Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi * Nội dung 1:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn (Trang 37 - 39)

* Nội dung 1:

+ Quá trình mọc

Thời điểm lấy mẫu: 30 ngày sau khi gieo, 30 ngày theo dõi một lần Cách lấy mẫu: Đếm số hạt bật mầm trên toàn ô.

+ Hình thái cây con:

Quan sát cây con có ở dạng hình thể lùn hoặc thể cao hay không.

Quan sát cây con có xuất hiện hiện tượng đa phôi hay không, trên lá và thân có thể khảm hay không.

Hình thái lá chè (số đôi gân lá, lá có răng cưa hay không, lá non có phủ lông tuyết hay không,…)

Màu sắc lá (ghi nhận tất cả các trường hợp lá chè xuất hiện các màu sắc khác lạ so với màu sắc lá do bản chất giống quy định.

+ Tần số xuất hiện các biến dị hình thái

Tại mỗi công thức thí nghiệm xác định số cây biến dị hình thái ở mỗi loại biến dị: Thể lùn, thể cao, đa phôi, thể khảm, hình dạng lá, màu sắc lá, ...

Công thức tính:

Số biến dị cùng loại

Tần số biến dị (%) = __________________________________

x 100%

Tổng số hạt quan sát

+ Chiều cao cây:

Thời điểm lấy mẫu: Kể từ tháng thứ nhất trở đi ta tiến hành đo chiều cao cây. Sau đó cách 15 ngày đo một lần cho đến khi xuất vườn.

Cách lấy mẫu: Tại mỗi ô lấy 5 điểm ngẫu nhiên theo phương đường chéo. Tại mỗi điểm lấy 4 cây để quan sát.

Cách đo đếm: Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng bằng thước chia đến milimet.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nội dung 2:

+ Theo dõi hình dạng lá:

+ Chiều dài lá (cm) : Đo từ đầu lá đến cuống lá. + Chiều rộng lá (cm) : Đo tại vị trí to nhất của lá.

+ Diện tích lá ( cm2

): DT = Dài lá x rộng lá x 0,7.

+ Màu sắc lá : phân ra dạng xanh, xanh đậm, xanh vàng, tím. . .

+ Theo dõi mật độ búp

Dùng khung vuông chia thành 4 ô nhỏ, mỗi khung có diện tích 0,25 m2 để

đếm số búp trên từng ô, sau đó qui ra 1 m2.

+ Khối lượng búp 1 tôm 3 lá (g)

- Dùng cân kỹ thuật cân 100g búp 1 tôm 3 lá, đếm số búp/100g (A). - KL1búp = 100/A (g) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sản lượng búp (kg/ô), quy ra tấn/ha

Dùng cân có độ chính xác đến mg, cân từng lứa hái sau đó qui ra tấn/ha.

+ Chất lượng chè

- Phân tích hàm lượng tannin theo phương pháp Lewnthal với K = 0,00582 (1964).

- Phân tích chất hòa tan (CHT) theo phương pháp Vôrônxôp (1964). - Phân tích hàm lượng cathechin theo phương pháp sắc kí lớp mỏng. - Phân tích hàm lượng axiamin theo Papova (1966).

- Thử nếm chè xanh bằng phương pháp thử nếm cảm quan (cho điểm theo tiêu chuẩn TCVN 3218- 1993).

+ Phương pháp điều tra sâu hại chính.

- Phương pháp điều tra rầy xanh: Điều tra định kỳ 10 ngày 1 lần vào các ngày 9, 19, 29 của tháng. Mỗi hàng chè ta chọn 5 điểm theo đường chéo gốc, tại

mỗi điểm điều tra, dùng khay đã láng dầu hoả để nghiêng 1 góc 450 so với mặt dưới

tán chè, dùng tay dập liên tiếp 5 cái lên tán chè theo phương vuông góc với khay hướng từ trên xuống dưới, đếm số rầy rơi vào khay và ghi vào sổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngẫu nhiên 25 lá (hái búp nếu điều tra bọ cánh tơ) cả lá già và lá bánh tẻ cho vào túi nilon mang về phòng, dùng kính lúp đếm số nhện và bọ cánh tơ trên lá (búp)

+ Tính đa hình di truyền của các dòng chè

Thu thập mẫu của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn để đem đi xử

lý tại Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam.

Các mồi được sử dụng trong thí nghiệm là các mồi thuộc nhóm OPA, OPC, BIO. Các phản ứng RAPD được tiến hành ở thể tích 5µl, bao gồm lượng mẫu ADN là 5 ng, enzym tag polymeraza 1U, 100 µm dNTP, 2,5 mM MgCl2, 10 mM Tris HCl, 50 mM KCl (dung dịch đệm PCR). Các phản ứng được thực hiện bằng máy PCR – Thermal Cycle Eppendoff. Chương trình PCR với 40 chu kỳ. Kết quả PCR được kiểm tra trên gel agaroza 1,2%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn (Trang 37 - 39)