2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNGTRONG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1.1. Xuất khẩu gạo và vị trí của xuất khẩu gạo trong xuất khẩu củaViệt Nam Việt Nam
Xuất khẩu gạo là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong nhiều năm liền Việt Nam là luôn đứng trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thậm chí trong năm 2012 mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động khó khăn nhưng ngành xuất khẩu gạo nước ta vẫn đứng đầu thế giới. Xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng qua các năm, trong 5 năm liên tiếp vừa qua, xuất khẩu gạo Việt Nam liên tục phá vỡ những kỷ lục mới.
Hiện nay, sản xuất lúa gạo ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, trong khi Đồng Bằng Sông Cửu Long có vai trò chủ yếu trong việc sản xuất lúa gạo hàng hóa để bảo đảm an ninh lương thực cả nước, duy trì giá lương thực phù hợp cho người tiêu dùng ở các khu vực đô thị và tham gia xuất khẩu. Vì vậy sản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được thị trường hóa cao độ và diễn biến giá lúa nội địa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn chặt với giá gạo xuất khẩu và giá gạo trên thị trường thế giới. Theo Tổng Cục Thống Kê (năm 2009), Đồng Bằng Sông Cửu
Long hiện có 1,9 triệu ha diện tích canh tác lúa; 3,85 triệu ha diện tích gieo trồng; sản lượng hàng năm khoảng 21 triệu tấn lúa; năng lực xuất khẩu trên dưới 5 triệu tấn gạo/năm, tương đương 9-10 triệu tấn lúa. Mức xuất khẩu đạt kỷ lục 7,7 triệu tấn ở năm 2012 (Hiệp hội lương thực Việt Nam. 2013).
Nông dân trong vùng đang canh tác hàng chục giống lúa khác nhau với quy mô diện tích hàng trăm ngàn ha/năm cho mỗi giống, trong đó có một số giống có chất lượng gạo trung bình và thấp, ví dụ như IR50404. Với quy mô sản xuất như trên, việc tham gia vào thị trường thế giới với khối lượng giao dịch lớn và tập trung vào những giai đoạn cụ thể trong năm chắc chắn làm thay đổi cung và tác động không nhỏ đến giá gạo trên thị trường thế giới.
Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến nay luôn tăng cả về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu.
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2008 – 2012 Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Sản lượng (triệu tấn) 4,74 5,958 6,754 7,105 7,72
Giá trị (Tỷ USD) 2,89 2,66 2,912 3,651 3,45
Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2008 trong tháng 12 xuất khẩu 436 nghìn tấn, tăng 51,5% so với
tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007. Trong năm 2008 Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á là 2,68 triệu tấn, giảm 19,1% so với năm 2007 và chiếm 56,4% tổng lượng
gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,69 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007, các nước còn lại 986 nghìn tấn, giảm 46,7%); tiếp theo là Châu Phi: 1,18 triệu tấn, tăng 88%; Châu Mỹ: 547 nghìn tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2007,…
Năm 2009 xuất khẩu đạt 5,958 triệu tấn, kim ngạch đạt 2.66 tỉ đô la
Mỹ (giá bán bình quân 446,5 đô la Mỹ/ tấn), tăng gần 1,218 triệu tấn so với năm 2008. Tình hình thị trường lúa gạo thế giới đang có biến động mạnh, do nhu cầu nhập khẩu lớn từ các nước bị thiên tai mất mùa nghiêm trọng; đặc biệt là Philipines và Ấn Độ đã đẩy giá gạo tăng cao từ đầu tháng 11. Đối với thị trường trong nước, do tác động của giá gạo thế giới, các doanh nghiệp tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu, trong khi lúa gạo hàng hóa trên thị trường không còn nhiều, hầu hết đã được mua dự trữ trong kho của doanh nghiệp. Giá lúa Thu Đông đã tăng lên mức từ 5.700-6.000 đồng/kg, gạo 5% tấm xuất khẩu không bao tại mạn tàu đến 9.200 đồng/kg. Dự báo giá gạo sẽ còn lên nữa sau khi đấu thầu và ký tiếp hợp đồng với Philipines trong tháng 12/2009.
Năm 2010, gạo Việt Nam chiếm đến 21,4% tổng lượng gạo xuất khẩu
của thế giới, với 6,75 triệu tấn. Kết thúc năm 2011, Việt Nam đã xuất 7,105 triệu tấn gạo. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tình hình cân đối gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Trong những năm gần đây, gạo Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh lớn với gạo của Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, đặc biệt là gạo từ Myanmar. Lượng gạo tồn kho ở các quốc gia này đang lớn dần và nhu cầu giải phóng hàng hóa ngày càng đè nặng lên các nước xuất khẩu, trong khi đó gạo của các nước này giá thấp rất cạnh tranh. Các nước nhập khẩu lớn như các nước thuộc khu vực Châu Phi, Philippines, Indonesia, Malaisia… cũng giảm dần lượng gạo nhập khẩu và dần đẩy mạnh sản xuất
trong nước để tiến tới tự cung tự cấp lương thực Yếu tố kế tiếp là chất lượng gạo xuất khẩu, trong khi chất lượng gạo của các nước ngày một cao thì hơn một thập kỷ qua Việt Nam không có bước tiến đáng kể nào ở khâu lúa giống, canh tác… nên xét trên cùng một loại, gạo Việt Nam luôn thua kém hơn những nước khác.
Xét đến lợi thế về cước phí vận chuyển, các nước Ấn Độ và Pakistan bán gạo vào thị trường Trung Quốc, Đông Phi hiệu quả hơn Việt Nam rất nhiều. Mặt khác sức chịu đựng của các doanh nghiệp Việt Nam yếu hơn doanh nghiệp của các nước do lãi vay ngân hàng cao, lệ thuộc lớn vào thời gian vay vốn, nên khi tới hạn trả nợ ngân hàng thì phần lớn các doanh nghiệp đều chịu sức ép trả nợ buộc phải bán ngay để thu tiền về kịp trả đúng hạn cho ngân hàng, nên phải bán giá thấp hơn mức kỳ vọng hợp lý.
Năm 2010 xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam Mặc dù trong năm qua, tình hình xuất khẩu đã gặp nhiều khó khăn về thị trường sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, song quy mô xuất khẩu được mở rộng, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Con số này thể hiện là một trong những đỉnh cao của xuất khẩu gạo không chỉ riêng về số lượng mà giá trị cũng đạt được. “Việt Nam đang giành thế chủ động, tạo lợi thế cho người bán”
Năm 2011, Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2011 cả nước
xuất khẩu 7,11 triệu tấn gạo, thu về 3,66 tỷ USD, chiếm 3,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (tăng 3,28% về lượng và tăng 12,59% về kim ngạch so với năm 2010); Giá gạo xuất khẩu bình quân đã đạt gần 494 USD/tấn, tăng 14,5 % so với năm 2010 và chỉ kém kỷ lục của năm sốt nóng giá gạo thế giới 2008 (569 USD/tấn). Đây là chỉ số rất đáng mừng, bởi theo thống kê của FAO, chỉ số giá gạo thế giới năm 2011 chỉ tăng bình quân 10,9% so với cùng kỳ năm 2010. Nhưng những con số tăng trưởng liên
tục lại báo động một thực tế đáng lo của xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo năm 2011 không thoát khỏi “căn bệnh” tích cực bán ra khi giá thấp, còn giá tăng thì “co lại” như thực tế những năm qua đã từng xuất hiện, điển hình là liên tục trong 3 năm 1998 - 2000 và gần đây là năm 2008.
Sang năm 2012 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt kỷ lục về lượng gạo xuất
khẩu, đạt trên 7,7 triệu tấn và thu về gần 3,5 tỷ USD. Đây là những thành tựu đáng kể của gạo Việt Nam mà ít có quốc gia nào đạt được. Với những thành công này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trở thành trung tâm gạo của thế giới. Thị trường gạo thế giới năm 2012 đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2011, giá thị trường sụt giảm mạnh do sản lượng tăng, nguồn cung dồi dào, tồn kho lớn và cạnh tranh gay gắt giữa nguồn cung cấp. Tuy nhiên, thương mại gạo tăng vượt mức kỷ lục, ước đến 38,5 triệu tấn, tăng 6% so với 2011. Năm qua, xuất khẩu chủ yếu tăng mạnh từ Ấn Độ và Việt Nam, trong khi nhập khẩu tăng từ Trung Quốc và Tây Phi. Đăng ký hợp đồng năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đã tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và tăng vượt mức năm 2011.Tuy nhiên, số lượng hợp đồng tập trung giảm mạnh và được thay thế bằng các hợp đồng thương mại với số lượng phân tán, giá thấp, làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Ngoài ra, các hợp đồng thương mại cũng bị hủy nhiều khi giá thị trường biến động.
Hiện nay châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam, chiếm tới gần 70% lượng gạo xuất khẩu. Tiếp đến là những thị trường như: châu Phi, châu Mỹ, châu Úc, khu vực Trung Đông... Do thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực châu Á nên chịu sự cạnh tranh rất lớn của một số quốc gia như: Thái Lan, Ấn Độ, Myanma và Pakixtan. Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố thuận lợi năm 2012 lại là năm xuất
khẩu gạo của Việt Nam đứng đầu thế giới, một trong những yếu tố có thể kể đến là do chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo giá cao của Thái Lan (đối thủ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam) đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên cao, và đó là cơ hội để gạo xuất khẩu của Việt Nam bứt phá.
Từ những thành tựu trong xuất khẩu gạo của Việt Nam ta thấy nông nghiệp nói chung, gạo nói riêng ngày càng đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là một trong 8 mặt hàng trong lĩnh vực nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là gạo, cà phê, đồ gỗ, cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sản phẩm khoai mì.v.v... Có thể kể đến như năm 2012 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 114,6 tỷ USD trong đó riêng kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3,45 tỷ USD chiếm 3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.