III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá
3.6. Kết quả thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả đo thực nghiệm là kết quả đo tổng hợp tất cả các nội dung của bài:
“Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”. Đồng thời chúng tôi căn cứ vào tinh thần thái độ (yếu tố tích cực) của học sinh trong giờ học để từ đó xây dựng kết quả đo thực nghiệm.
3.6.2.1. Bảng thống kê
Sau khi phát phiếu điều tra (hệ thống bài tập) và chấm bài cho học sinh chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Kết quả điều tra:
Lớp Tổng bài Bài tập Số lượngBài đạt yêu cầu% Bài không đạt yêu cầuSố lượng % 11A2:TN 40 1 2 3 39 38 35 97,5 95 87,5 1 2 5 2,5 5 15,5 11A3:ĐC 42 1 2 3 32 29 25 76 69 59,5 10 13 17 24 31 40,5 (TN: Thực nghiệm, ĐC: Đối chứng) - Kết quả chung:
Điểm Khá giỏi Trung bình Yếu kém 11A2 35 = 87,5% 4 = 10% 1 = 2,5%
11A3 29 = 69% 7= 17% 6 = 14%
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thấy mức độ và chuyển biến của học sinh lớp 11 trong việc nắm kiến thức bài học ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng chúng ta thấy:
- Tỉ lệ % trung bình các bài đạt yêu cầu ở lớp thực nghiệm là 97%, tăng 18% so với lớp đối chứng (76%).
- Tỉ lệ % trung bình các bài không đạt yêu cầu ở lớp thực nghiệm là 77%, giảm 7% so với lớp đối chứng (24%).
Như vậy, qua thực nghiệm, kết quả lớp thực nghiệm cao hẳn so với lớp đối chứng. Điều đó cho thấy tác dụng rõ rệt của phương pháp dạy học mới mà chúng tôi đề ra và áp dụng vào bài dạy. Nhìn một cách toàn diện học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản cả bài học, biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập.
3.6.2.2. Kết luận rút ra từ kết quả thực nghiệm
Không phải lớp học nào trình độ nhận thức của học sinh cũng đồng đều như nhau. Ở lớp 11A2 và 11A3 mà chúng tôi chọn làm thực nghiệm cũng vậy. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học thực nghiệm hai bài đã thu được những kết quả tương đối và đồng bộ.
Nhìn chung sau khi thực nghiệm, học sinh đã nắm được kiến thức của bài học. Trong quá trình học các em thực sự được công nhận là chủ, được bày tỏ ý kiến riêng của mình với việc thảo luận, thao khảo những ý kiến bổ sung hay phản bác của bạn bè.
Qua việc giáo viên sử dụng giáo án thực nghiệm để lên lớp giảng dạy với phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm đã góp phần đáng kể vào việc rèn luyện cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin trong giờ học, tự nguyện, tự giác phát biểu tranh luận ý kiến. Vì vậy vai trò của giáo viên rất quan trọng.
nghiệm còn eo hẹp, khó có thể khẳng định chắc chắn về tính khách quan của kết quả thực nghiệm. Mặc dù vậy, những kết quả thực nghiệm trên đây cho thấy những giả thuyết đặt ra trong khoá luận của chúng tôi bước đầu đã đi đúng hướng. Đồng thời cũng cho thấy tính khả thi của việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học bài: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Từ những kết quả thực nghiệm trên cơ sở áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh vào dạy bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, chúng tôi cũng thấy rõ chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào nội dung kiến thức mà một phần quan trọng còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Giáo viên sử dụng những phương pháp dạy học tích cực để học sinh học một cách thật hứng thú, luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo ra tri thức mới. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy vấn đề quỹ thời gian luôn là vấn đề nan giải nhất. cần có một chương trình với một nội dung được biên soạn thích hợp, kết hợp với việc phân định quỹ thời gian tương thích mới có thể vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm một cách có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Quan điểm dạy học tích cực là quá trình dạy học lấy người học làm “trung tâm”, hướng đến việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Vận dụng quan điểm tích cực vào trong quá trình giảng dạy đem lại hứng thú, niềm vui học tập cho người học. Từ đó, các em có thể phát huy khả năng tư duy lôgic, khoa học, tăng cường khả năng ghi nhớ thông qua quá trình nhớ lại kiến thức đã học và củng cố kiến thức mới.
Thông qua một bài học cụ thể,chúng tôi nhận thấy muốn đạt hiệu quả khi dạy học, GV nên kết hợp các PPDH một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất.Việc triển khai đề tài dạy học bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong SGV Ngữ văn 11 theo quan điểm tích cực đã phần nào khẳng định được nhận định đó.
Ở cấp độ một khoá luận tốt nghiệp đại học, đề tài của chúng tôi mới chỉ đề cập tới một mảng rất nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng vào một bài học cụ thể là Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần tiếng Việt.