1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la

105 617 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn LaHệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại. Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La hiện nay, qua đó chỉ ra những điểm thành công, vướng mắc, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế.Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động cho vay cá nhân hiệu quả. Góp phần giúp Chi nhánh phát triển hệ thống kinh doanh ổn định bền vững, từ đó cùng chung tay góp phần đưa nền kinh tế của Tỉnh ngày một đi lên thoát khỏi đói nghèo.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5

1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu 5

1.2 Xác định phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của luận văn và khẳng định đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố 6

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

2.1 Hoạt động cho vay cá nhân của NHTM 7

2.1.1.Khái niệm cho vay cá nhân của NHTM 7

2.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay cá nhân tại các NHTM 7

2.1.3 Các hình thức cho vay cá nhân của NHTM 9

2.1.3.1 Theo mục đích vay 9

2.1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả 10

2.1.3.3 Theo phương thức tài trợ 12

2.1.3.4 Căn cứ vào loại tài sản được tài trợ 13

2.1.3.5 Căn cứ vào thời hạn vay vốn 14

2.1.3.6 Căn cứ vào phương thức bảo đảm tiền vay 14

2.2 Phát triển cho vay cá nhân của NHTM 15

2.2.1 Sự cần thiết phát triển cho vay cá nhân đối với NHTM 15

2.2.2 Những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay cá nhân của NHTM 18

2.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển 18

2.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng khoản vay 21

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay cá nhân của NHTM 23

2.3.1 Các nhân tố khách quan 24

2.3.2 Các nhân tố chủ quan 25

Trang 2

3.1.1 Về điều kiện tự nhiên 29

3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sơn La 30

3.2 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La 30

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30

3.2.2 Cơ cấu tổ chức 32

3.2.3 Mạng lưới hoạt động 34

3.2.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La 34

3.2.5 Huy động vốn 34

3.2.6 Hoạt động tín dụng 38

3.2.7 Hoạt động dịch vụ 43

3.3 Thực trạng phát triển cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La 47

3.3.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La 47

3.3.2 Thực trạng phát triển cho vay cá nhân tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La 49

3.3.2.1 Sự tăng trưởng của số lượng sản phẩm cho vay cá nhân 50

3.3.2.2 Sự tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân và thị phần 51

3.3.2.3 Sự tăng trưởng của dư nợ cho vay cá nhân 53

3.3.2.4 Sự tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân 57

3.3.2.5 Chất lượng cho vay cá nhân 59

3.4 Đánh giá chung về phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La 59

3.4.1 Những kết quả đạt được 59

3.4.2 Những hạn chế 61

Trang 3

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY CÁ NHÂN TẠI CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TMCP TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SƠN LA 67

4.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay cá nhân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La năm 2012 – 2015 67

4.2 Giải pháp phát triển cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La 70

4.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức và đổi mới quy trình cấp tín dụng bán lẻ 70

4.2.2 Hoàn thiện các sản phẩm cho vay cá nhân hiện hành và triển khai các sản phẩm mới 73

4.2.3 Tăng năng lực quản lý rủi ro 78

4.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 80

4.2.5 Đầu tư đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ thông tin 82

4.2.6 Phát triển các kênh phân phối 83

4.2.7 Tăng cường hoạt động Marketting 84

4.3 Một số kiến nghị 86

4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 86

4.3.2 Kiến nghị với NHNN 88

4.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 89

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 4

NHTM: Ngân hàng Thương mại

TMCP: Thương mại cổ phần

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

GTCG: Giấy tờ có giá

SXKD: Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 5

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn của BIDV Sơn La giai đoạn 37

Bảng 3.3: Các chỉ tiêu dư nợ tín dụng của BIDV Sơn La giai đoạn từ 38

Bảng 3.4: Thị phần hoạt động tín dụng của các Ngân hàng trên địa bàn giai đoạn từ 2009 - 2011 42

Bảng 3.5: Bảng thu phí dịch vụ ròng của Chi nhánh BIDV Sơn La 45

Bảng 3.6: Số lượng khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011 52

Bảng 3.7: Dư nợ cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011: 53

Bảng 3.8: Dư nợ cho vay cá nhân theo từng loại sản phẩm tại BIDV Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011: 54

Bảng 3.10: Dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011: 57

Bảng 3.11: Thu lãi từ hoạt động cho vay cá nhân giai đoạn 2009 - 2011 tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La 58

Biểu: Biểu đồ 3.1: Thị phần huy động vốn của BIDV Sơn La so với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn năm 2011 35

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Sơn La giai đoạn từ 36

Biểu đồ 3.3: Dư nợ tín dụng của BIDV Sơn La từ năm 2009 - 2011 39

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tín dụng của BIDV Sơn La giai đoạn năm 2009 – 2011 40

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu tín dụng của BIDV Sơn La theo kỳ hạn giai đoạn 41

Biểu đồ 3.6: Thị phần tín dụng của BIDV Sơn La so với các Ngân hàng khác 42

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ dư nợ tín dụng theo nhóm của BIDV Sơn La giai đoạn 43

Biểu đồ 3.8: Các loại phí dịch vụ của BIDV Sơn La từ năm 2009 - 2011 46

Biểu đồ 3.9: Số lượng khách hàng cá nhân của BIDV Sơn La 52

Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm của 55

Trang 6

Sơ đồ 3.1: Mô hình hệ thống tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnSơn La: 33

LỜI CAM ĐOAN

Trang 7

và xây dựng thành một đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu củatôi Tất cả các nội dung và số liệu trong đề tài này do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu vàxây dựng, các số liệu thu thập là ñúng và trung thực Các giải pháp là do tôi rút ra từquá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Sơn La mà bản thân tôi được tiếp xúc và kết quả nghiên cứu trongluận văn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiệnluận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Nhàtrường và những quy định pháp luật

Nguyễn Hữu Phong

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 8

mại hiện nay đang hướng tới các khách hàng cá nhân như một khách hàng trungthành và đầy tiềm năng.

Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng thươngmại trên thế giới Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các ngân hàng thươngmại ngày nay đều hướng tới việc củng cố và phát triển một nền khách hàng vữngchắc đặc biệt là các khách hàng cá nhân, kết hợp và sử dụng một cách hiệu quả nhấtcác kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ, là hoạt động mang lại doanh thu chắc chắn,hạn chế và phân tán rủi ro

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La do có những đặc trưngmang tính lịch sử, là một chi nhánh có chức năng cho vay đầu tư và phát triển các

dự án lớn của Tỉnh, chủ yếu hướng tới nhóm khách hàng doanh nghiệp chưa thực sựquan tâm tới nhóm khách hàng cá nhân hộ gia đình

Từ thực tế hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Latôi đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Sơn La” Đề tài chủ yếu nghiên cứu về hoạt động cho vay cánhân là một phần trong hoạt động phát triển Ngân hàng bán lẻ Hy vọng với nhữnggì mình nghiên cứu, thu thập được sẽ đưa ra được những giải pháp có ích góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn Latrên địa bàn tỉnh

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay cá nhân của ngânhàng thương mại Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động chovay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La hiện nay, qua đóchỉ ra những điểm thành công, vướng mắc, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế

Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động cho vay cá nhânhiệu quả Góp phần giúp Chi nhánh phát triển hệ thống kinh doanh ổn định bền

Trang 9

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là hoạt động chovay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La Đề tài sẽ hướngtrọng tâm vào những vấn đề chủ yếu về tổ chức, quản lý, phát triển hoạt động chovay cá nhân Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động chovay cá nhân của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La

Về thời gian: Tác giả thu thập số liệu, tài liệu về hoạt động cho vay cá nhâncủa Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La từ năm 2009 đến năm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu làphương pháp tư duy logic, thống kê, điều tra khảo sát thực tế, thu thập tổng hợp sốliệu cho đến phân tích dữ liệu, so sánh định tính và định lượng

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tàiliệu tham khảo, luận văn được được trình bày gồm 4 phần:

Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại các Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng thương mại.

Chương 3: Thực trạng phát triển cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La.

Chương 4: Những giải pháp phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Trang 10

Luận văn thạc sỹ “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Diệp năm 2010.

Luận văn thạc sỹ “ Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn

Thị Xuân Thảo năm 2007

Luận văn thạc sỹ “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 6” của tác giả Triều Mạnh

Đức năm 2008

1.2 Xác định phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của luận văn và khẳng định

đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố.

Trong luận văn này tác giả cũng đã nghiên cứu tìm tòi những lý luận về tíndụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Sơn La là một đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namđã tồn tại và phát triển nhiều năm trên địa bàn tỉnh Sơn La, và theo như tìm hiểu củatác giả thì chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài Phát triển hoạt động cho vay cánhân tại Chi nhánh Vì vậy tác giả cũng mạnh dạn nghiên cứu các hình thức cấp tíndụng cá nhân, nghiên cứu về thị phần về tín dụng cá nhân của Chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Sơn La từ đó tìm ra những mặt làm được, chưa được để đề xuấtmột số giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế trong hoạt động phát triển chovay cá nhân của ngân hàng

Trang 11

HÀNG THƯƠNG MẠI2.1 Hoạt động cho vay cá nhân của NHTM

2.1.1.Khái niệm cho vay cá nhân của NHTM

Cho vay khách hàng cá nhân là một hoạt động cung cấp tín dụng của ngânhàng cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống trong một khoảng thời gian nhất địnhdựa trên nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi

2.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay cá nhân tại các NHTM

- Về quy mô:

- Về thời hạn vay

- Về rủi ro

- Cho vay cá nhân thường có tính nhạy cảm theo chu kỳ

- Chi phí bình quân một đơn vị tiền vay là khá lớn

- Lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay cá nhân là đáng kể

2.1.3 Các hình thức cho vay cá nhân của NHTM

2.1.3.1 Theo mục đích vay

- Cho vay cá nhân cư trú

- Cho vay cá nhân phi cư trú

2.1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- Cho vay trả góp

- Cho vay cá nhân phi trả góp

- Cho vay cá nhân tuần hoàn

2.1.3.3 Theo phương thức tài trợ

- Cho vay gián tiếp:

- Cho vay trực tiếp:

2.1.3.4 Căn cứ vào loại tài sản được tài trợ

Trang 12

- Tài trợ nhu cầu tiêu dùng khác.

2.1.3.5 Căn cứ vào thời hạn vay vốn.

- Cho vay cá nhân ngắn hạn

- Cho vay cá nhân trung hạn

- Cho vay cá nhân dài hạn

2.1.3.6 Căn cứ vào phương thức bảo đảm tiền vay.

- Cho vay có bảo đảm

- Cho vay không có đảm bảo

2.2 Phát triển cho vay cá nhân của NHTM

2.2.1 Những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay cá nhân của NHTM

Có một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay cá nhân, ở đây xinđưa ra một số chỉ tiêu cơ bản nhất:

2.2.1.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển

a, Sự tăng trưởng của số lương sản phẩm cho vay cá nhân

Chỉ tiêu này được xác định:

kỳ thực hiện nhân kỳ trước

Số lượng sản phẩm cho vay cá nhân kỳ

trước

b, Sự tăng trưởng của số lượng khách hàng và thị phần cho vay cá nhân

Được xác định bởi công thức:

Trang 13

c Sự tăng trưởng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay cá nhân

Chỉ tiêu này được xác định:

kỳ thực hiện kỳ trước

Dư nợ cho vay cá nhân kỳ trước

d Sự tăng trưởng của thu nhập từ cho vay cá nhân

Chỉ tiêu này được xác định:

Tốc độ tăng = Tổng lãi Tổng lãi x 100%

Trang 14

cá nhân Tổng lãi cho vay cá nhân kỳ trước

2.2.1.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng khoản vay

a Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm

Chi tiêu này được tính toán như sau:

Tỷ lệ dư nợ

cho vay cá

nhân có tài

sản bảo đảm

= Dư nợ cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm

Tổng dư nợ cho vay cá nhân

b Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, lãi treo, dự phòng rủi ro

Tỷ lệ nợ quá hạn tại một thời điểm được tính toán như sau:

Trang 15

bàn, hệ thống pháp lý, Có thể nói các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng cho vay cá nhân Cụ thể:

- Một là, Sự phát triển của nền kinh tế:

- Hai là, tình hình ổn định chính trị xã hội

- Ba là, Nhân tố pháp lý

- Bốn là, Chiến lược hoạt động của NHTM

- Năm, Chính sách tín dụng

- Sáu là, quy trình cấp tín dụng

- Bẩy là, Hệ thống sản phẩm tín dụng

- Tám là, Về chất lượng và phẩm chất cán bộ tín dụng

- Chín là, Cơ sở vật chất kỹ thuật tại ngân hàng

- Mười là, Kiểm soát nội bộ

Trang 16

TRIỂN SƠN LA3.1 Điều kiên tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Sơn La ảnh hưởng tới hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng.

3.1.1 Về điều kiện tự nhiên

3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sơn La

3.2 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La là một Chi nhánh trựcthuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 02/5/2012 là Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam) trụ sở chính nằm tại Số 188 – Đường Tô Hiệu –Thành phố Sơn La

3.2.2 Cơ cấu tổ chức.

Sơ đồ 3.1: Mô hình hệ thống tổ chức của BIDV Sơn La:

Ban Giám đốc

Khối Quan hệ

Phòng QLRR

Phòng Quản trị tín dụng Phòng GDKH

Tổ Tiền tệ - Kho quỹ

Phòng Giao dịch Mộc Châu

Phòng giao dịch Mường La Phòng

QHKHCN

Trang 17

- Khối tác nghiệp

- Khối quản lý nội bộ

- Khối trực thuộc

3.2.3 Mạng lưới hoạt động

Đến cuối năm 2011, ngoài hội sở chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Sơn La có 08 phòng và 01 tổ nghiệp vụ, có 2 Phòng giao dịch và 2 quỹ tiếtkiệm

3.2.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La trực tiếp kinh doanh tiền

tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Sơn La

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh là:

Trang 18

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự gia tăng thu nhập và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao là sự pháttriển của hoạt động tín dụng cá nhân trong các Ngân hàng Các Ngân hàng thươngmại hiện nay đang hướng tới các khách hàng cá nhân như một khách hàng trungthành và đầy tiềm năng Hoạt động tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân đã và đemlại nguồn lợi nhuận cao cho Ngân hàng Hoạt động cho vay cá nhân đã được Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai từ năm 1995 khi Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam trở thành một ngân hàng thương mại đầy đủ Đây là mộthoạt động không mới đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tuy nhiêntrong bối cảnh phát triển và cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng cũng như xuhướng hội nhập quốc tế cần phải có sự đổi mới trong nhận thức, trong tư duy, trongcách thức triển khai hoạt động kinh doanh bán lẻ nhằm đưa hoạt động cho vay cánhân và các sản phẩm dịch vụ liên quan đến khách hàng cá nhân trở thành hoạtđộng kinh doanh nòng cốt của Ngân hang Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thờigian tới

Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng thươngmại trên thế giới Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các ngân hàng thươngmại ngày nay đều hướng tới việc củng cố và phát triển một nền khách hàng vữngchắc đặc biệt là các khách hàng cá nhân, kết hợp và sử dụng một cách hiệu quả nhấtcác kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ, là hoạt động mang lại doanh thu chắc chắn,hạn chế và phân tán rủi ro Hoạt động cho vay cá nhân là một phần qua trọng trongđịnh hướng phát triển ngân hàng bán lẻ luôn được coi là một hoạt động cốt lõi, nềntảng để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng thươngmại quốc tế

Với một nền kinh tế đang phát triển, dân số đông, các dịch vụ ngân hàngđang trong giai đoạn phát triển, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năngcho phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ Đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng

Trang 19

Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát triển hoạt động cho vay cá nhân trong giai đoạntới.

Định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong hoạt độngngân hàng bán lẻ 5 năm tới như sau:

Mục tiêu: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ trở thành ngân hàngbán lẻ hàng đầu Việt Nam (nằm trong top 3 ngân hàng lớn nhất), nắm giữ thị phầnlớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàngđầu Việt Nam Khách hàng mục tiêu: bao gồm khách hàng dân cư (cá nhân, hộ giađình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng là hộsản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Sản phẩm: Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụchuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệhiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong đó tập trung phát triểnmột số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng tiêudùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La do có những đặc trưngmang tính lịch sử, là một chi nhánh có chức năng cho vay đầu tư và phát triển các

dự án lớn của Tỉnh, chủ yếu hướng tới nhóm khách hàng doanh nghiệp chưa thực sựquan tâm tới nhóm khách hàng cá nhân hộ gia đình Vì vậy Chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Sơn La cũng đang từng bước chú trọng đầu tư vào hoạt độngtiếp cận và phát triển sản phẩm đến đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển ngânhàng bán lẻ theo đúng định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Từ thực tế hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Latôi đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Sơn La” Đề tài chủ yếu nghiên cứu về hoạt động cho vay cánhân là một phần trong hoạt động phát triển Ngân hàng bán lẻ Hy vọng với nhữnggì mình nghiên cứu, thu thập được sẽ đưa ra được những giải pháp có ích góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn Latrên địa bàn tỉnh

Trang 20

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay cá nhân của ngânhàng thương mại Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động chovay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La hiện nay, qua đóchỉ ra những điểm thành công, vướng mắc, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế

Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động cho vay cá nhânhiệu quả Góp phần giúp Chi nhánh phát triển hệ thống kinh doanh ổn định bềnvững, từ đó cùng chung tay góp phần đưa nền kinh tế của Tỉnh ngày một đi lênthoát khỏi đói nghèo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là hoạt động chovay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La Đề tài sẽ hướngtrọng tâm vào những vấn đề chủ yếu về tổ chức, quản lý, phát triển hoạt động chovay cá nhân Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động chovay cá nhân của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La

Về thời gian: Tác giả thu thập số liệu, tài liệu về hoạt động cho vay cá nhâncủa Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La từ năm 2009 đến năm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đóchủ yếu là phương pháp tư duy logic, thống kê, điều tra khảo sát thực tế, thu thậptổng hợp số liệu cho đến phân tích dữ liệu, so sánh định tính và định lượng

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tàiliệu tham khảo, luận văn được được trình bày gồm 4 phần:

Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại các Ngân hàng thương mại.

Trang 21

Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng thương mại.

Chương 3: Thực trạng phát triển cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La.

Chương 4: Những giải pháp phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La.

Trang 22

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển hoạt động cho vay cá nhân vàđưa ra các giải pháp để phát triển tại các ngân hàng khác nhau Hiện nay với đại đasố các ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng cổ phần ở Việt Nam thì thu nhậpchính từ hoạt động tín dụng, và đặc biệt hơn là theo xu thế hiện đại thì hoạt động tíndụng đang ngày các phát triển ở lĩnh vực cho vay cá nhân do vậy viêc phát triểnhoạt động cho vay cá nhân luôn luôn được các ngân hàng hết sức quan tâm và quantâm thường xuyên liên tục

Với đề tài “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Diệp năm 2010, tác giả đã đề cập

đến cơ sở lý luận của phát triển tín dụng cá nhân nhưng nhìn ở một góc độ quá rộngvà bao quát cho một hệ thống rộng lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Thựcchất mỗi một việc phát triển một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó được nghiên cứuvà đưa vào thực hiện tại mỗi đơn vị, chi nhánh trong hệ thống một Ngân hàng đều

có các cách làm khác nhau dựa trên những yếu tố khách quan và chủ quan của từngđơn vị, chi nhánh để từ đó có cách thực hiện khác nhau Vì vậy với đề tài này tácgiả đã không thể đi sâu vào việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân dựa trên yếutố như vùng miền, kinh tế xã hội,… mà chỉ đưa ra được một số giải pháp chungchung và mang tính lý thuyết cho một hệ thống Các giải pháp kiến nghị của tác giảđưa ra rộng và không thiết thực Và đặc biệt đó là mỗi hệ thống Ngân hàng riêngđều có những quy trình, quy định cấp tín dụng khác nhau và áp dụng đến từng đơnvị thành viên là khác nhau

Luận văn thạc sỹ “ Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn

Thị Xuân Thảo năm 2007, đã đưa ra cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng tiêu dùngtại các ngân hàng thương mại Tuy nhiên đối với hoạt động cho vay cá nhân thìkhông chỉ có tín dụng tiêu dùng mà bên cạnh đó còn có hoạt động cho vay cá nhân

Trang 23

hộ gia đình kinh doanh sản xuất, vì vậy đối với đề tài này tác giả chỉ đưa gia đượcnhững giải pháp để phát triển tín dụng tiêu dùng chứ chưa đưa ra được giải pháp đểphát triển hoạt động cho vay cá nhân hộ gia đình ngoài mục đích tiêu dùng.

Luận văn thạc sỹ “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 6” của tác giả Triều MạnhĐức năm 2008, ở đây tác giả đã đưa ra được những lý luận về phát triển tín dụng cánhân tại các ngân hàng thương mại như: về quy trình cấp tín dụng, quản lý rủi ro tíndụng cá nhân, nghiên cứu về các sản phẩm,… tuy nhiên đối với hệ thống Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một ngân hàng Quốc doanh có rất nhiềuđặc thù riêng biệt vì vậy về mặt quy trình cấp tín dụng hay về đặc điểm của một sốsản phẩm của hệ thống ngân hàng này có rất nhiều điểm khác biệt so với các ngânhàng khác Vì vậy khi nghiên cứu tác giả đã nhận thấy những mặt khác nhau cơ bảncủa hệ thống quy trình nên việc áp dụng và đưa ra những giải pháp phát triển hoạtđộng tín dụng cá nhân của mỗi ngân hàng khác nhau đều phải được nghiên cứu kỹvà dựa trên quy trình quy đình của mỗi ngân hàng

1.2 Xác định phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của luận văn và khẳng định

đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố.

Trong luận văn này tác giả cũng đã nghiên cứu tìm tòi những lý luận về tíndụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Sơn La là một đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namđã tồn tại và phát triển nhiều năm trên địa bàn tỉnh Sơn La, và theo như tìm hiểu củatác giả thì chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài Phát triển hoạt động cho vay cánhân tại Chi nhánh Vì vậy tác giả cũng mạnh dạn nghiên cứu các hình thức cấp tíndụng cá nhân, nghiên cứu về thị phần về tín dụng cá nhân của Chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Sơn La từ đó tìm ra những mặt làm được, chưa được để đề xuấtmột số giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế trong hoạt động phát triển chovay cá nhân của ngân hàng

Trang 24

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI2.1 Hoạt động cho vay cá nhân của NHTM

2.1.1.Khái niệm cho vay cá nhân của NHTM

Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống của các cá nhân và hộ gia đình ngày càng tăngcao Tuy nhiên, không phải lúc nào các cá nhân và hộ gia đình cũng có đủ khả năngtài chính để tài trợ và chi trả cho các nhu cầu đó Từ đây nhu cầu được vay vốn củacác cá nhân và hộ gia đình này hình thành và hoạt động cho vay đối với khách hàngcá nhân, hộ gia đình cũng ra đời để giải quyết các nhu cầu đó

Xét về tiềm năng sinh lợi từ các khách hàng cá nhân và hộ gia đình là vô hạn,chừng nào còn có con người thì nhu cầu tiêu dùng vẫn luôn tồn tại và không phải tấtcả các cá nhân có thể có nguồn thu nhập thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đó Ngày naycác công ty có xu hướng tìm nguồn vốn tài trợ từ phát hành chứng khoán, đồng thời

sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cho vay làm thị phần cho vay của ngân hàngbị giảm sút, buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay sang cho vay cá nhânvà hộ gia đình để tăng thu nhập và phần nào để san sẻ và giảm bớt những rủi rotrong hoạt động tín dụng

Cho vay khách hàng cá nhân là một hoạt động cung cấp tín dụng của ngânhàng cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống trong một khoảng thời gian nhất địnhdựa trên nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi

2.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay cá nhân tại các NHTM

- Về quy mô: Các khoản cho vay với khách hàng cá nhân thường là cáckhoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại lớn Do cho vay cá nhân thường làcác khoản cho vay tiêu dùng cấp cho các cá nhân, hộ gia đình không phải sử dụngcho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp nên nó thường là các khoản vay có giá

Trang 25

trị không lớn.Giá trị này được xác đinh trên cơ sở giá cả hàng hoá, dịch vụ màkhách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng trong khi giá trị những hàng hoá này thườngnhỏ Hơn nữa phần lớn khách hàng cá nhân đều có sự tích luỹ từ trước, ngân hàngchỉ là người hỗ trợ cho việc mua sắm hàng hoá được dễ dàng hơn khi số tiền tíchluỹ là chưa đủ Ngoài ra số lượng khách hàng cá nhân xuất phát từ dân cư nênthường có số lượng lớn và nhu cầu chi tiêu ngày một đa dạng và phong phú do đósố lượng các khoản vay cá nhân lớn.

- Về thời hạn vay: Các khoản cho vay cá nhân thường là các khoản vay ngắnhạn, trung hạn trong khi đó vay dài hạn rất ít vì các khoản vay này chủ yếu phục vụnhu cầu tiêu dùng của cá nhân, một phần phục vụ sản xuất nhưng thường là sản xuấtvới quy mô không lớn

- Về rủi ro: Các khoản cho vay cá nhân có độ rủi ro cao vì:

Thứ nhất: Luôn tồn tại nhóm khách hàng chây ỳ, lừa đảo hay thiếu ý thứcthanh toán nợ gốc lãi đúng hạn cho các Ngân hàng

Thứ hai: Các rủi ro như suy thoái kinh tế, mất mùa, thất nghiệp, bệnh tật, tâm

lý tiêu dùng của dân cư, mức độ ổn định xã hội,

Thứ ba: Các rủi ro như là tình trạng công việc hay sức khoẻ của khách hàng,diễn biến tâm lý của khách hàng, làm ảnh hưởng đến tài chính và khả năng thanhtoán nợ của cá nhân và hộ gia đình Hoặc là do sự ảnh hưởng của các tổ chức trunggian (đơn vị, tổ chức có cán bộ công nhân viên vay vốn, các đơn vị chủ quản), đặcbiệt là hình thức cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm cũng mang lại rủi rorất nhiều đối với loại hình cho vay này

Tóm lại, khả năng trả nợ sẽ thay đổi nhanh chóng khi khách hàng thay đổiđiều kiện làm việc hoặc sức khoẻ, đồng thời khả năng bù đắp từ các nguồn kháctrong trường hợp có rủi ro hầu như không có

- Cho vay cá nhân thường có tính nhạy cảm theo chu kỳ: Số lượng các khoảncho vay cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinhdoanh của dân cư và khả năng thanh toán của họ, do đó nó có tính nhạy cảm theochu kỳ Cho vay cá nhân sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển - khi mà người

Trang 26

dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình kinh tế xã hội có triểnvọng phát triển Và ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiềuhộ cá nhân và gia đình cảm thấy ít tin vào tương lai, nhất là khi họ thấy thu nhậpgiảm xuống và xu hướng thất nghiệp ngày càng tăng thì việc vay mượn ngân hàng

sẽ hạn chế, đặc biệt là việc vay mượn dành cho chi tiêu

- Chi phí bình quân một đơn vị tiền vay là khá lớn: Cho vay cá nhân là mộttrong những khoản mục có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng.Thực tế là quy mô mỗi món vay cá nhân thường nhỏ, thời gian vay không dài, trongkhi đó số lượng hồ sơ các món vay và số lượng đầu khách hàng cần quản lý lại rấtlớn Hơn nữa, các thông tin về cá nhân và hộ gia đình thường không đầy đủ vàchính xác hoàn toàn, khả năng báo cáo báo và xác nhận khả năng tài chính khókiểm soát Điều này khiến ngân hàng rất vất vả trong quá trình cho vay, từ khâu tiếpnhận hồ sơ, thẩm định khách hàng đến khâu giải ngân thu nợ Những điều kiện trênkhiến cho việc thực hiện một khoản cho vay cá nhân của ngân hàng là khá tốn kém,mất nhiều chi phí cũng như nhân lực

- Lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay cá nhân là đáng kể: Tương ứngvới mức rủi ro cao, chi phí cao như vậy thì các khoản cho vay cá nhân thường đượccác NHTM áp dụng mức lãi suất cho vay cao Bên cạnh đó, số lượng các khoản vaythường khá lớn nên lợi nhuận từ cho vay cá nhân đem lại cho NHTM là đáng kể

- Chính vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi về đối tượng kháchhàng trong lĩnh vực này mà đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, hoạt độngcho vay cá nhân đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các NHTM,đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng và đang tiếp tục hứa hẹn nhiều triểnvọng trong việc phát triển loại hình tín dụng này trong tương lai Tại các nước đangphát triển, loại hình cho vay này cũng đang dần khẳng định được vai trò của mình

2.1.3 Các hình thức cho vay cá nhân của NHTM

2.1.3.1 Theo mục đích vay

- Cho vay cá nhân cư trú: Đây là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu

mở rộng sản xuất, mua sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân

Trang 27

hoặc hộ gia đình.

- Cho vay cá nhân phi cư trú: Là khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trangtrải chi phí mua sắm phương tiện, đồ dùng gia đình, chi phí học tập, giải trí du lịch,chữa bệnh hay thanh toán tiền viện phí,…

2.1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- Cho vay trả góp:

Đây là hình thức cho vay cá nhân trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả sốtiền gốc và lãi) cho ngân hàng theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trongthời hạn cho vay Phương thức này được áp dụng cho các khoản vay có kỳ hạn dài,tài trợ cho tài sản cố định có giá trị lớn như: cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ nhucầu nhà ở,… và áp dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp định kỳ không đủkhả năng thanh toán hết một lần số nợ vay

Đối với loại cho vay này, các ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơbản sau:

Loại tài sản được tài trợ: Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường

chú ý đến tài sản được hình thành từ vốn vay có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc cógiá trị lớn

Số tiền phải trả trước: Thông thường các ngân hàng thường yêu cầu người đi

vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số tiền này được gọilà số tiền trả trước Phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trước cần phải đủlớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản, mặtkhác lại có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng Số tiền trả trước thường phụthuộc vào các yếu tố sau:

+ Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trảtrước nhiều và ngược lại, đối với các tài sản có mức đọ giảm giá chậm thì số tiền trảtrước ít

+ Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng

+ Môi trường kinh tế

+ Năng lực tài chính của những người đi vay

Trang 28

Chi phí tài trợ: là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng về việc sử

dụng vốn Chi phí này chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan.Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trảgóp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay, và rủi ro xảy

ra nếu người vay mất việc ốm đau, thu nhập giảm sút, Chính vì thế thường thì lãisuất cho vay trả góp là cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng

Điều kiện thanh toán: Số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn phải phù hợp với khả

năng về thu nhập trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của kháchhàng; giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền cho vay chưa được thuhồi, kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vaykhông nên quá dài Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời gian hoạt động của tài sảntài trợ

- Cho vay cá nhân phi trả góp: Theo phương thức này số tiền cho vay đượckhách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn Thường thì cáckhoản cho vay cá nhân phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏvới thời hạn không dài

- Cho vay cá nhân tuần hoàn: Là các khoản vay trong đó ngân hàng cho phépkhách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựatrên tài khoản vãng lai Theo phương pháp này, thời hạn cho vay được thoả thuậntrước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm từng kỳ của khách hàng sẽđược ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn,theo một hạn mức tín dụng

Lãi phải trả mỗi kỳ được tính theo 3 cách:

- Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Số dư nợ được dùng đểtính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đó thanh toán nợ chongân hàng

- Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Số dư nợ dùng

để tính lãi là số dư nợ cuối mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán

- Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân

Trang 29

2.1.3.3 Theo phương thức tài trợ

Cho vay gián tiếp:

Có thể hiểu cho vay gián tiếp là hình thức tín dụng mà ngân hàng không trựctiếp gặp gỡ tiếp xúc với khách hàng để thảo thuận về số tiền vay và lãi suất cho vay.Ngân hàng cho khách hàng vay thông qua việc mua lại các khoản nợ phát sinh từnhững công ty chuyên cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ cho các cá nhân.Hoạt động này đã phát triển vì hoạt động tiếp thị và các phương thức tiêu dùng muasắm các hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng phát triển Hầu hết ngườitiêu dùng mua sắm trước rồi sau đó mới dàn xếp nguồn tài trợ Nắm bắt được nhucầu đó, các công ty đại lý chấp nhận bán chịu cho khách hàng với điều kiện kháchhàng cam kết sẽ hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên trên thựctế, nhiều đại lý không đủ năng lực tài chính để giữ tất cả các khoản nợ này và họbuộc phải tìm đến các ngân hàng để tìm nguồn tài trợ

Hoạt động cho vay gián tiếp mang lại lợi ích không chỉ người tiêu dùng, cáccông ty bán lẻ mà cả đối với ngân hàng Sự tài trợ này đem lại cơ hội để cung cấptiền vay mà không có sự gia tăng đáng kể trong chi phí nghiệp vụ Hơn nữa trongtrường hợp ngân hàng có mối quan hệ tốt với công ty bán lẻ, cho vay gián tiếp lại tỏ

ra khá an toàn Các công ty bán lẻ cũng chịu trách nhiệm giám sát khoản cho vaytrong một thời gian nhất định, theo dõi các khách hàng không trả đúng hẹn

Bên cạnh những ưu điểm trên, việc tài trợ gián tiếp cũng có những hạn chếnhất định Trước hết, ngân hàng gần như chỉ biết thông tin về khách hàng thông quacông ty bán lẻ do đó không có cơ sở để đánh giá khách hàng vay của mình Thứ haihọ gặp phải tâm lý bất hợp tác của khách hàng khi biết mình là một khách vay củangân hàng dù chỉ là gián tiếp Việc này cản trở ngân hàng rất nhiều trong việc thuhồi nợ

Cho vay trực tiếp:

Ngân hàng trực tiếp gặp gỡ cho vay và thu hồi nợ từ phía khách hàng Hoạtđộng này đòi hỏi ngân hàng tiến hành thận trọng kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết

Trang 30

định Kể cả hoạt động giám sát sau khi vay cũng đòi hỏi ngân hàng tiến hành đầy đủ

để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra

So với cho vay gián tiếp cho vay trực tiếp đã hạn chế được nhược điểm duynhất là khách hàng và ngân hàng không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhau Nhờ

có nhân viên tín dụng là những người được đào tạo có chuyên môn nghiệp vụ nênnhững đánh giá khách hàng của họ có cơ sở hơn những công ty bán lẻ Hơn nữatrong quá trình tiếp xúc với khách hàng, điều mà cán bộ tín dụng quan tâm là chấtlượng các khoản vay, còn đối với các công ty bán lẻ họ chỉ quan tâm làm sao bánđược nhiều sản phẩm, lợi nhuận thu về nhanh nhất và nhiều nhất Hơn nữa khi mốiquan hệ giữa khách hàng và ngân hàng tốt ngân hàng có cơ hội để gia tăng lượngkhách hàng tiềm năng của mình còn khách hàng cũng gặp những thuận lợi nhất địnhcho những khoản vay về sau

2.1.3.4 Căn cứ vào loại tài sản được tài trợ

- Tài trợ bất động sản: Cho vay tài trợ đối với bất động sản là các khoản chovay nhằm mục đích mua mới hoặc sửa chữa, xây dụng nhà ở, căn hộ và trong mộtsố trường hợp bao gồm cả chuyển nhượng quyền sử dụng đất Cho vay tài trợ đốivới bất động sản khác với phần lớn các hình thức cho vay khác trên một số khíacạnh sau:

Thứ nhất: Quy mô của một món vay tài trợ bất động sản thường lớn

Thứ hai: Các khoản cho vay tài trợ với bất động sản thường có kỳ hạn dàinhất trong danh mục các sản phẩm cho vay của mỗi ngân hàng Do đó, loại hình chovay này thường chứa đựng những nguy cơ rủi ro tín dụng

Thứ ba: Việc định giá tài sản bảo đảm gồm đánh giá giá trị và tình trạng củatài sản là trọng tâm của món vay Ngoài ra tính khả mại của tài sản cũng là một yếutố rất quan trọng khi đánh giá tài sản

- Tài trợ hàng tiêu dùng lâu bền: Như ô tô, xe máy Tính khả dụng của tài sảnnày khá cao, giá trị ở mức trung bình nên nhiều người có nhu cầu mua sắm Quy môcủa các khoản vay này thương không lớn, số lượng món vay phát sinh nhiều Tài

Trang 31

sản bảo đảm có thể chính là các tài sản hình thành từ vốn vay Với những khoản vaynày nguồn trả nợ có thể là nguồn thu hàng tháng được trả lãi theo định kỳ.

- Tài trợ nhu cầu SXKD: Việc cho vay này được thiết kế và cung cấp chokhách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh, Cho vay SXKD nhằm mục đích có thể là để bổ sung vốn lưu động thiếuhụt trong quá trình SXKD, để thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu, hàng hoá và cácchi phí cần thiết, hoặc để thanh toán tiền mua sắm máy móc thiết bị, phương tiệnvận chuyển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở SXKD Ngân hàng xem xét đáp ứng nhucầu vay vốn nhanh chóng với mức cho vay và thời hạn hợp lý tùy theo yêu cầu sảnxuất kinh doanh Đối với khoản vay này, tài sản đảm bảo thường là các tài sản cógiá trị như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị,…

- Tài trợ nhu cầu tiêu dùng khác: Cho vay các nhu cầu tiêu dùng khác nhằmmục đích tài trợ những nhu cầu như: Cho vay du học, chữa bệnh, du lịch, cướihỏi, Đối với các khoản vay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là do thunhập để trả nợ của người vay, sau đó mới xem xét đến giá trị của tài sản đảm bảo

2.1.3.5 Căn cứ vào thời hạn vay vốn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống vàcác dự án đầu tư phát triển, các ngân hàng xem xét cho khách hàng vay theo cácthời hạn:

- Cho vay cá nhân ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12tháng trở xuống

- Cho vay cá nhân trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 1 nămđến 5 năm

- Cho vay cá nhân dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 5 nămtrở lên

2.1.3.6 Căn cứ vào phương thức bảo đảm tiền vay.

- Cho vay có bảo đảm: Là phương thức ngân hàng cho khách hàng cá nhânvà hộ gia đình vay có bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố bằng tài sản hoặc bằng bảolãnh của bên thứ ba Cho vay có bảo đảm là cho vay dựa trên cam kết đảm bảo, đó

Trang 32

là cam kết của người vay về việc dùng tài sản thuộc quyền sở hữu sử dụng của mìnhhoặc của bên thứ ba; hoặc dùng khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngânhàng Cam kết đảm bảo cho phép ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu

nợ thứ nhất từ thu nhập, quá trình SXKD của khách hàng không đủ Cho vay dựatrên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải ký hợp đồng đảm bảo.Ngân hàng phải kiểm tra đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo, có khả nănggiám sát việc sử dụng hoặc có khả năng bảo quản tài sản đảm bảo

- Cho vay không có đảm bảo: Là hình thức ngân hàng cho khách hàng cánhân, hộ gia đình vay không có cam kết đảm bảo mà hoàn toàn dựa vào uy tín củachính khách hàng Thường áp dụng cho khách hàng có uy tín, có việc làm và thunhập ổn định, ngoài việc chi cho các khoản chi tiêu thường xuyên hàng tháng thìcòn tích luỹ đủ để trả nợ ngân hàng

2.2 Phát triển cho vay cá nhân của NHTM

2.2.1 Những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay cá nhân của NHTM

Có một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay cá nhân, ở đây xinđưa ra một số chỉ tiêu cơ bản nhất:

2.2.1.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển

a, Sự tăng trưởng của số lương sản phẩm cho vay cá nhân

Sự tăng trưởng về số lượng sản phẩm hay đa dạng hoá sản phẩm cho vay cánhân là quá trình cung cấp ngày càng nhiều chủng loại sản phẩm cho vay cho kháchhàng nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng để vừa giữkhách hàng truyền thống vừa mở rộng khách hàng mới trên thị trường khác nhaunhờ đó tăng doanh thu và lợi nhuận

Chỉ tiêu này được xác định:

Trang 33

kỳ thực hiện nhân kỳ trước

Số lượng sản phẩm cho vay cá nhân kỳ

trước

b, Sự tăng trưởng của số lượng khách hàng và thị phần cho vay cá nhân

- Về số lượng khách hàng: Đối với bất kỳ ngân hàng nào khách hàng luôn làyếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh Đối vớingân hàng, khi số lượng khách hàng vay cá nhân tăng điều đó thường dẫn đến sựgia tăng doanh số cho vay, dư nợ cho vay cá nhân từ đó làm tăng thu nhập Nó đượcxác định bởi công thức:

kỳ thực hiện nhân kỳ trước

Số lượng khách hàng vay cá nhân kỳ

trước

Chỉ tiêu tốc độ gia tăng số lượng khách hàng cá nhân cho biết số lượngkhách hàng là cá nhân của ngân hàng tăng bao nhiêu phần trăm mỗi năm Nếu chỉtiêu này càng lớn chứng tỏ số lượng khách hàng cá nhân càng tăng, tức là ngân hàng

mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng là cá nhân, tuy nhiên đánh giá chỉ tiêunày cần kết hợp với số tuyệt đối để cho kết quả chính xác

Thị phần của ngân hàng đối với cho vay cá nhân là tỷ lệ phần trăm giữadoanh thu của ngân hàng này với tổng doanh thu của tất cả các ngân hàng khác có

Trang 34

sản phẩm cho vay vốn với khách hàng là cá nhân trên thị trường theo tháng, quý,năm Thị phần càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã thành công Tuy nhiên không phảingân hàng cứ có thị phần lớn có nghĩa là dịch vụ của ngân hàng đó phát triển,nhưng thị phần cho thấy vị thế và sự ổn định của ngân hàng trong việc phát triểndịch vụ trên thị trường.

c Sự tăng trưởng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay cá nhân

Để đánh giá phát triển cho vay cá nhân của NHTM thường sử dụng chi

tiêu: Sự tăng trưởng về doanh số cho vay và dư nợ cá nhân

Doanh số cho vay: Là luỹ kế số tiền mà NHTM cho khách hàng vay tínhtrong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm) Nó là chỉ tiêu phản ánhquy mô tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế Căn cứ vào chỉ tiêu này cũng cóthể thấy được phần nào xu hướng của hoạt đọng tín dụng của ngân hàng Sự biếnđộng về doanh số cho vay qua mỗi thời kỳ được đo lường bằng số tuyệt đối vàtương đối thông qua mức tăng giảm tỉ trọng và tôc độ tăng giảm doanh số cho vaycá nhân

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cá nhân qua các năm phản ánh quy mô,

xu hướng của việc phát triển cho vay cá nhân là tăng trưởng hay thu hẹp Chỉ tiêu này đượcxác định:

dư nợ kỳ trước và doanh số cho vay, doanh số thu nợ.Tương tự như chỉ tiêu trên, dư

nợ cho vay cá nhân được đo lường bằng số tuyệt đối và tương đối thông qua mứctăng giảm, tỷ trọng và tốc độ tăng giảm dư nợ

Trang 35

Những con số và tốc độ tăng giảm dư nợ cho vay cá nhân qua các năm phảnánh quy mô và xu hướng tăng trưởng hay thu hẹp cho vay cá nhân.

Chỉ tiêu này được xác định:

kỳ thực hiện kỳ trước

Dư nợ cho vay cá nhân kỳ trước

d Sự tăng trưởng của thu nhập từ cho vay cá nhân

Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh tốc độ tăng trưởng lãi thu được từhoạt động cho vay cá nhân qua các năm, từ đó thất được quy mô và xu hướng pháttriển cho vay cá nhân của NHTM là có hiệu quả hay không Đây là chỉ tiêu phảnánh kết quả cuối cùng và là mục tiêu của việc phát triển hoạt động cho vay cá nhâncủa NHTM

Chỉ tiêu này được xác định:

kỳ thực hiện nhân kỳ trước

Tổng lãi cho vay cá nhân kỳ trước

2.2.1.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng khoản vay

a Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm

Dư nợ có tài sản bảo đảm là dư nợ mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của kháchhàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản thế chấp, cầm cố, tài sảnhình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc thế chấp bằng tài sản của bên thứ

ba Tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ bổ sung khi nguồn trả nợ từ phương án sử dụng

Trang 36

vốn vay không đảm bảo, nó được coi như nguồn trả nợ thứ hai đối với ngân hàng.

Dư nợ vay có tài sản bảo đảm càng cao thì khả năng mất vốn và rủi ro của ngânhàng càng thấp và ngược lại

Chi tiêu này được tính toán như sau:

Tỷ lệ dư nợ

cho vay cá

nhân có tài

sản bảo đảm

= Dư nợ cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm

Tổng dư nợ cho vay cá nhân

b Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, lãi treo, dự phòng rủi ro

Đây là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của một khoản vay, việc phát triểncho vay cá nhân tức là vừa tăng trưởng về doanh số, dư nợ, lãi đồng thời đi đôi vớicác khoản vay phải được đảm bảo

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn Tỷ

lệ nợ quá hạn tại một thời điểm được tính toán như sau:

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Việc phân loại nợ vào các nhóm nợ khác nhau từ thấp đến cao là nhằm đánhgiá chất lượng của các khoản vay, nợ được xếp vào nhóm cao hơn chất lượng càng

Trang 37

giảm và độ rủi ro càng cao Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 Tỷ lên nợxấu trên tổng dư nợ tại một thời điểm là tỉ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM.

Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%,nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100% Dự phòng chung đượctrích lập bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 Dự phòng rủi

ro được ngân hàng trích lập cho các khoản vay cá nhân càng lớn thể hiện chất lượngcác khoản vay cá nhân càng thấp

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay cá nhân của NHTM

Việc phát triển hoạt động cho vay cá nhân chịu tác động bởi tập hợp cácnhân tố rất quan trọng không chỉ từ phía khách hàng hay phía ngân hàng mà còn cácnhân tố khác như: Sự phát triển của nền kinh tế, tình hình chính trị xã hội của địabàn, hệ thống pháp lý, Có thể nói các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng cho vay cá nhân Cụ thể:

Một là, Sự phát triển của nền kinh tế:

Môi trường kinh tế như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sựphát triển kinh tế, thu nhạp bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến thunhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn của người tiêu dùng, ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động cho vay cá nhân của NHTM

Trang 38

Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định,mức sống của dân cư ngày một nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, bởi vì họ tintưởng vào thu nhập của mình trong tương lai sẻ có thể chi trả được các khoản nợ đểphục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống Vì vạy mà cho vay cá nhân củangân hàng thời kỳ này sẽ tăng lên Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào tạng thái suythoái dân cư có xu hướng tích luỹ nên cho vay cá nhân thời kỳ này sẽ giảm xuống.Ngoài ra nền kinh tế ngày càng phát triên thì nhu cầu đầu tư kinh doanh trong dân

cư cũng ngày một tăng để góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống của bản thânhọ

Hai là, tình hình ổn định chính trị xã hội

Chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Vì vậy kinh tếphát triển và chính trị ổn định là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tớikhả năng phát triển cho vay cá nhân của NHTM

Các yếu tố văn hoá – Xã hội như tập quán sinh hoạt, chi tiêu, mua sắm, trìnhđộ dân trí, thói quen, lối sống tác động đến nhu cầu dân cư và do đó ảnh hưởng đếncho vay cá nhân của NHTM Ngoài thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ củangân hàng trong dân cư cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay cá nhâncủa NHTM Quy mô và tốc độ tăng sân số cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đếnquy mô cho vay cá nhân vì dân số càng đông thì nhu cầu chi tiêu càng lớn, số ngườitìm đến ngân hàng vay để thoả mãn các nhu cầu của mình càng nhiều Thôngthường ở những nơi đông dân cư, nhu cầu mua sắm chi tiêu cao và thói quen sửdụng dịch vụ ngân hàng cũng tốt hơn so với khu vực nông thôn do đó nhu cầu vayvốn ngân hàng của dân cư tại các thành phố cũng cao hơn

Ba là, Nhân tố pháp lý

Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không ổnđịnh, không kịp thời và có nhiều “ kẽ hở” thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn choNHTM trong mọi hoạt động tín dụng Ngược lại nếu những văn bản pháp luật quyđịnh rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và ổn định thì sẽ tạo ra một hành lang pháp

lý vững chắc, góp phần vào cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong hoạt động

Trang 39

tín dụng Và đó cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáokhi có các tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng.

Ngoài ra chính sách của Nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng cho vay cá nhân Thứ nhất là các chính sách của Nhà nước nhằm khuyếnkhích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế, tăngGDP, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động Thứ hai là các chínhsách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo Hai chính sách này đóng vai trò quantrọng trong việc phát triển vay cá nhân

Bốn là, Chiến lược hoạt động của NHTM

Đối với mỗi ngân hàng để có thể tồn tại và phát triển trong bất kỳ giai đoạnnào đều cần thiết xây dựng được chương trình, kế hoach hành động tổng quát để từ

đó từng bước triển khai cụ thể Từ chiến lược tổng thể, ban lãnh đạo có thể phânchia thành các chiến lược cụ thể Điều đó có nghĩa là chiến lược cụ thể của tùng sảnphẩm được hình thành, triển khai áp dụng nhằm thực hiện theo đúng định hướng,chiến lược chung của ngân hàng Từ chiến lược tổng thể này ngân hàng sẽ có đượcđịnh hướng mục tiêu hoạt động của từng thời kỳ Nếu ngân hàng có định hướngphát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì đương nhiên kéo theo nó là hoạt độngcho vay cá nhân cũng phải được chú trọng phát triển theo

Năm, Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm: Các chính sách về mức vay đối với kháchhàng, điều kiện về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay, lãi suấtcho vay, phí suất tín dụng, sự bảo đảm khả năng thanh toán, hướng giải quyết phầntín dụng thấu chi, các khoản vay có vấn đề, Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúngđắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì chắc chắnngân hàng sẽ thành công trong việc phát triển hoạt động cho vay cá nhân Ngược lạinếu không đáp ứng được yêu cầu trên thì ngân hàng sẽ không phát triển hoạt độngnày được

Đặc biệt là trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì mộtchính sách tín dụng hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng

Trang 40

Sáu là, quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của ngânhàng trong việc cấp tín dụng, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từkhi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng

Việc xây dựng một quy trình cấp tín dụng hoàn thiện và có hiệu quả có ýnghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời nó còngây được cảm tình với khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng hơn

Bẩy là, Hệ thống sản phẩm tín dụng

Một hệ thống sản phẩm tín dụng đa dạng và phù hợp với yêu cầu thực tế sẽthức sự đem lại hiệu quả cho ngân hàng Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập củadân cư ngày càng tăng điều đó có nghĩa là nhu cầu của dân cư ngày càng cao Điều

đó đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng cải tiến các sản phẩm hiện có nhằm phùhợp với nhu cầu của khách hàng, các NHTM phải tích cực nghiên cứu thị trườngtriển khai các sản phẩm mới, đi trước đón đầu các nhu cầu của khách hàng góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của chính các ngân hàng

Tám là, Về chất lượng và phẩm chất cán bộ tín dụng

Chất lượng cán bộ tín dụng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt độngngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay cá nhân nói riêng Chất lượng cán bộ tíndụng thể hiện ở:

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộtín dụng quyết định khả năng đánh giá thẩm định khách hàng Đây là yêu cầu quantrọng nhất đối với cán bộ tín dụng Nếu quá trình thẩm định khách hàng tốt, đánhgiá đúng năng lực pháp luật và khả năng tài chính, mức độ tín nhiệm của kháchhàng thì các khoản vay cá nhân sẽ có chất lượng cao và ngược lại

Đạo đức nghề nghiệp: Với hoạt động tín dụng đạo đức nghề nghiệp rất đượccoi trọng Người trung thực mới đưa ra những quyết định đúng đắn có lợi cho ngânhàng và thuận tiện cho khách hàng, không vì tư lợi cá nhân mà gây tổn thất chongân hàng

Ngày đăng: 16/10/2014, 10:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Website: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/07/070213.html Link
13. Website: http://www.sbv.gov.vn bài viết: Phát triển tín dụng tiêu dùng an toàn và hiệu quả tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Link
1. TS. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, XB Thống kê, Hà Nội Khác
2. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình NHTM, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
3. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), NHTM - quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung, Hồ Ngọc Cẩn (2000), Vay vốn Ngân hàng từ lý thuyết đến thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác
5. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
6. Trần Hoàng Ngân (1996), Tiền tệ - Ngân hàng và Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/201/NHNN ngày 31/12/2001 về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà nội Khác
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN, Quy chế bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Hữu Tài (2002, Giáo trình lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
11. Lê Văn Tề (2003), nghiệp vụ NHTM, NXB Thống kê, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1: Mô hình hệ thống tổ chức của BIDV Sơn La: - Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la
Sơ đồ 3.1 Mô hình hệ thống tổ chức của BIDV Sơn La: (Trang 18)
Hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc thế chấp bằng tài sản của bên thứ  ba. Tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ bổ sung khi nguồn trả nợ từ phương án sử dụng  vốn vay không đảm bảo, nó được coi như nguồn trả nợ thứ hai đối với ngân hàng - Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la
Hình th ành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ bổ sung khi nguồn trả nợ từ phương án sử dụng vốn vay không đảm bảo, nó được coi như nguồn trả nợ thứ hai đối với ngân hàng (Trang 38)
Bảng 3.4: Thị phần hoạt động tín dụng của các Ngân hàng trên địa bàn giai - Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la
Bảng 3.4 Thị phần hoạt động tín dụng của các Ngân hàng trên địa bàn giai (Trang 58)
Bảng 3.5: Bảng thu phí dịch vụ ròng của Chi nhánh BIDV Sơn La - Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la
a ̉ng 3.5: Bảng thu phí dịch vụ ròng của Chi nhánh BIDV Sơn La (Trang 62)
Bảng 3.6: Số lượng khách hàng cá nhân tại BIDV Sơn La trong 3 năm - Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la
Bảng 3.6 Số lượng khách hàng cá nhân tại BIDV Sơn La trong 3 năm (Trang 66)
Bảng 3.7: Dư nợ cho vay cá nhân tại BIDV Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011: - Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la
Bảng 3.7 Dư nợ cho vay cá nhân tại BIDV Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011: (Trang 68)
Bảng 3.8: Dư nợ cho vay cá nhân theo từng loại sản phẩm tại BIDV Sơn La - Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la
Bảng 3.8 Dư nợ cho vay cá nhân theo từng loại sản phẩm tại BIDV Sơn La (Trang 69)
Bảng 3.10: Dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo tại BIDV Sơn La trong - Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la
Bảng 3.10 Dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo tại BIDV Sơn La trong (Trang 72)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w