Các chính sách thương mại về giống, chính sách thương mại về phân bón, chính sách về thuốc bảo vệ thực vật,..tác động rất lớn đến việc sản xuất lúa. Ở nước ta hiện nay do nhu cầu sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào này mà năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước nên các yếu tố đầu vào này chủ yếu vẫn nhập khẩu từ các nước khác.
Về giống
Giống là khâu quyết định làm nên số lượng và chất lượng hạt gạo. Một giống lúa tốt phải có khả năng sinh trưởng tốt, kháng bệnh và chịu được thời tiết khác nhiệt, cho năng suất cao, và chất lượng gạo ngon. Chính vì vậy trong nhiều năm qua chính phủ và các cơ quan liên quan luôn ưu tiên và có các chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho ngành trồng lúa, trong đó có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Số: 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 Phê duyệt đề án về phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi, thủy sản đến năm 2020 và Thông tư liên tịch
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020. Quyết định này với mục tiêu nâng cao năng lực hệ
thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ sản theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và thu nhập của nông dân một cách bền vững.
Trong phạm vi đề án này sẽ ưu tiên đầu tư phát triển giống phục vụ mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả xuất khẩu, bao gồm các dự án giống lúa thuần chất lượng cao. Nhà nước sẽ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân về vốn, tiền sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất các cấp giống trước giống thương phẩm được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Quy hoạch và đầu tư tăng cường năng lực các Trung tâm giống, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ gia đình gắn kết với các Viện khoa học công nghệ vùng để thực hiện đồng bộ từ khâu nghiên cứu, chọn tạo, nhân và sản xuất giống xác nhận cho sản xuất đại trà trên địa bàn; Nhập nội nguồn gen, giống mới có năng suất, chất lượng mà trong nước chưa có hoặc còn thiếu; Hoàn thiện công nghệ và xây dựng một số mô hình trình diễn về công nghệ sản xuất giống; Đầu tư hạ tầng cơ sở nghiên cứu, sản xuất, chế biến giống (bao gồm thủy lợi, giao thông nội đồng, xử lý nước thải); Xây dựng trại giống đầu dòng; Đào tạo ngắn hạn cán bộ nghiên cứu, sản xuất giống (kể cả trong và ngoài nước); tập huấn quy trình kỹ thuật; tăng cường quản lý chất lượng về giống; hoàn thiện quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, quản lý chất lượng giống.
Tuy nhiên các chính sách là như vậy nhưng hiện nay chất lượng giống lúa của nước ta vẫn chưa được tốt, giống chất lượng cao cho năng xuất và chất lượng hạt gạo ngon còn chưa nhiều. Thay vào đó là chủ yếu giống có năng xuất cao nhưng cho chất lượng thấp như IR50404, điều này làm cho giá gạo xuất khẩu không cao và giá trị gia tăng cũng rất thấp.
Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam tiêu thụ một lượng phân bón không nhỏ hàng năm, từ một quốc gia nhập khẩu phân bón chủ yếu đến nay nước ta đã dần chủ động được phân bón. Hiện nước ta có khoảng 300 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó có một số doanh nghiệp (DN) có năng lực sản xuất tương đối lớn. Từ chỗ phải nhập khẩu gần 60%, đến nay nước ta đã chủ động được nguồn cung phân u-rê, phát triển những loại phân bón mới như DAP, ka-li... Do năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu đối với các loại phân bón SA, ka-li và một phần DAP cho nên cả nước vẫn phải nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn phân bón, chủ yếu là các loại nêu trên để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hiện tại lĩnh vực phân bón vẫn được quản lý thông qua các công cụ của Chính Phủ và các Bộ ban ngành như: Số: 113/2003/NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ về quản lý và sản xuât kinh doanh phân bón, Số: 15/2010/NĐ-CP Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, các thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành các loại phân bón được sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do phân bón chưa được quy định là mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện, có giấy chứng nhận hoặc giấy phép, do vậy nhiều cơ sở nhỏ lẻ chưa có đủ các điều kiện cần thiết, chất lượng sản phẩm kém vẫn có thể tham gia sản xuất kinh doanh. Hậu quả là tình trạng sản xuất kinh do phân bón giả, phân bón kém chất lượng, làm hàng nhái đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây thiệt hại cho bà con nông dân, nhất là ở những địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp.
Việc quản lý phân bón theo hình thức "Danh mục phân bón" không còn phù hợp nhu cầu phát triển của thực tế sản xuất và xu hướng hội nhập quốc tế. Hiện nay có hai bộ cùng tham gia quản lý nhà nước về phân bón là
Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuy nhiên chưa phân định rõ bộ nào chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ. Do vậy, chưa có cơ quan nào thật sự nắm vững về các hoạt động SXKD, xuất nhập khẩu phân bón. Việc quản lý còn phân tán, chồng chéo, chưa hiệu quả. Ở cấp địa phương, cơ quan quản lý còn thiếu cán bộ, trang thiết bị phân tích, kinh phí...
Thuốc BVTV
Nghị định Số: 113/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón và Thông tư Số: 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về
Quản lý Thuốc bảo vệ thực vật. Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
bao gồm: đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy; nhãn; bao bì, bao gói; hội thảo, quảng cáo; khảo nghiệm, kiểm định chất lượng, dư lượng; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam. Thông tư Số: 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/2/2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật theo thông tư này Nhà nước quy định chi tiết về các điều kiện nhà kho, nhà xưởng, thiết bị công nghệ, hệ thống xử lý khí thải và chất thải, các điều kiện về vận hành an toàn, an toàn phòng chống cháy nổ,...được quy định rất chi tiết và chặt chẽ.
Tuy nhiên quy định là như vậy nhưng việc sản xuất kinh doanh thuốc BVTV còn rất nhiều sai phạm đặc biệt là hàng giả, hàng nhái kém chất lượng vẫn diễn ra. “ Hàng năm cơ quan chức năng kiểm tra khoảng 500 - 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV; phát hiện 12 - 14% cơ sở vi phạm. Các vi phạm gồm: Kinh doanh thuốc cấm, giả, ngoài danh mục, không nguồn gốc...Hiện tại, cả nước có khoảng 80 nhà máy gia công, đóng
gói và 30.000 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV”. Vì lợi nhuận, nhiều cơ sở đã sang chai, đóng gói, pha trộn thuốc giả để bán cho nông dân. Việc này gây thiệt hại rất lớn đến ngành sản xuất lúa trong nước, tác động đến sản lượng lúa trong nước.
Trong khi đó, việc quản lý mặt hàng này vẫn bất cập. Trong Luật Thanh tra có hiệu lực từ 1/7/2011 nêu rõ, các tổng cục, cục, chi cục không tổ chức thanh tra, mà chuyển giao xử phạt vi phạm hành chính về thanh tra sở. Trước đây, hành vi buôn bán thuốc giả phải chịu mức phạt từ 15-30 triệu đồng. Nhưng nay, khi chuyển về Sở NN&PTNT, mức phạt hành vi này lại theo Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, chỉ còn 1-2 triệu đồng. Do vậy, không đủ sức răn đe.