Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về năng lực lãnh đạo, quản lý; chỉ ra thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI THANH HÓA 4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.1 Khái niệm lãnh đạo và quản lý 4
1.1.2 Khái niệm năng lực lãnh đạo, quản lý 8
1.1.3 Khái niệm năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa 10
1.2 CÁC THÀNH TỐ CỦA NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI THANH HÓA 12
1.2.1 Năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, của Đoàn và chính sách pháp luật của nhà nước 13
1.2.2 Năng lực tổ chức thực hiện 14
1.2.3 Năng lực nhận định, đánh giá tình hình 15
1.2.4 Năng lực học tập, sáng tạo 15
1.2.5 Năng lực kiểm tra, giám sát 16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 18
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI THANH HÓA 18
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA 18
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 18
Trang 2THANH HÓA 21
2.2.1 Năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, của Đoàn và chính sách pháp luật của nhà nước 21
2.2.2 Năng lực tổ chức thực hiện 22
2.2.3 Năng lực nhận định, đánh giá tình hình 23
2.2.4 Năng lực nghiên cứu học tập và sáng tạo 23
2.2.5 Năng lực kiểm tra, giám sát 25
2.3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI THANH HÓA 25
2.3.1 Nguyên nhân của những ưu điểm 25
2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 26
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI THANH HÓA 27
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUNG 27
3.1.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đảm bảo cho việc lựa chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý 27
3.1.2 Nâng cao tính tích cực, chủ động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa 28
3.1.3 Nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa 29
3.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới của Đảng ta hiện nay, nhân tố con ngườiđược coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, làmột trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thực tiễn cho thấy, bất kểhoạt động nào, đặc biệt là hoạt động quản lý, dù là quản lý xã hội, quản lýkhoa học công nghệ, quản lý kinh tế, quản lý giáo dục… muốn thực hiệnnhững mục đích đề ra thì phải nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo khoa học
về nguồn lực con người Đội ngũ cán bộ cốt cán, chủ chốt trong nguồn nhânlực là một nhân tố quyết định mọi thành công Bởi người lãnh đạo, quản lý làngười kiến tạo lại tổ chức, người tạo động lực, người xây dựng tổ chức họctập Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Khi bàn về vai trò củacông tác cán bộ, Người cũng đã khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém
Người giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị làngười được tổ chức trao cho quyền lực nhất định theo quy định của điều lệcủa tổ chức đó và theo quy định của pháp luật Đó là quyền lực tất yếu củangười lãnh đạo, quản lý, là điều kiện cần có để người lãnh đạo, quản lý thựcthi nhiệm vụ, chức trách của mình Nhưng để thực hiện tốt chức trách, nhiệm
vụ được phân công đòi hỏi người cán bộ LĐ,QL không ngừng học tập, nângcao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ công tác và đặc biệt là khôngngừng năng lực lãnh đạo, quản lý
Năng lực là điều kiện đảm bảo để người cán bộ LĐ,QL hoàn thành tốtchức năng, nhiệm vụ được phân công; năng lực không tự nhiên mà có, nó làquá trình cố gắng, nỗ lực học tập, tự học, tự bồi dưỡng và rèn luyện của ngườicán bộ lãnh đạo, quản lý
Là một cán bộ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại Trạm Đăng kiểm
Trang 5tỉnh Thanh Hóa, đã trải qua công tác thực tiễn, đặc biệt đã được nghiên cứuhọc tập tiếp thu những kiến thức lý luận chính trị - hành chính (LLCTHC) tạiHọc viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả chọn đề tài:
“Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa" làm đề tài tốt nghiệp cho
luận văn Cao cấp lý luận chính trị - hành chính của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận về năng lực lãnh đạo, quản lý; chỉ ra thực trạng
năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm
Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng caonăng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ này
3 Đối tượng nghiên cứu: Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa.
4 Khách thể nghiên cứu:
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giớiThanh Hóa
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo, quản lý và các kháiniệm có liên quan
- Xác định thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa
Trang 66 Phương pháp nghiên cứu:
chủ nghĩa duy vật lịch sử; vận dụng các nguyên tắc và phương pháp luận củatâm lý học hoạt động, đặc biệt là nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiệntượng tâm lý; nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động Cácphương pháp chủ yếu mà luận văn sử dụng là: phương pháp nghiên cứu tàiliệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằngthống kê toán học
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luậnnghiên cứu về năng lực lãnh đạo, quản lý; chỉ ra những đòi hỏi mới về nănglực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Trung tâmĐăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa
8 Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRUNG TÂM
ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI THANH HÓA
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Khái niệm lãnh đạo và quản lý
Trong khoa học quản lý cũng như trong tâm lý xã hội, tâm lý học quản
lý, hai khái niệm “lãnh đạo” và “quản lý” được các nhà nghiên cứu quan
niệm rất khác nhau Trong nhiều tài liệu lý luận cũng như trong thực tiễn đôikhi người ta đồng nhất hai khái niệm này và sử dụng – thay thế cho nhau
Chẳng hạn Lê Hữu Nghĩa cho rằng: “Lãnh đạo hay quản lý, xét về bản chất,
đều là những quá trình điều khiển”, đặc biệt trong các giáo trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Họcviện hành chính Quốc gia hai khái niệm này không có sự phân biệt, tách rời.Quan điểm thứ hai cho lãnh đạo hoàn toàn khác quản lý Còn quản điểm thứ balại cho rằng lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ, bổ sung chonhau như quan niệm của V.G Aphanaxev [1], G.Kh Pôpôv [19], Paul Hersey[9]……
Có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo cũng như về quản lý, nó phụ thuộcvào mỗi tác giả nhìn chúng từ góc độ nào hoặc căn cứ vào đối tượng nào
Hemphill và Coons cho rằng “lãnh đạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta
chỉ đạo các hoạt động của nhóm để đạt tới mục tiêu chung”[14].
Tannenhaum, Weschles và Masarik xem: “Lãnh đạo là sự ảnh hưởng
(tác động) mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới những mục tiêu cụ thể” [14]
Trang 8Rauch và Behlinh lại xem: “Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới
những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu” [14].
Còn trong giáo trình tâm lý học lãnh đạo của Học viện Chính trị Khu
vực II cho rằng: “Lãnh đạo là tác động đến con người đang hoạt động, là sự
hướng tới con người nhằm làm biến đổi các hoạt động khác của họ để đạt được hiệu quả tối ưu” [13]
Như vậy, những định nghĩa về lãnh đạo luôn có điểm chung là nó baohàm sự tương tác giữa hai hay nhiều người, nó bao gồm quá trình ảnh hưởngkhi sự ảnh hưởng có mục đích được thực hiện bởi người lãnh đạo với ngườidưới quyền
Lãnh đạo là dựa trên hoạch định chính sách, định ra phương hướng, quihoạch, kế hoạch, phối hợp và kiểm tra để quán triệt, thực thi và tiến hành chỉđạo quản lý có hiệu quả các đường lối chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
Từ sự phân tích trên, chúng tôi xác định khái niệm lãnh đạo trong luận
văn này như sau: “Lãnh đạo là đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ,
phương hướng mang tính chiến lược nhằm thực hiện được mục tiêu kinh tế –
xã hội đã đề ra trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu và điều kiện trong từng giai đoạn phát triển xã hội”.
Tương tự như vậy, khái niệm về quản lý cũng có nhiều định nghĩakhác nhau:
- Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đếntập thể những người lao động nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thểlên khách thể, về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệthống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và cácbiện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và các điều kiện cho sự phát triểncủa đối tượng
Trang 9- Quản lý là quá trình làm việc cũng là thông qua các cá nhân, cácnhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích có tổ chức…
- Quản lý là một hoạt động nảy sinh từ một nhu cầu tất yếu của thựctiễn xã hội, là tổ chức, điều hành các hoạt động chung, điều hòa điều chỉnhcác mối quan hệ xã hội của nhóm, của tập thể, của cộng đồng
Nhìn chung các định nghĩa về quản lý đều xem quản lý là quá trình sửdụng một cách khoa học về nhân tài, vật lực và thời gian, sử dụng các phươngpháp và phương tiện kỹ thuật, để thực hiện được mục tiêu đã định Mục tiêu ởđây có thể được xem là các đường lối chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,nhưng cũng có khi là mục tiêu riêng của địa phương, cơ quan, đơn vị
Từ đó, chúng tôi hiểu: quản lý là một quá trình thực hiện hóa những
đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, thông qua các phương pháp, cách thức làm việc của cá nhân và tập thể nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
Vấn đề phân biệt giữa hai khái niệm “lãnh đạo” và “quản lý” là vấn đề
chưa được thống nhất, do đó, cũng chưa phân biệt được rõ giữa người lãnh
đạo và người quản lý Ở phương Tây có tác giả cho rằng, “Người lãnh đạo là
người ảnh hưởng tới sự tích cực, nhiệt tình của người dưới quyền; còn người quản lý là người chủ yếu thực hiện trách nhiệm vị trí của anh ta.”
Theo tác giả Nguyễn Bá Dương, thông thường người ta phân biệtchúng dựa trên một số cơ sở:
- Nếu xét về mặt đối tượng thì đối tượng của quản lý có thể là đồ vật,con vật và con người Song đối tượng của lãnh đạo thì chỉ là con người
Trang 10- Nếu xét về mặt chức năng ta thấy người quản lý chưa chắc phải đảmnhiệm chức năng đứng đầu, chỉ huy song đã là người lãnh đạo phải là ngườiđứng đầu, người chỉ đạo.
- Xét về mặt phương pháp thì người quản lý chủ yếu dùng phương pháphành chính để điều hành, tuy nhiên họ vẫn dùng cả phương pháp thuyết phục
và giáo dục; còn người lãnh đạo chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục vàgiáo dục
- Chúng tôi cho rằng, sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý được xácđịnh bởi mục tiêu hành động Lãnh đạo nhằm đưa ra đường lối, chủ trương vàphương hướng; con người quản lý là sự thực hiện thực tế những đường lối,chủ trương và phương hướng đó
Tác giả Hồ Bá Thâm thì: “Lãnh đạo và quản lý trong hoạt động của
người cán bộ, kể cả ở cơ sở, về bản chất đều là quá trình tác động, hướng dẫn, điều khiển những người dưới quyền và quần chúng để hoàn thành những nhiệm vụ chính trị nhất định” [8] Do đó qui trình lãnh đạo và qui trình quản
lý cũng giống nhau Nhưng lãnh đạo thiên về định hướng, còn quản lý thiên
về tổ chức , sắp xếp, chỉ huy Lãnh đạo cấp ủy Đảng trước hết là định ranhững nghị quyết, tức là vạch ra phương hướng nhiệm vụ có tính chất chung Sựquản lý của chính quyền là thể chế hóa, cụ thể hóa những nghị quyết đó mộtcách sáng tạo Lãnh đạo và quản lý còn khác nhau ở phương thức, phương pháp
tác động, lãnh đạo nặng về thuyết phục, quản lý nặng về “bắt buộc”.
Từ đó, có thể cho rằng: người lãnh đạo là người định hướng đưa ranhững đường lối, chính sách, phương hướng nhiệm vụ, còn người quản lý làngười thực hiện những đường lối, chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ đó
Trong hệ thống chính trị, ở bất cứ cấp nào từ Trung ương đến địaphương, nhìn trong tổng thể thì Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, các tổ chức
Trang 11xã hội thực hiện vai trò tham gia quản lý các công việc Nhà nước và xã hội,giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội phù hợp với nhữngnhiệm vụ được đề ra trong điều lệ của mình
Như vậy, chúng tôi cho rằng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trungtâm Đăng kiểm xe cơ giới vừa là người định hướng đặt mục tiêu, vừa là ngườithực hiện, không có việc nào là riêng của người lãnh đạo, việc nào là riêng củangười quản lý, có nghĩa là, họ vừa là người lãnh đạo, vừa là người quản lý
1.1.2 Khái niệm năng lực lãnh đạo, quản lý
Năng lực là một khái niệm chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hiệu quảhoạt động của con người Theo khái niệm này thì năng lực được dùng theo hainghĩa khác nhau Theo nghĩa hẹp, năng lực đề phân biệt với phẩm chất – haithành tố cơ bản của nhân cách Theo nghĩa rộng, năng lực bao gồm cả phẩmchất đạo đức vì trong con người đức (tổng hợp các phẩm chất) là cái gốc củatài (năng lực), giữa chúng thường thống nhất chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề vàđiều kiện cho nhau phát triển Đảng ta hiện nay cũng dùng khái niệm này theonghĩa rộng khi nêu ra yêu cầu, nhiệm vụ “nâng cao năng lực lãnh đạo củaĐảng” nói chung, của mỗi cán bộ đảng viên nói riêng
Để tiến hành hoạt động lãnh đạo có hiệu quả đòi hỏi chủ thể lãnh đạo,
phải có năng lực lãnh đạo Như V.I.Lênin từng nhấn mạnh: “Bất cứ công tác
lãnh đạo, quản lý nào cũng đòi hỏi phải có những thuộc tính riêng”[15, 215].
“Những thuộc tính riêng” của nhân cách đáp ứng yêu cầu của hoạt động lãnh
đạo, quản lý và đảm bảo cho hoạt động này đạt hiệu quả cao, đó chính là nănglực lãnh đạo, quản lý
V.I.Lênin khẳng định: “Muốn quản lý có hiệu quả thì ngoài kỹ năng
thuyết phục nhất thiết phải có kỹ năng tổ chức thực tiễn Đây là nhiệm vụ khó khăn hơn cả”[16, 173].
Trang 12Các nhà tâm lý học Nga như A.G.Kovalev, L.Umanxki V.I Lebedevthì cho rằng một trong những năng lực quan trọng nhất của người lãnh đạo,quản lý là năng lực tổ chức Các tác giả này đã phân tích bản chất, cấu trúc vànhững biểu hiện của năng lực (tài năng) tổ chức của người lãnh đạo.
Nhà tâm lý học Nga A.I Kitov (1985) khi phân tích về những năng lựcquản lý, ông chỉ ra 3 loại năng lực cơ bản là năng lực chẩn đoán, năng lựcsáng tạo và năng lực tổ chức Năng lực chẩn đoán giúp cho chủ thể có khảnăng nhận thức đúng đắn bản chất, nguyên nhân và kết quả tác động của vấn
đề đặt ra trong quản lý; năng lực sáng tạo cho phép chủ thể đề ra được cácquyết định đúng đắn, tối ưu và năng lực tổ chức giúp cho chủ thể quản lý cókhả năng tổ chức thực hiện được các quyết định đã đề ra
Auren Uris (Mỹ) cho rằng năng lực của người lãnh đạo bao gồm cáckhả năng: suy đoán và giải quyết vấn đề một cách khách quan khoa học; hiểungười; phẩm chất thông minh, linh hoạt trong việc điều chỉnh các phươngpháp, các quyết định quản lý; khả năng thuyết phục truyền đạt tư tưởng; khảnăng sử dụng quyền lực (biết khi nào phải mềm mỏng, khi nào phải cứngrắn…)[17, 13]
Robert Papin (nhà tâm lý học Pháp) thì cho rằng các nhà lãnh đạo, quản
lý thế hệ mới (hiện nay và tương lai) cần phải có các năng lực như: “Năng
khiếu phản ứng nhanh, bao gồm: năng khiếu ra quyết định, năng khiếu làm cho các cộng sự phản ứng nhanh; Năng khiếu dự tính dự đoán, bao gồm: đầu
óc nhạy bén, tính ham hiểu biết, năng khiếu trao đổi thông tin và tính nhạy cảm và trực giác; Năng khiếu làm việc kết hợp đồng thời ngắn hạn, trung và dài hạn, thể hiện ở các khả năng như: khả năng thoát khỏi công việc hàng ngày; khả năng nhận thức, phân biệt thứ tự ưu tiên và năng khiếu “tính trước được nhiều bước đi” [17, 141]
Trang 13Tác giả Võ Thành Khối, Nguyễn Xuân Tảo [13, 75] khi phân tích yêucầu về năng lực đối với người lãnh đạo, quản lý cho rằng: năng lực lãnh đạo,quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của những cá nhân nhấtđịnh, tham gia và việc đảm bảo cho họ có thể chỉ huy, điều khiển, điều hànhcác công việc và tổ chức khác nhau và làm được điều đó một cách có hiệuquả Các tác giả cho rằng cấu trúc của năng lực lãnh đạo, quản lý không baogồm các đặc điểm về đạo đức, mà chỉ bao gồm những đặc điểm tâm lý là cơ
sở cho các hành động và thao tác đặc thù với tư cách là những kỹ năng nghềnghiệp Những đặc điểm tâm lý này là một hệ thống gồm nhiều hiện tượngtâm lý cụ thể có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau và được chia thành bathành tố cơ bản: Nhóm những thành tố phổ biến như đặc điểm nhận thức, khảnăng lựa chọn, khả năng định hướng, khả năng lượng định hay đánh giá kếtquả hoạt động; nhóm những yếu tố đặc biệt bao gồm năng lực giao tiếp, nănglực sư phạm, năng lực tổ chức; và nhóm năng lực chỉ huy như năng lực tạo ra
và duy trì quyền lực, năng lực sử dụng quyền lực
Tổng hợp những quan điểm khác nhau về năng lực lãnh đạo, quản lýtrên đây, chúng tôi xác định khái niệm năng lực lãnh đạo, quản lý như sau:
Năng lực lãnh đạo, quản lý là khả năng, mức độ kết quả và hiệu quả của chủ thể lãnh đạo, quản lý đạt được khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong một hệ thống lãnh đạo, quản lý nhất định
1.1.3 Khái niệm năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa
1.1.3.1 Vài nét về Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa
thu, thực hiện chức năng kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ
Trang 14theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam và chịu
sự quản lý Nhà nước của Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh để giao dịch
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm:
- Kiểm tra kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các
loại phương tiện cơ giới đường bộ
- Thu phí, lệ phí kiểm định phương tiện theo giá, khung giá quy địnhcủa Nhà nước
- Thu phí sử dụng đường bộ theo giá, khung giá quy định của Nhànước.( thực hiện từ ngày 01/01/2013 theo Thông tư 197/2012/TT-BTC ngày15/11/2012 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện)
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu về chất lượng các phương tiện đã qua kiểm trađến các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền
- Chịu trách nhiệm bảo toàn phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản,trang thiết bị được giao quản lý
- Quản lý tổ chức và cán bộ, công chức của Trung tâm theo quy địnhhiện hành của Nhà nước
Về cơ cấu tổ chức bộ máy:
Trung tâm có Chi bộ Đảng lãnh đạo, Giám đốc, Phó Giám đốc, cácTrưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Đăng kiểm viên và một số cán bộ, côngchức chuyên môn, kỹ thuật theo tiêu chuẩn nghiệp vụ do Bộ Giao thông vậntải và Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định Ngoài ra còn có các tổ chức hội,đoàn thể; Công đoàn, Ban nữ công, Phân đoàn Thanh niên Các tổ chức hội,
Trang 15đoàn thể này hoạt động theo quy định và theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của BCHCông đoàn Ngành, Chi đoàn Thanh niên Sở GTVT Thanh Hóa Trung tâm cóđội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành được đào tạo chính quy có đủnăng lực kinh nghiệm và mang tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng hoàn thànhnhiệm vụ công tác kiểm định xe cơ giới ở mức cao nhất Trung tâm có 4phòng chuyên môn nghiệp vụ đó là: Phòng Tổ chức-Hành chính; Phòng Kếhoạch-Tài vụ; Phòng Kiểm định; Phòng Nghiệp vụ - Hồ sơ kiểm định.
1.1.3.2 Khái niệm năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa
Tổng hợp các khái niệm “lãnh đạo, quản lý”, “năng lực lãnh đạo, quảnlý” đã phân tích trên đây, chúng tôi hiểu khái niệm năng lực lãnh đạo, quản lýcủa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới ThanhHóa như sau:
Năng lực lãnh đạo, quản lý của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa là tổ hợp các khả năng lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao khi thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý của mình.
1.2 CÁC THÀNH TỐ CỦA NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI THANH HÓA
Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Trung tâmĐăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa là một tổ hợp các năng lực thành phần cómối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể chọn vẹn Cụ thể như sau:
Trang 161.2.1 Năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, của Đoàn và chính sách pháp luật của nhà nước
Việc nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước là một yêu cầu cơ bản mang tính quyết định của người cán
bộ công tác trong các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị ở nước ta Bởicác tổ chức này đều thực hiện nhiệm vụ chính trị với một mục tiêu chungdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong khuôn khổ củaHiến pháp, pháp luật Đội ngũ cán bộ là lực lượng trực tiếp biến các chủtrương, đường lối của Đảng thành hành động thực tế, hiệu quả, phù hợppháp luật để đạt được mục tiêu đề ra Để đạt được các mục tiêu đó, đòi hỏiđội ngũ cán bộ phải nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sáchpháp luật của nhà nước
Đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Trung tâm Đăng kiểm, nơitrực tiếp triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước trong lĩnh vực chuyên môn cũng không ngoại lệ Đối với họ,năng lực nhạy bén nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sáchpháp luật của Nhà nước là một yếu tố hết sức quan trọng Một người lãnhđạo, quản lý, nếu không nắm rõ chủ trương, đường lối và không nắm đượcnội dung các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn và pháp luật của Nhà nướcthì người lãnh đạo ấy không thể tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trịtrong thực tiễn ở cơ sở Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật củaNhà nước là những định hướng, cơ sở để hoạt động công tác đăng kiểm điđúng hướng, đảm bảo yêu cầu của tình hình thực tiễn đặt ra
Nếu người lãnh đạo, quản lý cơ sở không có năng lực nắm bắt chủtrương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ dẫnđến việc thực hiện sai các chủ trương đường lối của Đảng, các định hướng
Trang 17của tổ chức và có thể áp dụng không đúng hoặc vi phạm vào những quyphạm pháp luật và cũng từ đó sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, khôngthống nhất, không đảm bảo yêu cầu về mặt chính trị và thực tiễn của cơ sở,điều đó là hết sức nguy hiểm Chính vì vậy, năng lực nắm bắt chủ trương,đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước là một trongnhững yếu tố hàng đầu trong tổng thể những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lýcủa người lãnh đạo để đảm bảo các mục tiêu đề ra đối với hoạt động của Trung tâm.
1.2.2 Năng lực tổ chức thực hiện
Năng lực tổ chức thực hiện là một yêu cầu của đội ngũ cán bộ, bất kỳmột chủ trương hoặc đường lối của Đảng sau khi được ban hành muốn thựchiện bảo đảm thắng lợi, thành công thì cần phải có đội ngũ cán bộ “tinhnhuệ”, nhạy bén, năng động, biết cách tổ chức triển khai thực hiện mộtcách đúng đắn, nghiêm túc, hiệu quả, chính xác Để thực hiện tốt hoạt độngcông tác đăng kiểm, ngoài việc nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng vàchính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, yêu cầu đặt ra là người lãnhđạo, quản lý cần phải có năng lực biết tổ chức thực hiện làm sao để các chủtrương, đường lối của Đảng được triển khai một cách có hiệu quả nhấttrong thực tế, tác động tích cực đến các đối tượng lãnh đạo, quản lý Nếungười lãnh đạo, quản lý không đảm bảo năng lực tổ chức thực hiện thì mọicông việc của cơ quan đơn vị sẽ dễ dẫn đến đình đốn, chậm trễ, không hiệuquả, nhất là mọi chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng sẽ khôngđược thực hiện tốt
Với những vấn đề trên, chúng ta nhận thấy rằng năng lực tổ chứcthực hiện cũng là một trong các yếu tố hàng đầu cấu thành năng lực lãnhđạo, quản lý của người lãnh đạo, quản lý
Trang 181.2.3 Năng lực nhận định, đánh giá tình hình
Đối với người lãnh đạo, quản lý thì năng lực nhận định, đánh giá tìnhhình cũng không kém phần quan trọng Nếu có năng lực nhận định, đánh giátình hình một cách kịp thời, chính xác trong quá trình lãnh đạo quản lý, ngườicán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định chính xác, kịpthời, phù hợp với những vấn đề xảy ra trong thực tiễn Để được xem là có nănglực nhận định, đánh giá tình hình thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải cókhả năng nắm bắt tình hình thực tiễn, khả năng tổng hợp và chọn lọc thông tin,khả năng biết tham khảo những ý kiến xung quanh và bản lĩnh đưa ra nhận xét,đánh giá cuối cùng
Trong hoạt động công tác Đăng kiểm, năng lực nhận định, đánh giátình hình là một trong những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lýcủa người lãnh đạo, quản lý Khi đứng trước một vấn đề hay một sự việcxảy ra khi thực hiện nhiệm vụ, người lãnh đạo, quản lý phải biết đánh giátình hình một chính xác, từ đó đưa ra những ý kiến nhận định và kịp thời cóhướng xử lý phù hợp chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc báo cáo cấp trênđối với những sự việc ngoài chức năng, nhiệm vụ Đối với Trung tâm Đăngkiểm xe cơ giới là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các nội dung công việc
do cấp trên giao, hàng ngày luôn diễn ra các hoạt động làm phát sinh nhiều vấn đềmới Vì vậy, năng lực nhận định, đánh giá tình hình cũng là một trong những yếu tốquan trọng cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý của người lãnh đạo, quản lý
1.2.4 Năng lực học tập, sáng tạo
Học tập, sáng tạo là một hoạt động tự nhiên của con người trong quátrình lao động, thông qua học tập, sáng tạo con người thúc đẩy xã hội pháttriển Từ một xã hội nguyên thủy sống bầy đàn và chỉ biết tồn tại bằngnhững điều kiện tự nhiên, dần dần con người đã biết học tập những hiện
Trang 19tượng tự nhiên và sáng tạo ra lửa, các công cụ sản xuất bằng đá, đồng,sắt rồi đến ngày nay là công nghệ thông tin đã đưa loài người tiến mộtbước dài trong lịch sử Nói điều đó để chúng ta thấy rằng, mọi hoạt động trong xãhội muốn phát triển, tiến bộ con người phải qua quá trình học tập và sự sáng tạo.
Hoạt động công tác đăng kiểm là một loại hình hoạt động mang tínhsáng tạo cao Trong bối cảnh kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ (KH -CN) phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay thì nhận thức và nhucầu của người dân tăng lên, từ đó yêu cầu người cán bộ làm công tác đăngkiểm phải có sự thay đổi nhanh chóng để phù hợp với yêu cầu thực tiễn Vì
lẽ đó, năng lực học tập, sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý làmột yếu tố không thể thiếu trong hệ thống các yếu tố cấu thành năng lựcnăng lực lãnh đạo, quản lý của người lãnh đạo Với sự phát triển như vũ bãocủa KH - CN, các phương tiện truyền thông hiện đại cũng phát triển một cáchnhanh chóng Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đội ngũ cán bộ,viên chức tại Trung tâm mà nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn tự trang
bị cho mình kiến thức, kỹ năng, phải luôn có cách làm mới, tin tưởng mình cósức sáng tạo, lập tức nắm lấy linh cảm, không thoả mãn với hiện trạng, thay đổihoàn cảnh mới, suy nghĩ nhiều phương án, đặt mình vào lĩnh vực mới, thườngxuyên tự hỏi mình, tin tưởng là mình có thể thực hiện được, hình thành nhómnghiên cứu, biến suy nghĩ thành hành động để đáp ứng yêu cầu của thời đại Muốnnhư vậy, người lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo được năng lực học tập, sáng tạo
1.2.5 Năng lực kiểm tra, giám sát
Là khả năng phát hiện kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạc trongquá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng như trong bản thân quyết định để
có những biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa kịp thời Thường xuyên theodõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận và các thành viên trong
Trang 20nhóm; việc kiểm tra, xử lý các tình huống trong suốt quá trình tổ chức thựchiện quyết định là rất cần thiết, điều đó sẽ giúp cho nhà tổ chức nhanh chóngxác định được điểm yếu và điểm mạnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,phân tích được hiệu quả công việc từ đó rút ra những bài học cần thiết, bổsung làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm cho việc tổ chức thực hiệncác chức năng nhiệm vụ được giao Kiểm tra, đánh giá không những phát hiệnnhững gương tốt, những kinh nghiệm tốt để động viên, khen thưởng kịp thời,nhân rộng những kinh nghiệm tốt mà còn phát hiện những khả năng chưa sửdụng, những lệch lạc cần uấn nắn, nhắc nhở.
Như vậy, khi nói đến năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý là nói đến tổ hợp những năng lực thành phần nêu trên được kết hợpmột cách đồng bộ, nhịp nhàng, hài hòa Tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể mà sẽxuất hiện những năng lực nào nổi trội hơn, có những nhiệm vụ chỉ cần mộtloại năng lực tham gia thực hiện, cũng có những công việc đòi hỏi phải vậndụng tổng hợp cả 5 loại năng lực nêu trên Như chúng tôi đã khẳng định nănglực lãnh đạo, quản lý là một năng lực phức hợp gồm nhiều năng lực thànhphần, sự phân chia thành 5 loại cơ bản trên được căn cứ vào quy chế, chứcnăng, nhiệm vụ của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa và chỉ mangtính tương đối để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thực trạng năng lực lãnh đạo,quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới ThanhHóa trên bình diện thực tiễn
Trang 21CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TẠI TRUNG
TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI THANH HÓA
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN, KINH
TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Nam, cách thành phố HồChí Minh 1.560 km
Phía Bắc Thanh Hoá giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình,phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà Dânchủ Nhân dân Lào); phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km
Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam
Bộ, một vị trí rất thuận lợi Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy quavùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minhxuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi choThanh Hoá trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.Đường 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào Hệ thốngsông ngòi của Thanh Hoá phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển với
5 cửa lạch chính Hiện nay, cảng biển Nghi Sơn cho phép tàu trọng tải trên 10nghìn tấn ra vào dễ dàng (trong tương lai gần cho phép tàu 3 vạn tấn ra vào),
là cửa ngõ của Thanh Hoá trong giao lưu quốc tế
Do vị trí địa lý, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tácđộng từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và những tác động từ các vùng