Trong các giống chè có những giống trong năm búp sinh trưởng sớm, có những giống búp sinh trưởng muộn vì vậy trong sản xuất

để có thể có búp thu hoạch đều trong năm nên bố trí một cơ cấu giống hợp lý bao gồm có cả những giống cho búp sớm, cả những giống cho búp muộn để có thể có sản phẩm chè thu hoạch suốt trong năm Mật độ búp và trọng lượng búp là những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng búp chè Trọng lượng búp chè chủ yếu do đặc điểm của giống quyết định vì vậy trong việc xác định cơ cấu giống cho vung sản xuất nên chọn và bố trí những giống chè có trọng lượng búp chè lớn để có được những nương chè năng suất cao Số lượng búp trên cây (mật độ búp) là yếu tố quan trọng nhất vì vậy vấn đề đặt ra trong sản xuất phải áp dụng những biện pháp

kỹ thuật để tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, có diện tích tán lớn, cây chè phải ra nhiều búp Với các biện pháp đốn hàng năm luôn làm cho tán chè

Trang 21

tăng nhanh kết hợp với biện pháp hái đúng kỹ thuật thúc đẩy cho cây chè ra nhiều búp, làm tiền đề cho việc tạo ra nương chè có năng suất cao

2.1.5 Lá chè

Lá chè cũng như lá các loại cây trồng khác là cơ quan quang hợp để tổng hợp các chất dinh dưỡng từ khí trời và làm nhiệm vụ hô hấp duy trì sự sống của cây Với cây chè lá còn có ý nghĩa hơn vì ngoài chức năng trên nó là sản phẩm thu hoạch Mỗi giống chè có những đặc điểm hình thái lá như kích thước lá, mầu sắc, hình dạng khác nhau Đặc điểm của lá chè có liên quan trực tiếp tới khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và chất lượng nguyên liệu chè

chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như: màu sắc, kích thước lá, cấu tạo giải phẫu lá

Sau khi nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc lá với chất lượng chè tác giả kết luận: Dạng lá chè có màu vàng là đặc trưng và tương quan có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá, nó phân biệt với lá có mầu sắc khác ở chỗ có sự khác nhau của hàm lượng Chlorophyll, Tanin và một số chỉ tiêu khác Dạng lá có mầu cà phê sáng đặc trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý Từ những kết quả nghiên cứu trên đã làm cơ sở định hướng cho các nhà chọn tạo giống chè có thể đi theo các hướng khác nhau để tạo ra những giống chè cho sản phẩm phù hợp với thị trường Và nhờ những định hướng đó có thể rút ngắn được thời gian chọn tạo giống theo những mục tiêu định trước

Viện sĩ Бахтадзе К.Е [30] khi nghiên cứu kích thước lá chè đã đi đến kết luận: Kích thước lá chè biến động theo giống chè và tuổi của cây chè, trong đó những giống chè ấn Độ thường có kích thước lá lớn nhất và kích thước lá của những chè Nhật Bản thường nhỏ nhất

Nghiên cứu về quan hệ giữa lá chè với năng suất chất lượng chè Бaркадзе

, lá chè màu vàng

là đặc trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá búp chè

Trang 22

Khi nghiên cứu quan hệ giữa màu sắc lá và chất lượng chè Werkhoven.J [23] cho rằng: Nguyên liệu chè của những giống có lá màu vàng, có lông, cho sản phẩm chè chất lượng cao hơn nguyên liệu của những giống có lá màu xanh thẫm, không

có lông Như vậy mầu sắc lá chè cũng là một chỉ tiêu hình thái có vai trò trong việc đánh giá phân loại giống và chất lượng các giống chè

Nghiên cứu quan hệ giữa lá chè trưởng thành và lá thứ 3 của búp chè tôm

ba lá tác giả Бахтадзе К.Е [29] cho rằng: Lá thứ 3 của búp 1 tôm 3 lá thường có diện tích bằng 40% lá trưởng thành

Nghiên cứu của Hadfiel.W [25] về chỉ số diện tích lá của các giống chè và

đã rút ra kết luân: Chỉ số diện tích lá của những giống chè có thế lá bình thường là 3-4 và của những giống chè có thế lá đứng là 5-7 Giống chè Trung Quốc chỉ số diện tích lá cao hơn có khả năng trồng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy

đủ và cho năng suất cao hơn kiểu giống Assam

Nguyễn Đình Nghĩa [11] khi theo dõi về mầu sắc lá của các giống chè đã rút

ra kết luận: Những cây chè có sản lượng cao thường là những cây, lá xanh đậm, bóng nhoáng, dầy Những giống chè có tỷ lệ chiều dài lá/chiều rộng lá (d/r) bằng 2,2 sẽ có sản lượng cao hơn những cây có tỷ lệ này nhỏ hơn 2,2 Sản lượng búp mù xoà (không có tôm) và tỷ lệ búp có tôm giảm nhanh ở những giống có tỷ lệ d/r lá lớn hơn 2,2 Giống có dạng lá bầu dục (tỷ lệ d/r lá nhỏ hơn 2,2) sản lượng cao hơn giống có dạng lá hình mũi mác giống chè Trung du có diện tích lá nhỏ thường cho năng suất thấp, búp nhanh mù xoè

Nghiên cứu cấu trúc lá chè các tác giả Nguyễn Văn Toàn - Trịnh Văn Loan, (1994) [17], cho rằng các giống chè có sản lượng búp cao thường có góc lá từ 40 -

của các giống chè với sản lượng búp chè các tác giả cũng cho rằng: Khoảng cách

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa diện tích lá với sản lượng búp chè

Trang 23

tích lá tăng thì sản lượng búp chè cũng tăng Tuy nhiên những giống có diện tích

lá quá lớn thì không tuân theo quy luật này

Nghiên cứu kích thước lá chè của các giống chè khác nhau các tác giả Nguyễn Văn Toàn - Trịnh Văn Loan [17] Lê Tất Khương (1997) [4] đều cho rằng, các giống chè khác nhau có kích thước lá chè khác nhau, do vậy các giống khác nhau cũng có khả năng cho năng suất khác nhau Nghiên cứu quan hệ giữa hệ số diện tích lá với khả năng cho năng suất của các giống chè các tác giả Đỗ Văn Ngọc [9] cho rằng: Hệ số diện tích lá có tương quan thuận với tổng số búp chè (R = 0,69)

và có tương quan thuận với năng suất búp chè

Theo Nguyễn Văn Toàn [16], đặc điểm giống chè có năng suất cao ít nhất phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều) và kích thước lá lớn (có khối lượng búp lớn)

Theo Vũ Văn Vụ - Trần Văn Lài [22] cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá Đặc điểm hình thái cũng như cấu tạo giải phẫu của lá ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp Đối với cây chè vấn đề tăng hiệu suất quang hợp cho cây thông qua chọn tạo giống có vai trò quan trọng và đặc biệt vì lá chè vừa là sản phẩm thu hoạch, vừa là bộ máy quang hợp Để khai thác hết tiềm năng sinh vật học vốn có của bộ lá chè, cho đến nay ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá nhằm góp phần tạo cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng những giống chè chọn lọc

Nghiên cứu hệ số diện tích lá và quan hệ giữa hệ số diện tích lá với năng suất

và các yếu tố cấu thành năng suất, tác giả Đỗ Văn Ngọc [8] cho biết: Hệ số diện tích

lá có tương quan thuận với tổng số búp/ tán chè (r =0,69- 0,57) Khi nghiên cứu hệ

số diện tích lá của các giống chè các tác giả chỉ rõ những giống chè có năng suất cao thường có hệ số diện tích lá từ 4-6

Tóm lại đối với cây chè lá có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những là cơ quan quang hợp và cũng là một phần của sản phẩm thu hoạch Hơn thế nữa, lá chè còn có liên quan với năng suất và chất lượng Căn cứ vào mầu sắc lá chúng ta có thể phần nào nhận xét được chất lượng của giống chè đó Diện tích lá và thế lá cũng

Trang 24

biểu hiện khả năng sinh trưởng phát triển của giống chè Chính vì vậy sẽ giúp cho các nhà chọn giống có những định hướng chọn giống nhất định theo hướng đầu ra của sản phẩm, và vì thế có thể rút ngắn được thời gian chọn tạo và khảo nghiệm các giống chè

2.1.6 Hoa, quả và hạt chè

Cây chè sau trồng tuỳ điều kiện sinh trưởng mà có khả năng ra hoa đậu quả khác nhau Nếu cây trồng bằng hạt thường sau 2 năm sẽ có hoa và quả lần thứ nhất, cây trồng bằng cành giâm sẽ cho quả sớm hơn

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính [6] hoa chè là loại hoa lưỡng tính, đài hoa

có 5-7 cánh Trong một hoa có rất nhiều nhuỵ đực từ 200-400, noãn sào thượng có 3-4 ô Phương thức thụ phấn của cây chè chủ yếu là thụ phấn khác hoa, tự thụ phấn chỉ đạt 2-3% Khả năng ra nụ, ra hoa của cây chè thường rất lớn nhưng tỷ lệ đậu quả lại rất thấp khoảng 12%

Khi nghiên cứu số lượng nụ, hoa và khả năng đậu quả của các giống chè trong điều kiện Thái Nguyên tác giả Lê Tất Khương [4], cho rằng: Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên cây chè ra nhiều nụ hoa hơn so với trong điều kiện có đốn, hái Các giống chè thuộc biến chủng Assan, Shan có số nụ hoa ít hơn so với các giống thuộc biến chủng Trung Quốc lá to Theo tác giả Các giống chọn lọc có nguồn gốc thuộc biến chủng Shan, Assam có thời gian nở hoa chậm hơn giống Trung du (thuộc biến chủng Trung Quốc lá to) từ 10 - 25 ngày và có quả chè chín muộn hơn giống Trung du từ 5 đến 10 ngày

Theo tác giả Nguyễn Văn Niệm – Trần Thị Lư và Nguyễn Thị Minh Phương [12] Khi nghiên cứu về khả năng đậu quả của giống chè 1A đã kết luận: Đặc điểm cây chè là cây giao phấn, ở giống chè 1A các bộ phận của hoa đều lớn và phát triển,

đầu nhuỵ chỉ có 2 nhánh vì vậy hạt phấn của các cây khác không vào được hoa của 1A , kể cả đem hạt phấn thụ lên nó cũng không đậu quả Trong khi đó hoa của

có hoa phân 4 nên khả năng sinh sản hữu tính rất mạnh, tỷ lệ đậu quả cao Kết quả

Trang 25

của tác giả Lê Tất Khương [4] khi nghiên cứu khả năng ra hoa và đậu quả của một

số giống chè tại Thái Nguyên cũng có kết luận tương tự về khả năng đậu quả của giống chè 1A

Như vậy mỗi giống chè có khả năng ra hoa và đậu quả khác nhau, thời gian

ra hoa và đậu quả cũng khác nhau Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ nhân giống vô tính đối với cây chè đã đạt được những kết quả nhất định, do vậy việc trồng chè bằng hạt ít được áp dụng do những nhược điểm của nó Tuy nhiên nghiên cứu về khả năng ra hoa và đậu quả, đặc biệt là thời gian nở hoa của các giống chè có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề lai tạo, bố trí các cặp bố

mẹ để lai tạo cho hợp lý và có hiệu quả

2.2 Tình hình nghiên cứu chọn giống chè trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình nghiên cứu chọn giống chè trên thế giới

Trên thế giới hiện nay thì việc tuyển chọn giống và nhập nội giống là hai hướng chủ yếu trong nghiên cứu, chọn tạo giống chè mới Từ những giống chè mới chọn lọc được trong nước và các giống tốt nhập nội các nhà khoa học đã tiến hành khảo nghiệm, so sánh, khu vực hóa, mở rộng trong sản xuất là hướng đi của nhiều nước trên thế giới nhằm xác định giống tốt cho từng vùng, từng khu vực, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu

Trung Quốc là nước có lịch sử trồng chè, chế biến và tiêu thụ chè lâu nhất

thế giới Ngay từ thời nhà Minh đã có những loại chè thương phẩm nổi tiếng vè chất lượng như Bạch Kê Quan, Đại Hồng Bào, Ngự Trà, Thiết Quan Âm, Long Tỉnh Hiện nay giống chè của Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, có nhiều giống nổi tiếng như: Chính Hòa, Đại Bạch Trà, Thiết Bảo Trà, Hoa Nhật Kim, Hùng Đỉnh Bạch Năm 1989 Trung Quốc đã đăng ký 52 giống nhà nước Hiện nay, Trung Quốc

có 17 cơ quan nghiên cứu về chè, đã có 90 giống chè được công nhận là giống quốc gia

Ấn Độ, bằng phương pháp chọn giống đã chọn ra những giống chè có năng

suất cao chất lượng tốt Bộ giống chè của Ấn Độ chủ yếu làm nguyên liệu chế biến

Trang 26

chè đen, là một trong những nước tiên phong sản xuất chè hữu cơ Năm 1990 Ấn

Độ có110 giống chè chọn lọc được đua vào sản xuất

Srilanka Viện nghiên cứu chè Srilanka đã tạo ra các giống TRI 2023, TRI

2024, TRI 2025, TRI 777 Hướng nghiên cứu chủ yếu là chọn tạo và phổ biến giống chè đen, bên cạnh đó vẫn có những giống chè đặc biệt nổi tiếng được thế giới chấp nhận để sản suất chè đen theo công nghệ CTC

Indonexia bắt đầu thành công trong sản xuất chè năm 1872 trên giống

Assam nhập từ Srilanka Đến nay Indonexia là một trong 5 nước có diện tích chè lớn nhất thế giới, 20 năm gàn đây họ đã tích cực chọn tạo giống mới cao sản và năm

1988 đã có các dòng chè vô tính GMB-1, GMB-3, GMB-4, GMB-5 có sản lượng cao

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, cả nước có 44 tỉnh, huyện trồng chè, tập

trung ở 14 tỉnh Từ năm 1990 năng suất chè bình quân của cả nước là 1725kg chè khô/ha Năng suất chè cao là do nhà nước coi trọng đầu tư vào công nghiệp ở khâu giống tốt và các biện pháp chăm sóc quản lý vườn cây Năm 1953 nhà nước ban hành chế độ khen thưởng và đăng ký giống chè , nên đã thông qua 51 giống chè mới Năm 1968, giống mới chiếm 22,4% và ngày nay là 65,2% diện tích chè

2.2.2 Tình hình nghiên cứu chọn giống chè ở Việt Nam

- Trước năn 1970: người Pháp tiến hành thu thập các giống chè về trồng nghiên cứu ở Phú Hộ Ở giai đoạn này công tác chọn giống chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu sử dụng các giống Trung Du, và giống Shan trồng hạt Để giống chè bằng cách : Chọn các nương chè tốt để giống, chọn những quả hạt tốt mang trồng

- Sau năm 1970: Công tác nghiên cứu và chọn tạo giống chè mới được khởi động và đã đạt được những thành tựu đáng kể Trong những năm gần đây công cuộc đổi mới giống chè được chú trọng nhằm không ngừng đổi mới giống, nhiều giống chè mới ưu thế thay thế dần những giống chè cũ năng suất thấp

Trang 27

Các phương pháp chọn tạo giống:

+ Chọn lọc cá thể: Năm 1972 Viện nghiên cứu chè đã chọn được giống PH1

có năng suất cao đưa ra sản xuất Đến năm 1986 giống PH1 được công nhận là giống quốc gia

Giống chè 1A: được chọn lọc cá thể từ vườn Manipur lá đậm từ năm 1969 Năm 1985 thông qua Hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và được phép trồng thử nghiệm ở diện tích sản xuất

Năm 1993 – 1997: Trung tâm nghiên cứu chè thực nghiệm chè Lâm Đồng

đã chọn và đưa ra sản xuất giống chè LD97 có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ít kén đất và chịu thâm canh, thích hợp cho các tỉnh phía Nam

+ Lai hữu tính: Từ năm 1980 Viện nghiên cứu chè tiến hành 7 tổ hợp lai, tuyển chọn được 35 cá thể triển vọng Qua quá trình chọn lọc và bình tuyển đã chọn được 2 giống LDP1 và LDP2 Hai giống này được chọn bằng phương pháp lai hữu tính giưa cây mẹ là Đại Bạch Trà và cây bố là PH1 Năm 2003 giống LDP1 được công nhận là giống quốc gia và giống LDP2 được công nhận năm 2007

Hai năm 2001 và 2002 Viện nghiên cứu chè đã lai 22 tổ hợp với 20 giống dùng làm bố mẹ, bước đầu tuyển chọn được 6 cá thể lai có triển vọng, tiếp tục đánh giá năm 2003 cho thấy 2 cá thể số 32 và số 26 cho sản lượng cao nhất Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng bước đầu cho thấy 3 cá thể số 32, 36 và số 8 triển vọng cho chất lượng tốt

Năm 2010 các giống PH8, PH9, PH10 thông qua Hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận tạm thời và cho sản xuất thử

+ Nhập nội giống: Giống chè TRI777 có nguồn gốc Mộc Châu – Sơn La được đưa sang Srilanka và được công nhận giống chè quốc gia của Srilanka Giống này được trở lại Việt Nam năm 1977 Sau 10 năm giám định so sánh tại Phú Hộ giống TRI777 tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn trong 5 giống chè nhập nội ở Srilanka Năm 1997 giống TRI777 được công nhận là giống quốc gia

Từ năm 1994 – 2000: nhập nội các giống chè chất lượng cao có nguồn gốc

từ Đài Loan và Trung Quốc kết quả: thông qua 3 giống là giống quốc gia: Kim

Trang 28

Tuyên và Thuý Ngọc năm 2008, Phúc Vân Tiên năm 2009 Thông qua 4 giống tạm thời và cho sản xuất thử: Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, PT95 và Bát Tiên năm

2003

Chè là cây trồng lâu năm có chu kỳ kinh tế dài, trồng một lần có thể cho thu hoạch 30 – 40 năm hoặc lâu hơn nữa Do vậy chọn được một giống chè tốt có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng suất chất lượng chè, kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác chọn tạo giống nhằm tạo ra những giống tốt phục vụ sản xuất mà trong đó nhập nội giống mới từ nước ngoài là biện pháp nhanh chóng để có được giống tốt

2.3 Phương pháp đột biến và các khái niệm

2.3.1 Một số khái niệm

truyền cúa sinh vật Gen có tính ổn đinh, liên tuc tự tái sinh Tuy nhiên,khi bị các tác nhân cực mạnh như tia phóng xạ, các chất hóa học có tác động thì cấu trúc của gen có thế bị thay đổi

Đột biến (Mutation) là tiến trình trình mà trong đó chuỗi trình tự của nhưng

cặp bazơ của phân tử ADN bị thay đổi

Đột biến ở mưc độ nhiễm sắc thể là biến di từ những điều kiện bình thường

làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể, hoặc cấu trúc của nhiễm sắc thể, nhưng thay đỏi như vậy ảnh hưởng tới giới tính, hoặc nhiều tính trạng khác

Đột biến ở mức độ phân tử là đột biến trong chuỗi trình tự của gen ở mức

độ từng căp base Do đó, nó còn được gọi là đột biến gen (gene mutation) hay đột biến điểm (point mutation) vì nó chỉ thay đổi ở một hoặc vài cặp bazơ

Đa phôi là loại hình đột biến làm tăng số lượng phôi sau khi tạo thành hợp

tử

Thể khảm là thể có sự biểu hiện đột biến soma chỉ ở một phần cơ thể, xảy ra

tại một tế bào đơn độc trong giai đoạn tiền phôi

Trang 29

Mức độ đột biến (mutation rate) là xác suất của một loại hình đột biến đặc

biệt nào đó đóng vai trò như một chức năng về thời gian Ví dụ như thời gian/cặp Nucleotit/thế hệ hoặc thời gian /gen/thế hệ

Tần suất đột biến (mutation frequency) là tần số xuất hiện của một loaị hinh

hình đột biến nào đó, thể hiện theo một tỉ lệ của tế bào hoặc cá thể trong quần thể sinh vật, thí dụ như số lần xuất hiện trên 10.000 sinh vật Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong chọn tạo giống

2.3.2 Nghiên cứu sử dụng phương pháp đột biến trong chọn tạo giống cây trồng

2.3.2.1 Nghiên cứu ở ngoài nước

* Trên cây trồng nói chung

Trong công tác chon tạo giống cây trồng nói chung và cây chè nói riêng, người ta sử dụng nhiều phương pháp chọn tạo khác nhau, như chọn tạo cá thể trực tiếp trên nguồn vật liệu có săn trong tự nhiên, chọn giông bằng phương pháp lai hữu tính và phương pháp đột biến thực nghiệm Trong đó phương pháp đột biến thực nghiệm có thể cho phép thay đổi 1 hay nhiều tính trạng của cây mà đôi khi bằng con đường tạo giống khác có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống cân bằng di truyền vốn có của

nó, bởi vây phương pháp gây đột biến thực nghiệm tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống cây trồng đã và đang được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp

Theo cơ sở dữ liệu của FAO/IAEA (Tổ chức lương thực và nông nghiệp/Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế) năm 1960 mới chỉ có 7 giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp đột biến thực nghiệm, đến năm 1965 là 30 giống; năm

1969 là 77 giống Đến tháng 12/1997 theo thống kê của Maluszinki và các tác giả công bố có 1790 giống

* Trên cây chè

Trên đối tượng Cây Chè (Camellia Sinensis L.): Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm viện nghiên cứu chè và cây trồng Á nhiệt đới Anaceuli (Liên Xô cũ) đã tạo được tập đoàn đột biến cảm ứng phong phú với 562 dòng chè

Trang 30

Tổng hợp các tài liệu của nhiều nước chứng minh ứng dụng của phương pháp gây đột biến đã thu được nhiều dòng đột biến có giá trị cao như làm tăng hàm lượng chát hòa tan, Polyphenol cao, nhiều dòng cho chất lượng chè thành phẩm tốt

2.3.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

*Trên cây trồng nói chung

Đến những năm 1980, việc nghiên cứu giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm mới phát triển đồng bộ và có hệ thống, một trong những người có công lao nghiên cứu trong thời gian này là TS Phan Khải Các kết quả ngiên cứu của: Trịnh Bá Hữu, Trần Minh Nam, Lê Duy Thành, Nguyễn Minh Công, Nguyễn Hữu Đống, Trần Đình Long, Trần Duy Quý, Mai Quang Vinh, Trần

Tú Ngà, Nguyễn Hữu Nghĩa vv Trên nhiều đối tượng khác nhau như lúa, ngô lạc dâu tằm, táo, cà chua, dưa hấu vv Các tác giả đã chọn tạo ra hàng loạt các giống mới được công nhận là giống quốc gia như DT10, DT11, DT33, A20 ở lúa, DT6, DT8 ở ngô DDT84, V79 ở đậu tương Các giống cây trồng này có nhiều đặc tính tốt như: chống sâu bệnh, lốp đổ, thời gian sinh trưởng ngắn và đang phát huy hiệu quả góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay

* Trên cây chè

Theo Nguyễn Văn Toàn, bằng phương pháp gây đột biến có thể làm thay đổi được một hay nhiều tính trạng của cây chè mà đôi khi những tính trạng đó không thể đạt được bằng con đường lai tạo [18] tại viện nghiên cứu Chè (nay là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền níu phía bắc) đã sử dụng tác nhân hóa học bằng colchicine xử lý trên mầm cây chè 2 tuổi với nồng độ từ 0,1 đến 0,8%, thời gian xử lý từ 24 đến 72 giờ và đã thu được một số biến dị [18]

Tác giả Lê Mệnh (1999) đã công bố công trình nghiên cứu ảnh hưởng của

) lên hạt chè chưa nảy mầm trên hai giống PH1 và TRI777 (mỗi mẫu

xử lý gồm 300 hạt) và đã đưa ra kết luận: xử lý hạt giống chè PH1 và TRI777 bằng

Trang 31

chè PH1 là lớn hơn 4,5 Kr và nhỏ hơn 5,0 Kr; ở hạt chè giống TRI777 LD50 là trên 5,0 Kr

) trên hom hai giống chè PH1 và TRI777 (mỗi mẫu xử lý gồm 300 hom) và sau đó phân lập được 15 cá thể đột biến Hiện nay các cá thể này được lưu giữ tại vườn tập đoàn công tác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè – Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Năm 2005, Lê Mệnh và cộng sự đã phân tích mức độ thay đổi phân tử của một số dòng chè đột biến, kết quả cho thấy hệ số tương đồng di truyền giữa các giống, dòng chè đột biến có sự gần nhau, khác xa nhau hay có sự tương đồng giữa một số dòng với nhau và hoàn toàn tuân theo thuyết tương đồng di truyền của Vavilov, các tác giả đã nhận định các đột biến nếu đã phát sinh ở giống này thì cũng

sẽ phát sinh ở giống khác và có thể là cơ sở để chúng ta tìm kiếm những biến dị cảm ứng làm vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác chọn tạo giống chè mới

Đến năm 2006, Lê Mệnh và cộng sự đã tuyển chọn ở các thế hệ nhân giống

) trên giống TRI777 và PH1 và đã xác định được 12 dòng có triển vọng về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và chịu hạn Trong đó có 5 dòng nổi trội nhất

) trên hom chè, đó là: dòng P20 (xử lý trên hạt giống PH1) có khả năng chống chịu tốt với rầy xanh và

bọ xít muỗi hơn hẳn đối chứng; dòng 351 (xử lý trên hạt giống TRI777) có hương thơm đặc trưng hơn hẳn dòng TRI777; dòng 4.0 (xử lý trên hạt giống TRI777) có vị đậm dịu, đặc biệt là hương thơm hơn hẳn giống TRI777, dòng P52 (xử lý trên hạt giống PH1) nhiễm nhẹ đối với rầy xanh hơn đối chứng [14]; dòng 5.0 (xử lý trên hạt giống TRI777) các kết quả phân tích năm 2006, 2007 so với giống TRI777 cho thấy dòng chè này có hàm lượng tanin thấp hơn 9%, hợp chất thơm cao hơn 2,7% (có lợi cho chế biến chè xanh) và năng suất cao hơn 80%

Từ năm 2009 – 2010, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Minh Phương đã tập

Trang 32

EMS (Ethyl Methane Sulfonate) đã tạo ra hàng loạt các cá thể có những đặc tính qu‎ý như: hàm lượng axít amin cao, hàm lượng tanin thấp cho chế biến chè xanh, hàm lượng chất thơm cao, tăng khả năng chông chịu sâu bệnh [19]

Dưới tác dụng của bức xạ gamma nhiều dạng đột biến đã xảy ra như: Đột biến gen, đột biến cấu trúc, đột biến nhiễm sắc thể, cả đột biến sắc tố và đa phôi Bằng phương pháp này, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã chọn ra được một số cá thể có biểu hiện tốt về sinh trưởng và sản lượng ở

dạng lá ghồ ghề Đó là cây chọn lọc từ công thức chiếu xạ trên 5 hạt chè giống PH1 Hiện nay các cá thể này đã được nhân giống vô tính thành từng dòng để tiến hành thí nghiệm so sánh [18]

Trang 33

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Nội dung 1

- Giống Kim Tuyên: là giống chè nhập nội từ Đài Loan, được chọn tạo từ cặp lai mẹ là Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ năm

1975, được công nhận giống mới vào năm 2007

- Giống Phúc Vân Tiên: là giống chè nhập nội từ Trung Quốc, được chọn lọc

từ tổ hợp lai giữa Vân Nam lá to và Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà (Phúc Vân 6) từ

1957-1971 Nhập vào Việt Nam năm 2000, năm 2003 được công nhận giống sản xuất thử, năm 2008 công nhận giống mới

- Giống Shan Chất Tiền: là giống chọn lọc từ tập đoàn giống chè Shan Hà Giang thu thập năm 1918 tại Phú Hộ Khảo nghiệm so sánh từ năm 1999, năm 2006 công nhận giống sản xuất thử

- Giống Trung Du: là giống chè địa phương của Việt Nam

3.1.2 Nội dung 2

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 5 dòng chè chọn lọc từ quần thể

chè này do Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc chọn từ năm 2006:

+ Dòng 2.0 (Chiếu xạ với liều lượng 2,0 Kr trên hạt giống TRI 777)

+ Dòng 2.5 (Chiếu xạ với liều lượng 2,5 Kr trên hạt giống TRI 777)

+ Dòng 3.51 (Chiếu xạ với liều lượng 3,51 Kr trên hạt giống TRI 777)

+ Dòng 4.0 (Chiếu xạ với liều lượng 4,0 Kr trên hạt giống TRI 777)

+ Dòng 5.0 (Chiếu xạ với liều lượng 5,0 Kr trên hạt giống TRI 777)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 10/2010 đến tháng 8/2011

- Địa điểm: Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Trang 34

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 (Nội dung 1) Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ γ (Co 60 ) trên chè

) đến quá trình mọc của chè

) đến sự biến dị một

số đặc trưng hình thái của chè

3.3.2 (Nội dung 2) Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn

+ Đánh giá các đặc điểm sinh trưởng của của búp

+ Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè đột

biến mới được tuyển chọn

+ Đánh giá chất lượng của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn + Đánh giá tính đa hình di truyền của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

* Nội dung 1:

) trong buồng chiếu xạ với các liều lượng chiếu xạ khác nhau (xử l‎ý tại Viện Di truyền

(Mega electron Von) Điều chỉnh khoảng cách mẫu hạt đến tâm bản nguồn và thời

CT1: 1,0 Kr CT2: 2,0 Kr CT3: 3,0 Kr CT4: 4,0 Kr CT5: 5,0 Kr CT6: Đ/c (Không xử l‎í)

Trang 35

- Địa điểm: Thí nghiệm bố trí tại khu vườn ươm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ Ngày gieo hạt là 20/12/2010

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, với 4 giống chè Mỗi giống gồm 06 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 150 hạt

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Công

thức Trung Du

Shan Chất Tiền

Trang 36

* Nội dung 2:

- Địa điểm: Thí nghiệm bố trí tại khu thí nghiệm giống chè mới của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 6 công thức (mỗi giống là một công thức), 3 lần nhắc lại Mỗi lần nhắc gồm 3 hàng, mỗi hàng gồm 10 cây Hàng cách hàng 1,5m; cây cách cây 0,5m; diện tích mỗi ô (lần nhắc lại

Năm 2005, Tiến hành phân tích mức độ thay đổi phân tử của các dòng chè đột biến này

thể biến dị cảm ứng này và đã xác định được các dòng có triển vọng về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và chịu hạn

Cho đến nay vẫn tiếp tục được theo dõi để tiếp tục chọn lọc và đánh giá

Trang 37

3.4.2 Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

* Nội dung 1:

+ Quá trình mọc

Thời điểm lấy mẫu: 30 ngày sau khi gieo, 30 ngày theo dõi một lần

Cách lấy mẫu: Đếm số hạt bật mầm trên toàn ô

+ Hình thái cây con:

Quan sát cây con có ở dạng hình thể lùn hoặc thể cao hay không

Quan sát cây con có xuất hiện hiện tượng đa phôi hay không, trên lá và thân

+ Tần số xuất hiện các biến dị hình thái

Tại mỗi công thức thí nghiệm xác định số cây biến dị hình thái ở mỗi loại biến dị: Thể lùn, thể cao, đa phôi, thể khảm, hình dạng lá, màu sắc lá,

+ Chiều cao cây:

Thời điểm lấy mẫu: Kể từ tháng thứ nhất trở đi ta tiến hành đo chiều cao cây Sau đó cách 15 ngày đo một lần cho đến khi xuất vườn

Cách lấy mẫu: Tại mỗi ô lấy 5 điểm ngẫu nhiên theo phương đường chéo Tại mỗi điểm lấy 4 cây để quan sát

Cách đo đếm: Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng bằng thước chia đến milimet

Trang 38

* Nội dung 2:

+ Theo dõi hình dạng lá:

+ Chiều dài lá (cm) : Đo từ đầu lá đến cuống lá

+ Chiều rộng lá (cm) : Đo tại vị trí to nhất của lá

): DT = Dài lá x rộng lá x 0,7

+ Màu sắc lá : phân ra dạng xanh, xanh đậm, xanh vàng, tím

+ Theo dõi mật độ búp

+ Khối lượng búp 1 tôm 3 lá (g)

- Dùng cân kỹ thuật cân 100g búp 1 tôm 3 lá, đếm số búp/100g (A)

- KL1búp = 100/A (g)

+ Sản lượng búp (kg/ô), quy ra tấn/ha

Dùng cân có độ chính xác đến mg, cân từng lứa hái sau đó qui ra tấn/ha

+ Chất lượng chè

- Phân tích hàm lượng tannin theo phương pháp Lewnthal với K = 0,00582 (1964)

- Phân tích chất hòa tan (CHT) theo phương pháp Vôrônxôp (1964)

- Phân tích hàm lượng cathechin theo phương pháp sắc kí lớp mỏng

- Phân tích hàm lượng axiamin theo Papova (1966)

- Thử nếm chè xanh bằng phương pháp thử nếm cảm quan (cho điểm theo tiêu chuẩn TCVN 3218- 1993)

+ Phương pháp điều tra sâu hại chính

- Phương pháp điều tra rầy xanh: Điều tra định kỳ 10 ngày 1 lần vào các ngày 9, 19, 29 của tháng Mỗi hàng chè ta chọn 5 điểm theo đường chéo gốc, tại

tán chè, dùng tay dập liên tiếp 5 cái lên tán chè theo phương vuông góc với khay hướng từ trên xuống dưới, đếm số rầy rơi vào khay và ghi vào sổ

- Phương pháp điều tra nhện đỏ và bọ cánh tơ: Tại mỗi điểm điều tra hái

Trang 39

ngẫu nhiên 25 lá (hái búp nếu điều tra bọ cánh tơ) cả lá già và lá bánh tẻ cho vào túi nilon mang về phòng, dùng kính lúp đếm số nhện và bọ cánh tơ trên lá (búp)

+ Tính đa hình di truyền của các dòng chè

Thu thập mẫu của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn để đem đi xử l‎ý tại Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam

Các mồi được sử dụng trong thí nghiệm là các mồi thuộc nhóm OPA, OPC, BIO Các phản ứng RAPD được tiến hành ở thể tích 5µl, bao gồm lượng mẫu ADN

là 5 ng, enzym tag polymeraza 1U, 100 µm dNTP, 2,5 mM MgCl2, 10 mM Tris HCl, 50 mM KCl (dung dịch đệm PCR) Các phản ứng được thực hiện bằng máy PCR – Thermal Cycle Eppendoff Chương trình PCR với 40 chu kỳ Kết quả PCR được kiểm tra trên gel agaroza 1,2%

Trang 40

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của tác nhân đột biến bức xạ γ (Co 60 ) trên chè

4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng xử lý tia γ (Co 60 ) đến quá trình mọc của chè

Nhiều tác giả khi nghiên cứu sử dụng các tác nhân gây đột biến trên các giống cây trồng nhận thấy rằng, thường những biến dị có lợi dễ xuất hiện ở những liều lượng, nồng độ dưới mức gây hại Như vậy xác định được liều lượng, nồng độ nào là gây hại hết sức quan trọng Để biết được liều lượng, nồng độ nào là gây hại người ta quan sát quá trình mọc của mẫu sau khi xử lí Qua quá trình mọc, số cây mọc ở các công thức là kết quả phản ánh ảnh hưởng của các liều lượng, nồng độ xử

lý đến các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè

Tia Gamma (γ) thuộc nhóm tác nhân vật lý gây ion hóa, có bước sóng ngắn

), đồng vị này tạo ra hai tia gamma với năng lượng lần lượt là: 1,17 MeV và 1,33 MeV, nó có khả năng xuyên thấu qua màng tế bào gây ảnh hưởng tới bộ gen của cơ thể sinh vật

Hạt chè sau khi được xử lý phóng xạ ở các liều lượng khác nhau sẽ có những thay đổi sinh lý trong tế bào, gây những biểu hiện khác nhau, có thể chết hoặc hình thành những biến dị Những biến dị đó được tiếp tục nghiên cứu, theo dõi để chọn ra được những tính trạng có lợi mà nhà chọn tạo giống mong muốn Tuy nhiên, với tác động mạnh của tia gamma đến cấu trúc bộ gen tế bào thì thường những đột biến là có hại hay gây chết, nếu chết thì nó không còn ý nghĩa trong chọn tạo giống nữa Vậy cần tiến hành xác định ở liều lượng nào thích hợp nhất để hạt chè đạt tỷ lệ sống cao nhất và cho nhiều biến dị nhất

Một tháng sau khi gieo, cây bắt đầu mọc Quan sát những cây mọc đầu tiên

ta nhận thấy được tác động của bức xạ gamma đến quá trình mọc của hạt chè là khá

rõ, đặc biệt ở những công thức có liều lượng chiếu xạ cao

Ngày đăng: 17/10/2014, 08:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Sơ đồ b ố trí thí nghiệm 2 (Trang 36)
Bảng 4.1: Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Kim Tuyên  (2010 – 2011) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.1 Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Kim Tuyên (2010 – 2011) (Trang 41)
Bảng 4.2: Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Phúc Vân Tiên  (2010 – 2011) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.2 Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Phúc Vân Tiên (2010 – 2011) (Trang 42)
Bảng 4.3: Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Shan Chất Tiền  (2010 – 2011) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.3 Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Shan Chất Tiền (2010 – 2011) (Trang 43)
Bảng 4.4: Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Trung Du  (2010 – 2011) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.4 Quá trình mọc của các công thức thí nghiệm giống Trung Du (2010 – 2011) (Trang 44)
Hỡnh 4.1: Tỷ lệ  mọc của cỏc cụng thức thớ nghiệm sau 5 thỏng theo dừi - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
nh 4.1: Tỷ lệ mọc của cỏc cụng thức thớ nghiệm sau 5 thỏng theo dừi (Trang 46)
Hình 4.2: Phương trình tương quan giữa liều lượng xử l‎ ý tia γ (Co 60 ) và tỷ lệ mọc của các giống chè - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Hình 4.2 Phương trình tương quan giữa liều lượng xử l‎ ý tia γ (Co 60 ) và tỷ lệ mọc của các giống chè (Trang 47)
Bảng 4.6: Một số biến dị điển hình của giống chè Phúc Vân Tiên  khi sử dụng tác nhân tia γ (Co 60 ) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.6 Một số biến dị điển hình của giống chè Phúc Vân Tiên khi sử dụng tác nhân tia γ (Co 60 ) (Trang 49)
Bảng 4.8: Một số biến dị điển hình của giống chè Trung Du  khi sử dụng tác nhân tia γ (Co 60 ) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.8 Một số biến dị điển hình của giống chè Trung Du khi sử dụng tác nhân tia γ (Co 60 ) (Trang 50)
Hình 4.3: Phương trình tương quan giữa liều lượng xử l‎ ý tia γ (Co 60 ) và tần số đột biến của các giống chè - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Hình 4.3 Phương trình tương quan giữa liều lượng xử l‎ ý tia γ (Co 60 ) và tần số đột biến của các giống chè (Trang 54)
Bảng 4.9: Biến động chiều cao của các giống chè sau khi sử dụng   tác nhân đột biến γ (Co 60 ) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.9 Biến động chiều cao của các giống chè sau khi sử dụng tác nhân đột biến γ (Co 60 ) (Trang 55)
Hình 4.4: Chiều cao trung bình của các giống chè sau khi sử dụng   tác nhân đột biến γ (Co 60 ) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Hình 4.4 Chiều cao trung bình của các giống chè sau khi sử dụng tác nhân đột biến γ (Co 60 ) (Trang 56)
Bảng 4.13: Tốc độ sinh trưởng búp chè vụ xuân các dòng đột biến - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.13 Tốc độ sinh trưởng búp chè vụ xuân các dòng đột biến (Trang 62)
Hình 4.5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng búp chè trong vụ xuân - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Hình 4.5 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng búp chè trong vụ xuân (Trang 63)
Bảng 4.14: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của   các dòng đột biến - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.14 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đột biến (Trang 64)
Bảng 4.15: Thành phần sinh hoá chủ yếu của các dòng chè đột biến  trong búp chè 1 tôm 2 lá non (theo % khối lượng chất khô) - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.15 Thành phần sinh hoá chủ yếu của các dòng chè đột biến trong búp chè 1 tôm 2 lá non (theo % khối lượng chất khô) (Trang 66)
Bảng 4.16: Kết quả thử nếm cảm quan các dòng đột biến - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.16 Kết quả thử nếm cảm quan các dòng đột biến (Trang 68)
Bảng 4.18: Diễn biến mật độ nhện đỏ của các dòng đột biến - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.18 Diễn biến mật độ nhện đỏ của các dòng đột biến (Trang 71)
Bảng 4.19: Diễn biến mật độ rầy xanh của các dòng đột biến - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.19 Diễn biến mật độ rầy xanh của các dòng đột biến (Trang 71)
Bảng 4.19: Hệ số tương đồng di truyền của các dòng đột biến - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Bảng 4.19 Hệ số tương đồng di truyền của các dòng đột biến (Trang 74)
Hình 4.6: Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền giữa các dòng chè - nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Hình 4.6 Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền giữa các dòng chè (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w