Tác động của chính sách thương mại đến việc nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 28)

tăng của mặt hàng xuất khẩu

1.3.2.1. Chính sách thương mại tác động tích cực đến các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

Các yếu tố đầu vào chất lượng cao của ngành sản xuất nông nghiệp ở các nước thường không thể đáp ứng được hết nhu cầu, mà các yếu tố đầu vào này thường phải nhập khẩu từ các nước khác. Nguyên nhân là do công

nghệ sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu do vậy phải tìm kiếm ở thị trường khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Có nhiều nước áp dụng các chính sách bảo hộ để bảo vệ nền sản xuất trong nước bằng các công cụ chính sách thương mại. Tuy nhiên, không phải ở quốc gia nào, ở các điều kiện khác nhau khi áp dụng các chính sách này cung mang lại hiệu quả cao, có khi áp dụng chính sách này còn mang lại hiệu quả tiêu cực đối với sản xuất trong nước bởi vì khi đó giá thành của các yếu tố đầu vào là cao dẫn đến chi phí sản xuất nông nghiệp cao và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp là thấp. Do vậy chính sách thương mại có tác động rất lớn đến việc giá và chất lượng của các yếu tố đầu vào của nền sản xuất nông nghiệp.

1.3.2.2. Tác động thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu hàng hóa trong nước và quốc tế

Chính sách thương mại tạo ra cơ hội lớn để mở rộng giao lưu hàng hoá trong nước và quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay chính sách thương mại của các nước đều có xu hướng mở, hướng ngoại các dào cản thương mại ngày một giảm dần, chính vì vậy việc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các nước trên thế giới với nhau đều rất thuận lợi và có xu hướng tăng nhanh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w