Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh hại của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn (Trang 69 - 72)

) đến kích thước và hình thái lá chè

4.2.5.Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh hại của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn

được tuyển chọn

Đối với chè, trong quá trình canh tác luôn luôn bị tác hại do sâu và bệnh. Tuy nhiên, giữa sâu và bệnh thì sâu hại chè là nguy hiểm nhất, hàng năm có thể làm giảm năng suất tới 20 - 30% nếu không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Do thích hợp với khí hậu nóng và ẩm ở nước ta nên cây chè hầu như phát triển quanh năm tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển đa dạng. Trong số các sâu bệnh hại phổ biến trên cây chè ở nước ta thì rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ là gây tác hại lớn hơn cả.

Rầy xanh phát sinh chủ yếu ở hai thời kỳ, thời kỳ đầu từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm và thời kỳ hai vào tháng 9, 10. Rầy xanh hại nặng nhất vào tháng 4-5 của thời kỳ đầu, thời kỳ hai mật độ rầy xanh ít hơn nên thiệt hại cũng thấp hơn.

Bọ cánh tơ cũng phát sinh vào hai thời kỳ, nhiều nhất vào tháng 3 và từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Theo Nguyễn Văn Thiệp-1998, vào thời kỳ tháng 3 nếu thời tiết khô hạn thì thiệt hại sẽ nặng thêm do chè đang trong thời gian phục hồi sau đốn, bên cạnh đó còn bị rầy xanh phá hoại.

Nhện đỏ thường hại lá, tập trung chủ yếu vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

Tuy nhiên, trong cùng một điều kiện canh tác, thì ở từng giống chè khác nhau, mức độ bị hại có khác nhau. Giống nào sinh trưởng khoẻ, khả năng chống chịu tốt, thì thường bị hại ở mức độ thấp. Vì thế, trong chọn giống chè, người ta cần quan tâm đến chỉ tiêu này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.5.1. Bọ cánh tơ hại chè

Kết quả theo dõi bọ cánh tơ hại chè trên các dòng đột biến được ghi ở bảng 4.17

Bảng 4.17: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ của các dòng đột biến

(Đơn vị: con/búp) Ngày Dòng 11/3 30/3 9/4 18/4 28/4 Trung bình 2.0 0,04 - 0,48 - 0,52 0,21 2.5 0,05 0,12 0,24 0,64 - 0,21 3.51 0,03 0,18 0,31 - 0,10 0,13 4.0 0,05 - 0,56 0,32 0,16 0,22 5.0 0,03 - 0,2 - 0,36 0,20 TRI-777 - 0,12 0,12 0,54 0,08 0,18 - :Không có

Qua bảng 4.17 cho thấy các dòng khác nhau thì mật độ bọ cánh tơ khác nhau, ta có thể thấy bọ cánh tơ giảm dần từ 30/3 đến 28/4.

Trung bình bọ cánh tơ ở các tháng diễn biến từ 0,04 đến 0,22 con/búp (mức độ thấp), các dòng khác nhau thì mật độ bọ cánh tơ cũng khác nhau, bọ cánh tơ cao nhất là dòng 4.0 đạt 0.22 con/búp, thứ đến là dòng 2.0 và 2.5 đạt 0,12 con/búp, dòng 5.0, đạt 0,2 con/búp, giống TRI-777, đạt 0,18 con/búp, thấp nhất là dòng 3.51 đạt 0,13 con/búp.

Bọ cánh tơ xuất hiện cùng lúc trong tháng 3 và phát triển mạnh vào tháng 4 và ở các dòng khác nhau thì mức độ hại của bọ cánh tơ cũng khác nhau. Ở tháng 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.5.2. Nhện đỏ hại chè

Kết quả nghiên cứu diễn biến mật độ của nhện đỏ được thể hiện ở bảng 4.18.

Bảng 4.18: Diễn biến mật độ nhện đỏ của các dòng đột biến

(Đơn vị: con/lá) Ngày Dòng 10/1 26/1 21/2 28/2 11/3 30/3 9/4 18/4 Trung bình 2.0 0,50 1,12 - 2,40 0,76 0,24 5,80 6,40 2,20 2.5 - - - - 1,00 0,32 0,42 - 0,22 3.51 0,64 - - 0,42 - 1,64 1,54 1,60 0,73 4.0 - - - 2,40 - - 0,20 - 0,33 5.0 - - - 3,10 - 0,08 0,10 1,40 0,56 TRI-777 0,44 0,32 - - - 0,14 2,12 2,90 0,74 - :Không có

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nhện đỏ xuất hiện nhiều vào tháng 3 và tháng 4. Nhện đỏ xuất hiện nhiều nhất ở dòng 2.0, các dòng còn lại tương đương nhau và ở mức trung bình. Nhện đỏ xuất hiện và phát triển mạnh vào tháng 4. Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 có nhiệt độ và ẩm độ

thích hợp nên nhện đỏ tăng dần điều này cho thấy nhện ưa nhiệt độ 19-200C, đặc

biệt là ẩm độ và lượng mưa thấp vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 đã có mối liên hệ đặc biệt đến việc tăng mật độ nên ở tháng 4 mật độ nhện đỏ cũng tăng cao.

4.2.5.3. Rầy xanh hại chè

Kết quả nghiên cứu diễn biến mật độ của rầy xanh thu được ở bảng 16.

Bảng 4.19: Diễn biến mật độ rầy xanh của các dòng đột biến

(Đơn vị:con/khay) Ngày Dòng 10/1 26/1 21/2 28/2 11/3 30/3 9/4 18/4 Trung bình 2.0 0,8 0,8 4,4 0,8 0,6 0,4 3,8 0,6 1,63 2.5 0,4 0,2 3,2 1,2 1,0 1,4 4,2 1,0 1,58 3.51 0,6 0,4 1,2 0,8 0,8 1,2 4,8 0,4 1,28 4.0 0,4 0,8 0,8 1,2 1,2 1,0 3,2 0,2 1,10 5.0 0,4 0,4 1,6 0,2 1,2 2,8 5,2 0,6 1,55 TRI-777 0,8 0,4 0,4 0,2 0,6 0,8 3,5 0,8 1,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, rầy xanh bắt đầu xuất hiện vào tháng 1 nhưng với số lượng ít, sang tháng 2 rầy xanh bắt đầu xuất hiện nhiều ở dòng 2.0 và 2.5, xuất hiện ít nhất ở giống TRI-777 (Đ/C), các dòng còn lại có xuất hiện nhưng với mật độ ít và tương đương nhau. Trong tháng 3 rầy xanh xuất hiện ít và nhiều nhất ở dòng 5.0. Sang tháng 4 rầy xanh phát triển mạnh trên các dòng, cao nhất là dòng 5.0, thứ đến là 3.51; 2.5; 2.0; giống TRI-777 và thấp nhất là dòng 4.0. Điều

này cho thấy trong tháng 4, nhiệt độ vào khoảng 23,60C và ẩm độ vào khoảng 88%

thích hợp cho rầy xanh phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn (Trang 69 - 72)