Vai trò của chính sách thương mại trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 28)

tăng của sản phẩm xuất khẩu

1.3.1.1. Chính sách thương mại định hướng cho hoạt động xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh hàng hóa trên thị trường đều được đặt trong một môi trường nhất định, ở đó nhà nước phải sử dụng các điều luật,nghị định, quyết định, các chính sách sách của Nhà nước để làm công cụ quản lý

đói với hoạt động thương mại. Ngược lại những chính sách này lại là công cụ để vạch ra đường lối, tạo hành lang pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại đi theo phương hướng đã được hình thành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

1.3.1.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hàng, các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước

Chính sách thương mại sẽ là công cụ hỗ trợ tích cực cho ngành sản xuất và các doanh nhiệp kinh doanh xuất. Chính sách thương mại tạo ra các cơ chế, hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, các biện pháp của nhà nước nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng tìm kiếm khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu.

1.3.1.3. Là một trong các yếu tố cấu thành chiến lược phát triển xuất khẩu

Chính sách thương mại là một trong các yếu tố cấu thành của chiến lược phát triển công nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với chính sách liên quan khác, chính sách thương mại góp phần tạo lập môi trường vĩ mô ổn định, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống tài chính, đào tạo và nâng cao trình độ của lực lượng lao động, khuyến khích việc tiếp nhận công nghệ mới và thúc đẩy hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 28)