CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 57)

CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM 3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

3.1.1. Quan điểm

Để các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được thực thi và có hiệu quả cần quán triệt các quan điểm sau:

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu về ngoại tệ để phục vụ cho việc nhập khẩu thiết bị và các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được là rất cần thiết. Do vậy, xuất khẩu gạo là một kênh quan trọng mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho tích lũy và tiêu dùng, góp phần vào cân bằng cán cân thương mại.

Xuất khẩu gạo thúc đẩy sản xuất, kích thích nông dân phát triển canh tác, khai thác lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu, lao động dồi dào, kể cả tính năng động sáng tạo của người sản xuất để tăng nhanh sản lượng thóc. Mặt khác, xuất khẩu gạo cũng tạo thêm việc làm ở khu vực nông thôn, thu hút nhiều lao động nông thôn vào các khâu xay xát, chế biến, kho tàng, vận chuyển,... góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, từng bước tạo tiền đề cho công nghiệp hoá nông nghiệp và tăng cường cho an ninh lương thực quốc gia và an ninh lương thực toàn cầu.

Khác với các loại nông sản khác, việc xuất khẩu gạo không chỉ đặt ra mục tiêu số lượng càng nhiều càng tốt bởi vì gạo là nhu yếu phẩm tối cần thiết trong cuộc sống của con người Việt Nam, đó là mặt hàng rất nhạy cảm với tình hình chính trị- xã hội của đất nước. Do đó, sản xuất và xuất khẩu gạo phải đạt tới mục tiêu vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa không ngừng tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Quan điểm này yêu cầu trong sản xuất phải không ngừng tăng năng suất lúa để tăng khả năng cung,

đồng thời trong khâu xuất khẩu gạo phải đảm bảo ổn định cung-cầu gạo trên thị trường nội địa. Điều cốt lõi là phải tuân thủ nguyên tắc an ninh lương thực quốc gia để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Tính hiệu quả trên toàn cục của nền kinh tế quốc dân trong nước và kinh tế đối ngoại đã đặt ra nhiệm vụ cho công tác quản lý vĩ mô là phải có chính sách bảo trợ cần thiết hơn nữa cho sản xuất và xuất khẩu gạo. Nghĩa là, có thời điểm xuất khẩu gạo có thể không đạt lợi nhuận cao, thậm chí bị lỗ nhưng vẫn cần phải duy trì hoạt động đó vì lợi ích kinh tế- xã hội của nó có ảnh hưởng rất lớn đối với chiến lược chung của cả nước.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w