Trong quá trình đổi mới mạnh mẽ của nước ta hiện nay nhằm nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, phát triển kinh tế nhằm hội nhập với tốc độ phát triển của toàn cầu. Các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng đổi mới và hội nhập theo xu hướng đó. Muốn vậy, họ phải không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, có định hướng chiến lược đúng đắn, kèm theo đó là chính sách quản lý và phát triển doanh nghiệp có hiệu quả. Là một doanh nghiệp sản xuất nên CPSX luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của công ty. Để tăng lợi nhuận thì cách hiệu quả luôn luôn là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy cần phải thực hiện hoàn thiện tốt hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất. Đây được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Hoàn thiện công tác kế toán là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của công ty, nên yêu cầu vừa phải chặt chẽ, lại vừa phải linh hoạt, sáng tạo và mang tính hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Mặt khác, để phục vụ thiết thực hơn cho quá trình ra quyết định và quản lý của Ban giám đốc, việc hoàn thiện kế toán tài chính phải kết hợp chặt chẽ với quá trình tổ chức và thực hiện kế toán quản trị.
Qua thời gian thực tập vừa qua, với những kiến thức đã được trang bị tại nhà trường kết hợp với công tác kế toán thực tế tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty cổ phần Cửu Long, cá nhân em nhận thấy: công tác kế toán CPSX ở đây đã đạt rất nhiều thành tựu song vẫn có một số mặt tồn tại. Vì vậy, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX như sau:
Thứ nhất, nâng cao tính hiệu quả của bộ máy tổ chức kế toán
Bộ máy kế toán của Nhà máy cần có thêm bộ phận kiểm toán nội bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát công tác kế toán trong thời gian dài. Tổ chức bố trí nhân viên trong phòng kế toán cho phù hợp hơn, cùng với trình độ năng lực của từng người, tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho kế toán viên, để kịp thời nắm bắt được khoa học kỹ thuật càng hiện đại, phục vụ cho công tác quản lý ở công ty được tốt hơn.
Thứ hai, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty
Nhà máy nên xây dựng lại chế độ và mức lương dành cho nhân công trực tiếp sản xuất. Bên cạnh việc tính lương theo thời gian làm việc cần tiến hành việc tính lương theo khối lượng công việc sản xuất. Đồng thời Nhà máy nên đề ra kế hoạch sản xuất nếu hoàn thành vượt mức kế hoạch thì đưa ra mức thưởng riêng cho công nhân.
Nhà máy nên tổ chức một đợt xét thưởng trong tháng do các công nhân trong bộ phận với nhau tiến hành bình bầu nhằm khuyến khích công nhân sản xuất.
Ngoài ra với công nhân nào có ý kiến đóng góp tích cực cho Nhà máy sẽ được Nhà máy đưa ra những phần thưởng xứng đáng với từng ý kiến.
Theo quy định của nhà nước về các khoản phụ cấp gồm có: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực…. Tại công ty mới chỉ tính lương cho cán bộ công nhân viên một khoản phụ theo ca, khoản phụ cấp này được tính theo ngày công làm việc thực tế theo ca và đơn giá phụ cấp của một ca.
Thứ ba, hoàn thiện phương pháp kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Hiện nay Nhà máy chưa thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, nên vào những thời kỳ công nhân nghỉ phép nhiều chi phí tiền lương nghỉ phép cho người lao động tăng, gây ra sự biến động đáng kể chi phí sản xuất của kỳ đó. Do vậy nhằm ổn định chi phí sản xuất, để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ được chính xác.
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau:
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được tính như sau:
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch = Tổng tiền lương thực tế phải trả CNTT sản xuất trong tháng x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích
Tổng số tiền lương nghỉ phép kế hoạch
của CNTT sản xuất trong năm x 100 Tổng tiền lương chính kế hoạch của
trước = CNTT sản xuất trong năm
Để phản ánh khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán sử dụng TK 335 – Chi phí phải trả.
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi nợ TK 622 tăng chi phí nhân công trực tiếp đồng thời ghi có TK 335 tăng số tiền trích trước.
Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép thì kế toán ghi nợ TK 335 giảm số tiền trích trước đồng thời ghi có TK 334 tăng số tiền phải trả người lao động.
Khi chi trả tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, kế toán ghi nợ TK 334 giảm các khoản phải trả người lao động đồng thời ghi có các TK 111, TK112 giảm tiền.
Thứ tư, thay đổi một số vấn đề trong tập hợp chi phí sản xuất chung
Cần lựa chọn phương pháp tính khấu hao hợp lý. Theo quy định của Bộ tài chính, một doanh nghiệp có thể áp dụng 3 phương pháp khấu hao cho TSCĐ, Nhà máy nên áp dụng các phương pháp khấu hao khác nhau cho các loại TSCĐ khác nhau. Chẳng hạn, đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các TSCĐ khác như: sân, kho, bãi… thì vẫn áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, còn đối với những máy móc, thiết bị và những tài sản khác gắn liền với quá trình sản xuất, tính năng và công suất sử dụng giảm dần thì Nhà máy nên áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng sản phẩm sản xuất ra, không nên trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giúp cho giá thành sản phẩm giảm và việc xác định giá trị còn lại của TSCĐ cũng chính xác hơn.
Thực hiện bàn giao công cụ dụng cụ từ ca trước cho ca sau dưới sự chứng kiến của thủ kho để tránh tình trạng xuất kho tràn lan gây thất thoát, lãng phí cho công ty. Ngoài ra, để tiết kiệm được CPSXC, công ty cần nâng cao trình độ quản lý sản xuất cho nhân viên quản lý, giảm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài trong trường hợp không cần thiết, bảo quản tốt các tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường các biện pháp kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra còn một số giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất như:
- Không ngừng cải tiến khoa học công nghệ
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng việc chú trọng tới các yếu tố: hệ số bảo toàn giá trị TSCĐ, việc trích khấu hao TSCĐ, bảo dưỡng và phòng ngừa tổn thất TSCĐ.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng thông qua việc xây dựng chính sách lao động sau đào tạo, mở rộng chương trình đào tạo nhân lực.