Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách thương mại khâu thu gom, bảo quản

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 62)

gom, bảo quản

3.2.2.1. Về thu gom

Phải xây dựng một hệ thống doanh nghiệp chế biến lớn, hiện đại, đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị đó, như hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có một số doanh nghiệp ở Đồng Tháp, An Giang làm được vai trò này, nhưng nhà máy còn nhỏ bé cỡ cấp huyện. Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp này, để họ trở thành những doanh nghiệp đầu đàn trong ngành công nghiệp lúa gạo. Để có nhà máy lớn chúng ta cũng có thể gom các nhà chế biến nhỏ hiện nay lại với nhau thành một công ty cổ phần trang bị máy móc hiện đại, xây kho có thể dự trữ thóc 6 tháng, 1 năm phục vụ cho chế biến. Tổ chức lại việc thu mua thóc lúa cho nông dân, và tiêu thụ gạo trong nước cũng như xuất khẩu thì các nhà máy chế biến lớn sẽ hợp đồng với nông dân về sản xuất, tiêu thụ và họ cũng định hướng cho nông dân trong sản xuất. Nghĩa là tạo một mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chế biến gạo với nông dân mới giải quyết được cơ bản khâu tiêu thụ thóc gạo cho nông dân.

3.2.2.2. Về bảo quản

Có thể nói, với phần lớn sản phẩm nông nghiệp chưa được bảo quản chế biến một cách khoa học nên tổn thất rất cao cả về số lượng (11-13%

với lúa, về chất lượng (mốc, mọt...). Trong sản xuất lúa gạo cần tiếp tục ưu tiên khâu sấy để đảm bảo 100% lúa được sấy, khâu chế biến, bảo quản đều rất kém, tỉ lệ lỗi cao, tiêu chuẩn thấp.

Xây dựng kho dự trữ lúa gạo qui mô lớn cấp quốc gia, vùng (các điều kiện dự trữ phải bảo đảm tuyệt đối) nhằm giữ giá trị lúa gạo, đảo bảm chất lượng, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Nếu làm tốt khâu này, người dân sẽ giảm bớt tổn thất, đồng thời góp phần làm giảm giá thành hạt gạo. Áp dụng các phương tiện thu hoạch hiện đại sẽ tăng tỷ lệ thu hồi lúa, giảm tỷ lệ hạt gãy vỡ. Ở khâu này phải tổ chức từ khâu gieo sạ ban đầu đến khâu thu hoạch gặt hái. Nên tổ chức xây dựng các khu vực sân phơi, lò sấy, kho chứa cho từng cụm khu vực dưới hình thức dịch vụ công, nhà nước chỉ thu phí dịch vụ để duy tu bảo dưỡng. Người dân có thể đem sản phẩm đến phơi, sấy, gởi kho chờ cho đến khi giá cả thích hợp sẽ bán ra. Đặc biệt là ứng dụng các công nghệ sấy hiện đại phục vụ cho việc sấy lúa vào mùa mưa vừa mau khô vừa không gãy gạo. Gắn liền với khâu này là khâu phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Phát triển hệ thống thuỷ lợi, lưới điện phục vụ sản xuất và phát triển giao thông nông thôn.

Tháo gỡ khó khăn trên, trước hết các bên cần bàn bạc để đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống kho chứa theo chỉ đạo của Chính phủ, nhất là vướng mắc về mặt bằng và vốn xây dựng. Việc này cần sự ủng hộ của các địa phương, nhất là Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần có chính sách, cơ chế phù hợp để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai xây dựng kho chứa đồng bộ, đủ năng lực tích trữ lúa gạo, bảo quản tốt và bán ra đúng thời điểm có lợi nhất. Mặt khác, cả doanh nghiệp và nhà xuất khẩu phải gắn kết với nông dân, các thương lái, các cơ sở xay xát lau bóng gạo vệ tinh. Nếu không, rất dễ xảy ra tình trạng xây kho xong rồi bỏ đấy, lại phải

xuất khẩu theo kiểu cũ, tức có hợp đồng thì mới lo đi gom hàng, rồi lại chịu thiệt khi giá gạo thế giới biến động bất thường.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w