Phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu DẠY HỌC BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC (Trang 34 - 41)

Dạy học sử dụng các phương pháp tích cực nhằm phát triển ở người học những kỹ năng và năng lực trong việc học tập độc lập và giải quyết vấn đề. Vai trò của giáo viên là tạo ra các điều kiện để từ đó một vấn đề có thể phát triển, có phương tiện và nguồn lực sẵn sàng cho học sinh, giúp các em nhận dạng vấn đề, phát biểu các giả thuyết chứng minh, thử lại giả thuyết và rút ra kết luận.

Đối với bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, giáo viên có thể kết hợp hài hoà, linh hoạt một số phương pháp sau để phát huy tính tích cực của học sinh:

* Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

Dùng phương pháp này nhằm giúp học sinh được tiếp cận với các ngữ liệu cụ thể. Và thông qua hoạt động phân tích, các em được trao đổi thảo luận nhiều hơn, tham gia tích cực vào xây dựng bài học. Bằng khả năng của mình, tự học sinh khám phá ra nội dung lí thuyết cần thiết ghi nhớ ngay ở lớp. Học sinh là người tích cực, chủ động trong việc hình thành lí thuyết. Đối với bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, chúng ta có thể vận dụng phương pháp này vào mục I: Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội, mục II: Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân.

Thao tác 1: Phân tích - phát hiện: giáo viên lấy ví dụ và phân tích sau đó đưa ra câu hỏi giúp học sinh hiểu về ngôn ngữ chung là tài sản của toàn xã hội.

Câu hỏi 1: Em hiểu ngôn ngữ chung là gì?

Câu hỏi 2: Muốn sử dụng được ngôn ngữ vào việc giao tiếp với xã hội, mỗi cá nhân cần nắm được những yếu tố nào của ngôn ngữ xã hội? Cho ví dụ?

Câu hỏi 3: Ngoài các yếu tố ngôn ngữ kể trên, tính chung của ngôn ngữ xã hội còn thể hiện ở những phương diện nào khác.

Thao tác 2: Phân tích - chứng minh: giáo viên yêu cầu học sinh tìm những ví dụ trong sách giáo khoa và trong đời sống về việc sử dụng ngôn ngữ chung cũng như lời nói cá nhân.

VD: Lời nói cá nhân được biểu hiện rõ rệt nhất qua phong cách ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Điều này thể hiện rõ trong văn chương.

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi”.

(Hồ Xuân Hương - Mời trầu)

Bà chúa thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đã thể hiện một phong cách rất táo bạo, độc đáo, thể hiện cái tôi cá nhân của mình trong bài thơ Mời trầu.

Thao tác 3: Phân tích - phán đoán: giáo viên yêu cầu học sinh tìm, chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân và ảnh hưởng qua lại giữa chúng (áp dụng dạy phần III).

VD: Quy tắc cấu tạo câu đơn gồm ba thành phần: Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ, nhưng đã được hiện thực hoá và thay đổi trong lời nói cá nhân. Cụ thể qua bài thơ Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan).

“Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đã bên sông chợ mấy nhà”.

Thao tác 4: Phân tích - tổng hợp: giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ và cùng phân tích để giúp học sinh khắc sâu, củng cố kiến thức ngay trên lớp. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt các thao tác nếu không sẽ mất thời gian, ảnh hưởng đến tiết học. Do vậy, giáo viên cần cân đối lựa chọn nội dung

phù hợp để vận dụng các phương pháp cho hợp lí.

* Phương pháp vấn đáp:

Là phương pháp giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó lĩnh hội được nội dung bài học. Nhờ sử dụng phương pháp này, giáo viên sẽ kích thích khả năng tự học hỏi, tự tìm thông tin, kích thích tư duy và cách suy nghĩ trong học tập của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự diễn đạt những vấn đề học tập bằng lời, tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Trong dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, chúng ta có thể sử dụng phương pháp vấn đáp vào dạy mục II: Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc điểm 1, 2, 3 mục II SGK/11 + 12 và đưa ra câu hỏi: Lời nói là sản phẩm riêng do mỗi cá nhân tạo ra khi giao tiếp, cho nên trong lời nói có những biểu hiện gì của cái riêng mỗi cá nhân? Cho ví dụ?

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc điểm 4, 5 trong mục II sách giáo khoa và hỏi: Cá nhân có thể sáng tạo cái mới hoặc vận dụng linh hoạt các quy tắc chung như thế nào khi sử dụng ngôn ngữ chung trong lời nói cá nhân?

Bước 2: Học sinh suy nghĩ và trả lời. Sau đó, giáo viên gọi học sinh trả lời, nhận xét và bổ sung các câu hỏi.

Bước 3: Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức mục II.

Trong lời nói của mỗi cá nhân có nhiều cái riêng: giọng nói cá nhân, vốn từ ngữ cá nhân, sự sáng tạo của mỗi cá nhân khi sử dụng từ ngữ chung của ngôn ngữ xã hội.

Cá nhân có thể tạo ra từ mới từ các chất liệu có sẵn và các phương thức chung. Đồng thời cá nhân có thể vận dụng linh hoạt các quy tắc chung trong lời nói của mình. VD: Có thể chuyển nghĩa từ, có thể chuyển loại từ, có thể lựa chọn thứ tự sắp đặt từ ngữ trong câu...

* Phương pháp thảo luận nhóm:

tác trong nhóm học tập. Các thành viên trong lớp được chia thành các nhóm, mỗi nhóm đều được nhận nhiệm vụ và làm việc tích cực trong không khí thi đua học tập. Học sinh được học bằng cách làm không phải bằng việc nghe giáo viên thuyết giảng, học sinh sẽ làm trung tâm, giáo viên không được độc chiếm giờ học. Với phương pháp này, học sinh có khả năng phát huy năng lực nhận thức và sáng tạo trong hoạt động cùng nhóm. Đồng thời tăng cường khả năng làm việc trong nhóm. Với phương pháp này, học sinh được học từ bạn những điều mình chưa rõ, chưa biết và mọi học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp. Qua việc trao đổi, thảo luận, học sinh sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo nên tinh thần hợp tác tập thể. Từ đó giúp các em hiểu sâu kiến thức, nâng cao kết quả học tập. Trong bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng để dạy mục III - Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

Bước 1: Chia lớp thành các nhóm (số lượng nhóm tuỳ thuộc vào sĩ số lớp nhiều hay ít).

Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Giáo viên cho học sinh đọc mục III sách giáo khoa /35 và chia lớp thành 4 nhóm.

Câu hỏi 1: Ngôn ngữ chung có vai trò như thế nào đối với lời nói cá nhân? Cho ví dụ?

Câu hỏi 2: Đối với ngôn ngữ chung của xã hội, lời nói của cá nhân có tác dụng như thế nào?

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hiện trong thời gian từ 5 đến 7 phút.

Bước 4: Đại diện nhóm đứng dậy trả lời của nhóm và đưa ra ý kiến của mình rồi chốt lại nội dung chính.

Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói cụ thể của mình (khi nói, khi viết) và lĩnh hội được lời nói của người khác

(khi nghe, khi đọc).

Lời nói của mỗi cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố và quy tắc, phương thức chung của ngôn ngữ. Hơn nữa, chính những biến đổi và chuyển hoá trong lời nói của cá nhân góp phần làm ngôn ngữ phát triển.

Ngoài các phương pháp dạy học trên còn có một thủ pháp dạy học được dùng rất phổ biến khi dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh đó là thủ pháp so sánh đối chiếu.

* Thủ pháp so sánh đối chiếu:

Là các hoạt động nhằm xác định sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng để có thể đi đến một kết luận nào đó về bản chất, đặc điểm và về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ với nhau.

Khi so sánh đối chiếu, giáo viên cần chú ý những thao tác sau:

Bước 1: Chọn ngữ liệu để so sánh đối chiếu, yêu cầu ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học, trình độ học sinh, phục vụ cho mục đích cần đi tới.

Bước 2: Nêu rõ yêu cầu so sánh đối chiếu, so sánh ở phương diện nào, yếu tố nào, mục đích gì?

Bước 3: Hướng dẫn, gợi ý để học sinh có thể tự so sánh, đối chiếu. Bước 4: Rút ra nhận định, kết luận: nên để học sinh rút ra kết luận trước, kết luận cần được phát biểu rõ ràng, ngắn gọn, chuẩn xác. Giáo viên là người chốt lại những tri thức cần lưu ý.

Các nguyên tắc thực hiện so sánh đối chiếu.

Giáo viên là người đưa ra ngữ liệu, nêu câu hỏi dẫn dắt, tổng kết các tri thức của bài.

Học sinh là người tham gia so sánh đối chiếu, nghĩ để đưa ra các kết luận. Thủ pháp này được giáo viên vận dụng vào các phần nội dung của bài học và phần luyện tập củng cố kiến thức giúp học sinh nắm vững nội dung bài học.

VD: Thủ pháp được áp dụng khi giáo viên dạy học phần III - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân, áp dụng vào cho học sinh làm bài

tập để các em so sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Trên đây là một số phương pháp và thủ pháp dạy học có thể áp dụng dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong thực tế dạy học không có một phương pháp nào độc tôn mà phải có sự đan xen giữa các phương pháp với nhau. Mỗi phương pháp có đặc thù và chỗ mạnh của nó, người giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp để trong thời gian một tiết học lượng kiến thức tiếp thu được là lớn nhất.

Tiểu kết chương 2

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh là một quá trình lâu dài và phải được thực hiện ở tất cả các cấp học, bậc học, môn học.

Vận dụng phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh vào dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 đòi hỏi nhiều điều kiện trong đó quan trọng nhất là người giáo viên. Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi chức năng, với những nhiệm vụ đa dạng và phức tạp, nhiệt tình với công việc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có tri thức sâu rộng, trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hướng sự phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học trước hết thể hiện ở việc thiết lập giáo án. Giáo án cần thể hiện hoạt động chủ thể của học sinh, hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm, tăng cường và mở rộng quan hệ thầy - trò, trò - trò.

Bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, một điều quan trọng nữa là chủ thể học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần hình thành những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp tích cực như xây dựng mục đích học tập, tự giác học tập, có ý thức, trách nhiệm về kết quả học tập của

mình và kết quả của cả lớp, biết tự học và khả năng tư duy tổng hợp.

Bên cạnh đó chương trình sách giáo khoa phải giảm bớt các phần kiến thức nhồi nhét, trùng lặp, tạo điều kiện cho thầy và trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực.

Vấn đề tính khả thi của phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân được chúng tôi thực nghiệm và đánh giá ở chương sau.

Chương 3

Một phần của tài liệu DẠY HỌC BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w