Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách thương mại trong khâu sản xuất lúa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 62)

sản xuất lúa

3.2.1.1. Chính sách thương mại về giống

Trong công đoạn chọn giống cần tiếp tục sử dụng những giống lúa

thích ứng với điều kiện không thuận lợi của nước ta và biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, chất lượng đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường đồng thời cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Với những giống trong nước đáp ứng được các yêu cầu trên cần tiếp tục được sử dụng và cải tạo chúng cho ra những giống có chất lượng cao hơn. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, lai tạo giống trong nước nhằm tạo ra những giống tốt

nhất, phù hợp nhất đối với điều kiện nông nghiệp trong nước. Để làm được điều này chính phủ cũng như các bộ ban ngành cần có những chính sách nhằm khuyến khích các nhà khoa học, các nhà sản xuất tạo ra những giống lúa chất lượng cao, bằng các chính sách cụ thể như: Nhà nước hỗ trợ vốn, miễn tiền thuê đất, thuế và các điều kiện cần thiết khác để các nhà khoa học, các nhà sản xuất có điều kiện tốt nhất trong quá trình nghiên cứu tạo giống, chính sách hỗ trợ nhập khẩu các loại máy móc phục vụ công tác nghiên cứu nhằm tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu và lai tạo ra những giống có chất lượng tốt nhất phục vụ nhu cầu trong nước, tiến tới chủ động được nguồn giống tránh phụ thuộc thị trường nước ngoài. Mặt khác, Nhà nước cũng cần có các chính sách nhằm tiếp tục nhập khẩu những giống lúa tốt phù hợp với điều kiện Viêt Nam để tiếp tục sản xuất cho năng xuất cao. Nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách cụ thể như: giảm hoặc miễn thuế, phi thuế, hạn ngạch nhập khẩu đối với việc nhập khẩu giống lúa phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn phải đẩy mạnh nghiên cứu, chọn lọc giống trong nước để chúng ta không bị lệ thuộc vào giống của nước ngoài, đảm bảo tính ổn định trong sản xuất nông nghiệp nước nhà.

3.2.1.2. Chính sách thương mại về tư liệu sản xuất lúa

Cơ giới hóa canh tác việc sản xuất hàng hóa qui mô lớn đòi hỏi phải

tích tụ ruộng đất theo chủ trương “hộ nhỏ-cánh đồng lớn” để tăng khả năng cơ giới hóa. Hiện tại công nghệ làm đất, lên luống, gieo sạ, thu hoạch, vận chuyển, sấy với nhiều cây trồng đều có thể sử dụng máy.

Công nghệ chế biến gạo là khâu cực kỳ quan trọng trong việc tiêu thụ

gạo xuất khẩu. Qua nghiên cứu thực tế, công nghệ chế biến gạo của Việt nam đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

doanh và hạn chế đến khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những việc cần làm để khắc phục những tồn tại trong khâu chế biến xuất khẩu:

Về hệ thống xử lý sau thu hoạch: Khâu này có các hoạt động như gặt hái, phơi sấy. Một trong những khâu quan trọng đầu tiên để đảm bảo chất lượng sản phẩm là chú ý ngay khâu nguyên liệu. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải:

+ Thực hiện thu hoạch bằng phương tiện cơ giới như sử dụng máy gặt, các loại máy hiện đại.

+ Khuyến khích người dân phơi lúa đủ nắng, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân về các tiêu chuẩn lúa đạt điều kiện chế biến xuất khẩu.

+ Đầu tư xây dựng hệ thống sân phơi tốt, bố trí tại các khu vực trọng điểm lúa, thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy.

+ Đầu tư hệ thống sấy. Vụ hè thu hầu như nằm vào những tháng mưa nhiều của Việt Nam nhưng công nghệ sấy của Việt Nam hiện nay khá lạc hậu, chủ yếu là thủ công, công suất rất nhỏ, tiêu hao nhiều nhiên liệu nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy, cần nghiên cứu thiết kế các thiết bị sấy lúa có công suất lớn, sấy bằng hơi nóng và sử dụng nguyên liệu đốt là trấu lúa để tiết giảm chi phí sấy. Gắn liền với hệ thống sấy là hệ thống sân phơi lớn tại những vùng có sản lượng lúa lớn.

Về công nghệ xay xát và đánh bóng gạo: Là một trong những khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng của hạt gạo, đảm bảo tỷ lệ thu hồi cao, hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, công nghệ chế biến khá tiến bộ, đáp ứng được khả năng sản xuất chế biến các loại gạo cao cấp (như độ bóng của hạt gạo, độ tấm,...). Tuy nhiên, vấn đề phân loại hạt chưa được chú ý cho nên cần tập trung nghiên cứu lắp đặt hệ thống tách hạt nhằm phục vụ cho thị trường xuất khẩu gạo thơm và gạo trắng cao cấp.

Nhà nước cần có các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chế tạo cũng như nhập khẩu các loại máy móc nông nghiệp phuc vụ cho quá trình sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu bằng các chính sách như chính sách thuế, chính sách tín dụng,...

3.2.1.3. Chính sách thương mại về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay, trong cơ cấu giá thành của hầu hết nông sản, chi phí vật tư và lao động chiếm tỉ lệ chủ yếu. Do vậy, để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cần tập trung vào các công đoạn sản xuất chiếm chi phí cao này. Để làm được việc này trước hết, cần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, sử dụng một cách khoa học để cắt giảm chi phí đầu vào. Theo nghiên cứu nông nghiệp, chỉ 40-50% phân đạm, 30-60% phân lân (bao gồm cả hiệu lực tồn dư) và khoảng 55-60% kali được cây trồng sử dụng, phần còn lại bị rửa trôi. Do vậy, các công nghệ nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón có vai trò hết sức quan trọng. Tiếp đến, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng, bổ sung những mặt hạn chế của các cơ chế, quy định và các nghị định,...để siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh phân bón, ngăn chặn hành giả, hàng kém chất lượng. Bởi hiện nay nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang hoành hành gây thiệt hại cho người trồng lúa, tác động xấu đến giá trị gia tăng của lúa gạo. Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh kiểm tra nhằm xử lý thật nghiêm khác những trường hợp vi phạm, bảo vệ thị trường phân bón trong nước, góp phần cho ngành trồng lúa lúa có giá trị gia tăng cao hơn.

Về thuốc bảo vệ thực vật. Trong những năm gần đây, bảo vệ thực vật

thường sử dụng dư thừa các loại hoá chất bảo vệ thực vật dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường, tăng tính chống thuốc của sâu hại, phá vỡ mối cân bằng sinh thái trong ruộng lúa, gây ra nhiều vụ"bùng nổ" về số lượng sâu hại. Vì

vậy, nhiều phương pháp bảo vệ thực vật mới ra đời. Nhà nước cần phát triển mạnh hệ thống khuyến nông để hướng dẫn người dân áp dụng những phương pháp này kịp thời. Đó là các phương pháp bảo vệ thực vật ít sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học nhằm giảm sự ô nhiễm môi trường nhưng lại tăng giá trị hạt gạo do xu hướng dùng gạo sạch tăng lên. Đó là áp dụng phương pháp “ba giảm ba tăng” vào sản xuất để vừa làm giảm chi phí sản xuất nhưng lại tăng sản lượng và chất lượng gạo.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w