1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện phụ sản hà nội trong giai đoạn hiện nay

77 4,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 644,5 KB

Nội dung

Đội ngũ cán bộ củabệnh viện phần lớn là những người có bản lĩnh, có trình độ và năng lực, đượcđào tạo cơ bản phần nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên còn cónhững hạn chế về trìn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã và đangtiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, thực hiệnhai nhiệm vụ chiến lược, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bảo vệ tổ quốc.Mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại nhằm “Xây dựng đất nước ta dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” Để thực hiện đượcmục tiêu đó, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Nói đến cán

bộ tốt hay kém ở đây chính là nói đến phẩm chất nhân cách hay đó là cái Đức

và cái Tài của họ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta rất quan tâmxây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sungphát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảngviên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh” [1, tr 90]

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã chỉ rõ rằng: “Mục tiêuchung là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tưtưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, giỏi về chuyênmôn nghiệp vụ” [1, tr316] Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hànhTrung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”yêu cầu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [ 2, tr 26]

Trang 2

Các quan điểm trên đã thể hiện khái quát những yêu cầu về phẩm chất, nhâncách của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý trong thời kỳ mới.

Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước đãchú trọng phát triển và hoàn thiện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa

“hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đểthực hiện được mục tiêu trên, có sự đóng góp rất nhiều của đội ngũ cán bộ cácngành, các lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ ngành Y

Họ là những tấm gương thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, họ đã thể hiện tốtphẩm chất và năng lực của mình, có phong cách lãnh đạo dân chủ, có chuyênmôn và khoa học, không xa dân, sống trong lòng dân, có đạo đức nghề nghiệpcủa người thầy thuốc, xứng đáng là những người đảm đương trọng trách lớnlao của Đảng và Nhà nước giao cho, là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân

Tuy nhiên bên cạnh những mặt được thì một số cán bộ trong hệ thốngchính trị các cấp ở nước ta hiện nay còn bộc lộ những yếu kém Một phầnchưa được đào tạo đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, mặt khác, do còn giữlại tác phong làm việc chậm chạp, quan liêu, sống quan cách, xa dân, tâm lýtiểu nông làng xã đang còn chi phối cách nghĩ, cách làm của họ Hiện vẫn còncán bộ chưa được quan thử thách và rèn luyện, phẩm chất và năng lực của họchưa thực sự tương xứng với công việc đang đảm nhiệm Trong thời gian qua,bên cạnh những thành tựu đạt được và những tấm gương thầy thuốc hết lòng

vì người bệnh còn có một số cá nhân trong ngành Y tế đã vi phạm quy chếchuyên môn, quy chế dân chủ ở cơ sở gây ra những vụ việc nghiêm trọng, tạo

dư luận xã hội bức xúc ảnh hưởng đến uy tín của ngành Y tế và đạo đức nghềnghiệp của người thầy thuốc Do đó, để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, rất cần quan tâm tới rèn luyện bản lĩnhchính trị, ý chí, đạo đức cách mạng và rèn luyện cả về năng lực trí tuệ và nănglực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnhđạo đất nước trong tình hình mới

Trang 3

Bệnh viện phụ sản Hà Nội là bệnh viện loại 1, tuyến đầu về chăm sócsức khoẻ sinh sản cho khu vực Hà Nội Bệnh viện được xây dựng trên mảnhđất Yên lãng thượng thuộc quận Ba Đình (phía bắc thủ đô Hà Nội) Bệnh viện

là một trong những đơn vị giữ vững truyền thống đoàn kết, phát huy sứcmạnh tập thể, thực hiện tốt 7 chức năng, nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu kếhoạch, từng bước triển khai, phát triển thành công các mũi nhọn chuyên sâu,tiếp tục phấn đấu đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc Tuy nhiên bên cạnhnhững thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn thử thách Đội ngũ cán bộ củabệnh viện phần lớn là những người có bản lĩnh, có trình độ và năng lực, đượcđào tạo cơ bản phần nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên còn cónhững hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, còn thiếu sự đầu tư các kỹthuật chuyên sâu, khả năng thích ứng còn hạn chế, đặc biệt trang thiết bị y tế

và sự quá tải diễn biến thường xuyên…

Xuất phát từ những lý do nêu trên và là một cán bộ lãnh đạo, quản lý,

tôi chọn vấn đề: “Xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài

nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp kết thúc khóa học lớp Cao cấp Lý luậnChính trị - Hành chính tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nhân cách đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất một số giảipháp hoàn thiện nhân cách cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh việnPhụ sản Hà Nội hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nộigiai đoạn hiện nay

4 Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các đơn vị khoa,phòng, ban tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Trang 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về:

+ Lý luận chung về nhân cách, những quan điểm, những cách tiếp cậnkhác nhau về nhân cách và nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

và về tiêu chuẩn người cán bộ thời kỳ mới

- Khảo sát thực trạng nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnhviện Phụ sản Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện nay

6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

a Cơ sở lý luận:

- Cơ sở lý luận của tâm lý học nhân cách và nhân cách người cán bộlãnh đạo, quản lý

- Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

về tiêu chuẩn người cán bộ

b Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm

Trang 5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH

NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

1.1 Khái niệm chung về nhân cách và nhân cách người lãnh đạo, quản lý.

1.1.1 Khái niệm về nhân cách và bản chất nhân cách.

Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khácnhau như Triết học, Xã hội học, Tâm lý học, Đạo đức học, Giáo dục học, Yhọc…Với mỗi ngành khoa học nhân cách lại được nghiên cứu dưới góc độtiếp cận khác nhau

Tâm lý học Mác xít khẳng định bản chất nhân cách dựa trên luận điểmnổi tiếng của C.Mác: “Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng

cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất conngười là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” [6, tập 3, trang 11]

Trên cơ sở nền tảng lý luận đó, các nhà tâm lý học Mác xít đi sâunghiên cứu mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, từ đó xác định phạmtrù nhân cách Nhân cách là vấn đề thuộc về con người và xã hội Con người

là một thực thể gồm hai mặt sinh học- xã hội, hai mặt này có mối quan hệ mậtthiết với nhau Tâm lý học nghiên cứu con người trên cả hai mặt này Theoquan niệm của C.Mác, mặt xã hội là bản chất của con người và là mặt sinhhọc của con người đã được xã hội hóa Bản chất của con người được hìnhthành nên trong cuộc sống, bằng hoạt động của con người chịu sự tác độngcủa các quan hệ xã hội, quan đó con người hội nhập, củng cố và phát triển cácmối quan hệ mà họ tham gia và con người là chủ thể trong các mối quan hệ

đó Khi con người tham gia và thực hiện một hoạt động nhất định có mụcđích, có ý nghĩa nhằm nhận thức hay cải biến hiện thực khách quan thì conngười được coi là chủ thể

Trang 6

Từ những nghiên cứu về nhân cách, các nhà tâm lý học Mác xít đã điđến khẳng định bản chất nhân cách với một số nội dung cụ thể sau đây:

- Nhân cách là sản phẩm xã hội - lịch sử của sự tiến hóa nhân loại vàtiến hóa cụ thể, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội

Ở mỗi hình thức kinh tế xã hội khác nhau thì nhân cách cũng có biểuhiện những đặc trưng tiêu biểu cho từng hình thức kinh tế xã hôi cụ thể Nóinhân cách mang bản chất xã hội, điều đó có nghĩa là cùng với sự vận động,biến đổi và phát triển của xã hội loài người thì các phẩm chất, giá trị trongnhân cách cũng biến đổi và phát triển theo Những phẩm chất, giá trị đó phảnánh những nội dung, tính chất của mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi conngười đang sống, đang hoạt động Khi con người tham gia vào các quan hệ xãhội như: quan hệ chính trị, kinh tế, giai cấp, gia đình, bạn bè, ứng xử giữangười với người…thì dấu ấn, nội dung của các quan hệ xã hội đó được phảnánh trong các phẩm chất tâm lý của nhân cách Mỗi người không chỉ tham giavào một mối quan hệ mà tham gia vào nhiều mối quan hệ, những mối quan hệ

đó quy định vị thế của mỗi con người trong xã hội, đồng thời quan hoạt độngcủa họ cũng quy định nét khác biệt về nhân cách mỗi con người

Xét về mặt sinh học, thực tế cho thấy con người khi mới sinh ra chưaphải đã có nhân cách mà chỉ khi đạt tới một trình độ xã hội hóa nhất định, cóngôn ngữ và biết tự nhận thức được bản thân mình thì nó mới trở thành nhâncách Quá trình hình thành nhân cách thường bắt đầu từ 2-3 tuổi; đến tuổi 17-

18 nhân cách đã được định hình và nó tiếp tục được phát triển, hoàn thiệntrong suốt cả cuộc đời Giai đoạn sau phát triển hoàn thiện hơn giai đoạntrước và càng về sau nhân cách càng được hoàn thiện Nhân cách không chếttheo thể xác của con người mà mà được người khác đang sống trong xã hội kếthừa, chọn lọc, duy trì và phát triển

Qua nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm của các nhà tâm lý học Mác xítcho thấy không có sự tách rời cái tự nhiên sinh học với cái xã hội Nhân cách

Trang 7

được coi là sản phẩm của các quan hệ xã hội đồng thời cũng là sản phẩm của

sự tiến hóa, phát triển của cái tự nhiên

C.Mác đã chỉ rằng: “Chính con người khi phát triển sản xuất vật chất

và sự giao tiếp vật chất của mình đã làm biến đổi cùng với sự tồn tại hiện thựccủa mình, cả tư duy lẫn lẫn sản phẩm tư duy của mình” [6, tập 3, tr.38]

+ Đối với các nhà tâm lý học Việt Nam, quan niệm về nhân cách đượchiểu theo nhiều góc độ khác nhau Có quan niệm coi nhân cách: “là tổng hòanhững gì hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc, cá tính rõ nétvới những đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức và vai trò

xã hội; Nhân cách là một cá nhân có ý thức về bản thân, đã tự khẳng địnhđược, giữ được phần nào tính nhất quán trong mọi hành vi [8, tr.246] “Nhâncách là một chủ thể tự ý thức mỗi con người, thể hiện thông qua quá trình tựkhẳng định của chính mình” [8, tr.9]

Có thể nói, đến nay, đã có nhiều định nghĩa về nhân cách, khó có thểtìm ra một định nghĩa nào có thể khái quát và bao trùm nhất về khái niệmnhân cách Tuy nhiên các khái niệm, định nghĩa về nhân cách đều đề cập đếnmột số vấn đề sau:

Thứ nhất: Nói đến nhân cách là nói đến thuộc tính, phẩm chất tâm lý

được hình thành từ trong các quan hệ xã hội, từ những hoạt động có ý thứccủa mỗi con người Những phẩm chất đó quy định hành vi và giá trị xã hộicủa mỗi con người

Thứ hai: Nói đến nhân cách bao giờ cũng gắn liền với tồn tại thân thể

của một con người, nó không phải là một cái gì trừu tượng, mà là sản phẩmhoạt động có ý thức của con người

Thứ ba: Nói tới nhân cách là nói tới đặc điểm tâm lý riêng của một cá

thể người Đó là đơn vị cuối cùng, là cái đơn nhất tạo nên chính nó chứ khôngphải là ai khác

Trang 8

Thứ tư: Nhân cách biểu hiện giá trị xã hội của mỗi cá nhân con người

trước tác động của hiện thực khách quan và trong quá trình sống, hoạt động

Nhân cách là “Một cấu tạo tâm lý mới” là “Một sản phẩm mới” của conngười trong hành trình hướng tới lý tưởng cao cả và những giá trị “Chân –Thiên - Mỹ” của con người

Con người tự nhiên sinh ra và mất đi theo quy luật sinh học, nhưngnhân cách không mất đi mà tồn tại mãi mãi, phản ánh bản chất xã hội và trình

độ chinh phục, cải biến đời sống tự nhiên, xã hội và bản thân

1.1.2 Khái niệm về nhân cách người lãnh đạo, quản lý

Dưới góc độ tâm lý học, nhân cách được xem xét về mặt xã hội lẫn mặttâm lý

+ Về mặt xã hội nó bao gồm những quan hệ xã hội cụ thể của con ngườivới những đặc điểm riêng của nó Đó là quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội… Với con người những mối quan hệ này vừa có ý nghĩa khách quan, vừamang màu sắc chủ quan Khách quan ví như Mác nói rằng xét về mặt tựnhiên con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Khi sinh ra con người đãmang những mối quan hệ xã hội nhất định Chủ quan ở chỗ con người chủđộng trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội cho mình, thể hiện là conngười có thể lựa chọn lối sống – trong việc xác định phương hướng tư tưởngchính trị Điều này không chỉ nói lên bản chất xã hội của nhân cách mà cònkhẳng định tính tích cực của cá nhân trong quá trình hình thành và phát triểnnhân cách của người đó

+ Xét về mặt tâm lý thì nhân cách bao gồm những đặc điểm tâm lý thỏa mãn các điều kiện sau:

♦ Những nét tâm lý điển hình, ổn định và bền vững, chứ không phải làcái nhất thời, ngẫu nhiên và bất ngờ Nhờ tính ổn định và bền vững mà chúng

Trang 9

ta mới nhận xét, đánh giá được nhân cách của từng người và dự đoán hành vicủa họ trong tình huống, hoàn cảnh cụ thể nào đó.

♦ Những nét tính cách có liên quan, chặt chẽ với nhau để tạo nên tínhthống nhất của nhân cách

♦ Những nét tính cách phải được thể hiện trong các hoạt động và giao tiếp,trong hành vi cử chỉ của cá nhân dưới hính thức này hay hình thức khác Đồngthời thông qua hoạt động và giao tiếp nhân cách được nẩy sinh và phát triển

♦ Giá trị của các nét, các đặc điểm cũng như toàn bộ nhân cách thườngđược qui định bởi các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể

Như vậy nhân cách được xem xét bởi hai mặt xã hội và tâm lý, hai mặtnày có mối liên quan biện chứng với nhau Đây chính là hai mặt quan trọng

để khẳng định tính người của con người

Từ những phân tích trên đây chúng tôi hiểu: Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân quy định giá trị địa vị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người lãnh đạo, quản lý

Nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý có những đặc điểm cơ bảnnhư sau:

Tính thống nhất và bản chất xã hội của nhân cách: Nhân cách là sự

thống nhất nhiều đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân biểu hiện trong hành vi,hoạt động của con người Đó là sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm, giữa đức

và tài, giữa bản lĩnh và sự thích ứng, giữa hành vi bản năng và hành vi xã hội,giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, giữa lý tưởng của chủ thể lãnh đạo,quản lý có lòng nhân hậu, khoan dung thì dù trong hoàn cảnh nào, quan hệ xãhội nào cũng phải thể hiện được sự thống nhất của nó trong hành vi và hoạtđộng, được xã hội và mọi người đánh giá, thừa nhận sự nhất quán và trungthực của phẩm chất, nhân cách đó

Trang 10

Tính ổn định và phát triển của nhân cách: Một trong những đặc trưng

của nhân cách là ổn định và phát triển Các phẩm chất của nhân cách, các kiểuhành vi, phong cách ứng xử hoạt động được hình thành trong một thời giandài thường ổn định với các quan hệ xã hội, nếp sống, chế độ sinh hoạt, làmviệc ổn định Có thể trong cuộc đời và hoạt động thường nhật, đôi khi có

những biến động, có nét tính cách “khác, lạ” xuất hiện, có những thay đổi của

đối tượng hoạt động của môi trường cuộc sống, nhưng nhìn chung thì chúngvẫn không làm thay đổi được đặc điểm, phẩm chất và thuộc tính của một nhâncách Ngược lại, bản lĩnh, phong cách, tư cách tương đối ổn định của mộtnhân cách như thế càng trọn vẹn, bền vững có chiều sâu, được thử thách vàcàng phát triển, hoàn thiện

Tính tích cực và chủ động của nhân cách: Nhân cách là của một chủ

thể hoạt động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển Nhân cách được hình thànhnhờ hoạt động tích cực của cá nhân trong các quan hệ xã hội, là sản phẩm của

xã hội Để được thừa nhận là một nhân cách chủ động và tích cực, con ngườiphải tích cực quan sát, học tập hành động để nhận thức các chuẩn mực hành

vi xã hội, hoạt động theo các chuẩn mực xã hội góp phần nhận thức và cải tạothế giới, cải tạo chính mình Nhân cách người lãnh đạo, quản lý càng phải thểhiện rõ tính tích cực và chủ động trong hoạt động nhận thức, cải tạo xã hội

Đó là một giá trị xã hội, được so sánh lựa chọn và thừa nhận, người lãnh đạo,quản lý phải là một chủ thể hoạt động tích cực cải tạo tự nhiên, xã hội và hoànthiện bản thân theo yêu cầu thực hiện lý tưởng giải phóng con người và côngbằng xã hội

Tính giao lưu và tự chủ của nhân cách: Nhân cách không thể hình

thành, nếu con người không chung sống quan hệ với mọi người, không giaotiếp, hiệp tác với người khác Giao lưu và tiếp xúc với mọi người trở thànhnhu cầu thiết thân của con người Từ hành vi, ngôn ngữ, trong quan hệ giaotiếp xã hội, các kiểu hoạt động, tiếp cận với đối tượng, mỗi người học và biết

Trang 11

được cách ứng xử, hành động từ những người xung quanh Từ quá trình hoạtđộng liên nhân cách, L X Vưgôtxki, nhà tâm lý học người Nga, cho rằng:

Nhân cách là cái của tôi có trong ta và cái ta có trong người khác, đồng thời

là cái người khác có trong ta.

1.1.3 Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý:

Cấu trúc nhân cách là sự sắp xếp các tính chất, thành phần, thuộc tínhcủa nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong nhữngmối liên hệ và quan hệ nhất định Đời sống tâm lý của con người cũng có mộtcấu trúc nhất định, nếu tạm loại đi những đặc điểm cá thể về tâm lý của mỗingười thì chúng ta có thể xác lập được một cấu trúc tâm lý của nhân cách.Hiện cũng đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách Quan niệmtâm lý học cho rằng cấu trúc tâm lý của nhân cách nói chung và của ngườilãnh đạo, quản lý nói riêng bao hàm các thuộc tính tâm lý cá nhân điển hìnhlà: Xu hướng, tính cách, năng lực, tính khí

Xu hướng của nhân cách: Xu hướng là chiều hướng hoạt động và phát

triển cuộc đời của một con người, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống, trởthành động cơ thôi thúc hoạt động của con người Xu hướng nhân cách củamột con người được hình thành và phát triển theo trình độ nhận thức, tìnhcảm và ý chí của họ đối với mục đích cuộc đời cần đạt tới Xu hướng quyđịnh phương thức hoạt động và phát triển của cá nhân, xu hướng biểu hiện ởcác mặt nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin, ở ý chí, nghịlực, quyết tâm của mỗi con người

Tính cách của nhân cách: Tính cách là thuộc tính tâm lý cá nhân quan

trọng nhất trong nhân cách Tính cách của con người được thể hiện rõ nét ở cả

xu hướng, năng lực, cảm xúc, tình cảm và ý chí Tính cách là sự biểu hiện rõnét các đặc điểm tâm lý của cá nhân Những đặc điểm này quy định ý thức,hành vi của cá nhân trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, thể hiện

Trang 12

thái độ của họ đối với thế giới xung quanh với công việc, với mọi người vàbản thân

Năng lực của nhân cách: Mỗi cá nhân có khả năng nhất định để có thể

hoạt động đạt kết quả Trong tâm lý học năng lực được hiểu là khả năng họctập, nghiên cứu và áp dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào các lĩnh vựchoạt động và đem lại hiệu quả Năng lực là một thuộc tính tâm lý vô cùngquan trọng đối với mỗi con người, đặc biệt là người lãnh đạo, quản lý, nó chobiết con người có thể làm được việc gì và làm đến đâu, nó đảm bảo cho ngườilãnh đạo, quản lý hoàn thành được nhiệm vụ và tiến hành được các hoạt độngnhằm cải tạo được tự nhiên, xã hội và bản thân

Điều quyết định sự hình thành, phát triển năng lực ở mỗi cá nhân phụthuộc vào hoạt động, giáo dục và rèn luyện của bản thân Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã chỉ rõ: “Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà

có mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có” [6, t5, tr 280] Năng lực

là khả năng áp dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào một lĩnh vực hoạtđộng nhất định có kết quả Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá trình côngtác để nhận xét, đáng giá con người và cán bộ lãnh đạo, quản lý thì chưachính xác Trước hết, phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủyếu

Tính khí của nhân cách: Tính khí là một thuộc tính tâm lý cá nhân

tương đối ổn định, nó làm cho hoạt động tâm lý của mỗi cá nhân có sắc tháiđộc đáo, khiến cá nhân này khác cá nhân kia một cách rõ rệt Tính khí gắnliền với đặc điểm hoạt động sinh lý thần kinh của mỗi cá nhân, là sắc thái củacác hành vi cá nhân, là đặc trưng chung nhất về cường độ và nhịp độ hoạtđộng tâm lý của mỗi cá nhân

Mỗi cá nhân có tính khí riêng và đều có thể trở nên những người tốt.Một cá nhân tốt hay không là do nhiều yếu tố và chuẩn mực xã hội quy định.Hiểu được tính khí đặc trưng của một cá nhân để nhận rõ được mặt mạnh hay

Trang 13

yếu, nhằm sử dụng và cư xử với họ được tốt Mỗi người, nhất là người lãnhđạo, quản lý cũng phải hiểu rõ tính khí của mình để bồi dưỡng, gìn giữ vàphát huy những đặc điểm tính khí thích hợp, hạn chế những biểu hiện tiêucực, không thích hợp.

1.1.4 Các yếu tố cấu thành nhân cách người lãnh đạo, quản lý.

Các nhà Tâm lý học khi nghiên cứu về nhân cách, cấu trúc nhân cáchngười cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đi đến thống nhất có 4 yếu tố cấu thànhnhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý Đó là: xu hướng, tính cách, nănglực và tính khí

- Xu hướng nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý :

Xu hướng là chiều hướng hoạt động và phát triển của cuộc đời conngười, đó là mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống, nó trở thành động cơ hoạtđộng của con người, xu hướng nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành vàphát triển theo trình độ nhận thức, tình cảm, ý chí của hộ đối với mục đíchcuộc đời cần đạt tới Xu hướng nhân cách quy định phương thức hoạt động vàphát triển của mỗi cá nhân

Xu hướng biểu hiện ở nhu cầu, hứng thú, tư tưởng, hoài bão, thế giớiquan, biểu hiện ở ý chí quyết tâm của mỗi con người Nhu cầu là sự đòi hỏicủa mỗi cá nhân và nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhấtđịnh để sống và phát triển Nhu cầu là trạng thái và thuộc tính biểu hiện sựgắn bó của con người với thế giới quan Nhu cầu là biểu hiện đầu tiên, rõ nétnhất của xu hướng, là động lực của mọi lao động Nhu cầu bao giờ cũng cóđối tượng , tính xã hội lịch sử và tính chu kỳ Đối với người cán bộ lãnh đạo,quản lý thì nhu cầu của họ trước hết phải thống nhất, phù hợp với nhu cầuchính đáng của con người, khi đó xu hướng nhân cách của họ mới rõ ràng,nhất quán, kiên định và được mọi người thừa nhận, ủng hộ và noi theo

Trang 14

Hứng thú là thái độ đặc biệt của mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó

có ý nghĩa trong đời sống của họ Hứng thú có tác động huy động sức lực củamỗi cá nhân vào hoạt động chiếm lĩnh đối tượng Người cán bộ lãnh đạo,quản lý phải có thái độ hứng thú với công việc, nó biểu hiện ở tính tráchnhiệm, sự gắn bó nhiệt tình và say mê với công việc được giao

Lý tưởng là những mục tiêu cao đẹp được phản ảnh trong đầu óc củacon người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực, hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn

họ vào hoạt động để vươn tới mục tiêu đó Lý tưởng là động cơ ý thứcthúc đẩy con người vươn lên trong hoạt động, vạch hướng cho sự pháttriển nhân cách Lý tưởng của cá nhân phụ thuộc vào lý tưởng xã hội, lýtưởng giai cấp, song lý tưởng của cá nhân có tính độc lập tương đối, đó làcái riêng hợp thành cái chung của lý tưởng Người cán bộ lãnh đạo, quản

lý phải có lý tưởng giải phóng con người và tạo lập công bằng xã hội, đó

là lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa

Thế giới quan là hệ thống quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người.Thế giới quan có vai trò định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động, nó giúp chocon người nhìn nhận, đánh giá thế giới xung quanh và bản thân, vạch hướngcho họ sự lựa chọn những thái độ và hành vi hành động

Niềm tin là sự hòa quyện một cách hữu cơ giữa nhận thức, tình cảm và

ý chí cá nhân, niềm tin được phát triển cùng với sự phát triển của nhận thức, ýchí cá nhân, niềm tin được phát triển cùng với sự phát triển của nhận thức, ýchí, tình cảm của nhân cách Niềm tin đúng đắn giúp con người lạc quan tronghoạt động sống Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có niềm tin vững chắc,kiên định mục tiêu và con đường Chủ nghĩa xã hội

-Tính cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý :

Tính cách là một thuộc tính tâm lý cá nhân quan trọng nhất trong nhâncách, tính cách của con người được thể hiện rõ nét ở cả xu hướng, năng lực,cảm xúc, tình cảm và ý chí Tính cách là sự thể hiện đặc điểm tâm lý cá nhân,

Trang 15

những đặc điểm này đã quy định ý thức hành vi của cá nhân trong điều kiện

và hoàn cảnh nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh,với công việc, với mọi người và bản thân

Tính cách chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như hoàn cảnh sống,hoạt động và giao tiếp Tính cách cá nhân chính là quan hệ ứng xử, thái độvới công việc, đối với người khác, đối với xã hội, đối với bản thân Tính cáchcòn được biểu hiện trong quá trình nhận thức, tình cảm và ý chí cá nhân Quátrình đó còn hàm chứa cả những tính cách tốt, cả những tính cách không tốt.Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải giảiquyết nhiều mối quan hệ, với nhiều đối tượng khác nhau như người thân,người cùng công tác, cùng tập thể xã hội Thông qua các mối quan hệ đó, ta

có thể hiểu rõ tính cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý là người như thế nào?

Là người có đạo đức, tuân thủ pháp luật hay người không tuân thủ pháp luật,thiếu đạo đức

Biểu hiện của tính cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý là thái độ tốtvới xã hội và bản thân Đối với xã hội, tập thể, với lao động và trong côngviệc người cán bộ lãnh đạo phải là người gương mẫu, có vai trò tích cực,chăm chỉ, là tấm gương của nhân viên dưới quyền Có thái độ nhiệt tình vớicông việc, có ý chí hoàn thành mọi công việc được giao Đối với tiền bạc,người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thể hiện là người tiết kiệm, chi tiêu hợp

lý, liêm khiết, không tùy tiện, tham lam, xa hoa, lãng phí, gây mất lòng tin vớinhân viên dưới quyền

Đối với bản thân phải có thái độ khiêm tốn, tự chủ, biết kiềm chế, làmviệc có nguyên tắc, thái độ của người cán bộ lãnh đạo, quản lý như vậy mới làkhoa học, vừa là hành vi đạo đức biết tôn trọng người khác

Tính cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý được thể hiện ở các đứctính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có tình cảm cách mạng, quyết tâmhoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, trong công tác người cán bộ lãnh đạo,

Trang 16

quản lý phải thường xuyên cảnh giác với sự xa đọa, thoái hóa, biến chất củabản thân, đồng thời thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để khiếm khuyết ngàycàng ít, những điểm tốt ngày càng nhiều thêm.

-Năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý :

Trong tâm lý học, năng lực được hiểu là khả năng học tập nghiên cứu

và áp dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào các lĩnh vực hoạt động đemlại hiệu quả Năng lực là một thuộc tính tâm lý vô cùng quan trọng đối vớimỗi con người, đặc biệt là người cán bộ lãnh đạo, quản lý Năng lực cho biếtcon người có thể làm được những gì và mức độ hoàn thành của công việc, nóđảm bảo cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý hoàn thành được nhiệm vụ vàtiến hành được các hoạt động nhằm cải tạo được tự nhiên và xã hội

Năng lực của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, tư chất,gen di truyền, tuy nhiên, tư chất chỉ là cơ sở, tiền đề vật chất có sự hình thành

và phát triển năng lực Năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đượchình thành và phát triển do yếu tố xã hội quyết định Đó là môi trườngsống, điều kiện xã hội, giáo dục xã hội, sự phân công lao động xã hội, giaolưu, xây dựng tập thể và đặc biệt là nghị lực, ý chí người cán bộ lãnh đạo,quản lý Hồ Chí Minh đã từng nói : ‘‘Năng lực của con người không phải

do tự nhiên mà phần lớn là do công tác, do rèn luyện mà có’’ Người cũngtừng rút ra một điều quan trọng, cũng như sự hình thành, phát triển tínhcách ở mọi cá nhân, đó là:

‘‘Hiền dữ đâu phải là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên’’

(Trích ‘‘Nhật ký trong tù’’)Năng lực của con người được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau,người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phức tạp gọi là người có tài năng, ngườihoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có một không hai gọi là thiên tài

Trang 17

Năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý được phân chia thànhnăng lực chung và năng lực riêng, năng lực chung là năng lực cần thiết chonhiều loại hoạt động khác nhau như: Năng lực quan sát, tư duy, trí nhớ, trítưởng tượng, sáng tạo, chú ý…Năng lực riêng là năng lực đặc trưng trong mộtlĩnh vực nhất định như năng lực chuyên môn thuộc một ngành nào đó, hoặc lànăng lực tổ chức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Năng lực chung có ảnhhưởng đến sự phát triển của năng lực riêng.

- Tính khí của người cán bộ lãnh đạo, quản lý:

Tính khí là một thuộc tính tâm lý cá nhân tương đối ổn định, nó có sắcthái của hành vi cá nhân, nó chi phối hoạt động tâm lý con người về cường

độ, tốc độ, nhịp độ Tính khí không quy định nội dung tốt hay xấu của cácphẩm chất tâm lý cá nhân mà chỉ quy định động thái của hành vi tâm lý

Có thể chia thành 4 kiểu tính khí cơ bản của người cán bộ lãnh đạo,quản lý, đó là:

1/ Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính khí hoạt, biểu hiện là ngườilinh hoạt, tháo vát, năng động, dễ thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh khiđược giao công việc phù hợp thì họ tỏ ra hăng hái, tìm mọi cách vượt khókhăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ Trong quan hệ với mọi người thì cởi

mở, nhưng họ có ngược điểm là hấp tấp, vội vàng, thiếu kiên nhẫn

2/ Người cán bộ lãnh đạo quản lý có tính khí trầm, biểu hiện họ thườngung dung, kiềm chế được những cơn xúc cảm, trong hoạt động thường có sựđều đặn, cân bằng và duy trì Trong quan hệ thường đúng mực, hơi kín đáo,người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính khí trầm thường có nhược điểm là tính

ỳ lớn, kém linh hoạt, chậm thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh, song cómặt tốt là tránh được sự vội vàng, hấp tấp

3/ Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính nóng nảy tỏ ra có sức sốngdồi dào, các hoạt động tâm lý học bộc lộ sự mạnh mẽ, họ thường dốc sức làmnhững việc ưa thích, nhược điểm của họ là bốc đồng, dễ nổi nóng và dễ xẹp

Trang 18

4/ Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính thầm lặng, tỏ ra ủy mị, ưu tư,yếu đuối, dễ lo lắng, dễ mặc cảm Tuy nhiên ưu điểm của họ là nhạy cảm, tinh

tế, nhẫn nại trước những công việc bình thường đơn điệu

Các thuộc tính nhân cách được hình thành và phát triển tùy thuộc vàomối quan hệ cá nhân với một giai cấp, một dân tộc hay một nhóm người nhấtđịnh, nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp, điều kiện lao động và môitrường gia đình…Việc cá nhân tham gia vào các cộng đồng nhất định sẽ tạonên những nội dung phẩm chất nhân cách của cá nhân đó Tính chất các hoạtđộng mà cá nhân đó thực hiện, phạm vi và cách giao tiếp của cá nhân vớingười khác, với xã hội là các đặc điểm tồn tại xã hội, lối sống cá nhân…có tácdụng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân hoặc cũng cũng

có thể kìm hãm và làm nhân cách cá nhân đó bị què quặt, thoái hóa

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đạng công sản Việt Nam

về tiêu chuẩn người cán bộ.

1.2.1 Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì nhân cách con người gồm haimặt, hai bộ phận cơ bản là “Đức và Tài”, là hệ thống thái độ, tình cảm và ýchí của con người đối với thế giới khách quan, đối với công việc, đối với tổchức, đối với cách mạng, đối với tiền nong và của cải, đối với chính bản thânmình Người nói: “Đạo đức cách mạng là phải: Cần, kiệm, liêm chính” Quanniệm của người về “tài” là khả năng làm được điều gì cho Đảng, cho dân, chonước Người nói: “Trong Đảng ta, gồm có những người có đức, có tài” Chủtịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Cũng như sông thì có nguồn mới cónước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo, người cách mạng thì phải có đạo đức, không có đức thì dù tài giỏi đếnmấy cũng không thể lãnh đạo được nhân dân”, “Phải coi trọng nhân tài, trọngcán bộ, trọng mỗi một người có ích trong việc chung của chúng ta”…

Trang 19

Quan điểm Đức và Tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là quanđiểm về cấu trúc nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng thời cũng lànền tảng lý luận để chúng ta xác định được tiêu chuẩn chung cho cán bộ Nếu

so sánh, đối chiếu với cách phân chia trong cấu trúc nhân cách người cán bộlãnh đạo, quản lý của các nhà tâm lý học thì có lẽ đó là cách phân chia tươngđối hợp lý, dễ nhận thức nhất

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đức và Tài phản ánh toàn diện đầy đủ cácphẩm chất của nhân cách, nó biểu hiện tính tổng thể trong bộ mặt tâm lý nhâncách Đôi khi Người cũng dung khái niệm “Hồng” và “Chuyên” đó chính là

sự phát triển của hai mặt “phẩm chất” và “năng lực” của con người Kháiniệm Đức, Tài, Hồng, Chuyên không bị bó hẹp, bị giới hạn trong sự phân chiatheo góc độ của xã hội và cái sinh vật mà nó hàm chứa một ý nghĩa bao trùm,rộng lớn và thống nhất trong cấu trúc nhân cách Nếu hệ thống đầy đủ những

ý nghĩa, nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng diễn đạt thì Đức và Tài có

sự chuyển hóa cho nhau, xâm nhập vào nhau, là tiền đề của nhau tạo nên mộtkết cấu trọn vẹn Trong mối quan hệ Đức và Tài, Người luôn coi trọng Đức vàcoi Đức là “Gốc”, là phẩm chất hàng đầu của cán bộ cách mạng Bên cạnh đóNgười cũng rất coi trọng Tài, tức là năng lực cán bộ Người cho rằng, ngườicán bộ, đảng viên phải biết làm lợi cho dân, cho nước, cho cách mạng Muốnlàm lợi cho dân, cho nước, cho cách mạng thì người cán bộ, đảng viên phải rasức học tập để nâng cao trình độ Người từng nói: “Có đức mà không có tàithì làm việc gì cũng khó”

Xuất phát từ giải quyết mối quan hệ giữa Đức và Tài, xuất phát từ vị tríquan trọng của nó nên Người không bao giờ tuyệt đối hóa cái nào Đối vớiviệc xem xét, lựa chọn người làm công tác lãnh đạo, quản lý, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn căn dặn: “Phải chọn người có đủ đức, đủ tài”

Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về cấu trúc nhân cách củangười cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm có 3 nhóm:

Trang 20

+ Nhóm phẩm chất chính trị tư tưởng bao gồm: Lòng trung thành tuyệtđối với Đảng, với cách mạng; Có lập trường, tư tưởng vững vàng, kiên địnhvới đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; Luôn đặt lợi ích của Đảng,của cách mạng lên trên lợi ích của cá nhân; Có thái độ đấu tranh không khoannhượng đối với kẻ thù…

+ Nhóm phẩm chất tâm lý đạo đức bao gồm: Cư xử, ứng xử của ngườicán bộ lãnh đạo, quản lý đối với công việc, đối với nhân dân, đối với tiềnnong, của cải, địa vị, quyền lực Theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh,làm người cán bộ thì phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, đó là đạođức cách mạng Đạo đức cách mạng là phải suốt đời phấn đấu cho sự nghiệpcách mạng, biết vì lợi ích của nhân dân Trong đạo đức cách mạng, Chủ tịch

Hồ Chí Minh luôn coi trọng Đức “Nhân”, mà theo thuyết của Khổng Tử,

“Nhân” là yếu tố quan trọng hàng đầu, người cán bộ lãnh đạo, quản lý có lòngkhoan dung, độ lượng, nhân từ, hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng chí, đồngbào Đạo đức cách mạng biểu hiện ở tính ngay thẳng không tư túi, không làmhại đến mọi người, không tham địa vị, tiền tài, không ham tâng bốc mình,luôn nghiêm khắc với bản thân

+ Nhóm các phẩm chất năng lực: Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải

là người tiên phong, có trí tuệ cao, là người có đủ trình độ để hướng dẫnngười khác, có khả năng giám sát công việc đúng, hiểu biết đường lối củaĐảng, có năng lực tổ chức thực tiễn, đưa đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Người lãnh đạo, quản lýphải đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nói đi đôivới làm

1.2.2 Con đường hình thành nhân cách người lãnh đạo, quản lý

Nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý được hình thành và pháttriển trong quá trình sống, hoạt động, đặc biệt là trong thực tiễn hoạt động

Trang 21

lãnh đạo, quản lý Trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhâncách của họ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó mỗi yếu tốgiữ một vai trò nhất định.

1.2.3.1 Yếu tố giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, học tập và rèn luyện:

Không ai sinh ra đã là người lãnh đạo, muốn trở thành người lãnh đạotrước tiên phải được giáo dục, đào tạo trở thành con người với tư cách làthành viên của xã hội, sau đó mới đến vị thế của họ trong xã hội đã

Giáo dục được coi là hoạt động chuyên môn của xã hội, nhằm tác độngmột cách có mục đích đến cá nhân nhằm hình thành những phẩm chất tâm lýphù hợp với các mục tiêu đề ra Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý hiệnnay, việc giáo dục nhân cách đòi hỏi phải được coi là vấn đề cấp bách và phảithực hiện thường xuyên Người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải được đàotạo, giáo dục rèn luyện một cách có hệ thống tri thức xã hội, tri thức chuyênmôn, tri thức đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo về lãnh đạo, quản lý Điều quan trọng

là phải trang bị cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ thống quan điểm củaChủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủtrương của Đảng cộng sản Việt Nam, Chính sách và pháp luật của Nhà nước,những tri thức về tâm lý con người, nghệ thuật lãnh đạo, quản lý liên quanđến chất lượng, hiệu quả của công việc

Trên thực tế, còn không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ thấp vềkiến thức năng lực lãnh đạo, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới,không ít cán bộ lười học, hoặc cốt học chỉ để lấy tấm bằng nhằm hợp thức hóa

vị thế của mình “chỗ đứng”, “ghế ngồi” của mình…Chính vì thế, người cán

bộ lãnh đạo, quản lý phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình

độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn

Trang 22

1.2.3.2 Hoạt động thực tiễn cách mạng và hoạt động lãnh đạo, quản lý là hoạt động có vai trò trực tiếp trong việc hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Trong hoạt động cách mạng, hoạt động lãnh đạo, quản lý là hoạt độngchủ đạo có vai trò trực tiếp trong việc hình thành và phát triển nhân cáchngười lãnh đạo, quản lý Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Là người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng”, nhưng “Đạo đức cách mạng không phải làtrên trời sa xuống Do đấu tranh, rèn luyện hàng ngày mà có Cũng như ngọcphải càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Nghị quyết Ban chấphành Trung ương 3 (khóa VIII) đã khẳng định: “Trên cơ sở phát triển sựnghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ mộtcách bài bản, chính quy, có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn

và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánhgiá, sang lọc, tuyển chọn cán bộ Cho nên trong hoạt động thực tiễn cáchmạng người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn tự rèn luyện, học tập để nhâncách ngày càng phát triển và hoàn thiện

1.2.3.3 Yếu tố tập thể, cộng đồng xã hội và gia đình có sự ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý:

Nhân cách con người, kể cả nhân cách người lãnh đạo, quản lý đượchình thành, hoàn thiện và phát triển trong môi trường xã hội cụ thể, trongcộng đồng xã hội, tập thể, gia đình, làng xóm, khối phố, khu dân cư mà họ làthành viên Trong một tập thể, nếu có môi trường xã hội lành mạnh, quan hệgiữa người với người nhân ái, tập thể đoàn kết, nhất trí, bầu không khí trong

cơ quan, xóm làng, khối phố thuận lợi thì đó là môi trường xã hội tốt nhất đểnhân cách mỗi người phát triển, trong đó có người cán bộ lãnh đạo, quản lý

Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là người trực tiếp tổ chức, xâydựng môi trường xã hội lành mạnh, tập thể đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, mọithành viên trong xã hội đều được giao việc phù hợp, gắn bó hết sức mình với

Trang 23

tập thể Người lãnh đạo, quản lý còn là thành viên của nhóm hạt nhân, của êkíp lãnh đạo Một nhóm hạt nhân đoàn kết, một ê kíp gắn bó, đều tay, một tậpthể tốt sẽ là điều kiện rèn luyện nhân cách tốt và là môi trường thuận lợi đểnhân cách người lãnh đạo, quản lý không ngừng phát triển Và ngược lại,trong môi trường xã hội không thuận lợi, nhóm hạt nhân mất đoàn kết, đố kỵ,

bè phái, ganh tỵ, xích mích nhau…không thừa nhận thành tích và sự tiến bộcủa nhau, tạo ra bầu không khí tâm lý căng thẳng sẽ làm cho nhân cách pháttriển không đều, khiếm khuyết và phiến diện

1.2.3.4 Bản thân tự đấu tranh chống suy thoái nhân cách:

Mỗi một cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các quan hệ xã hội ngoàingoài việc chịu ảnh hưởng và tác động của môi trường ra, họ còn chịu ảnhhưởng tác động của nhiều nhân tố khác theo cả hai chiều hướng tích cực vàtiêu cực Cũng từ đó xuất hiện sự hình thành và phát triển nhân cách tươngđối ổn định và dần đạt tới một trình độ hoàn thiện nhất định, đòi hỏi chủ thểphải thường xuyên tự đấu trang để chống suy thoái nhân cách

Trong công tác và trong cuộc sống, nhân cách người lãnh đạo, quản lýcũng liên tục biến đổi và hoàn thiện dần nhờ cá nhân có ý thức tự rèn luyện,tích cực hoạt động thực tiễn làm cho nhân cách mình phát triển cao hơn, đápứng những yêu cầu ngày càng cao của công việc, của cuộc sống và của xãhội Nhưng trong thực tế, quá trình hình thành nhân cách cũng thường chịu

sự tác động, những thử thách Cá nhân có thể có những chuyển hướng tiêucực, có sự biến đổi những thuộc tính tâm lý cấu thành nhân cách không phùhợp với chuẩn mực chung của xã hội và có thể đưa đến sự phân ly, suythoái nhân cách Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tácđộng tiêu cực đối với tâm lý con người và các nhóm xã hội có chiều hướnggia tăng Do vậy, việc tự giáo dục, tự rèn luyện để chống suy thoái nhâncách có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách ngườilãnh đạo, quản lý giai đoạn hiện nay

Trang 24

Trên con đường hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách hiệnnay, mỗi người Việt Nam, trước hết là người lãnh đạo quản lý đều phải có ýthức giữ gìn và phát huy nhân cách của dân tộc Việt Nam, của Chủ tịch HồChí Minh vĩ đại-một nhân cách mẫu mực, giản dị, cao quý và gần gũi, thânthiết với mỗi người Việt Nam, nhân cách của một con người đã được cộngđồng quốc tế thừa nhận là anh hùng giải phóng dân tộc và là danh nhân vănhóa thế giới.

1.2.3.5 Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần mở rộng giao lưu, tiếp nhận thông tin

và cần thể hiện rõ bản lĩnh và sự điều chỉnh thích ứng với cơ chế thị trường.

Nhân cách người lãnh đạo, quản lý thể hiện rõ bản chất xã hội, nó đượchình thành và phát triển trong quan hệ giao tiếp, giao lưu với mọi người.C.Mác đã chỉ rõ: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự pháttriển của tất cả các cá nhân khác và nó giao lưu trực tiếp hay gián tiếp với cánhân đó”

Nếu có giao lưu, tiếp xúc và trao đổi với người xung quanh mình thìbản thân người lãnh đạo, quản lý mới hiểu được cán bộ, người cấp dưới…vềnhững nhu cầu, lợi ích, hứng thú và trình độ của họ Khi đó, họ mới có thểphản ánh được yêu cầu, nguyện vọng của mình với lãnh đạo Không giao tiếp,giao lưu được với cán bộ, với cấp dưới…người lãnh đạo, quản lý dễ sinh bệnhquan liêu, những quyết định của họ sẽ khó phù hợp với nhu cầu, lợi ích củađối tượng bị lãnh đạo, quản lý, do đó khó đạt được kết quả mong muốn vànhân cách người lãnh đạo, quản lý cũng khó phát triển và hoàn thiện được

Khi mở rộng quan hệ giao lưu, nâng cao nghệ thuật giao tiếp với càngnhiều đối tượng sẽ càng giúp cho người lãnh đạo quản lý biết sửa chữa vàđiều chỉnh kịp thời những điều chưa phù hợp với mình (như tính cách, cáchnghĩ, cách làm…)

Trang 25

Cuộc đấu tranh chống suy thoái nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản

lý không tách rời với việc giáo dục nhân cách Con đường hình thành, pháttriển và hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải trải quakhông ít những gian khổ, khó khăn và phải đi qua nhiều con đường khácnhau, trên nhiều lĩnh vực để cùng đi đến một mục tiêu chung đó là hình thành,phát triển và hoàn thiện nhân cách Người cán bộ lãnh đạo, quản lý Việt Namhiện nay phải xác định được rằng trước hết họ phải có ý thức giữ gìn và pháthuy nhân cách của dân tộc Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hoànthành và phát triển một nhân cách tiến bộ mang đậm bản sắc Việt Nam

1.3 Những yêu cầu về nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội

1.3.1 Những yêu cầu về phẩm chất chính trị tư tưởng:

Để xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, của tổ chức và của nhân dânđang sinh sống, làm việc, học tập tại thủ đô Hà Nội, yêu cầu đầu tiên củangười cán bộ lãnh đạo, quản lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội phải là nhữngngười có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội,trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng ta đã lựa chọn Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìmcách chống phá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, lợi dụng những

kẽ hở trong thực hiện các chính sách hội nhập để xuyên tạc, kích động, lôikéo nhằm lật đổ chế độ Vì vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo bệnh viện Phụ sản

Hà Nội phải có ý chí chiến đấu, chủ động tiến công, kiên quyết đấu tranhchống lại những tư tưởng mơ hồ, dao động, chủ quan, mất cảnh giác

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, thể hiện không bị cám dỗ, lôi kéo của

kẻ địch và phần tử xấu trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thịtrường, có ý chí, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, quyết đoán nhanh, biết nắmbắt thời cơ, hạn chế nguy cơ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Phục vụ nhân

Trang 26

dân vô điều kiện, luôn đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân trên lợi ích củabản thân.

1.3.2 Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tác phong

Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, bệnh viện Phụ sảnnói riêng, yêu cầu phẩm chất đạo đức quan trọng nhất là đạo đức cách mạng.Đạo đức cách mạng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công việc của ngườilãnh đạo, quản lý nói chung và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơixuống mà phải qua thực tiễn rèn luyện Đạo đức cách mạng không phải là thứđạo đức chung chung, trừu tượng mà là đạo đức trong hành động cách mạng

Đó là đạo đức chân chính, đạo đức thật, nói đi đôi với làm, lý luận gắn vớithực tiễn…

Như vậy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thực hiện đúng lời dạycủa Bác Hồ: Cán bộ là người “Đầy tớ trung thành” của nhân dân, là “côngbộc” của nhân dân, luôn đặt lợi ích của tập thể của nhân dân lên trên hết.Yêu cầu đạo đức của người cách mạng còn thể hiện việc lấy chủ nghĩa tậpthể làm nguyên tắc đạo đức cơ bản chi phối mọi hoạt động của mình Đạođức của người cán bộ cách mạng là được đấu tranh, cống hiến cho lợi íchcủa tập thể, cống hiến cho xã hội, coi đó là mục đích tự thân Quan tâm đếnhạnh phúc của mọi người cũng chính là quan tâm đến hạnh phúc của cánhân mình Theo chủ tịch Hồ Chí Minh “Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức

đó không phải là đạo đức thủ cựu Đó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nókhông phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, củadân tộc, của loài người” [ 6, t2, tr252]

Là người cán bộ lãnh đạo, quản lý, mỗi người phải trở thành một tấmgương sáng về đạo đức Tấm gương của họ phải được thể hiện bằng các hànhđộng cụ thể Nói đi đôi với làm, có trách nhiệm trong công việc và đời sốngcủa nhân dân, luôn khiêm tốn, liêm khiết, trung thực, thẳng thắn, không vụ

Trang 27

lợi, thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và tráchnhiệm, phải là niềm tin tưởng của nhân dân trên mọi lĩnh vực.

Đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm hai mặt:

+ Đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp: Đối với người cán bộ lãnhđạo, quản lý, yêu cầu đạo đức cá nhân phải cao hơn người bình thường, đó làyêu cầu về ý thức niềm tin, ý chí, thái độ quyết tâm đối với việc thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ đất nước Vì sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của địa phương.Thái độ quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xãhội dân chủ, công bằng, văn minh” Thể hiện ở thái độ tôn trọng và ý thứcgiữ gìn kỷ cương, pháp luật Có lối sống lành mạnh, không cửa quyền,hách dịch, sách nhiều quần chúng, có trách nhiệm với công việc, có lòngnhân ái, vị tha, xử lý đúng đắn các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồngnghiệp và xã hội Đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng, yêu cầu vềđạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm tận tụy đối vớicông việc, kính trọng lễ phép với nhân dân, không vụ lợi cá nhân, phải cóphẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Trong thời đại ngày nay,ngoài những phẩm chất trên, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thể hiện

là lấy lợi ích của nhân dân, của đất nước làm mục tiêu, biết phát huy trí tuệ,tài năng của mọi người để tạo nên sức mạnh trong thực hiện nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ đất nước, biết làm chủ bản thân, điều chỉnh hành vi củamình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội

+ Đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện PSHN cònđược thể hiện ở tác phong công tác Yêu cầu này được thể hiện ở tính cụ thể,sâu sát quần chúng, gần gũi, hòa đồng, cởi mở, có ý thức tổ chức kỷ luật cao,biết lắng nghe ý kiến quần chúng, tin yêu quần chúng, đó là yếu tố hàng đầudẫn đến sự thành công Phải khắc phục tác phong thiếu sâu sát, khắc phục

“căn bệnh” “nói nhiều hơn làm”, tác phong tùy tiện, quan liêu trong công

Trang 28

việc Xây dựng tác phong làm việc mới, xử lý công việc nhanh, khoa học,tuân theo pháp luật, chủ trương, chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của cấp trên lànhân tố đảm bảo tính hiệu quả trong công việc.

Đạo đức, tác phong là chuẩn mực quan trọng đối với người cán bộ lãnhđạo, quản lý Nó có ý nghĩa như là tiêu chí quan trọng để đánh giá người cán

bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay

1.3.3 Những yêu cầu về trình độ, kiến thức, năng lực đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện PSHN

Trong thời kỳ đổi mới đất nước và với đặc thù về nghề nghiệp là bệnhviện chuyên khoa loại 1, bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng còn chứađựng những biến động to lớn trên các mặt, nhiều vấn đề mới nảy sinh đặt racho cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý nơi đây Yêu cầu về trình độ, kiếnthức, năng lực đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý là rất quan trọng.Trước hết họ phải là người có trình độ, kiến thức chuyên môn giỏi, có trình

độ học vấn, am hiểu các kiến thức về văn hóa, xã hội, có hiểu biết chính trị,kinh tế, pháp luật, tâm lý, ngoại ngữ, tin học…để có thể tiếp cận thực tiễn,

xử lý công việc, xử lý tình huống đạt hiệu quả cao, đúng quan điểm, đúngpháp luật, hợp lòng dân Yêu cầu phải nâng cao trình độ là tất yếu “Ngườicán bộ dù là cán bộ chính trị, cán bộ hành chính, kinh tế, hay khoa học kỹthuật, đều phải có trình độ kiến thức và năng lực trí tuệ tốt, tư duy sáng tạonhạy bén độc lập [ 6, tr 79]

Có kiến thức, có năng lực, người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới làm chủđược tình thế khi được giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về công việc củamình Có kiến thức mới có thể vận dụng, nắm bắt các quy luật, đặc biệt là quyluật hoạt động trong lĩnh vực công tác của mình

Có thể nói trí tuệ, kiến thức, năng lực chuyên môn sâu rộng là yêu cầucao đối với phẩm chất nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Đó làđiều kiện bảo đảm cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý thành công trong bất

Trang 29

cứ điều kiện nào Năng lực được chia thành nhiều loại: Năng lực chuyên môn,năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực giao tiếp…

+ Năng lực chuyên môn: Yêu cầu về năng lực chuyên môn đối vớingười cán bộ lãnh đạo, quản lý là phải có chuyên môn sâu, được đào tạo mộtcách cơ bản, kết hợp nhuần nhuyễn với thực tiễn công tác của mình Có khảnăng vận dụng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vàothực tiễn công tác Công việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đòi hỏi rất

cụ thể nên họ phải có những năng lực chuyên môn giỏi, có khả năng tácnghiệp thành thạo, linh hoạt trong mọi tình huống để giải quyết tốt mọi nhiệm

vụ được giao

Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện PSHN trong nhữngnăm sắp tới, năng lực còn thể hiện ở sự hiểu biết, thành thạo trong giao tiếp, ítnhất biết sử dụng một ngôn ngữ quốc tế để đáp ứng tốt nhiệm vụ và yêu cầucủa đất nước khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế

+ Năng lực tổ chức thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là khảnăng biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên…trở thành hiện thực, đi vào cuộc sốngcủa mọi người Khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn là hết sức quantrọng, chủ trương có khoa học, đúng đắn nhưng không được triển khai đưavào cuộc sống thì chủ trương đó không có ý nghĩa thiết thực Mặt khác, trongquá trình triển khai chủ trương, chính sách mới kiểm chứng được tính đúngđắn của nó, đồng thời phát hiện kịp thời những thiếu sót, hạn chế để khắcphục, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn

+ Năng lực giao tiếp: khi tiếp xúc, làm việc với nhân dân và các đốitượng có trình độ hiểu biết khác nhau, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phảibiết lắng nghe, gợi chuyện để thu lượm những thông tin cần thiết cho côngviệc của mình Đồng thời phải tuyên truyền, thuyết phục việc thực hiện đườnglối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho mọi người

Trang 30

Khả năng giao tiếp phải đạt được yêu cầu khi giải quyết công việc với mọingười theo phương châm: Người được việc thì rất hài lòng, người không đượcviệc thì cũng cảm thấy thoải mái, yên tâm, tin tưởng Người cán bộ lãnh đạo,quản lý phải làm chủ được tình cảm và cách xử sự của mình, xử lý công việcmột cách khác quan, bình đẳng, tránh xẩy ra tình trạng thất vọng trong giảiquyết công việc Nghệ thuật giao tiếp là một yêu cầu quan trọng mà mộtngười cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có.

1.3.4 Yêu cầu về rèn luyện và nâng cao các kỹ năng:

*Kỹ năng cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thành những quyết định phù hợp với thực tiễn địa phương:

Kỹ năng này phải được thể hiện qua các công việc cụ thể: xác định mụctiêu, lập kế hoạch, ra quyết định phù hợp Để làm được điều này, người cán

bộ lãnh đạo, quản lý phải có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng giaotiếp, thiết lập mối quan hệ để tìm hiểu về con người, về kinh tế, xã hội của địaphương mình, kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định…

*Kỹ năng lập kế hoạch:

Kỹ năng này được hiểu là kỹ năng xác lập con đường, biện pháp, cáchthức, thời gian, nguồn lực phù hợp để thực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra Ngườicán bộ lãnh đạo, quản lý có kỹ năng lập kế hoạch là người đưa ra được nhữngchỉ dẫn đầy hiệu quả đối với việc thực hiện mục tiêu, là người biết lựa chọnphương án tối ưu trong điều kiện có thể Biết tính đến những điều kiện nào làcần thiết và để đạt hiệu quả cao cần phải khai thác các nguồn nhân lực, vật lựcnhư thế nào Điều này lại liên quan đến việc đánh giá đúng khả năng và biếtphát huy sức mạnh của cá nhân và của tập thể

*Kỹ năng phổ biến và truyền đạt chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước tới quần chúng nhân dân:

Đây là kỹ năng quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện Người cán

bộ lãnh đạo, quản lý có kỹ năng này sẽ làm cho đối tượng quản lý hiểu đúng,

Trang 31

hiểu đầy đủ chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Dựatrên sự hiểu biết thực trạng về điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quáncủa địa phương và của dân cư để xác định nhiệm vụ trọng tâm cũng như điềukiện thực hiện để có thể tác động phù hợp, có sức thuyết phục mọi người.

Kỹ năng thuyết phục không phải chỉ bằng giọng nói mà quan trọng hơn

là bằng việc làm Sự gương mẫu và uy tín của bản thân người cán bộ tạo nênkhả năng lôi cuốn quần chúng nhân dân và mọi người tham gia phong trào.Các kỹ năng tổ chức thực hiện sẽ biến thành những chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng trở thành hiện thực ở địa phương mình

*Kỹ năng xử lý tình huống:

Là kỹ năng đặc biệt quan trọng thể hiện ở khả năng phát hiện và phântích tình huống; khả năng dự báo, dự đoán; khả năng sử dụng quyền lực trongđiều hành; khả năng để ra phương án, giải pháp để giải quyết tình huống…

* Kỹ năng tổ chức thực hiện thể hiện ở việc kiểm tra và đánh giá hoạt động của mình:

Chức năng kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của lãnh đạo,quản lý Việc tiến hành kiểm tra đúng, kịp thời, có hiệu quả sẽ có tác dụnggiáo dục, điều chỉnh cá nhân hoàn thành tốt các quyết định ban hành Ngườicán bộ lãnh đạo, quản lý nếu không kiểm tra chính là tự làm mất đi quyềnlãnh đạo, quản lý của mình Trong tác phẩm “Một việc mà các cơ quan lãnhđạo cần làm ngay” (năm 1948) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Khi có chínhsách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổchức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra Nếu ba điểm ấy làm sơsài thì chính sách có đúng mấy, có hay mấy cũng vô ích Có thể nói rằng, chínphần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta đều vì thiếu kiểm tra”

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHÂN CÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

2.1 Khái quát đặc điểm chung của Bệnh viện PSHN

2.1.1 Tình hình chung

Bệnh viện PSHN được thành lập theo quyết định số 4951/QĐTC ngày21/11/1978 của UBND Thành phố Hà Nội, với tên gọi là Bệnh viện Phụ sản

Hà Nội Bệnh viện được xây dựng trên mảnh đất Yên lãng thượng thuộc quận

Ba Đình (phía bắc thủ đô Hà Nội) Sự hình thành bệnh viện là một chủtrương, một quyết định đúng đắn, thiết thực của UBND Thành phố Hà Nội,nhằm phục vụ cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời là biểu tượng sinh độngcủa sự đoàn kết, của tình hữu nghị của Phụ nữ thế giới đối với phụ nữ ViệtNam Công trình xây dựng bệnh viện do Uỷ ban Phụ nữ Liên Xô chỉ đạo,thiết kế, và thi công Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội,Thành uỷ và UBND Thành phố Hà Nội, cùng sự lãnh đạo của Ban Giám đốc,cấp uỷ Đảng của bệnh viện trong thời gian từ khi thành lập đến nay, bệnh viện

đã lớn mạnh và có những bước tiến mạnh mẽ

Bệnh viện Phụ sản Hà nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I, có 27 khoaphòng và 822 cán bộ, công chức, hợp đồng với chỉ tiêu được giao 300 giườngbệnh kế hoạch, hoạt động thực tế là 589 giường thực kê

Trong những năm vừa qua, bệnh viện giữ vững truyền thống đoàn kết,phát huy sức mạnh tập thể, thực hiện tốt 7 chức năng nhiệm vụ, hoàn thànhcác chỉ tiêu kế hoạch, từng bước triển khai, phát triển thành công các mũinhọn chuyên sâu, tiếp tục phấn đấu đạt danh hiệu bệnh viện xuất sắc

Bệnh viện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu theo kế hoạch, bao gồm điềutrị ngoại trú, điều trị nội trú, các kỹ thuật cận lâm sàng Các dịch vụ kỹ thuậtnhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị theo nhu cầu của người dân

Trang 33

được quan tâm phát triển mạnh Thực hiện phẫu thuật nội soi 24/24 giờ, phẫuthuật cắt tử cung đường âm đạo, cắt tử cung qua nội soi ổ bụng, chẩn đoánhình ảnh, siêu âm 3 và 4 chiều, chẩn đoán trước sinh, giảm đau trong đẻ, ápdụng các phác đồ mới trong điều trị dọa đẻ non, gây chuyển dạ chủ động,phòng và điều trị băng huyết sau đẻ, điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung,chăm sóc sơ sinh non tháng được triển khai hoạt động hiệu quả Hoạt độnggiám sát nhiễm khuẩn triển khai hiệu quả xuống từng đơn vị.

- Tình hình các tai biến sản khoa

Tổng số: 37, trong đó

+ Chảy máu sau đẻ, mổ đẻ: 25

+ Vỡ tử cung: 02

+ Tắc mạch ối: 02

+ Chảy máu sau hút thai: 06

+ Chảy máu sau mổ PK: 02

- Khoa hỗ trợ sinh sản:

+ Khu vực phòng khám:

Tổng số khám HM: 25.835 lượt

Tổng số siêu âm đầu dò âm đạo: 14.2.2 trường họp

Xét nghiệm tinh dịch đồ: 6.313 trường hợp

Đông tinh: 68

IUI: 902, trong đó IAH : 875 ; IAD : 27

+ Khu vực thụ tinh trong ống nghiệm:

Giảm thiểu thai: 07

Hiện có 218 em bé ra đời bằng IVF và IVF/ICSI khỏe mạnh

Trang 34

- Phát triển kỹ thuật mổ nội soi: CNTC, u nang buồng trứng, vs, cắt

TC, soi buồng tử cung can thiệp

- Dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ:

+ Phát triển mạnh các kỹ thuật tránh thai, phá thai ngoại khoa, nộikhoa, phá thai to bằng thuốc

- Hoạt động chẩn đoán trước sinh:

+ Triển khai hoạt động đào tạo, sàng lọc, chăm sóc người bệnh có hiệuquả và thường quy Sử dụng siêu âm 3 chiều trong chẩn đoán các thai nghén

dị dạng, thai có nguy cơ cao Hợp tác với Trường ĐHYHN, BVPSTƯ triểnkhai các kỹ thuật chuyên sâu: Sàng lọc sinh hóa, xét nghiệm di truyền qua kỹthuật chọc ối

XN sàng lọc : Chọc ối làm NST đồ: 569 trường hợp

Đình chỉ thai dị tật: 188 trường họp

- Khám và điều trị nam khoa: Thực hiện các kỹ thuật sinh thiết tinh

hoàn, vi phẫu buộc tĩnh mạch tinh giãn

2.1.2 Một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng điều trị và giảm tải bệnh viện

* Đối với điều trị nội trú

Tận dụng các diện tích đã có, kê thêm giường bệnh để phục vụ ngườibệnh (Số giường thực kê tại bệnh viện: 589 giường/ 300 giường kế hoạch)

Trang bị thêm trang thiết bị: Giàn mổ nội soi, dao harmonic, dao ensil,tăng thêm bàn mổ cho sản khoa, phụ khoa

Triển khai hiệu quả khu dịch vụ nhà D Có phòng đẻ dành riêng chokhu dịch vụ hoạt động hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân

Liên tục đào tạo cập nhật kiến thức kỹ năng cho cán bộ mới để kịp thờiđáp ứng nhu cầu phục vụ người bệnh

Nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc, ứng dụng các kỹ thuậtchuyên sâu, như: Giảm đau trong đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng, điều trịchửa ngoài tử cung bằng MTX tại chỗ, cắt tử cung hoàn toàn, bán phần quanội soi ổ bụng, thực hiện giảm ngày điều trị trung bình

Trang 35

Thực hiện tốt chương trình làm mẹ an toàn, chương trình nuôi con bằngsữa mẹ Khống chế tỉ lệ tai biến năm.

Triển khai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn tới từng khoa phòng,cán bộ, người bệnh

Thực hiện chăm sóc toàn diện tại nhiều khoa phòng: Tổ chức đào tạo

40 buổi cho điều dưỡng, NHS; Kiểm tra, giám sát quy trình chăm sóc ngườibệnh; Khảo sát sự hài lòng của người bệnh bằng phiếu phỏng vấn; tổ chức cáchội nghị, hội thi về công tác chăm sóc người bệnh toàn diện

Khuyến khích, giáo dục, tư vấn cho người bệnh tự chăm sóc tại nhà

* Đối với điều trị ngoại trú

Mở rộng các diện tích khám bệnh: Tăng thêm phòng khám, bác sĩ khámbệnh, thời gian phục vụ

Tổ chức tiếp đón và hướng dẫn theo qui trình hợp lý, phù hợp với thực tế.Thực hiện mọi biện pháp để hạn chế sự đi lại của người bệnh: Tăng vịtrí tiếp đón Thu viện phí, các dịch vụ bố trí liên tục, có hệ thống chỉ dẫn qualoa phát thanh, màn hình tại các điểm ngồi chờ

Trang bị thêm trang thiết bị: Máy siêu âm, xét nghiệm, máy monitortheo dõi người bệnh ngoại trú, tránh những trường hợp vào viện theo dõikhông cần thiết, giảm chi phí cho sản phụ, giảm tải cho nội trú

Triển khai thêm các phòng khám và siêu âm theo yêu cầu để phục vụngười bệnh ngoài giờ và các ngày nghỉ, ngày lễ

Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin tại bệnh viện trên mọi lĩnh vực,giúp cho công tác phục vụ người bệnh thực sự hiệu quả

Cải tiến quy trình tiếp đón - thu phí tại chỗ đế giảm thời gian chờ đợicủa người bệnh và chống thất thu

* Phát triển các kỹ thuật chuyên sâu:

- Công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện

Liên tục được nâng cấp, trang bị thêm máy phục vụ hiệu quả trongcông tác chuyên môn và quản lý Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin tại

Trang 36

bệnh viện trên mọi lĩnh vực, đang thực hiện theo phần mềm Medisoít của Vụđiều trị Bộ Y Tế

+ Quản lý người bệnh ra vào viện

- Khoa phụ: Đã phối hợp triến khai tốt các phẫu thuật cấp cứu, mở rộngphẫu thuật nội soi, phẫu thuật nội soi cắt tử cung hoàn toàn, bán phần, cắt tửcung đường âm đạo, cắt tử cung hoàn toàn, bán phần qua nội soi ổ bụng Hầuhết các trường hợp CNTC đều được mổ nội soi Đưa thêm các kỹ thuật mớivào điều trị, như điều trị chửa ngoài tử cung bằng MTX tại chỗ Nghiên cứu

và điều trị thành công mặt bệnh mới: Chửa tại sẹo mổ đẻ cũ

- Khoa sản bệnh, Sản nhiễm trùng, Sản thường: Dịch vụ luôn làm tốtcông tác điều trị, các trường hợp thai bất thường, bệnh lý được phát hiện sử trísớm, các bệnh nhân HIV được chăm sóc tích cực và hiệu quả Kiểm soátnhiễm khuẩn Áp dụng những phương pháp điều trị mới trong gây chuyển dạchủ động, giữ thai trong doạ đẻ non, rau tiền đạo

- Khoa dịch vụ D3, D4, D5: Hoạt động thực sự hiệu quả, đáp ứngđược nhu cầu và làm hài lòng người bệnh Triển khai gây chuyển dạ chủ

Trang 37

động, dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh, phẫu thuật các bệnh lý sản,phụ khoa sớm cho bệnh nhân.

- Khoa sơ sinh: Chăm sóc tốt các cháu non tháng, tỉ lệ tử vong sơ sinhtại bệnh viện giữ ở mức thấp Khoa tích cực tham gia các phong trào thi đua,làm tốt công tác đào tạo tập huấn hỗ trợ cho cho các tuyến Khoa kết hợp vớiphòng NCKH-CĐT mở các lớp chăm sóc trẻ sơ sinh

- Khối ngoại trú: Công tác khám chữa bệnh ngoại trú đã triển khai vàluôn được cải tiến để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh cao của ngườidân Phòng khám dịch vụ ngoại trú luôn thực hiện đổi mới, mở rộng, kiểm tragiám sát hiệu quả để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh

- Khoa xét nghiệm, GPB-XQ:

• Trong năm 2012, tổng số máu truyền 744.970 ml Tích cực triển khaicác kỹ thuật mới đáp ứng tốt nhu cầu của lâm sàng: Định nhóm máu tạigiường, các xét nghiệm nội tiết chuyên sâu

• Đưa vào áp dụng các máy xét nghiệm mới hiện đại như: Máy nội tiếtAXSYM, máỵ sinh hoá HITACHI 902, máy tế bào, giàn máy ELISABIORAD để phục vụ tốt cho người bệnh

• Triển khai mạnh kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm 2, 3, 4 chiều

• Có kế hoạch đào tạo liên tục, nghiên cứu khoa học tại khoa

• Hợp tác, phối họp với Đại học Y HN để đào tạo cán bộ và thực hiệnnhững kỹ thuật xét nghiệm tại bệnh viện

• Có nhiều cải tiến trong công tác phục vụ người bệnh: Tách riêng khulấy máu và khu làm xét nghiệm, các kết quả xét nghiệm trực tiếp vào máytính trả kết quả thông qua mạng nội bộ của bệnh viện

- Các phòng chức năng, khối hậu cần

Hoàn thành kế hoạch cung ứng vật tư, trang tiết bị thông dụng cho cáchoạt động theo kế hoạch đã được duyệt, đảm bảo đầy đủ, chất lượng, đúngchủng loại, đúng quy định về quản lý

Trang 38

Kịp thời cung ứng vật tư tiêu hao, sửa chữa dụng cụ, bảo dưỡng máy móctrong toàn bệnh viện, giúp nâng cao chất lượng phục vụ điều trị bệnh nhân.

Có nhiều sáng kiến, cải tiến trong công việc Tổ chức trực hành chính

-kỹ thuật 24/24

Tổ chức tốt các cuộc họp, hội nghị trong năm

2.1.4 Công tác đào tạo - Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế

Đào tạo nâng cao: Gửi cán bộ đi học CKI, CKII, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Cử nhân.Đào tạo thực hành cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng

Đào tạo cho các tuyến y tế trực thuộc và cả ngoài tỉnh về các kỹ thuậtchuyên ngành

Đào tạo các chuyên đề của Điều dưỡng về chăm sóc, chống nhiễmkhuẩn, giáo dục sức khỏe, tiêm an toàn

+ Một số chuyên đề cụ thể:

■Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

■Chăm sóc và quản lý thai nghén

■Khống chế nhiễm khuẩn

■Qui chế chuyên môn

■Kỹ năng giao tiếp

■Cập nhật kiến thức về siêu âm trong chẩn đoán

■Huấn luyện về tư vấn cho vị thành niên

■Tư vấn chăm sóc người nhiễm HIV

■Tư vấn về phòng chống lây nhiễm HIV

■Giám sát lồng ghép cho cán bộ phụ trách tuyến của bệnh viện

■Đặt dụng cụ tử cung

■Tiêm an toàn

* Công tác nghiên cứu khoa học:

- Nghiệm thu 05 đề tài cấp cơ sở năm 2012

- Lên kế hoạch NCKH năm 2013

* Hợp tác Quốc tế:

Bệnh viện đã và đang triển khai các dự án:

Ngày đăng: 10/10/2014, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, HN-2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, HN-2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa XI
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
5) C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập: các tập 2,3,4; NXB Chính trị quốc gia, HN-1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập: các tập 2,3,4
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
6) Hồ Chí Minh: Toàn tập: các tập 1,2,3,4,9; NXB Chính trị quốc gia, HN-1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập: các tập 1,2,3,4,9
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
7) Nguyễn Bá Dương: Giáo trình tâm lý học dành cho người lãnh đạo, quản lý, NXB chính trị quốc gia, HN-2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học dành cho người lãnh đạo, quản lý
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
8) Phạm Minh Hạc: Tuyển tập tâm lý học, NXB giáo dục, HN-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tâm lý học
Nhà XB: NXB giáo dục
9) Nguyễn Hải Khoát: Những khía cạnh tâm lý trong công tác cán bộ, NXB Chính trị quốc gia, HN-1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khía cạnh tâm lý trong công tác cán bộ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
10) Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư duy chiến lược và Khoa học lãnh đạo, quản lý hiện đại, NXB Chính trị -Hành chính, HN - 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư duy chiến lược và Khoa học lãnh đạo, quản lý hiện đại
Nhà XB: NXB Chính trị -Hành chính
3) Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, 20 năm xây dựng và trưởng thành Khác
4) Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Trình độ chuyên môn - xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện phụ sản hà nội trong giai đoạn hiện nay
Bảng 1 Trình độ chuyên môn (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w