Nhóm chính sách thương mại liên quan đến thu hoạch, thu gom, bảo quản và chế biến gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 43)

bảo quản và chế biến gạo xuất khẩu

Công nghệ sử dụng trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu. ĐBSCL hiện có 3.000 máy gặt đập liên hợp (GĐLH) (trong số này 80% là máy Trung Quốc, máy Việt Nam sản xuất chưa tới 10%...) và 3.600 máy gặt xếp dãy, đảm đương thu hoạch gần 30% diện tích sản xuất lúa. Hơn 70% diện tích còn lại đều phải thu hoạch bằng thủ công. Thực tế việc đưa máy GĐLH vào đồng ruộng chậm vì còn nhiều vấn đề khó khăn như diện tích sản xuất của từng nông hộ nhỏ lẻ, manh mún, địa hình có nhiều sông rạch, nền đất yếu. Giá máy GĐLH hiện nay 150-200 triệu đồng/máy, quá cao so với khả năng của nông dân.

Việc thực hiện Quyết định 497 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay mua máy nông nghiệp (trong đó có máy GĐLH) còn nhiều vướng mắc do quy định: phải có dự án, thế chấp, mua máy trong nước sản xuất, thời gian hỗ trợ lãi suất ngắn. Đối với máy

GĐLH do các cơ sở trong nước sản xuất dù có nhiều tính năng độc đáo như gặt được trên đồng lúa ngập nước, ngã đổ,…nhưng chất lượng công nghệ chế tạo còn kém; chưa được chuẩn hóa nên rất khó khăn trong việc thay thế phụ tùng, sửa chữa. Hầu hết cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên không đáp ứng được nhu cầu.

Trong khi đó, 6.500 lò sấy lúa trong vùng ĐBSCL, công suất phổ biến từ 4-8 tấn/mẻ (một số ít lò sấy của các cơ sở xay xát đạt 20-30 tấn/mẻ), chỉ đáp ứng 30%-35% nhu cầu của nông dân. Tình trạng phổ biến trong vụ hè- thu là nông dân thu hoạch vào thời điểm mưa bão, lúa bị ngả màu, lên mộng, rớt phẩm cấp và mất giá. Tuy nhiên, do hầu hết các lò sấy lúa đều ở dạng nông hộ nhỏ lẻ, thủ công, lạc hậu nên chất lượng lúa sấy thường không ổn định, gạo xay ra bị gãy nhiều, hôi khói… dẫn đến mất giá. Việc xây dựng lò sấy khá tốn kém nhưng hiệu quả khai thác không cao.

Hàng năm nhà nước đều có các chính sách hỗ trợ để điều tiết thị trường lúa gạo bằng các chính sách cụ thể như các quyết định thu mua tạm trữ lúa, gạo vào các vụ thu hoạch. Theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp 100% về lãi xuất vay vốn thu mua lúa gạo bằng nguốn ngân sách nhà nước, nhằm ổn định giá lúa gạo, ngăn chặn tình trạng sụt giảm giá. Tuy nhiên, khi thực hiện các chính sách này cũng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, còn có tình trạng khi vào vụ thu hoạch chính nhà nước có chính sách thu mua tạm trữ nhưng giá lúa gạo vẫn đi xuống. Mặt khác. hệ thống thu mua của Việt Nam cũng có rất nhiều bất cập, mua của nông dân là thương lái hàng xay, hàng xáo, doanh nghiệp lớn (xuất khẩu) không hề tổ chức thu mua trực tiếp từ nông dân, trong khi nông dân thu hoạch xong cần bán thóc để lấy tiền đầu tư tiếp, nên nông dân bị chèn ép trong việc bán hàng. Như vậy, chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống thu mua tin cậy để đáp ứng được nhu cầu cần bán thóc ngay của người nông dân… Nhìn ở

một góc độ khác, chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ lúa gạo là một cách làm không mang lại hiệu quả trực tiếp cho nông dân, nhưng đấy là cách làm đơn giản và dễ thực hiện nhất, thực tế là nhà nước hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo trên thị trường, việc làm này tác động tăng cầu tiêu thụ gạo đẩy giá lúa trên thị trường tăng 100 - 200 đồng/kg. Đây là cái lợi gián tiếp mà nông dân có thể được hưởng. Tuy nhiên, không phải hộ nông dân nào cũng đợi được đến lúc triển khai chương trình mới bán thóc. Vì vậy lợi ích mang lại cho nông dân nghèo rất ít ỏi. Việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu giúp họ giảm chi phí cho việc thu mua gạo, tức là mua được giá rẻ, và đương nhiên doanh nghiệp cũng sẵn sàng xuất khẩu với giá rẻ hơn mà lợi nhuận không bị suy giảm. Thêm nữa, nhà xuất khẩu sẵn sằng bán giá rẻ vì họ có một chân hàng rất dồi dào trong nước, và họ sẽ tiếp tục xuất khẩu lô thứ 2, 3… tổng hợp lại là lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so với việc họ dự trữ và chờ giá cao mới xuất hàng. Vì vậy, chính sách hỗ trợ tạm trữ gạo lại vô tình đẩy giá xuất khẩu gạo Việt Nam xuống thấp. Với giá thấp đó lợi ích nhà xuất khẩu không hề suy giảm, còn người nông dân chịu mọi thua thiệt, càng làm càng lỗ. Bản thân nông dân cần bán thóc, còn chương trình lại hỗ trợ mua gạo, như vậy “lợi ích cho người nông dân” chỉ là một con bài chính trị nhằm thực hiện lợi ích thiết thực và lớn lao cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, xưa nay chỉ có thể dự trữ thóc lúa thì mới có thể duy trì được chất lượng hạt gạo, còn dự trữ gạo chỉ có làm chất lượng hạt gạo giảm, dự trữ càng lâu chất lượng càng giảm, kéo theo giá trị giảm.

Ở nước ta hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng kinh doanh có điều kiện mà nhà xuất khẩu bắt buộc phải chứng minh có hệ thống kho hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống kho chứa lúa gạo trong cả nước hiện còn rất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của mặt hàng này. Trong lĩnh vực nông

nghiệp ta thấy, thiếu kho chứa lúa gạo là một phần nguyên nhân hạt gạo Việt Nam luôn bán thấp hơn so với gạo cùng loại của các nước trên thị trường thế giới, cũng như việc tại sao khi giá gạo thế giới tăng cao thì doanh nghiệp trong nước không có hàng để bán. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, nếu có nhà máy xay xát, lau bóng và kho chứa, việc xuất khẩu của công ty sẽ thuận lợi hơn và ít bị hớ về giá khi thị trường biến động.

Chính vì vậy chính phủ đã triển khai chương trình xây dựng hệ thống kho chứa bốn triệu tấn lúa gạo. Theo đó Nhà nước sẽ hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp thông qua quyết định số 57/2010/QĐ-TTg, ngày 17/9/2010 về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch. Hệ thống kho chứa được xây dựng tại 52 điểm thuộc 13 tỉnh, thành phố, trong đó hệ thống kho tại các tỉnh: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang chiếm 70% sức chứa; 30% còn lại là hệ kho thuộc các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Tp.Hồ Chí Minh. Hệ thống kho chứa này được triển khai trong năm 2010 đến nay mới thực hiện được hơn một triệu tấn, cộng với các kho cũ cũng chỉ được trên dưới ba triệu tấn. Nhiều kho chứa lớn, hiện đại đã được đầu tư mới. Tuy nhiên, hầu hết các kho chứa vẫn chỉ trữ lúa gạo lúc mua từ thương lái chứ chưa thấy mua lúa từ người dân trồng lúa. Vì vậy, mục tiêu cải thiện hình thức kinh doanh lúa gạo đến nay vẫn chưa đạt.

Xây dựng hệ thống kho để tồn trữ, bảo quản lúa gạo là vấn đề hết sức cấp bách nhưng việc triển khai xây dựng kho ở các địa phương, quá trình triển khai còn chậm hoặc 'tắc nghẽn' ở khâu đấu thầu do thủ tục phức tạp, thời gian chuẩn bị và xây dựng kéo dài, gặp khó khăn về vốn... Theo phản ánh của doanh nghiệp, các dự án xây dựng kho chứa còn bị nghẽn ở khâu

đấu thầu do thủ tục phức tạp vì doanh nghiệp không được chỉ định thầu. Bên cạnh đó, việc xây dựng phải mất một năm rưỡi và ba tháng chuẩn bị trước đó mới có thể đưa vào vận hành. Chưa kể khó khăn về vốn và nhiều rào cản khác. Phát triển các hệ thống kho chứa hiện đại là chìa khóa để thay đổi hình thức kinh doanh lúa gạo hiện nay. Bởi nông dân và doanh nghiệp mất khoảng 20% giá trị hạt gạo cho các tầng nấc trung gian. Nếu doanh nghiệp có kho chứa và thu mua lúa sẽ giảm bớt các tầng nấc này và hạt gạo sẽ có chất lượng cao hơn do không qua nhiều khâu bảo quản thiếu khoa học...

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 43)