Nghiên cứu sử dụng phương pháp đột biến trong chọn tạo giống cây trồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn (Trang 29 - 33)

2.3.2.1. Nghiên cứu ở ngoài nước

* Trên cây trồng nói chung

Trong công tác chon tạo giống cây trồng nói chung và cây chè nói riêng, người ta sử dụng nhiều phương pháp chọn tạo khác nhau, như chọn tạo cá thể trực tiếp trên nguồn vật liệu có săn trong tự nhiên, chọn giông bằng phương pháp lai hữu tính và phương pháp đột biến thực nghiệm. Trong đó phương pháp đột biến thực nghiệm có thể cho phép thay đổi 1 hay nhiều tính trạng của cây mà đôi khi bằng con đường tạo giống khác có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống cân bằng di truyền vốn có của nó, bởi vây phương pháp gây đột biến thực nghiệm tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống cây trồng đã và đang được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

Theo cơ sở dữ liệu của FAO/IAEA (Tổ chức lương thực và nông nghiệp/Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế) năm 1960 mới chỉ có 7 giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp đột biến thực nghiệm, đến năm 1965 là 30 giống; năm 1969 là 77 giống. Đến tháng 12/1997 theo thống kê của Maluszinki và các tác giả công bố có 1790 giống.

* Trên cây chè

Trên đối tượng Cây Chè (Camellia Sinensis .L.): Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm viện nghiên cứu chè và cây trồng Á nhiệt đới Anaceuli (Liên Xô cũ) đã tạo được tập đoàn đột biến cảm ứng phong phú với 562 dòng chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng hợp các tài liệu của nhiều nước chứng minh ứng dụng của phương pháp gây đột biến đã thu được nhiều dòng đột biến có giá trị cao như làm tăng hàm lượng chát hòa tan, Polyphenol cao, nhiều dòng cho chất lượng chè thành phẩm tốt.

2.3.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

*Trên cây trồng nói chung

Đến những năm 1980, việc nghiên cứu giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm mới phát triển đồng bộ và có hệ thống, một trong những người có công lao nghiên cứu trong thời gian này là TS Phan Khải. Các kết quả ngiên cứu của: Trịnh Bá Hữu, Trần Minh Nam, Lê Duy Thành, Nguyễn Minh Công, Nguyễn Hữu Đống, Trần Đình Long, Trần Duy Quý, Mai Quang Vinh, Trần Tú Ngà, Nguyễn Hữu Nghĩa..vv.. Trên nhiều đối tượng khác nhau như lúa, ngô. lạc dâu tằm, táo, cà chua, dưa hấu..vv.. Các tác giả đã chọn tạo ra hàng loạt các giống mới được công nhận là giống quốc gia như DT10, DT11, DT33, A20.... ở lúa, DT6, DT8... ở ngô DDT84, V79.... ở đậu tương. Các giống cây trồng này có nhiều đặc tính tốt như: chống sâu bệnh, lốp đổ, thời gian sinh trưởng ngắn và đang phát huy hiệu quả góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay.

* Trên cây chè

Theo Nguyễn Văn Toàn, bằng phương pháp gây đột biến có thể làm thay đổi được một hay nhiều tính trạng của cây chè mà đôi khi những tính trạng đó không thể đạt được bằng con đường lai tạo [18]. tại viện nghiên cứu Chè (nay là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền níu phía bắc) đã sử dụng tác nhân hóa học bằng colchicine xử lý trên mầm cây chè 2 tuổi với nồng độ từ 0,1 đến 0,8%, thời gian xử lý từ 24 đến 72 giờ và đã thu được một số biến dị [18]

Tác giả Lê Mệnh (1999) đã công bố công trình nghiên cứu ảnh hưởng của

bức xạ γ (Co60

) lên hạt chè chưa nảy mầm trên hai giống PH1 và TRI777 (mỗi mẫu xử lý gồm 300 hạt) và đã đưa ra kết luận: xử lý hạt giống chè PH1 và TRI777 bằng

bức xạ γ (Co60

) trước khi gieo với liều lượng 1,5 – 5 Kr gây nên nhiều biến dị cảm ứng. Tần số đột biến tỷ lệ thuận với liều lượng chiếu xạ. Hạt chè giống PH1 mẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chè PH1 là lớn hơn 4,5 Kr và nhỏ hơn 5,0 Kr; ở hạt chè giống TRI777 LD50 là trên

5,0 Kr.

Năm 2002, tác giả Lê Mệnh đã xử lý bức xạ γ (Co60

) trên hom hai giống chè PH1 và TRI777 (mỗi mẫu xử lý gồm 300 hom) và sau đó phân lập được 15 cá thể đột biến. Hiện nay các cá thể này được lưu giữ tại vườn tập đoàn công tác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè – Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Năm 2005, Lê Mệnh và cộng sự đã phân tích mức độ thay đổi phân tử của một số dòng chè đột biến, kết quả cho thấy hệ số tương đồng di truyền giữa các giống, dòng chè đột biến có sự gần nhau, khác xa nhau hay có sự tương đồng giữa một số dòng với nhau và hoàn toàn tuân theo thuyết tương đồng di truyền của Vavilov, các tác giả đã nhận định các đột biến nếu đã phát sinh ở giống này thì cũng sẽ phát sinh ở giống khác và có thể là cơ sở để chúng ta tìm kiếm những biến dị cảm ứng làm vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác chọn tạo giống chè mới.

Đến năm 2006, Lê Mệnh và cộng sự đã tuyển chọn ở các thế hệ nhân giống

vô tính thế hệ M1 từ quần thể biến dị cảm ứng bằng bức xạ γ (Co60

) trên giống TRI777 và PH1 và đã xác định được 12 dòng có triển vọng về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và chịu hạn. Trong đó có 5 dòng nổi trội nhất

được chọn lọc từ quần thể biến dị cảm ứng bằng bức xạ γ (Co60

) trên hom chè, đó là: dòng P20 (xử lý trên hạt giống PH1) có khả năng chống chịu tốt với rầy xanh và bọ xít muỗi hơn hẳn đối chứng; dòng 351 (xử lý trên hạt giống TRI777) có hương thơm đặc trưng hơn hẳn dòng TRI777; dòng 4.0 (xử lý trên hạt giống TRI777) có vị đậm dịu, đặc biệt là hương thơm hơn hẳn giống TRI777, dòng P52 (xử lý trên hạt giống PH1) nhiễm nhẹ đối với rầy xanh hơn đối chứng [14]; dòng 5.0 (xử lý trên hạt giống TRI777) các kết quả phân tích năm 2006, 2007 so với giống TRI777 cho thấy dòng chè này có hàm lượng tanin thấp hơn 9%, hợp chất thơm cao hơn 2,7% (có lợi cho chế biến chè xanh) và năng suất cao hơn 80%.

Từ năm 2009 – 2010, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Minh Phương đã tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

EMS (Ethyl Methane Sulfonate) đã tạo ra hàng loạt các cá thể có những đặc tính qu‎ý như: hàm lượng axít amin cao, hàm lượng tanin thấp cho chế biến chè xanh, hàm lượng chất thơm cao, tăng khả năng chông chịu sâu bệnh. [19]

Dưới tác dụng của bức xạ gamma nhiều dạng đột biến đã xảy ra như: Đột biến gen, đột biến cấu trúc, đột biến nhiễm sắc thể, cả đột biến sắc tố và đa phôi. Bằng phương pháp này, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã chọn ra được một số cá thể có biểu hiện tốt về sinh trưởng và sản lượng ở

những năm đầu thu hái đó là những cây N0

8950, N0 89401, N0 8819, đặc biệt là cây

N0 89502 có số cành cấp I nhiều lá có kích thước lớn (dài 12,8 cm, rộng 5 cm) hình

dạng lá ghồ ghề. Đó là cây chọn lọc từ công thức chiếu xạ trên 5 hạt chè giống PH1. Hiện nay các cá thể này đã được nhân giống vô tính thành từng dòng để tiến hành thí nghiệm so sánh [18]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)