PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài 1.1 Tính cấp thiết của đề tài - Về mặt lý luận: Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanhhay sản xuất dịch
Trang 1TÓM LƯỢC
Hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng mạnh mẽ đã đưa các doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp sản xuất, thương mại nói riêng của Việt Nam vào một thờiđại mới – thời đại của cơ hội và thách thức Việt Nam gia nhập WTO, điều này đãđánh dấu một bước ngoặt quan trọng, nó không chỉ tác động tới lĩnh vực văn hoáchính trị - xã hội mà còn tác động rất lớn tới nền kinh tế Song để thích ứng với nhịp
độ phát triển của toàn cầu, có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ, bền vững thì nềnkinh tế phải có một nền tảng chắc chắn và những bước chuyển mình tốt Doanhnghiệp nào nắm bắt được cơ hội, vượt qua được thách thức thì doanh nghiệp đó sẽtồn tại và phát triển Một trong những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm hiện nay
là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mà chất lượngsản phẩm vẫn được cải thiện nâng cao Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm chí phísản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm là những biện pháp cơ bản giúp doanhnghiệp nâng cao lợi nhuận, là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và pháttriển Muốn vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất cần phải đặt lên hàng đầu Với
tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính - kế toán là một lĩnh vực gắn liền vớihoạt động kinh tế, tài chính đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho cácquyết định kinh tế, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu và Công ty Cổphần Cửu Long, nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý công ty và các anh chị nhân viênphòng kế toán, em đã học tập được rất nhiều điều bổ ích, nhờ đó mà trau dồi kiếnthức và tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này của bản thân Em xingửi lời cảm ơn chân thành tới anh, chị đã giúp đỡ trong việc tìm hiểu, thu thập cácthông tin về công ty; và cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS PhạmĐức Hiếu đã giúp em hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, PHỤ LỤC v
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 3
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm 4
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất sản phẩm 4
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 5
1.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành 7
1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 7
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 7
1.2.3 Chuẩn mực kế toán chi phối kế toán chi phí sản xuất 8
1.2.4 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành 12
1.2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
1.2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 13
1.2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 14
1.2.4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÁN SÀN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỬU LONG 17
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Cửu Long và Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm 17
Trang 42.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Cửu Long và Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu 17
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 18
2.1.2.1 Thuận lợi 18
2.1.2.2 Khó khăn 18
2.1.2.3 Phương hướng phát triển 19
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu 20
2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy kế toán tại Nhà máy 20
2.1.3.2 Chính sách và hệ thống thông tin kế toán 20
2.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm ván sàn tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty Cổ phần Cửu Long 21
2.2.1 Đặc điểm và quy trình sản xuất sản phẩm ván sàn tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu 21
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất của Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu 21
2.2.1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm ván sàn tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu 22
2.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu 22
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất ván sàn tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty Cổ phần Cửu Long 23
2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23
2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 24
2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 27
2.3.3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất 30
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÁN SÀN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỬU LONG 31
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 31
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 31
3.1.2 Hạn chế 33
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu 34
3.3 Điều kiện thực hiện 38
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, PHỤ LỤC
Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 1.4 Trình tự hạch toán tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cửu Long Khu vực HảiDương (Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu)
Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của công ty
Phụ lục 05: Bảng thanh toán lương (trích)
Phụ lục 06: Sổ chi tiết tài khoản 6223
Phụ lục 07: Sổ cái TK 622
Phụ lục 08: Sổ chi tiết TK 6273 – Chi phí nhân viên phân xưởng
Phụ lục 09: Sổ chi tiết TK 62733 – Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất
Phụ lục 10: Sổ tổng hợp tài khoản 62734 – Chi phí khấu hao TSCĐ
Phụ lục 11: Sổ chi tiết TK 62737 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Phụ lục 12: Sổ chi tiết TK 6273 – Chi phí sản xuất chung phân xưởng hoàn thiệnPhụ lục 13: Sổ tổng hợp TK 627
Phụ lục 14: Sổ chi tiết TK 1543
Phụ lục 15: Sổ tổng hợp TK 154
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpCPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếpCPSXC : Chi phí sản xuất chung
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
- Về mặt lý luận:
Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanhhay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân củamột nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và mộttrong những công cụ quản lý không thể thiếu được đó là kế toán Trong đó kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng trongcông tác kế toán của doanh nghiệp Một trong những vấn đề các doanh nghiệp quantâm hiện nay là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
mà chất lượng sản phẩm vẫn được cải thiện nâng cao Muốn vậy các doanh nghiệpphải coi trọng công tác kế toán chi phí sản xuất Có như vậy mới hạ giá thành sảnphẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong điều kiện giá bán không đổi,sản phẩm đạt chất lượng thì chi phí sản xuất giảm được bao nhiêu tương đương vớiviệc doanh nghiệp đạt được lợi nhuận bấy nhiêu Đây chính là điều kiện cần và đủ
để doanh nghiệp tồn tại và phát triền trong sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt của nềnkinh tế thị trường hiện nay
+ Việc sử dụng nguyên vật liệu ở một số bộ phận còn lãng phí, việc tập hợpchi phí sản xuất giữa các phân xưởng còn gặp khó khăn
Nhận rõ vai trò và sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh
Trang 8phẩm ván sàn tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty Cổ phần Cửu Long” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
1.2Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
- Đối với doanh nghiệp
Đánh giá lại thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm của đơn vị, nhằmthấy được những điểm mạnh, điểm yếu, ưu điểm và hạn chế để có thể tiếp tục pháthuy những mặt tích cực, đồng thời cũng có những biện pháp cụ thể để khắc phụcđược những điểm hạn chế của công ty Không chỉ giúp cho kế toán chi phí sản xuấtsản phẩm của công ty được hoàn thiện hơn mà còn góp phần tiết kiện chi phí sảnxuất, đảm bảo công tác quản lý kịp thời của đơn vị
- Đối với bản thân sinh viên
Đây là điều kiện tốt để bản thân sinh viên học hỏi thêm về thực kế kế toántrong doanh nghiệp Giúp sinh viên hình dung ra công việc thực tế của kế toán, cáchghi chép sổ sách, theo dõi chứng từ nhằm kiểm chứng và hoàn thiện hơn những kiếnđược đã được học trong nhà trường Thông qua việc phát hiện ra những ưu, nhượcđiểm trong công tác kế toán của đơn vị sinh viên cũng tự rút ra cho mình đượcnhững bài học quý giá và tích lũy cho bản thân được những kinh nghiệm hữu ích
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu cần phải xác định và nêu rõ những vấn đề sau:
-Xác định rõ sản phẩm ván sàn của Nhà máy được sản xuất ra bao gồmnhững loại chi phí nào?
-Các loại chi phí đó được kế toán tập hợp ghi chép, hạch toán như thế nào?-Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm của Nhà máy còn những mặt hạn chế gì?Những biện pháp để khắc phục tình trạng đó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của khóaluận là kế toán chi phí sản xuất, cụ thể là đi sâu nghiên cứu quy trình tập hợp chi phísản xuất ván sàn tại Nhà máy, từ đó hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩmván sàn tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Cửu Long
Trang 93.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu những loại chi phí có phát sinh và liênquan đến việc sản xuất sản phẩm ván sàn tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu củaCông ty Cổ phần Cửu Long
Về thời gian: Số liệu nghiên cứu trong bài khóa luận được lấy trong vòng 3năm của Nhà máy từ năm 2011 đến năm 2013
4 Phương pháp thực hiện đề tài
4.1 Phương pháp thu thập và tập hợp số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu trong quá trình hoạt động của Nhà máy sẽ được thu thập theo cácphương pháp như:
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như: giáo trình, internet, cáctài liệu chuyên ngành, báo cáo hay các nguồn tài liệu trong thư viện
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu và số học: phương pháp nay căn cứ vào những
chứng từ thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã đựơc kế toán tập hợp vào sổ sách kếtoán và kiểm tra tính chính xác, tính phù hợp, tính hợp pháp của các chứng từ
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu so
sánh từ đó đưa ra những kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này áp dụng việc tính toán , so sánh
số liệu của các phương pháp nêu trên để phân tích những khác biệt giữa lý luận vàthực tiễn từ đó rút ra những kết luận thích hợp
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm ván sàn tại Nhà
máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty Cổ phần Cửu Long
Chương III: Các kết luận và để xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
sản phẩm ván sàn tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của công ty Cổ phần Cửu Long
Trang 10CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN
PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất sản phẩm
a) Khái niệm chi phí:
- Theo VAS 01:
Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toándưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh cáckhoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho
cổ đông hoặc chủ sở hữu
- Theo quan điểm các trường đại học khối kinh tế:
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và laođộng vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanhnghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh Như vậy, chỉ được tính là chi phí của
kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sảnphẩm sản xuất ra trong kỳ hạch toán
b) Khái niệm chi phí sản xuất:
- Theo giáo trình Kế toán quản trị - Đại Học Thương Mại:
Chi phí sản xuất là những khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng (bộ phận)sản xuất gắn liền với các hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp
- Theo bách khoa toàn thư:
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp chi để mua cácyếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận
c) Một số khái niệm liên quan:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật liệucấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt
rõ rang cụ thể cho từng sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí chi trả cho nhân công trựctiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xâylắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ bưu chính viễn
Trang 11- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh phục vụ sản xuất kinhdoanh chung ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường… phục vụ sản xuất sảnphẩm, thực hiện dịch vụ.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
a) Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu: gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệuphụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… dùng cho sản xuất (trừ giá trị vật liệu sửdụng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
- Chi phí nhân công: tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lươngphải trả cho người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ quyđịnh trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động
- Chi phí khấu hao tài sản cố định là toàn bộ số trích khẩu hao của nhữngTSCĐ dùng cho sản xuất của doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoàidùng vào sản xuất kinh doanh
- Chi phí bằng tiền khác: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phảnánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
Cách phân loại này cho biết doanh nghiệp đã chỉ ra những yếu tố chi phí nào,kết cấu và tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để từ đó đánh giá tình hình thực hiện dựtoán chi phí sản xuất Trên cơ sở các yếu tố chi phí đã tập hợp được để lập báo cáochi phí sản xuất theo yếu tố
b) Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vậtliệu chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩmhay thực hiện lao vụ, dịch vụ
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoảntrích theo lương cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ với tiềnlương phát sinh
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phânxưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp)
Trang 12Chi phí sản xuất chung gồm những chi phí:
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: tiền lương, các khoản trích theolương của nhân viên
+ Chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất
+ Chi phí về khấu hao TSCĐ, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện nước, sửa chữa, bảohiểm tài sản bộ phận sản xuất,…
+ Chi phí khác bằng tiền
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuấttheo định mức, nó cung cấp số liệu để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Nódùng để phân tích tình hình thực hiện giá thành và là tài liệu tham khảo để lập chiphí sản xuất định mức và lập giá thành cho kỳ sau
c) Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động bao gồm:
- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thay đổi khi có sự thay đổi vềtổng số, tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
Thuộc loại chi phí này có: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp nếu doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm…
- Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí mà về tổng số không thay đổikhi có sự thay đổi khối lượng sản xuất như khấu hao TSCĐ theo phương pháp bìnhquân, chi phí điện thắp sáng, chi phí công cụ dụng cụ…
- Chi phí hỗn hợp: là các chi phí mà bản than nó gồm các yếu tố của định phí
và biến phí Ở mức độ hoạt động nhất định chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểmcủa định phí, nếu quá mức đó nó thể hiện đặc tính của biến phí Thuộc loại chi phíhỗn hợp có chi phí tiền điện, điện thoại…
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có thể biết được cách ứng xử của từngloại chi phí khi thay đổi mức độ hoạt động trong doanh nghiệp Do đó kế toán có thểcăn cứ số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí
d) Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản suất có quan hệ trực tiếp với việc sảnxuất ra một loại sản phẩm
Trang 13- Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuấtnhiều loại sản phẩm, nhiều công việc Do đó kế toán phải tập hợp lại cuối kỳ tiếnhành phân bổ cho các đối tượng liên quan theo những tiêu chuẩn nhất định.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chiphí và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý nhằm phục vụcho việc tính giá thành sản phẩm
1.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX chính là phạm vi, giới hạn để tập hợp CPSX nhằmđáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí Như vậy có thể thấy thực chất của việc xác địnhđối tượng kế toán CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí
Đối tượng tập hợp CPSX có thể là:
- Toàn bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp
- Từng giai đoạn, quy trình sản xuất riêng biệt, từng phân xưởng, tổ sản xuất.Từng nhóm sản phẩm cùng loại, từng mặt hàng, từng sản phẩm, từng bộ phận
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
-Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp được sử dụng đối với các chi phí cóliên đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Theo đó, khi phát sinh khoản chiphí có liên quan đến đối tượng nào thì kế toán sẽ tập hợp và kết chuyển trực tiếpcho đối tượng đó
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán thực tếmột cách tỉ mỉ, cụ thể từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệthống sổ kế toán… theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, như vậymới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chínhxác, kịp thời, đầy đủ
-Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp:
Phương pháp này được sử dụng với các chi phí có liên quan tới nhiều đốitượng tập hợp chi phí Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí như sau:
+ Tập hợp các chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
+ Lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp với từng loại chi phí
Trang 14+ Xác định hệ số phân bổ (H)
H= C
∑
i=1 n Ti
Trong đó: C – Tổng chi phí cần phân bổ
Ti – Tiêu thức phân bổ của đối tượng i
-Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng (i):
Ci = Ti x HViệc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ tuỳthuộc vào nội dung chi phí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổtheo từng nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định chung cho tất cả các chiphí cần phân bổ Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ tuỳ thuộc vào đặc thù của từngdoanh nghiệp
1.2.3 Chuẩn mực kế toán chi phối kế toán chi phí sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất chịu sự chi phối của một số chuẩn mực kế toán sau:
Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung:
- Mục đích của chuẩn mực: là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêucầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính củadoanh nghiệp nhằm:
+ Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kếtoán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
+ Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo cácchuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý cácvấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tàichính phản ánh trung thực và hợp lý;
+ Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phùhợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
+ Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tàichính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
- Chi phí gồm các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạtđộng kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác
Trang 15- Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay, và những chi phí liên quan tới hoạt động chocác bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền…Những chi phí nàyphát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, HTK, khấu hao máy mócthiết bị.
- Ghi nhận chi phí:
Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kếtquả kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tươnglai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phảiđược xác định một cách đáng tin cậy
Theo VAS 02 – Hàng tồn kho:
- Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán HTK, gồm: xác định giá trị và kế toán HTK vào chi phí; ghigiảm giá trị HTK cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phươngpháp tính giá trị HTK làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
- Giá gốc HTK gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại
+ Chi phí mua của HTK gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chiphí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác cóliên quan trực tiếp đến việc mua HTK Các khoản chiết khấu thương mại và giảmgiá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chiphí mua
+ Chi phí chế biến HTK gồm chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất sảnphẩm, như CPNCTT, CPSXC cố định và CPSXC biến đổi phát sinh trong quá trìnhchuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm
+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo
Trang 16dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phânxưởng sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp
+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn
vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suấtbình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiệnsản xuất bình thường
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩmtheo chi phí thực tế phát sinh
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuấtchung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh
- Việc tính giá trị HTK được áp dụng một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh: được áp dụng đối với các doanhnghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
+ Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này giá trị từng loạihàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tựđầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trịtrung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụthuộc vào tình hình của doanh nghiệp
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước: áp dụng dựa trên giả định hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho
Trang 17ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng tồn kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước: áp dụng dựa trên giả định hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàn tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giátrị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trịcủa hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còntồn kho
Theo VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình:
- Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với TSCĐ hữu hình, gồm: tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thờiđiểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, cho phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xácđịnh giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quyđịnh khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trongtương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trênphải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạngthái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó
- Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôiphục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạtđộng tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
- Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hìnhphải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau
Theo VAS 04 – Tài sản cố định vô hình:
- Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với TSCĐ vô hình, gồm: tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thờiđiểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, cho phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác
Trang 18định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quyđịnh khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phải được ghi nhận là CPSX kinhdoanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp:
+ Chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn địnhnghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TCSĐ vô hình
+ TCSĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tínhchất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TCSĐ
vô hình
- Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệpnhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là CPSX kinhdoanh trong kỳ trừ các chi phí được quy định trong đoạn 48
Theo VAS 16 – Chi phí đi vay:
- Mục đích của chuẩn mực: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào CPSXkinh doanh trong kỳ; vốn hóa chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếpđến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán vàlập báo cáo tài chính
- Chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳtrừ khi được vốn hóa
- Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất sảnphẩm dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi doanh nghiệpchắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đivay có thể xác định một cách đáng tin cậy
1.2.4 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành
Kế toán chi phí sản xuất theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
1.2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyênliệu, vật liệu trực tiếp”
Trang 19Tài khoản này dùng để phản ảnh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trựctiếp cho sản xuất.
Kết cấu TK 621 – “Chi phí nguyên liệu, vât liệu trực tiếp”
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản
xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ
Bên Có:
-Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt độngsản xuất sản phẩm trong kỳ vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dởdang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giáthành sản phẩm dịch vụ
-Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào
TK 632
-Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho
TK 621 không có số dư cuối kỳ
-Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao độngtrực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanhnghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiềncông, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương
Kết cấu TK 622
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia hóa động sản xuất sản phẩm,
thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theotiền lương, tiền công theo qui định phát sinh trong kỳ
Trang 20Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Phần phụ lục)
1.2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Kết toán chi phí sản xuất chung được thực hiện trên tài khoản 627 – Chi phísản xuất chung Tk 627 được dùng để phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất,kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm
Kết cấu tài khoản 627
Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung, phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
-Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
-Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng đểtính giá thành sản phẩm dịch vụ
-Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàngbán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường
TK 627 không có số dư cuối kỳ
TK 627 được mở 6 TK cấp 2 để theo dõi, phản ánh riêng từng nội dung chi phí
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh các chi phí lương và cáckhoản bảo hiểm của nhân viên phân xưởng
TK 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ
Trang 21TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ thuộc
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân phân xưởng
- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công
-Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
-Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Số dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang hiện còn.
Trang 22Trường hợp kế toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sửdụng TK 631 – Giá thành sản xuất.
Kết cấu TK 631
Bên Nợ:
-Chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ dở dang đầu kỳ
-Chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có:
-Giá thành sản phẩm nhập kho kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn hàng bán.-Chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154– Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK này không có số dư cuối kỳ
Trình tự kế toán
Sơ đồ 1.4 Trình tự hạch toán tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Phần phụ lục)
Trang 23CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÁN SÀN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CỬU LONG
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Cửu Long và Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm
2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Cửu Long và Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu.
Giới thiệu tổng quan
Công ty Cổ phần Cửu Long được chuyển đổi từ Công ty TNHH Thiết BịĐiện Cửu Long thành lập theo Giấy phép TLDN số 4366 GP/TPDN do UBNDThành phố Hà nội cấp ngày 21/5/1999 từ năm 2004
Tên giao dịch quốc tế là Cuu Long Joint Stock company, viết tắt là Cuu long JSC.Vốn điều lệ: 29.997.000.000đ
Địa chỉ: Số 343 Trần Khát Chân, Phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng,
TP Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm nhiều lĩnh vực, trong đó gồm 2 lĩnhvực chủ yếu là khai thác các công trình xây lắp điện và sản xuất gỗ xuất khẩu
Ngày 12 tháng 10 năm 2007, Công ty được cấp giấy chứng nhận đầu tư số
04121000040 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt dự án đầu tư “Xâydựng Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu” tại xã Tân Hưng – TP Hải Dương
Đến tháng 11 năm 2010, toàn bộ cơ sở vật chất của dự án “Nhà máy chế biến
gỗ xuất khẩu” đã được xây dựng xong, máy móc thiết bị được lắp đặt và đưa vàochạy thử Đến giai đoạn hiện nay, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu đã ký kết hợpđồng kinh tế và đưa vào sản xuất đại trà các đơn hàng trong nước và nước ngoài vớicác khách hàng tiềm năng đến từ Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản…
Nhà máy hiện đang sở hữu hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến gỗ hiệnđại, những model máy mới nhất hiện nay, đảm bảo không bị lạc hậu về công nghệ.Trong danh mục máy móc thiết bị đầu tư của Nhà máy có điểm nội bật là dâychuyền sản xuất đồng bộ: 06 máy CNC 3D 5 trục, các máy gia công tự động sảnxuất năm 2010 của các hãng chế tạo máy hàng đầu thế giới, do đó chất lượng sảnphẩm gia công đồng đều không phụ thuộc vào tay nghề công nhân; dây chuyền sơn
Trang 24pallet động dài 875m sơn PU, NC … Hệ thống súng sơn và bơm sơn nhập khẩu từĐức đảm bảo chất lượng sơn và màu sắc sơn đồng đều.
Nguyên liệu gỗ được sử dụng từ 2 nguồn cung cấp chính là nguyên liệu nhậpkhẩu và nguyên liệu trong nước Trong đó nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng30%, nguồn nguyên liệu trong nước chiếm khoảng 70% Nguồn nguyên liệu trongnước là nguồn gỗ rừng trồng ở các tỉnh từ Quảng Trị trở ra các tỉnh Tây Bắc Nguồnnguyên liệu nhập khẩu từ Campuchia, New Zealand, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, EU
Tổ chức bộ máy hoạt động của Nhà máy
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cửu Long Khu vực Hải Dương (Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu)
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy
2.1.2.1 Thuận lợi
- Các yếu tố bên ngoài
Với sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị, khu công nghiệp trongnước, đồng thời thu nhập của người dân, ngày càng tăng cao vì vậy mà nhu cầu muasắm, tiêu thụ gỗ và các sản phẩm nội thất trong nước sẽ còn tăng mạnh, đây sẽ làmột thị trường tiềm năng của Nhà máy
- Các yếu tố bên trong
Với công nghệ chế biến gỗ hiện đại, dây chuyền sản xuất đồng bộ của cáchãng chế tạo máy hàng đầu thế giới đảm bảo chất lượng sản phẩm của Nhà máyđảm bảo được những yêu cầu khắt khe về chất lượng của khách hàng Chất lượngcủa sản phẩm làm ra ít phụ thuộc vào tay nghề của công nhân, làm cho chất lượngcủa sản phẩm được đồng đều, hạn chế được những lỗi do ảnh hưởng của công nhânsản xuất
Đội ngũ cán bộ công nhân của nhà máy là những cán bộ trẻ, năng động, nhiệttình, có tinh thần trách nhiệm và sức khỏe đảm bảo việc thực hiện các công việc củaNhà máy
2.1.2.2 Khó khăn
- Các yếu tố bên ngoài
Nền kinh tế xa hội ngày càng phát triển, yêu cầu của con người về hàng hóa