Kết luận thực trạng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 52)

Tóm lại từ thực trạng xuất khẩu gạo trên ta có thể thấy những yếu tố tích cực và một số vấn đề tồn tại sau:

Về mặt tích cực: Nông nghiệp Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong

nước và luôn đứng trong tôp những nước xuất khẩu gạo lớn nhất của thế giới, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo nhiều công an việc làm cho người nông dân, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân,....

Về mặt tồn tại:

Một là, Hiện nay các yếu tố đầu vào của ngành lúa gạo còn tồn tại nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng. Điều này gây thiệt hại lớn đối với ngành sản xuất lúa trong nước. Chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam còn thấp, sản xuất lúa gạo còn mang tính nhỏ lẻ dưới dạng hộ gia đình nên tính ổn định về chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm không cao. Chưa xây dựng được những vùng nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Hệ thống kho tàng dự trữ quốc gia có sức chứa thấp, chỉ đủ để dự trữ đảm bảo an ninh lương thực.

Hai là, công nghệ sản xuất chế biến gạo chưa mang tính đồng bộ, hiện đại và liên hoàn. Chưa áp dụng một cách rộng rãi cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất và chế biến gạo.

Ba là, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng về quy cách, chủng loại, không có loại gạo nào nổi bật về phẩm chất để tạo nét độc đáo riêng cho sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Bốn là, thị trường xuất khẩu gạo vừa qua dù phát triển ổn định nhưng chưa giữ được thế chủ động trong thị trường tiêu thụ, chưa đầu tư để tạo lập kênh phân phối, chưa có nhãn hiệu riêng của mình. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì năng lực quản lý yếu. Khả năng hiểu biết, nắm bắt, tiếp cận thị trường, năng lực bán hàng chưa cao, khả năng tiếp cận

được các phương thức bán hàng hiện đại còn hạn chế. Tính tổ chức, tính cộng đồng của các doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của mình và của cộng đồng trong thị trường rất thấp yếu.

Năm là, nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, thiếu những cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý có trình độ nên đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động xuất khẩu gạo, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Sáu là, nguồn vốn cho đầu tư, chế biến, dự trữ hàng hóa chưa đáp ứng đủ, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Bảy là, công tác quản lý hành chính của nhà nước trong xuất khẩu gạo, trong quản lý thị trường nội địa để hỗ trợ cho việc xuất khẩu gạo còn nhiều bất cập và hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 52)