Thực trạng giá trị gia tăng trong gạo xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 35)

Trong nhiều năm liền nước ta luôn đứng trong tốp những nước xuất khẩu gạo lớn nhất của thế giới. Hàng năm nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu gạo đóng góp vào GDP là tương đối lớn. Việc xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới đã tạo ra uy thế, lợi thế cho Việt Nam trên trường quốc tế, trên thị trường xuất khẩu. Từ đó có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa tạo thêm công ăn việc làm, đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh thành tích xuất khẩu gạo trong vài năm trở lại đây thì lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhiều vấn đề, mà trong đó nổi cộm là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nằm trong nhóm những nước có giá gạo xuất khẩu thấp nhất thế giới. Từ bảng tình hình giá gạo thế giới

dưới đây ta thấy giá lúa gạo của Việt Nam thấp nhất, so với giá gạo Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Quý 1 năm 2012 giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán vào khoảng 395 USD/tấn trong khi giá gạo của Pakistan là 430 USD/tấn, của Ấn Độ là 445 USD/tấn và cao nhất là giá gạo của Thái Lan ở mức 530USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với gạo của Việt Nam. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam cũng thấp nhất trong nhóm những nước xuất khẩu gạo trên.

Giá gạo của Việt Nam thấp hơn các nước khác là do rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quan như: có quá nhiều giống lúa dẫn đến chất lượng gạo thấp, công tác thị trường và xây dựng thương hiệu gạo chưa cao, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu dẫn đến tự hạ giá bán để tạo lợi thế cạnh tranh,...; nguyên nhân khách quan như: thị trường giá gạo cao không phải là thế mạnh của Việt Nam.

Bảng 2: Tình hình giá gạo thị trường thế giới quý 1/2013

Gạo trắng 5% tấm Giá FOB (USD/tấn)

Thái lan 530 Ấn Độ 445 Pakistan 430 Việt Nam 395 Gạo trắng 25% tấm Thái lan 525 Ấn Độ 435 Pakistan 420 Việt Nam 380

Nguồn: Thanhnien.com.vn dẫn lời Chủ tịch VFA Ông Trương Thanh Phong tại cuộc họp sơ kết xuất khẩu quý 1/2013.

Giá gạo Việt Nam thấp hơn các nước xuất khẩu gạo điều này dẫn đến tình trạng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của lúa gạo xuất khẩu cũng thấp hơn các nước trên thế giới.

Trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam thì giá trị gia tăng của người nông dân là cao nhất và của khâu vận chuyển là thấp nhất. Trong tổng giá trị gia tăng của toàn chuỗi là 1.474 đồng/kg thì phần giá trị gia tăng của người nông dân 507 đồng/kg chiếm 34% toàn chuỗi, cao nhất toàn chuỗi. Tuy nhiên lợi nhuận của người nông dân là thấp nhất bởi vì trung bình một năm mỗi hộ nông dân chỉ sản xuất được 8.4 triệu tấn gạo tương đương 224 USD lợi nhuận. Tiếp đến ở khâu xuất khẩu giá trị gia tăng là 422 đồng/kg

chiếm 29% giá trị toàn chuỗi, nhưng lại là khâu có lợi nhuận cao nhất. Trung bình một năm mỗi một doanh nghiệp xuất khẩu được khoảng 100.000 tấn lúa tương đương 2.221.053USD lợi nhuận và đây cũng là lý do vì sao mà rất ít nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất mà chỉ tập trung cho thu mua và thương mại. Giá trị gia tăng của khâu thu gom là 280 đồng/kg chiếm 19% giá trị của chuỗi, trung bình mỗi năm cơ sở thu gom được 1.700 tấn tương đương 25.053 USD. Các khâu có giá trị gia tăng lớn tiếp theo từ xay xát - đánh bóng và vận chuyển. Trong đó tuy khâu vận chuyển có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng lại có lợi nhuận là 13.050 USD bởi mỗi năm vẫn cao hơn lợi nhuận của người nông dân.

Bảng 3: Bảng phân chia GTGT trong chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu ĐBSCL Tác nhân GTGT, đồng/kg Tỷ lệ GTGT % Khối lượng trung bình (tấn/năm) GTGT tổng số, (qui USD) Nông dân 507 34% 8.4 224 Thu Gom 280 19% 1700 25.053 Xay xát 186 13% 4949 48.448 Đánh bóng 50 3% 74400 195.789 Vận chuyển 29 2% 8550 13.050 Xuất khẩu 422 29% 100000 2.221.053 Tổng số 1474 100%

Nguồn: MDI, 2009, dẫn theo Steven Jaffee, WB, 2011. Hiện nay giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vào khoảng 395 USD/tấn tương đương khoảng 8.140 đồng/kg. Như vậy, giá trị gia tăng của lúa gạo Việt Nam vào khoảng 18,1% là tương đối thấp so với giá trị thực của lúa gạo xuất khẩu. Trong sản xuất lúa gạo, việc sản xuất nhỏ lẻ, có quá

nhiều giống, thương lái thu không có điều kiện phân loại các loại lúa trước khi chế biến làm cho chất lượng gạo không đồng đều, không thể xây dựng thương hiệu, ngoài tên gọi chung “Gạo trắng Việt Nam”. Là những nguyên nhân chính làm cho giá lúa gạo của nước ta thấp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 35)