Kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu DẠY HỌC BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC (Trang 32 - 34)

Là hoạt động giáo viên đưa ra bài tập cho học sinh làm và kiểm tra mức độ hiểu bài và tiếp thu bài của học sinh ở mức độ nào. Cũng là hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động làm việc của học sinh để tiếp thu kiến thức tốt nhất.

2.5. Quy trình

Khi dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 vận dụng quan điểm tích cực ta sẽ thực hiện lần lượt từng bước.

Bước 1: Kiểm tra bài cũ: GV lấy một bài tập hay một câu chuyện để dẫn dắt HS vào bài học mới

Bước 2: Lời giới thiệu: Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cho học sinh suy nghĩ và làm một bài tập nhỏ, gây sự hứng thú tò mò và một tâm lí tốt nhất để tiết học bắt đầu. Từ đó hướng các em bài học mới.

Bước 3: hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung chính . Phần này bao gồm ba nội dung cơ bản.

Khi dạy phần I: Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.

Giáo viên lấy ví dụ chứng minh về ngôn ngữ chung, sau đó phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách cho các em nghiên cứu, suy nghĩ và rút ra khái niệm ngôn ngữ chung.

Khi dạy phần II: Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân.

Để phát huy tính tích cực của cá nhân, giáo viên sẽ cho học sinh suy nghĩ và giải thích lời nói cá nhân là gì?

Tính tích cực của học sinh sẽ được giáo viên phát huy khi cho các em phân tích ví dụ để nắm chắc nội dung kiến thức hơn.

VD: Trong câu: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”

(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập) Phần thuộc ngôn ngữ chung là: 12 tiếng, 11 từ của ngôn ngữ chung, quy tắc kết hợp các từ để tạo nên các cụm từ (cụm danh từ: những bể máu,

các cuộc khởi nghĩa của ta; cụm động từ: tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu...), tạo nên câu với hai thành phần chính: chủ ngữ (chúng) và vị ngữ (tắm... những bể máu).

Phần thuộc cá nhân là: Hiện thực hoá các quy tắc cấu tạo ngữ và câu, dùng từ tắm với nghĩa chuyển (đàn áp dã man, gây đổ máu, chết chóc) và với sự chuyển đổi về kết hợp (từ tắm vốn là nội động từ, không có phụ ngữ trực tiếp chỉ đối tượng, được dùng trong câu như là một ngoại động từ, có phụ ngữ chỉ đối tượng là (các cuộc khởi nghĩa của ta...).

Để khắc sâu kiến thức phần này, giáo viên cho học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi: Biểu hiện rõ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là gì?

Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời: Biểu hiện rõ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân. Điều này thấy rõ trong các nhà văn nổi tiếng: Ngôn ngữ tác phẩm (lời nói) của họ mặc dù vẫn bắt nguồn từ ngôn ngữ chung của dân tộc nhưng lại mang dấu ấn cá nhân, không lẫn với người khác.

VD: “Nguyễn Khuyến và Tú Xương sống cùng thời với nhau, cùng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn ngôn ngữ thơ của Tú Xương thường mạnh mẽ, sâu cay”.

Khi dạy phần III: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Tính tích cực của học sinh được thực hiện qua việc trả lời câu hỏi của giáo viên về mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Học sinh trao đổi làm việc theo nhóm và rút ra đó là mối quan hệ hai chiều.

điều khiển, hướng dẫn, còn học sinh sẽ là người chủ động tham gia vào những hoạt động giáo viên đưa ra và tích cực làm việc để thu được lượng kiến thức nhiều nhất. Giáo viên cần khéo léo trong việc giảng dạy, kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với học sinh với từng phần nội dung của bài học, có như vậy học sinh sẽ trở thành đối tượng trung tâm của hoạt động học, tiết học sẽ thoải mái và hiệu quả.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w