Tình hình nghiên cứu chọn giống chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn (Trang 26 - 28)

- Trước năn 1970: người Pháp tiến hành thu thập các giống chè về trồng nghiên cứu ở Phú Hộ. Ở giai đoạn này công tác chọn giống chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu sử dụng các giống Trung Du, và giống Shan trồng hạt. Để giống chè bằng cách : Chọn các nương chè tốt để giống, chọn những quả hạt tốt mang trồng.

- Sau năm 1970: Công tác nghiên cứu và chọn tạo giống chè mới được khởi động và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong những năm gần đây công cuộc đổi mới giống chè được chú trọng nhằm không ngừng đổi mới giống, nhiều giống chè mới ưu thế thay thế dần những giống chè cũ năng suất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các phương pháp chọn tạo giống:

+ Chọn lọc cá thể: Năm 1972 Viện nghiên cứu chè đã chọn được giống PH1 có năng suất cao đưa ra sản xuất. Đến năm 1986 giống PH1 được công nhận là giống quốc gia.

Giống chè 1A: được chọn lọc cá thể từ vườn Manipur lá đậm từ năm 1969. Năm 1985 thông qua Hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và được phép trồng thử nghiệm ở diện tích sản xuất.

Năm 1993 – 1997: Trung tâm nghiên cứu chè thực nghiệm chè Lâm Đồng đã chọn và đưa ra sản xuất giống chè LD97 có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ít kén đất và chịu thâm canh, thích hợp cho các tỉnh phía Nam.

+ Lai hữu tính: Từ năm 1980 Viện nghiên cứu chè tiến hành 7 tổ hợp lai, tuyển chọn được 35 cá thể triển vọng. Qua quá trình chọn lọc và bình tuyển đã chọn được 2 giống LDP1 và LDP2. Hai giống này được chọn bằng phương pháp lai hữu tính giưa cây mẹ là Đại Bạch Trà và cây bố là PH1. Năm 2003 giống LDP1 được công nhận là giống quốc gia và giống LDP2 được công nhận năm 2007.

Hai năm 2001 và 2002 Viện nghiên cứu chè đã lai 22 tổ hợp với 20 giống dùng làm bố mẹ, bước đầu tuyển chọn được 6 cá thể lai có triển vọng, tiếp tục đánh giá năm 2003 cho thấy 2 cá thể số 32 và số 26 cho sản lượng cao nhất. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng bước đầu cho thấy 3 cá thể số 32, 36 và số 8 triển vọng cho chất lượng tốt.

Năm 2010 các giống PH8, PH9, PH10 thông qua Hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận tạm thời và cho sản xuất thử.

+ Nhập nội giống: Giống chè TRI777 có nguồn gốc Mộc Châu – Sơn La được đưa sang Srilanka và được công nhận giống chè quốc gia của Srilanka. Giống này được trở lại Việt Nam năm 1977. Sau 10 năm giám định so sánh tại Phú Hộ giống TRI777 tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn trong 5 giống chè nhập nội ở Srilanka. Năm 1997 giống TRI777 được công nhận là giống quốc gia.

Từ năm 1994 – 2000: nhập nội các giống chè chất lượng cao có nguồn gốc từ Đài Loan và Trung Quốc kết quả: thông qua 3 giống là giống quốc gia: Kim

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuyên và Thuý Ngọc năm 2008, Phúc Vân Tiên năm 2009. Thông qua 4 giống tạm thời và cho sản xuất thử: Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, PT95 và Bát Tiên năm 2003.

Chè là cây trồng lâu năm có chu kỳ kinh tế dài, trồng một lần có thể cho thu hoạch 30 – 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Do vậy chọn được một giống chè tốt có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng suất chất lượng chè, kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác chọn tạo giống nhằm tạo ra những giống tốt phục vụ sản xuất mà trong đó nhập nội giống mới từ nước ngoài là biện pháp nhanh chóng để có được giống tốt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia γ (co 60 ) trên chè và đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến mới được tuyển chọn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)