Có quan niệm coi nhân cách: “là tổng hòanhững gì hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc, cá tính rõ nétvới những đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức và vai
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Khách thể nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 5
1.1 Khái niệm chung về nhân cách và nhân cách người lãnh đạo, quản lý .5 1.1.1 Khái niệm về nhân cách và bản chất nhân cách 5
1.1.2 Khái niệm về nhân cách người lãnh đạo, quản lý 8
1.1.3 Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý 11
1.1.3.1 Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý theo quan niệm của các nhà tâm lý học Việt Nam 11
1.1.3.2 Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta 13
1.1.3.3 Các yếu tố cấu thành nhân cách người lãnh đạo, quản lý 15
1.1.4 Con đường hình thành nhân cách người lãnh đạo, quản lý 20
1.1.4.1 Yếu tố giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, học tập và rèn luyện: 21
1.1.4.2 Hoạt động thực tiễn cách mạng và hoạt động lãnh đạo, quản lý là hoạt động có vai trò trực tiếp trong việc hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý 22
1.1.4.3 Yếu tố tập thể, cộng đồng xã hội và gia đình có sự ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý: 22
1.1.4.4 Bản thân tự đấu tranh chống suy thoái nhân cách: 23
1.1.4.5 Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần mở rộng giao lưu, tiếp nhận thông tin và cần thể hiện rõ bản lĩnh và sự điều chỉnh thích ứng với cơ chế thị trường 24
Trang 21.2 Những yêu cầu về nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin 25
1.2.1 Những yêu cầu về phẩm chất chính trị tư tưởng 25
1.2.2 Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tác phong 25
1.2.3 Những yêu cầu về trình độ, kiến thức, năng lực đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin 28
1.2.4 Yêu cầu về rèn luyện và nâng cao các kỹ năng 30
Chương 2 THỰC TRẠNG NHÂN CÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI - VINACOMIN 32
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin 32
2.3 Thực trạng nhân cách của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin 34
2.3.1 Những điểm mạnh về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý 34
2.3.2 Một số mặt hạn chế về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý 36
2.3.3 Nguyên nhân 39
2.3.4 Những vấn đề đặt ra đối với việc rèn luyện nhân cách đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý Công ty Cổ phần Than Đèo Nai 43
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI - VINACOMIN 45
3.1 Phương hướng và giải pháp chung 45
3.1.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đảm bảo cho việc lựa chọn và sử dụng người lãnh đạo, quản lý có đức, có tài trong cơ quan, đơn vị 45
3.1.2 Đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ 46
3.1.3 Nâng cao tính tích cực, chủ động của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Công ty Cổ phần Than Đèo Nai 47
3.1.4 Nâng cao uy tín người cán bộ lãnh đạo, quản lý 48
3.2.Giải pháp cụ thể 50
3.2.1 Đối với Đảng ủy Tập đoàn 50
3.2.2 Đối với bản thân mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý 52
KẾT LUẬN 55
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã và đangtiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, thực hiệnhai nhiệm vụ chiến lược, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bảo vệ tổ quốc,nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệptheo hướng hiện đại vì mục tiêu chung “Xây dựng đất nước ta dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” Đểthực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàndân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Nói đến cán
bộ tốt hay kém ở đây chính là nói đến phẩm chất nhân cách hay đó là cái Đức
và cái Tài của họ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta rất quan tâmxây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sungphát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảngviên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh” [1, tr 90]
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã chỉ rõ rằng: “Mục tiêuchung là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tưtưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, giỏi về chuyênmôn nghiệp vụ” [1, tr316] Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hànhTrung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”yêu cầu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [2 ,tr 26]
Trang 5Các quan điểm trên đã thể hiện khái quát những yêu cầu về phẩm chất, nhâncách của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý trong thời kỳ mới.
Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
đã đưa lại nhiều thành công lớn đối với công cuộc đổi mới đất nước Đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý đã thể hiện tốt phẩm chất và năng lực của mình, cóphong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học, không xa dân, sống trong lòng dân,
ba cùng với dân, xứng đáng là những người đảm đương trọng trách lớn laocủa Đảng và Nhà nước giao cho, là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân
Tuy nhiên bên cạnh những mặt được thì một số cán bộ trong các cơquan nhà nước ở nước ta hiện nay còn bộc lộ những yếu kém Đặc biệt là độingũ cán bộ làm trong các doanh nghiệp nhà nước, một phần chưa được đàotạo đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, mặt khác, do còn giữ lại tác phong làmviệc chậm chạp, quan liêu, sống quan cách, xa dân, tâm lý tiểu nông làng xãđang còn chi phối cách nghĩ, cách làm của họ Hiện vẫn còn cán bộ chưađược quan thử thách và rèn luyện, phẩm chất và năng lực của họ chưa thực sựtương xứng với công việc đang đảm nhiệm Một số cán bộ do tác động tiêucực của kinh tế thị trường, nảy sinh hiện tượng không muốn làm công tácĐảng, đoàn thể mà chỉ muốn làm công tác chính quyền, công tác quản lý kinh
tế Do đó, để xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ, rất cần quantâm tới rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý chí, đạo đức cách mạng và rèn luyện cả
về năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ nhằm đápứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đất nước trong tình hình mới
Xuất phát từ những lý do nêu trên và là một cán bộ lãnh đạo, quản lý
thuộc Công ty Cổ phần Than Đèo Nai, tôi chọn vấn đề: “Hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn
tốt nghiệp kết thúc khóa học lớp Cao cấp Lý luận Chính trị - Hành chính tạiHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 62 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nhân cách đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý ở Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin Trên cơ sở đó đềxuất một số giải pháp hoàn thiện nhân cách cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin hiện nay.
3 Đối tượng nghiên cứu
Nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Công ty cổ phần ThanĐèo Nai – Vinacomin
4 Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại Công ty cổ phầnThan Đèo Nai – Vinacomin
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về:
+ Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh
về tiêu chuẩn người cán bộ thời kỳ mới
+ Lý luận chung về nhân cách, những quan điểm, những cách tiếp cậnkhác nhau về nhân cách và nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Khảo sát thực trạng nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ởCông ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin hiện nay
6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 7b Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thống kê
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH
NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 1.1 Khái niệm chung về nhân cách và nhân cách người lãnh đạo, quản lý.
1.1.1 Khái niệm về nhân cách và bản chất nhân cách
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khácnhau như Triết học, Xã hội học, Tâm lý học, Đạo đức học, Giáo dục học, Yhọc…Với mỗi ngành khoa học nhân cách lại được nghiên cứu dưới góc độtiếp cận khác nhau
Tâm lý học Mác xít khẳng định bản chất nhân cách dựa trên luận điểmnổi tiếng của C.Mác: “Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất conngười là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” [6, tập 3, trang 11]
Trên cơ sở nền tảng lý luận đó, các nhà tâm lý học Mác xít đi sâunghiên cứu mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, từ đó xác định phạmtrù nhân cách Nhân cách là vấn đề thuộc về con người và xã hội Con người
là một thực thể gồm hai mặt sinh học- xã hội, hai mặt này có mối quan hệ mậtthiết với nhau Tâm lý học nghiên cứu con người trên cả hai mặt này Theoquan niệm của C.Mác, mặt xã hội là bản chất của con người và là mặt sinhhọc của con người đã được xã hội hóa Bản chất của con người được hìnhthành nên trong cuộc sống, bằng hoạt động của con người chịu sự tác độngcủa các quan hệ xã hội, quan đó con người hội nhập, củng cố và phát triển cácmối quan hệ mà họ tham gia và con người là chủ thể trong các mối quan hệ
đó Khi con người tham gia và thực hiện một hoạt động nhất định có mụcđích, có ý nghĩa nhằm nhận thức hay cải biến hiện thực khách quan thì conngười được coi là chủ thể
Trang 9Từ những nghiên cứu về nhân cách, các nhà tâm lý học Mác xít đã điđến khẳng định bản chất nhân cách với một số nội dung cụ thể sau đây:
- Nhân cách là sản phẩm xã hội - lịch sử của sự tiến hóa nhân loại vàtiến hóa cụ thể, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Ở mỗi hình thức kinh tế xã hội khác nhau thì nhân cách cũng có biểuhiện những đặc trưng tiêu biểu cho từng hình thức kinh tế xã hôi cụ thể Nóinhân cách mang bản chất xã hội, điều đó có nghĩa là cùng với sự vận động,biến đổi và phát triển của xã hội loài người thì các phẩm chất, giá trị trongnhân cách cũng biến đổi và phát triển theo Những phẩm chất, giá trị đó phảnánh những nội dung, tính chất của mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi conngười đang sống, đang hoạt động Khi con người tham gia vào các quan hệ xãhội như: quan hệ chính trị, kinh tế, giai cấp, gia đình, bạn bè, ứng xử giữangười với người… thì dấu ấn, nội dung của các quan hệ xã hội đó được phảnánh trong các phẩm chất tâm lý của nhân cách Mỗi người không chỉ tham giavào một mối quan hệ mà tham gia vào nhiều mối quan hệ, những mối quan hệ
đó quy định vị thế của mỗi con người trong xã hội, đồng thời quan hoạt độngcủa họ cũng quy định nét khác biệt về nhân cách mỗi con người
Xét về mặt sinh học, thực tế cho thấy con người khi mới sinh ra chưaphải đã có nhân cách mà chỉ khi đạt tới một trình độ xã hội hóa nhất định, cóngôn ngữ và biết tự nhận thức được bản thân mình thì nó mới trở thành nhâncách Quá trình hình thành nhân cách thường bắt đầu từ 2-3 tuổi; đến tuổi 17-
18 nhân cách đã được định hình và nó tiếp tục được phát triển, hoàn thiệntrong suốt cả cuộc đời Giai đoạn sau phát triển hoàn thiện hơn giai đoạntrước và càng về sau nhân cách càng được hoàn thiện Nhân cách không chếttheo thể xác của con người mà mà được người khác đang sống trong xã hội kếthừa, chọn lọc, duy trì và phát triển
Trang 10Qua nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm của các nhà tâm lý học Mác xítcho thấy không có sự tách rời cái tự nhiên sinh học với cái xã hội Nhân cáchđược coi là sản phẩm của các quan hệ xã hội đồng thời cũng là sản phẩm của
sự tiến hóa, phát triển của cái tự nhiên
C.Mác đã chỉ rằng: “Chính con người khi phát triển sản xuất vật chất
và sự giao tiếp vật chất của mình đã làm biến đổi cùng với sự tồn tại hiện thựccủa mình, cả tư duy lẫn lẫn sản phẩm tư duy của mình” [6, tập 3, tr.38]
+ Đối với các nhà tâm lý học Việt Nam, quan niệm về nhân cách đượchiểu theo nhiều góc độ khác nhau Có quan niệm coi nhân cách: “là tổng hòanhững gì hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc, cá tính rõ nétvới những đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức và vai trò
xã hội; Nhân cách là một cá nhân có ý thức về bản thân, đã tự khẳng địnhđược, giữ được phần nào tính nhất quán trong mọi hành vi [8, tr.246] “Nhâncách là một chủ thể tự ý thức mỗi con người, thể hiện thông qua quá trình tựkhẳng định của chính mình” [8, tr.9]
Có thể nói, đến nay, đã có nhiều định nghĩa về nhân cách, khó có thểtìm ra một định nghĩa nào có thể khái quát và bao trùm nhất về khái niệmnhân cách Tuy nhiên các khái niệm, định nghĩa về nhân cách đều đề cập đếnmột số vấn đề sau:
Thứ nhất: Nói đến nhân cách là nói đến thuộc tính, phẩm chất tâm lý
được hình thành từ trong các quan hệ xã hội, từ những hoạt động có ý thứccủa mỗi con người Những phẩm chất đó quy định hành vi và giá trị xã hộicủa mỗi con người
Thứ hai: Nói đến nhân cách bao giờ cũng gắn liền với tồn tại thân thể
của một con người, nó không phải là một cái gì trừu tượng, mà là sản phẩmhoạt động có ý thức của con người
Trang 11Thứ ba: Nói tới nhân cách là nói tới đặc điểm tâm lý riêng của một cá
thể người Đó là đơn vị cuối cùng, là cái đơn nhất tạo nên chính nó chứ khôngphải là ai khác
Thứ tư: Nhân cách biểu hiện giá trị xã hội của mỗi cá nhân con người
trước tác động của hiện thực khách quan và trong quá trình sống, hoạt động
Nhân cách là “Một cấu tạo tâm lý mới” là “Một sản phẩm mới” của conngười trong hành trình hướng tới lý tưởng cao cả và những giá trị “Chân –Thiên - Mỹ” của con người
Con người tự nhiên sinh ra và mất đi theo quy luật sinh học, nhưngnhân cách không mất đi mà tồn tại mãi mãi, phản ánh bản chất xã hội và trình
độ chinh phục, cải biến đời sống tự nhiên, xã hội và bản thân
1.1.2 Khái niệm về nhân cách người lãnh đạo, quản lý
Dưới góc độ tâm lý học, nhân cách được xem xét về mặt xã hội lẫn mặttâm lý
+ Về mặt xã hội nó bao gồm những quan hệ xã hội cụ thể của conngười với những đặc điểm riêng của nó Đó là quan hệ kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội… Với con người những mối quan hệ này vừa có ý nghĩa kháchquan, vừa mang màu sắc chủ quan Khách quan ví như Mác nói rằng xét vềmặt tự nhiên con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Khi sinh ra conngười đã mang những mối quan hệ xã hội nhất định Chủ quan ở chỗ conngười chủ động trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội cho mình, thể hiện
là con người có thể lựa chọn lối sống – trong việc xác định phương hướng tưtưởng chính trị Điều này không chỉ nói lên bản chất xã hội của nhân cách màcòn khẳng định tính tích cực của cá nhân trong quá trình hình thành và pháttriển nhân cách của người đó
+ Xét về mặt tâm lý thì nhân cách bao gồm những đặc điểm tâm lý thỏamãn các điều kiện sau:
Trang 12 Những nét tâm lý điển hình, ổn định và bền vững, chứ không phải
là cái nhất thời, ngẫu nhiên và bất ngờ Nhờ tính ổn định và bền vững màchúng ta mới nhận xét, đánh giá được nhân cách của từng người và dự đoánhành vi của họ trong tình huống, hoàn cảnh cụ thể nào đó
Những nét tính cách có liên quan, chặt chẽ với nhau để tạo nên tínhthống nhất của nhân cách
Những nét tính cách phải được thể hiện trong các hoạt động và giaotiếp, trong hành vi cử chỉ của cá nhân dưới hình thức này hay hình thức khác.Đồng thời thông qua hoạt động và giao tiếp nhân cách được nẩy sinh và phát triển
Giá trị của các nét, các đặc điểm cũng như toàn bộ nhân cáchthường được qui định bởi các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể
Như vậy nhân cách được xem xét bởi hai mặt xã hội và tâm lý, hai mặtnày có mối liên quan biện chứng với nhau Đây chính là hai mặt quan trọng
để khẳng định tính người của con người
Từ những phân tích trên đây chúng tôi hiểu: Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân quy định giá trị địa vị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người lãnh đạo, quản lý.
Nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý có những đặc điểm cơ bảnnhư sau:
Tính thống nhất và bản chất xã hội của nhân cách: Nhân cách là sự
thống nhất nhiều đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân biểu hiện trong hành vi,hoạt động của con người Đó là sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm, giữa đức
và tài, giữa bản lĩnh và sự thích ứng, giữa hành vi bản năng và hành vi xã hội,giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, giữa lý tưởng của chủ thể lãnh đạo,quản lý có lòng nhân hậu, khoan dung thì dù trong hoàn cảnh nào, quan hệ xãhội nào cũng phải thể hiện được sự thống nhất của nó trong hành vi và hoạtđộng, được xã hội và mọi người đánh giá, thừa nhận sự nhất quán và trungthực của phẩm chất, nhân cách đó
Trang 13Tính ổn định và phát triển của nhân cách: Một trong những đặc trưng
của nhân cách là ổn định và phát triển Các phẩm chất của nhân cách, các kiểuhành vi, phong cách ứng xử hoạt động được hình thành trong một thời giandài thường ổn định với các quan hệ xã hội, nếp sống, chế độ sinh hoạt, làmviệc ổn định Có thể trong cuộc đời và hoạt động thường nhật, đôi khi có
những biến động, có nét tính cách “khác, lạ” xuất hiện, có những thay đổi của
đối tượng hoạt động của môi trường cuộc sống, nhưng nhìn chung thì chúngvẫn không làm thay đổi được đặc điểm, phẩm chất và thuộc tính của một nhâncách Ngược lại, bản lĩnh, phong cách, tư cách tương đối ổn định của mộtnhân cách như thế càng trọn vẹn, bền vững có chiều sâu, được thử thách vàcàng phát triển, hoàn thiện
Tính tích cực và chủ động của nhân cách: Nhân cách là của một chủ
thể hoạt động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển Nhân cách được hình thànhnhờ hoạt động tích cực của cá nhân trong các quan hệ xã hội, là sản phẩm của
xã hội Để được thừa nhận là một nhân cách chủ động và tích cực, con ngườiphải tích cực quan sát, học tập hành động để nhận thức các chuẩn mực hành
vi xã hội, hoạt động theo các chuẩn mực xã hội góp phần nhận thức và cải tạothế giới, cải tạo chính mình Nhân cách người lãnh đạo, quản lý càng phải thểhiện rõ tính tích cực và chủ động trong hoạt động nhận thức, cải tạo xã hội
Đó là một giá trị xã hội, được so sánh lựa chọn và thừa nhận, người lãnh đạo,quản lý phải là một chủ thể hoạt động tích cực cải tạo tự nhiên, xã hội và hoànthiện bản thân theo yêu cầu thực hiện lý tưởng giải phóng con người và côngbằng xã hội
Tính giao lưu và tự chủ của nhân cách: Nhân cách không thể hình
thành, nếu con người không chung sống quan hệ với mọi người, không giaotiếp, hiệp tác với người khác Giao lưu và tiếp xúc với mọi người trở thànhnhu cầu thiết thân của con người Từ hành vi, ngôn ngữ, trong quan hệ giao
Trang 14tiếp xã hội, các kiểu hoạt động, tiếp cận với đối tượng, mỗi người học và biếtđược cách ứng xử, hành động từ những người xung quanh Từ quá trình hoạtđộng liên nhân cách, L X Vưgôtxki, nhà tâm lý học người Nga, cho rằng:
Nhân cách là cái của tôi có trong ta và cái ta có trong người khác, đồng thời
là cái người khác có trong ta.
1.1.3 Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý
1.1.3.1 Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý theo quan niệm của các nhà tâm lý học Việt Nam.
Cấu trúc nhân cách là sự sắp xếp các tính chất, thành phần, thuộc tínhcủa nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong nhữngmối liên hệ và quan hệ nhất định Đời sống tâm lý của con người cũng có mộtcấu trúc nhất định, nếu tạm loại đi những đặc điểm cá thể về tâm lý của mỗingười thì chúng ta có thể xác lập được một cấu trúc tâm lý của nhân cách.Hiện cũng đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách Quan niệmtâm lý học cho rằng cấu trúc tâm lý của nhân cách nói chung và của ngườilãnh đạo, quản lý nói riêng bao hàm các thuộc tính tâm lý cá nhân điển hìnhlà: Xu hướng, tính cách, năng lực, tính khí
Xu hướng của nhân cách: Xu hướng là chiều hướng hoạt động và phát
triển cuộc đời của một con người, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống, trởthành động cơ thôi thúc hoạt động của con người Xu hướng nhân cách củamột con người được hình thành và phát triển theo trình độ nhận thức, tìnhcảm và ý chí của họ đối với mục đích cuộc đời cần đạt tới Xu hướng quyđịnh phương thức hoạt động và phát triển của cá nhân, xu hướng biểu hiện ởcác mặt nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin, ở ý chí, nghịlực, quyết tâm của mỗi con người
Tính cách của nhân cách: Tính cách là thuộc tính tâm lý cá nhân quan
trọng nhất trong nhân cách Tính cách của con người được thể hiện rõ nét ở cả
Trang 15xu hướng, năng lực, cảm xúc, tình cảm và ý chí Tính cách là sự biểu hiện rõnét các đặc điểm tâm lý của cá nhân Những đặc điểm này quy định ý thức,hành vi của cá nhân trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, thể hiệnthái độ của họ đối với thế giới xung quanh với công việc, với mọi người vàbản thân
Năng lực của nhân cách: Mỗi cá nhân có khả năng nhất định để có thể
hoạt động đạt kết quả Trong tâm lý học năng lực được hiểu là khả năng họctập, nghiên cứu và áp dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào các lĩnh vựchoạt động và đem lại hiệu quả Năng lực là một thuộc tính tâm lý vô cùngquan trọng đối với mỗi con người, đặc biệt là người lãnh đạo, quản lý, nó chobiết con người có thể làm được việc gì và làm đến đâu, nó đảm bảo cho ngườilãnh đạo, quản lý hoàn thành được nhiệm vụ và tiến hành được các hoạt độngnhằm cải tạo được tự nhiên, xã hội và bản thân
Điều quyết định sự hình thành, phát triển năng lực ở mỗi cá nhân phụthuộc vào hoạt động, giáo dục và rèn luyện của bản thân Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà
có mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có” [6, t5, tr 280] Năng lực
là khả năng áp dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào một lĩnh vực hoạtđộng nhất định có kết quả Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá trình côngtác để nhận xét, đáng giá con người và cán bộ lãnh đạo, quản lý thì chưachính xác Trước hết, phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủyếu
Tính khí của nhân cách: Tính khí là một thuộc tính tâm lý cá nhân
tương đối ổn định, nó làm cho hoạt động tâm lý của mỗi cá nhân có sắc tháiđộc đáo, khiến cá nhân này khác cá nhân kia một cách rõ rệt Tính khí gắnliền với đặc điểm hoạt động sinh lý thần kinh của mỗi cá nhân, là sắc thái của
Trang 16các hành vi cá nhân, là đặc trưng chung nhất về cường độ và nhịp độ hoạtđộng tâm lý của mỗi cá nhân.
Mỗi cá nhân có tính khí riêng và đều có thể trở nên những người tốt.Một cá nhân tốt hay không là do nhiều yếu tố và chuẩn mực xã hội quy định.Hiểu được tính khí đặc trưng của một cá nhân để nhận rõ được mặt mạnh hayyếu, nhằm sử dụng và cư xử với họ được tốt Mỗi người, nhất là người lãnhđạo, quản lý cũng phải hiểu rõ tính khí của mình để bồi dưỡng, gìn giữ vàphát huy những đặc điểm tính khí thích hợp, hạn chế những biểu hiện tiêucực, không thích hợp
1.1.3.2 Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì nhân cách con người gồm haimặt, hai bộ phận cơ bản là “Đức và Tài”, là hệ thống thái độ, tình cảm và ýchí của con người đối với thế giới khách quan, đối với công việc, đối với tổchức, đối với cách mạng, đối với tiền nong và của cải, đối với chính bản thânmình Người nói: “Đạo đức cách mạng là phải: Cần, kiệm, liêm chính” Quanniệm của người về “tài” là khả năng làm được điều gì cho Đảng, cho dân, chonước Người nói: “Trong Đảng ta, gồm có những người có đức, có tài” Chủtịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Cũng như sông thì có nguồn mới cónước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo, người cách mạng thì phải có đạo đức, không có đức thì dù tài giỏi đếnmấy cũng không thể lãnh đạo được nhân dân”, “Phải coi trọng nhân tài, trọngcán bộ, trọng mỗi một người có ích trong việc chung của chúng ta”…
Quan điểm Đức và Tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là quanđiểm về cấu trúc nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng thời cũng lànền tảng lý luận để chúng ta xác định được tiêu chuẩn chung cho cán bộ Nếu
so sánh, đối chiếu với cách phân chia trong cấu trúc nhân cách người cán bộ
Trang 17lãnh đạo, quản lý của các nhà tâm lý học thì có lẽ đó là cách phân chia tươngđối hợp lý, dễ nhận thức nhất.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đức và Tài phản ánh toàn diện đầy đủ cácphẩm chất của nhân cách, nó biểu hiện tính tổng thể trong bộ mặt tâm lý nhâncách Đôi khi Người cũng dung khái niệm “Hồng” và “Chuyên” đó chính là
sự phát triển của hai mặt “phẩm chất” và “năng lực” của con người Kháiniệm Đức, Tài, Hồng, Chuyên không bị bó hẹp, bị giới hạn trong sự phân chiatheo góc độ của xã hội và cái sinh vật mà nó hàm chứa một ý nghĩa bao trùm,rộng lớn và thống nhất trong cấu trúc nhân cách Nếu hệ thống đầy đủ những
ý nghĩa, nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng diễn đạt thì Đức và Tài có
sự chuyển hóa cho nhau, xâm nhập vào nhau, là tiền đề của nhau tạo nên mộtkết cấu trọn vẹn Trong mối quan hệ Đức và Tài, Người luôn coi trọng Đức vàcoi Đức là “Gốc”, là phẩm chất hàng đầu của cán bộ cách mạng Bên cạnh đóNgười cũng rất coi trọng Tài, tức là năng lực cán bộ Người cho rằng, ngườicán bộ, đảng viên phải biết làm lợi cho dân, cho nước, cho cách mạng Muốnlàm lợi cho dân, cho nước, cho cách mạng thì người cán bộ, đảng viên phải rasức học tập để nâng cao trình độ Người từng nói: “Có đức mà không có tàithì làm việc gì cũng khó”
Xuất phát từ giải quyết mối quan hệ giữa Đức và Tài, xuất phát từ vị tríquan trọng của nó nên Người không bao giờ tuyệt đối hóa cái nào Đối vớiviệc xem xét, lựa chọn người làm công tác lãnh đạo, quản lý, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn căn dặn: “Phải chọn người có đủ đức, đủ tài”
Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về cấu trúc nhân cách củangười cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm có 3 nhóm:
+ Nhóm phẩm chất chính trị tư tưởng bao gồm: Lòng trung thành tuyệtđối với Đảng, với cách mạng; Có lập trường, tư tưởng vững vàng, kiên địnhvới đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; Luôn đặt lợi ích của Đảng,
Trang 18của cách mạng lên trên lợi ích của cá nhân; Có thái độ đấu tranh không khoannhượng đối với kẻ thù…
+ Nhóm phẩm chất tâm lý đạo đức bao gồm: Cư xử, ứng xử của ngườicán bộ lãnh đạo, quản lý đối với công việc, đối với nhân dân, đối với tiềnnong, của cải, địa vị, quyền lực Theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh,làm người cán bộ thì phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, đó là đạođức cách mạng Đạo đức cách mạng là phải suốt đời phấn đấu cho sự nghiệpcách mạng, biết vì lợi ích của nhân dân Trong đạo đức cách mạng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn coi trọng Đức “Nhân”, mà theo thuyết của Khổng Tử,
“Nhân” là yếu tố quan trọng hàng đầu, người cán bộ lãnh đạo, quản lý có lòngkhoan dung, độ lượng, nhân từ, hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng chí, đồngbào Đạo đức cách mạng biểu hiện ở tính ngay thẳng không tư túi, không làmhại đến mọi người, không tham địa vị, tiền tài, không ham tâng bốc mình,luôn nghiêm khắc với bản thân
+ Nhóm các phẩm chất năng lực: Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải
là người tiên phong, có trí tuệ cao, là người có đủ trình độ để hướng dẫnngười khác, có khả năng giám sát công việc đúng, hiểu biết đường lối củaĐảng, có năng lực tổ chức thực tiễn, đưa đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Người lãnh đạo, quản lýphải đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nói đi đôivới làm
1.1.3.3 Các yếu tố cấu thành nhân cách người lãnh đạo, quản lý.
Các nhà Tâm lý học Việt Nam khi nghiên cứu về nhân cách, cấu trúcnhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đi đến thống nhất có 4 yếu tố cấuthành nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý Đó là: xu hướng, tính cách,năng lực và tính khí
- Xu hướng nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Trang 19Xu hướng là chiều hướng hoạt động và phát triển của cuộc đời conngười, đó là mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống, nó trở thành động cơ hoạtđộng của con người, xu hướng nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành vàphát triển theo trình độ nhận thức, tình cảm, ý chí của hộ đối với mục đíchcuộc đời cần đạt tới Xu hướng nhân cách quy định phương thức hoạt động vàphát triển của mỗi cá nhân.
Xu hướng biểu hiện ở nhu cầu, hứng thú, tư tưởng, hoài bão, thế giớiquan, biểu hiện ở ý chí quyết tâm của mỗi con người Nhu cầu là sự đòi hỏicủa mỗi cá nhân và nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhấtđịnh để sống và phát triển Nhu cầu là trạng thái và thuộc tính biểu hiện sựgắn bó của con người với thế giới quan Nhu cầu là biểu hiện đầu tiên, rõ nétnhất của xu hướng, là động lực của mọi lao động Nhu cầu bao giờ cũng cóđối tượng , tính xã hội lịch sử và tính chu kỳ Đối với người cán bộ lãnh đạo,quản lý thì nhu cầu của họ trước hết phải thống nhất, phù hợp với nhu cầuchính đáng của con người, khi đó xu hướng nhân cách của họ mới rõ ràng,nhất quán, kiên định và được mọi người thừa nhận, ủng hộ và noi theo
Hứng thú là thái độ đặc biệt của mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó
có ý nghĩa trong đời sống của họ Hứng thú có tác động huy động sức lực củamỗi cá nhân vào hoạt động chiếm lĩnh đối tượng Người cán bộ lãnh đạo,quản lý phải có thái độ hứng thú với công việc, nó biểu hiện ở tính tráchnhiệm, sự gắn bó nhiệt tình và say mê với công việc được giao
Lý tưởng là những mục tiêu cao đẹp được phản ảnh trong đầu óc của conngười dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực, hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn họ vàohoạt động để vươn tới mục tiêu đó Lý tưởng là động cơ ý thức thúc đẩy conngười vươn lên trong hoạt động, vạch hướng cho sự phát triển nhân cách Lýtưởng của cá nhân phụ thuộc vào lý tưởng xã hội, lý tưởng giai cấp, song lýtưởng của cá nhân có tính độc lập tương đối, đó là cái riêng hợp thành cái chung
Trang 20của lý tưởng Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có lý tưởng giải phóng conngười và tạo lập công bằng xã hội, đó là lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa.
Thế giới quan là hệ thống quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người.Thế giới quan có vai trò định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động, nó giúp chocon người nhìn nhận, đánh giá thế giới xung quanh và bản thân, vạch hướngcho họ sự lựa chọn những thái độ và hành vi hành động
Niềm tin là sự hòa quyện một cách hữu cơ giữa nhận thức, tình cảm và
ý chí cá nhân, niềm tin được phát triển cùng với sự phát triển của nhận thức, ýchí cá nhân, niềm tin được phát triển cùng với sự phát triển của nhận thức, ýchí, tình cảm của nhân cách Niềm tin đúng đắn giúp con người lạc quan tronghoạt động sống Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có niềm tin vững chắc,kiên định mục tiêu và con đường Chủ nghĩa xã hội
-Tính cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Tính cách là một thuộc tính tâm lý cá nhân quan trọng nhất trong nhâncách, tính cách của con người được thể hiện rõ nét ở cả xu hướng, năng lực,cảm xúc, tình cảm và ý chí Tính cách là sự thể hiện đặc điểm tâm lý cá nhân,những đặc điểm này đã quy định ý thức hành vi của cá nhân trong điều kiện
và hoàn cảnh nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh,với công việc, với mọi người và bản thân
Tính cách chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như hoàn cảnh sống,hoạt động và giao tiếp Tính cách cá nhân chính là quan hệ ứng xử, thái độvới công việc, đối với người khác, đối với xã hội, đối với bản thân Tính cáchcòn được biểu hiện trong quá trình nhận thức, tình cảm và ý chí cá nhân Quátrình đó còn hàm chứa cả những tính cách tốt, cả những tính cách không tốt.Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải giảiquyết nhiều mối quan hệ, với nhiều đối tượng khác nhau như người thân,người cùng công tác, cùng tập thể xã hội Thông qua các mối quan hệ đó, ta
có thể hiểu rõ tính cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý là người như thế nào?
Trang 21Là người có đạo đức, tuân thủ pháp luật hay người không tuân thủ pháp luật,thiếu đạo đức.
Biểu hiện của tính cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý là thái độ tốtvới xã hội và bản thân Đối với xã hội, tập thể, với lao động và trong côngviệc người cán bộ lãnh đạo phải là người gương mẫu, có vai trò tích cực,chăm chỉ, là tấm gương của nhân viên dưới quyền Có thái độ nhiệt tình vớicông việc, có ý chí hoàn thành mọi công việc được giao Đối với tiền bạc,người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thể hiện là người tiết kiệm, chi tiêu hợp
lý, liêm khiết, không tùy tiện, tham lam, xa hoa, lãng phí, gây mất lòng tin vớinhân viên dưới quyền
Đối với bản thân phải có thái độ khiêm tốn, tự chủ, biết kiềm chế, làmviệc có nguyên tắc, thái độ của người cán bộ lãnh đạo, quản lý như vậy mới làkhoa học, vừa là hành vi đạo đức biết tôn trọng người khác
Tính cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý được thể hiện ở các đứctính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có tình cảm cách mạng, quyết tâmhoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, trong công tác người cán bộ lãnh đạo,quản lý phải thường xuyên cảnh giác với sự xa đọa, thoái hóa, biến chất củabản thân, đồng thời thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để khiếm khuyết ngàycàng ít, những điểm tốt ngày càng nhiều thêm
-Năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Trong tâm lý học, năng lực được hiểu là khả năng học tập nghiên cứu
và áp dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào các lĩnh vực hoạt động đemlại hiệu quả Năng lực là một thuộc tính tâm lý vô cùng quan trọng đối vớimỗi con người, đặc biệt là người cán bộ lãnh đạo, quản lý Năng lực cho biếtcon người có thể làm được những gì và mức độ hoàn thành của công việc, nóđảm bảo cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý hoàn thành được nhiệm vụ vàtiến hành được các hoạt động nhằm cải tạo được tự nhiên và xã hội
Trang 22Năng lực của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, tư chất,gen di truyền, tuy nhiên, tư chất chỉ là cơ sở, tiền đề vật chất có sự hình thành
và phát triển năng lực Năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý được hìnhthành và phát triển do yếu tố xã hội quyết định Đó là môi trường sống, điềukiện xã hội, giáo dục xã hội, sự phân công lao động xã hội, giao lưu, xây dựngtập thể và đặc biệt là nghị lực, ý chí người cán bộ lãnh đạo, quản lý Hồ ChíMinh đã từng nói: ‘‘Năng lực của con người không phải do tự nhiên mà phầnlớn là do công tác, do rèn luyện mà có’’ Người cũng từng rút ra một điều quantrọng, cũng như sự hình thành, phát triển tính cách ở mọi cá nhân, đó là:
‘‘Hiền dữ đâu phải là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên’’
(Trích ‘‘Nhật ký trong tù’’)Năng lực của con người được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau,người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phức tạp gọi là người có tài năng, ngườihoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có một không hai gọi là thiên tài
Năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý được phân chia thànhnăng lực chung và năng lực riêng, năng lực chung là năng lực cần thiết chonhiều loại hoạt động khác nhau như: Năng lực quan sát, tư duy, trí nhớ, trítưởng tượng, sáng tạo, chú ý…Năng lực riêng là năng lực đặc trưng trong mộtlĩnh vực nhất định như năng lực chuyên môn thuộc một ngành nào đó, hoặc lànăng lực tổ chức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Năng lực chung có ảnhhưởng đến sự phát triển của năng lực riêng
- Tính khí của người cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Tính khí là một thuộc tính tâm lý cá nhân tương đối ổn định, nó có sắcthái của hành vi cá nhân, nó chi phối hoạt động tâm lý con người về cường
độ, tốc độ, nhịp độ Tính khí không quy định nội dung tốt hay xấu của cácphẩm chất tâm lý cá nhân mà chỉ quy định động thái của hành vi tâm lý
Trang 23Có thể chia thành 4 kiểu tính khí cơ bản của người cán bộ lãnh đạo,quản lý, đó là:
1/ Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính khí hoạt, biểu hiện là ngườilinh hoạt, tháo vát, năng động, dễ thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh khiđược giao công việc phù hợp thì họ tỏ ra hăng hái, tìm mọi cách vượt khókhăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ Trong quan hệ với mọi người thì cởi
mở, nhưng họ có ngược điểm là hấp tấp, vội vàng, thiếu kiên nhẫn
2/ Người cán bộ lãnh đạo quản lý có tính khí trầm, biểu hiện họ thườngung dung, kiềm chế được những cơn xúc cảm, trong hoạt động thường có sựđều đặn, cân bằng và duy trì Trong quan hệ thường đúng mực, hơi kín đáo,người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính khí trầm thường có nhược điểm là tính
ỳ lớn, kém linh hoạt, chậm thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh, song cómặt tốt là tránh được sự vội vàng, hấp tấp
3/ Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính nóng nảy tỏ ra có sức sốngdồi dào, các hoạt động tâm lý học bộc lộ sự mạnh mẽ, họ thường dốc sức làmnhững việc ưa thích, nhược điểm của họ là bốc đồng, dễ nổi nóng và dễ xẹp
4/ Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính thầm lặng, tỏ ra ủy mị, ưu tư,yếu đuối, dễ lo lắng, dễ mặc cảm Tuy nhiên ưu điểm của họ là nhạy cảm, tinh
tế, nhẫn nại trước những công việc bình thường đơn điệu
Các thuộc tính nhân cách được hình thành và phát triển tùy thuộc vàomối quan hệ cá nhân với một giai cấp, một dân tộc hay một nhóm người nhấtđịnh, nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp, điều kiện lao động và môitrường gia đình…Việc cá nhân tham gia vào các cộng đồng nhất định sẽ tạonên những nội dung phẩm chất nhân cách của cá nhân đó Tính chất các hoạtđộng mà cá nhân đó thực hiện, phạm vi và cách giao tiếp của cá nhân vớingười khác, với xã hội là các đặc điểm tồn tại xã hội, lối sống cá nhân…có tácdụng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân hoặc cũng cũng
có thể kìm hãm và làm nhân cách cá nhân đó bị què quặt, thoái hóa
1.1.4 Con đường hình thành nhân cách người lãnh đạo, quản lý
Trang 24Nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý được hình thành và pháttriển trong quá trình sống, hoạt động, đặc biệt là trong thực tiễn hoạt độnglãnh đạo, quản lý Trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhâncách của họ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó mỗi yếu tốgiữ một vai trò nhất định.
1.1.4.1 Yếu tố giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, học tập và rèn luyện:
Không ai sinh ra đã là người lãnh đạo, muốn trở thành người lãnh đạotrước tiên phải được giáo dục, đào tạo trở thành con người với tư cách làthành viên của xã hội, sau đó mới đến vị thế của họ trong xã hội đã
Giáo dục được coi là hoạt động chuyên môn của xã hội, nhằm tác độngmột cách có mục đích đến cá nhân nhằm hình thành những phẩm chất tâm lýphù hợp với các mục tiêu đề ra Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý hiệnnay, việc giáo dục nhân cách đòi hỏi phải được coi là vấn đề cấp bách và phảithực hiện thường xuyên Người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải được đàotạo, giáo dục rèn luyện một cách có hệ thống tri thức xã hội, tri thức chuyênmôn, tri thức đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo về lãnh đạo, quản lý Điều quan trọng
là phải trang bị cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ thống quan điểm củaChủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủtrương của Đảng cộng sản Việt Nam, Chính sách và pháp luật của Nhà nước,những tri thức về tâm lý con người, nghệ thuật lãnh đạo, quản lý liên quanđến chất lượng, hiệu quả của công việc
Trên thực tế, còn không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ thấp vềkiến thức năng lực lãnh đạo, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới,không ít cán bộ lười học, hoặc cốt học chỉ để lấy tấm bằng nhằm hợp thức hóa
vị thế của mình “chỗ đứng”, “ghế ngồi” của mình…Chính vì thế, người cán
bộ lãnh đạo, quản lý phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình
độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn
Trang 251.1.4.2 Hoạt động thực tiễn cách mạng và hoạt động lãnh đạo, quản lý
là hoạt động có vai trò trực tiếp trong việc hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trong hoạt động cách mạng, hoạt động lãnh đạo, quản lý là hoạt độngchủ đạo có vai trò trực tiếp trong việc hình thành và phát triển nhân cáchngười lãnh đạo, quản lý Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Là người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng”, nhưng “Đạo đức cách mạng không phải làtrên trời sa xuống Do đấu tranh, rèn luyện hàng ngày mà có Cũng như ngọcphải càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Nghị quyết Ban chấphành Trung ương 3 (khóa VIII) đã khẳng định: “Trên cơ sở phát triển sựnghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ mộtcách bài bản, chính quy, có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn
và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánhgiá, sang lọc, tuyển chọn cán bộ Cho nên trong hoạt động thực tiễn cáchmạng người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn tự rèn luyện, học tập để nhâncách ngày càng phát triển và hoàn thiện
1.1.4.3 Yếu tố tập thể, cộng đồng xã hội và gia đình có sự ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Nhân cách con người, kể cả nhân cách người lãnh đạo, quản lý đượchình thành, hoàn thiện và phát triển trong môi trường xã hội cụ thể, trongcộng đồng xã hội, tập thể, gia đình, làng xóm, khối phố, khu dân cư mà họ làthành viên Trong một tập thể, nếu có môi trường xã hội lành mạnh, quan hệgiữa người với người nhân ái, tập thể đoàn kết, nhất trí, bầu không khí trong
cơ quan, xóm làng, khối phố thuận lợi thì đó là môi trường xã hội tốt nhất đểnhân cách mỗi người phát triển, trong đó có người cán bộ lãnh đạo, quản lý
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là người trực tiếp tổ chức, xâydựng môi trường xã hội lành mạnh, tập thể đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, mọi
Trang 26thành viên trong xã hội đều được giao việc phù hợp, gắn bó hết sức mình vớitập thể Người lãnh đạo, quản lý còn là thành viên của nhóm hạt nhân, của êkíp lãnh đạo Một nhóm hạt nhân đoàn kết, một ê kíp gắn bó, đều tay, một tậpthể tốt sẽ là điều kiện rèn luyện nhân cách tốt và là môi trường thuận lợi đểnhân cách người lãnh đạo, quản lý không ngừng phát triển Và ngược lại,trong môi trường xã hội không thuận lợi, nhóm hạt nhân mất đoàn kết, đố kỵ,
bè phái, ganh tỵ, xích mích nhau… không thừa nhận thành tích và sự tiến bộcủa nhau, tạo ra bầu không khí tâm lý căng thẳng sẽ làm cho nhân cách pháttriển không đều, khiếm khuyết và phiến diện
1.1.4.4 Bản thân tự đấu tranh chống suy thoái nhân cách:
Mỗi một cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các quan hệ xã hội ngoàingoài việc chịu ảnh hưởng và tác động của môi trường ra, họ còn chịu ảnhhưởng tác động của nhiều nhân tố khác theo cả hai chiều hướng tích cực vàtiêu cực Cũng từ đó xuất hiện sự hình thành và phát triển nhân cách tươngđối ổn định và dần đạt tới một trình độ hoàn thiện nhất định, đòi hỏi chủ thểphải thường xuyên tự đấu trang để chống suy thoái nhân cách
Trong công tác và trong cuộc sống, nhân cách người lãnh đạo, quản lýcũng liên tục biến đổi và hoàn thiện dần nhờ cá nhân có ý thức tự rèn luyện,tích cực hoạt động thực tiễn làm cho nhân cách mình phát triển cao hơn, đápứng những yêu cầu ngày càng cao của công việc, của cuộc sống và của xã hội.Nhưng trong thực tế, quá trình hình thành nhân cách cũng thường chịu sự tácđộng, những thử thách Cá nhân có thể có những chuyển hướng tiêu cực, có
sự biến đổi những thuộc tính tâm lý cấu thành nhân cách không phù hợp vớichuẩn mực chung của xã hội và có thể đưa đến sự phân ly, suy thoái nhâncách Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tác động tiêu cực đốivới tâm lý con người và các nhóm xã hội có chiều hướng gia tăng Do vậy,việc tự giáo dục, tự rèn luyện để chống suy thoái nhân cách có vai trò đặc biệt
Trang 27quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo, quản lý giai đoạnhiện nay.
Trên con đường hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách hiệnnay, mỗi người Việt Nam, trước hết là người lãnh đạo quản lý đều phải có ýthức giữ gìn và phát huy nhân cách của dân tộc Việt Nam, của Chủ tịch HồChí Minh vĩ đại-một nhân cách mẫu mực, giản dị, cao quý và gần gũi, thânthiết với mỗi người Việt Nam, nhân cách của một con người đã được cộngđồng quốc tế thừa nhận là anh hùng giải phóng dân tộc và là danh nhân vănhóa thế giới
1.1.4.5 Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần mở rộng giao lưu, tiếp nhận thông tin và cần thể hiện rõ bản lĩnh và sự điều chỉnh thích ứng với cơ chế thị trường.
Nhân cách người lãnh đạo, quản lý thể hiện rõ bản chất xã hội, nó đượchình thành và phát triển trong quan hệ giao tiếp, giao lưu với mọi người C.Mác
đã chỉ rõ: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất
cả các cá nhân khác và nó giao lưu trực tiếp hay gián tiếp với cá nhân đó”
Nếu có giao lưu, tiếp xúc và trao đổi với người xung quanh mình thìbản thân người lãnh đạo, quản lý mới hiểu được cán bộ, người cấp dưới…vềnhững nhu cầu, lợi ích, hứng thú và trình độ của họ Khi đó, họ mới có thểphản ánh được yêu cầu, nguyện vọng của mình với lãnh đạo Không giao tiếp,giao lưu được với cán bộ, với cấp dưới…người lãnh đạo, quản lý dễ sinh bệnhquan liêu, những quyết định của họ sẽ khó phù hợp với nhu cầu, lợi ích củađối tượng bị lãnh đạo, quản lý, do đó khó đạt được kết quả mong muốn vànhân cách người lãnh đạo, quản lý cũng khó phát triển và hoàn thiện được
Khi mở rộng quan hệ giao lưu, nâng cao nghệ thuật giao tiếp với càngnhiều đối tượng sẽ càng giúp cho người lãnh đạo quản lý biết sửa chữa và
Trang 28điều chỉnh kịp thời những điều chưa phù hợp với mình (như tính cách, cáchnghĩ, cách làm…).
Cuộc đấu tranh chống suy thoái nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản
lý không tách rời với việc giáo dục nhân cách Con đường hình thành, pháttriển và hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải trải quakhông ít những gian khổ, khó khăn và phải đi qua nhiều con đường khácnhau, trên nhiều lĩnh vực để cùng đi đến một mục tiêu chung đó là hình thành,phát triển và hoàn thiện nhân cách Người cán bộ lãnh đạo, quản lý Việt Namhiện nay phải xác định được rằng trước hết họ phải có ý thức giữ gìn và pháthuy nhân cách của dân tộc Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hoànthành và phát triển một nhân cách tiến bộ mang đậm bản sắc Việt Nam
1.2 Những yêu cầu về nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin.
1.2.1 Những yêu cầu về phẩm chất chính trị tư tưởng
Để xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, của tổ chức, yêu cầu đầu tiêncủa người cán bộ lãnh đạo, quản lý của phải là những người có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, trung thành tuyệt đối với
lý tưởng cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn Cóbản lĩnh chính trị vững vàng, thể hiện không bị cám dỗ, lôi kéo của kẻ địch vàphần tử xấu trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, có ýchí, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, quyết đoán nhanh, biết nắm bắt thời cơ, hạnchế nguy cơ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Phục vụ nhân dân vô điều kiện,luôn đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân trên lợi ích của bản thân
1.2.2 Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tác phong
Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, Khu Kinh tế nóiriêng, yêu cầu phẩm chất đạo đức quan trọng nhất là đạo đức cách mạng Đạođức cách mạng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công việc của người lãnh đạo,
Trang 29quản lý nói chung và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Chủ tịch Hồ ChíMinh đã từng nói: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống màphải qua thực tiễn rèn luyện Đạo đức cách mạng không phải là thứ đạo đứcchung chung, trừu tượng mà là đạo đức trong hành động cách mạng Đó là đạođức chân chính, đạo đức thật, nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn…
Như vậy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thực hiện đúng lời dạycủa Bác Hồ: Cán bộ là người “Đầy tớ trung thành” của nhân dân, là “côngbộc” của nhân dân, luôn đặt lợi ích của tập thể của nhân dân lên trên hết Yêucầu đạo đức của người cách mạng còn thể hiện việc lấy chủ nghĩa tập thể làmnguyên tắc đạo đức cơ bản chi phối mọi hoạt động của mình Đạo đức củangười cán bộ cách mạng là được đấu tranh, cống hiến cho lợi ích của tập thể,cống hiến cho xã hội, coi đó là mục đích tự thân Quan tâm đến hạnh phúccủa mọi người cũng chính là quan tâm đến hạnh phúc của cá nhân mình Theochủ tịch Hồ Chí Minh “Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức đó không phải làđạo đức thủ cựu Đó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danhvọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”[6, t2, tr252]
Là người cán bộ lãnh đạo, quản lý, mỗi người phải trở thành một tấmgương sáng về đạo đức Tấm gương của họ phải được thể hiện bằng các hànhđộng cụ thể Nói đi đôi với làm, có trách nhiệm trong công việc và đời sốngcủa nhân dân, luôn khiêm tốn, liêm khiết, trung thực, thẳng thắn, không vụlợi, thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và tráchnhiệm, phải là niềm tin tưởng của nhân dân trên mọi lĩnh vực
Đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm hai mặt:
+ Đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp: Đối với người cán bộ lãnhđạo, quản lý, yêu cầu đạo đức cá nhân phải cao hơn người bình thường, đó làyêu cầu về ý thức niềm tin, ý chí, thái độ quyết tâm đối với việc thực hiện
Trang 30đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước Vì sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của địa phương.Thái độ quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hộidân chủ, công bằng, văn minh” Thể hiện ở thái độ tôn trọng và ý thức giữ gìn
kỷ cương, pháp luật Có lối sống lành mạnh, không cửa quyền, hách dịch, sáchnhiều quần chúng, có trách nhiệm với công việc, có lòng nhân ái, vị tha, xử lýđúng đắn các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và xã hội Đạo đứcnghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng, yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp được thểhiện ở tinh thần trách nhiệm tận tụy đối với công việc, kính trọng lễ phép vớinhân dân, không vụ lợi cá nhân, phải có phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chícông vô tư Trong thời đại ngày nay, ngoài những phẩm chất trên, người cán bộlãnh đạo, quản lý phải thể hiện là lấy lợi ích của nhân dân, của đất nước làmmục tiêu, biết phát huy trí tuệ, tài năng của mọi người để tạo nên sức mạnhtrong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, biết làm chủ bản thân,điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội
+ Đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn được thể hiện ở tácphong công tác Yêu cầu này được thể hiện ở tính cụ thể, sâu sát quần chúng,gần gũi, hòa đồng, cởi mở, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, biết lắng nghe ýkiến quần chúng, tin yêu quần chúng, đó là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự thànhcông Phải khắc phục tác phong thiếu sâu sát, khắc phục “căn bệnh” “nóinhiều hơn làm”, tác phong tùy tiện, quan liêu trong công việc Xây dựng tácphong làm việc mới, xử lý công việc nhanh, khoa học, tuân theo pháp luật,chủ trương, chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của cấp trên là nhân tố đảm bảo tínhhiệu quả trong công việc
Đạo đức, tác phong là chuẩn mực quan trọng đối với người cán bộ lãnhđạo, quản lý Nó có ý nghĩa như là tiêu chí quan trọng để đánh giá người cán
bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay