những điều công chức không được làm trong thực thi công vụ Điều 16, 17,18 được nêu rất cụ thể, rõ ràng.Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay ngoài việc đòi hỏi cónhững cơ chế
Trang 1Xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
9 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2.1 Cán bộ, công chức cơ quan hành chính 9
1.2.2 Giáo dục đạo đức công vụ 13
1.3 Cơ sở pháp lý về đạo đức công vụ, giáo dục đạo đức công vụ 19
1.4 Cơ sở về đạo đức công vụ và giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính 25
1.4.1 Cơ sở về đạo đức công vụ 25
1.4.2 Giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức cơ quan hành chính 30
1.5 Yêu cầu giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính trong giai đoạn hiện nay 34
1.6 Kinh nghiệm giáo dục đạo đức công vụ của một số quốc gia 43 1.6.1 Thái Lan 43
Trang 31.6.2 Nhật Bản 44
1.6.3 Một số quốc gia khác 44
Tiểu kết Chương 1 47
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SƠN LA 48
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La 48
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Sơn La 48
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy Uỷ ban nhân dân thành phố Sơn La 50
2.1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La 55
2.2 Thực trạng việc thi hành công vụ và giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La 59
2.2.1 Tổ chức khảo sát 59
2.2.2 Kết quả khảo sát, đánh giá 60
2.3 Đánh giá thực trạng 81
2.3.1 Những ưu điểm 81
2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục, hoàn thiện 82
2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng 82
Tiểu kết chương 2 85
Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SƠN LA 86
3.1 Mục tiêu và nguyên tắc 86
3.1.1 Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể 86
3.1.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 87
Trang 43.2 Một số biện pháp giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức
các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La 90
3.2.1 Tăng cường giáo dục pháp luật liên quan đến đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức 90
3.2.2 Thông qua các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và vận dụng phương pháp nêu gương của Người vào giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức 93
3.2.3 Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý về vai trò của đạo đức trong thực thi công vụ 103
3.2.4 Giáo dục đạo đức công vụ thông qua sinh hoạt tập thể tại cơ quan 106
3.2.5 Nêu cao tinh thần tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công vụ của cán bộ, công chức 108
3.2.6 Giáo dục đạo đức công vụ đối với công chức mới tuyển dụng 112
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Sơn La 115
Tiểu kết Chương 3 118
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 125
Trang 5DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 So sánh chất lượng CBCC các cơ quan hành chính thuộc UBND
thành phố Sơn La năm 2011 và 2015 55
Bảng 2.2 Thống kê kết quả đánh giá, phân loại CBCC các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La từ năm 2011-2015 57
Bảng 2.3 Những đối tượng cần có đạo đức công vụ 60
Bảng 2.4 Quan niệm của CBCC lãnh đạo, quản lý về đạo đức công vụ 61
Bảng 2.5 Quan niệm của CBCC về đạo đức công vụ 67
Bảng 2.6 Đánh giá của CBCC về mức độ biểu hiện hạn chế trong đạo đức công vụ của CBCC hiện nay 68
Bảng 2.7 Nhận thức của CBCC về các đối tượng cần có đạo đức công vụ 69
Bảng 2.8 Đánh giá của CBCC về các khía cạnh biểu hiện của đạo đức công vụ 70
Bảng 2.9 Ý kiến đánh giá của CBCC về phạm vi thực hiện GDĐĐ công vụ 72 Bảng 2.10 Nhận thức của CBCC về mức độ quan trọng của các nội dung liên quan đến đạo đức công vụ cần giáo dục cho CBCC 73
Bảng 2.11 Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung GDĐĐ công vụ của CBCC .74 Bảng 2.12 Đánh giá của CBCC về mức độ cần thiết của các hình thức GDĐĐ công vụ cho CBCC hiện nay 76
Bảng 2.13 Đánh giá của CBCC về mức độ thực hiện các hình thức GDĐĐ công vụ cho CBCC tại UBND thành phố Sơn La hiện nay 77
Bảng 2.14 Đánh giá của CBCC về kết quả thực hiện các hình thức GDĐĐ công vụ cho CBCC 78
Bảng 2.15 Đánh giá của CBCC về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ công vụ cho CBCC 80
Bảng 3.1 Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp GDĐĐ công vụ cho CBCC cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La 115
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND thành phố Sơn La 50Hình 2.2 Ý kiến đánh giá của CBCC về tầm quan trọng của GDĐĐ công vụ 71
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
Trung bình
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiệnĐại hội XII của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bàynêu rõ: Thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đóphát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựngvăn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh làtrọng yếu, thường xuyên Điểm mới nổi bật là: Văn kiện Đại hội XII khôngchỉ xác định phát triển kinh tế là trung tâm mà cả phát triển xã hội là trungtâm; không chỉ xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần mà cả xây dựng conngười làm nền tảng tinh thần Ở thời kỳ nào cũng vậy, con người được xem làyếu tố hết sức quan trọng quyết định đối với sự thành, bại trong công tác, vì
"cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[14 Tr.269], “muôn việc thành cônghay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" [14 Tr.273]
Luật CBCC năm 2008 ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong việcphân định rõ giữa đội ngũ CBCC làm việc trong các cơ quan hành chính vớiđội ngũ viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhànước Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng, hoàn thiện vàphát triển đội ngũ CBCC, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
bộ máy hành chính Nhà nước Một điểm quan trọng của Luật CBCC lần đầutiên đã dành hai mục tại chương I để quy định về đạo đức công vụ, trong đóquy định mang tính nguyên tắc về đạo đức công vụ là "CBCC phải thực hiệncần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ" (Điều 15) Từquy định mang tính nguyên tắc trên, các quy định về đạo đức công vụ xácđịnh các chuẩn mực mang tính nghĩa vụ phải thực hiện đối với công chứctrong mối quan hệ công sở; mối quan hệ với nhân dân trong thực thi công vụ;
Trang 9những điều công chức không được làm trong thực thi công vụ (Điều 16, 17,18) được nêu rất cụ thể, rõ ràng.
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay ngoài việc đòi hỏi cónhững cơ chế, quy định pháp luật tốt hơn, phù hợp hơn để duy trì và phát huycao nhất các giá trị cơ bản của nền công vụ - một nền công vụ vì dân, thì việchình thành các chuẩn mực về tư cách đạo đức công vụ của người CBCC là rấtquan trọng, nó tác động, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả, tiến độthực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước Mỗi thái độ, lời nói, việc làm có
lý, có tình, có trách nhiệm của người CBCC khi tiếp xúc, giải quyết côngviệc, giải quyết nhu cầu chính đáng của người dân sẽ có tác dụng lôi kéo,khích lệ họ chấp hành chính sách, pháp luật và tin tưởng vào Nhà nước.Ngược lại, sẽ làm họ thất vọng, phản ứng, không hợp tác sẽ ảnh hưởng đếncông tác quản lý nhà nước
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với thành phố Sơn La, mụctiêu trở thành trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc và cơ bản đạt các tiêu chí đôthị loại II vào năm 2020 Thành phố Sơn La cũng đã xác định vấn đề quantrọng và kiên quyết để xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trongsạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của thành phố, nhất thiết phải xây dựng được một độingũ CBCC làm việc trong bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước có trình
độ chuyên môn, có đạo đức nhân cách tốt, hết lòng phục vụ nhân dân, phục
vụ chính quyền[8;Tr.31] Vì lý do trên chúng tôi chọn đề tài: " Giáo dục đạo đức công vụ đối với CBCC các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La" để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đạo đức thi hành công vụ
và giáo dục đạo đức công vụ của CBCC trong các cơ quan hành chính hiện
Trang 10nay, để đề xuất một số biện pháp, cách thức giáo dục đạo đức công vụ đối vớiCBCC trong các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La; nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của mỗi CBCC, góp phầnnâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của UBND thành phố Sơn La
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục đạo đức công vụ cho CBCCtrong các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục đạo đức công vụ đối vớiCBCC các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La
4 Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua thành phố Sơn La đã tập trung nhiều giải phápnhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả điều hành các cơ quan hành chínhnhà nước và đã thu được một số kết quả tích cực Tuy nhiên, vẫn còn gặpnhiều khó khăn, bất cập và kết quả đạt được còn thấp do nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong đó nguyên nhân chính là một bộ phận không nhỏ CBCCtrong các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La đang có biểuhiện suy thoái về đạo đức trong thi hành công vụ với những biểu hiện như: ích
kỷ, cục bộ, xa dân, quan liêu, hách dịch, tham ô, tham nhũng Nếu đề xuất
có cơ sở khoa học hệ thống các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ đối vớiCBCC trong các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La thì sẽgóp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của CBCC khối cơ quanhành chính của UBND thành phố Sơn La
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lý luận về đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức các
cơ quan hành chính
5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng thi hành công vụ và đạođức công vụ của cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thuộc Uỷ ban
Trang 115.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ, côngchức các cơ quan hành chính thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Sơn La
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng và thời gian: Do điều kiện thời gian có hạn nên tácgiả luận văn chỉ khảo sát, đánh giá việc thi hành công vụ và đạo đức công vụđối với CBCC trong các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn Latrong giai đoạn 2011-2015 (5 năm) Từ đó có cơ sở đề xuất một số biện phápGDĐĐ công vụ cho CBCC khối cơ quan hành chính của UBND thành phốSơn La
- Giới hạn địa bàn và nội dung: nghiên cứu lý luận và thực trạng, từ đó
đề xuất một số biện pháp GDĐĐ công vụ đối với CBCC trong các cơ quanhành chính thuộc UBND thành phố Sơn La
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết (các tài liệu khoa học, văn bản chỉ đạo của nhà nước và pháp luật): Phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng khung lí thuyết và cơ sở lí luậncho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Khảo sát bằng phiếu hỏi đối vớiđội ngũ CBCC hiện đang làm việc tại các cơ quan hành chính thuộc UBNDthành phố Sơn La, gồm các nội dung sau:
+ Khảo sát thực trạng GDĐĐ công vụ đối với CBCC
+ Khảo sát nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ công vụ đối với CBCC.+ Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp GDĐĐcông vụ đối với CBCC
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý thực tiễn: Phỏngvấn ông Phạm Hồng Quyết – Thành ủy viên, Trưởng phòng Nội vụ thành phố
Trang 12Sơn La về “Thực trạng kết quả thực hiện quy định về đạo đức công vụ củaCBCC các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La”.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở phân tíchthực trạng GDĐĐ công vụ đối với CBCC các cơ quan hành chính thuộcUBND thành phố Sơn La để rút ra những kết luận, từ đó đề xuất một số biệnpháp GDĐĐ công vụ đối với CBCC làm việc trong các trong các cơ quanhành chính thuộc UBND thành phố Sơn La
7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê bằng toán học
- Phương pháp toán thống kê để xử lý;
- Phương pháp phân tích các số liệu của đề tài
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về GDĐĐ công vụ choCBCC Hệ thống được các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay có liênquan đến đạo đức công vụ, quá trình hình thành và những yếu tố cấu thànhđạo đức công vụ của CBCC
Đánh giá được thực trạng GDĐĐ công vụ cho CBCC tại các cơ quanhành chính thuộc UBND thành phố Sơn La hiện nay, trên cơ sở đó phát hiệnnhững yếu kém và nguyên nhân, làm căn cứ thực tiễn cho đề xuất một số biệnpháp giáo dục đạo đức công vụ cho CBCC các cơ quan hành chính thuộcUBND thành phố Sơn La
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ,công chức trong các cơ quan hành chính
Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ, côngchức các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La
Chương 3: Biện pháp giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ, côngchức các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Sơn La
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Raga, Kishore (2005) [32] đã có một cái nhìn tổng quan về "đạo đức"
và "trách nhiệm" của công chức trong bối cảnh khu vực công; ảnh hưởng củađạo đức và trách nhiệm đối với cung cấp dịch vụ công; tầm quan trọng củacác nguyên tắc Batho Pele (Con người trước tiên) trong hoạt động công vụ.Chính phủ và xã hội không thể thúc đẩy và thực thi các hành vi đạo đức mộtcách đơn lẻ chỉ thông qua việc sử dụng mã số đạo đức của hành vi hoặc thôngqua việc ban hành một loạt các Điều luật Và một chính phủ mở, minh bạch
và có trách nhiệm là một điều kiện tiên quyết bắt buộc đối với cung cấp dịch
vụ công hướng đến cộng đồng bởi vì nếu không có điều đó, những hành vitrái với luân thường đạo lý sẽ gây ra bởi người thay đổi chính kiến
Nghiên cứu về nền hành chính công ở Việt Nam, David Mar (2006)[33] cho rằng để thay đổi, nâng cao văn hoá, đạo đức công vụ ở Việt Namhiện nay cần phải thực hiện được các yếu tố: Nền công vụ phải có tầm nhìn,các công chức làm việc trong đó phải cùng nhau chia sẻ tầm nhìn đó; nềncông vụ luôn tạo cơ hội để công chức tiếp cận với đào tạo nhưng các khoáđào tạo này không phải để giúp họ có được bằng thạc sĩ hay tiến sĩ mà lànhững khoá học cung cấp cho công chức những kiến thức cần thiết cho côngviệc thực tiễn của họ; thường xuyên đánh giá và khen thưởng công chức “Cái
gì đo lường được, mới đánh giá được” Nếu muốn công chức làm việc tốt,chính phủ phải có hệ thống để đo lường kết quả hoạt động của họ
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục, rènluyện cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cán bộ là cái gốc
Trang 14của mọi công việc Cách mạng muốn giành thắng lợi phải quan tâm, củng cốtới “cái gốc” ấy “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém”[14;Tr.273] Tư tưởng đó của Người cho thấy tầm quan trọng to lớn củađội ngũ CBCC trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng Do đó, việc bồidưỡng, giáo dục, đào tạo đến sử dụng, quản lý cán bộ để có đội ngũ CBCCtốt, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạngphải được thường xuyên quan tâm, chăm lo.
Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới là đạo đức cách mạng,đạo đức đó mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp với những truyềnthống tốt đẹp của dân tộc và nhân loại Hồ Chí Minh coi trọng cả đức và tàinhưng đạo đức cách mạng phải là nền tảng, là gốc rễ Đạo đức cách mạngchính là cơ sở để nuôi dưỡng tài năng phát triển, đồng thời định hướng lýtưởng cho hành động Muốn có được những phẩm chất đạo đức, đòi hỏi mỗicán bộ, đảng viên phải “gian nan rèn luyện”, “kiên trì nhẫn nại” Rèn luyệnđạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sởkhoa học và mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nó không giống với “tu thândưỡng tính của phật giáo”, “Tu thân tề gia của Nho giáo” Đạo đức mới theo
Hồ Chí Minh là đạo đức giải phóng con người Môi trường rèn luyện, tudưỡng đạo đức mới là trong lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập và xâydựng đất nước Như vậy, với Hồ Chí Minh, việc giáo dục, rèn luyện mọi mặt
để có đủ đức và tài, trở thành người cán bộ vừa “hồng”, vừa “chuyên” lànhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của mỗi cán bộ, đảng viên
Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nghiên cứu và phân tích rõ thựctrạng đạo đức công vụ ở Việt Nam; nghiên cứu về vai trò của giáo dục đạođức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường và đưa ra nhữnggiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ ở Việt Nam hiện nay Nổi bật làcác nghiên cứu của các tác giả; Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim
Trang 15Thảo (2002) [10]; Đào Thị Ái Thi (2008) [26]; Lê Thị Hằng (2009) [11];Nguyễn Trọng Chuẩn (2001) [4]; Nguyễn Duy Quí (2006) [22]; NguyễnMinh Phương (2004) [21], Lê Đinh Mùi (2015) [20]
Nguyễn Minh Phương (2004) [21] trong nghiên cứu kinh nghiệm tăngcường đạo đức công vụ của một số nước trên thế giới, đã nêu vấn đề đào tạođạo đức công chức được nhiều nước hết sức coi trọng, đây là một yêu cầu bắtbuộc đối với CBCC (kể cả người lao động) ngay khi được mới tuyển dụng vàtrong suốt quá trình công tác
Nguyễn Duy Quí (2006) [22] và các cộng sự đã phác họa một cáchtrung thực và khá toàn diện đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay trên cả haiphương diện tích cực và tiêu cực với những số liệu điều tra xã hội học phongphú, thuyết phục, làm hiện rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên, côngchức, thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp và đạo đức trong gia đình
Từ đó các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội
và đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức xã hội, trong đó có cógiáo dục đạo đức công chức
Nguyễn Trọng Chuẩn (2001) [4] cho rằng sự thiếu pháp luật, pháp luậtkhông đồng bộ và những kẽ hở của pháp luật trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội, suythoái về đạo đức lối sống Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như việcgiáo dục đạo đức có phần bị coi nhẹ, thiếu định hướng rõ rệt
Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo (2002) [10] đã phântích về đạo đức trong nền công vụ ở Việt Nam và một số quốc gia trên thếgiới như: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Thái Lan
Đề cập đến thực trạng và các biện pháp, sáng kiến để nâng cao đạo đức công
vụ ở Việt Nam Các tác giả cho rằng để nâng cao đạo đức công vụ, cần cómột hệ thống giải pháp đồng bộ: giáo dục đề cao giá trị đạo đức, hoàn thiện
Trang 16cơ chế, đãi ngộ vật chất tinh thần đối với CBCC, hoàn thiện cơ chế, thể chế vềđạo đức công vụ Đặc biệt trong tài liệu này, các tác giả đã cố gắng đưa ra cácquy định về chuẩn mực đạo đức người CBCC trong nền công vụ với nămnguyên tắc cơ bản: Về phẩm chất chính trị; về năng lực quản lý; trình độ vàkhả năng chuyên môn; về hiệu quả công tác.
Lê Thị Hằng (2009)[11] trong bài viết đã luận chứng làm rõ một số yêucầu để nâng cao đạo đức công chức ở nước ta gắn với thực hiện cải cách thủtục hành chính và dân chủ hóa đời sống xã hội; xây dựng đạo đức theo tưtưởng Hồ Chí Minh; nâng cao đạo đức công chức trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa Từ đó luận giải một số biện pháp cơ bản nhằm nâng caođạo đức đội ngũ CBCC ở Việt Nam
Đào Thị Ái Thi (2008) [26] cho thấy trong thực thi công vụ ngoàinhững nguyên tắc như: Tính chính xác, minh bạch, khách quan, nghiêm túc,tính khuôn mẫu và quy phạm thì người CBCC cần tu dưỡng đạo đức cáchmạng, khiêm tốn, tích cực học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, rèn luyện
tư thế tác phong trong giao tiếp thực thi công vụ
Lê Đình Mùi (2015) [20] đã tập trung đánh giá làm rõ những ưu điểm,những hạn chế, bất cập của pháp luật nước ta về đạo đức công chức nói chung
và đạo đức công vụ nói riêng Cho thấy, những văn bản pháp luật quy địnhđạo đức công vụ của nước ta còn chưa đầy đủ, đồng bộ cả về nội dung vàhình thức, tính khả thi của các quy định pháp luật về đạo đức công vụ, côngchức còn thấp, thiếu các biện pháp chế tài cũng như các biện pháp khenthưởng tôn vinh nghề nghiệp và bảo đảm thực hiện Từ đó luận giải, đề xuấtđịnh hướng các giải pháp đồng bộ để hoàn thiện pháp luật về đạo đức công
vụ, công chức
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Cán bộ, công chức cơ quan hành chính
1.2.1.1 Khái niệm cán bộ
Khái niệm "cán bộ" được sử dụng khá lâu tại các nước xã hội chủ nghĩa
Trang 17và bao hàm một diện rất rộng các loại nhân sự thuộc khu vực nhà nước và các tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Thuật ngữ khi đó thường dùng là "cán
bộ, công nhân viên chức", bao quát tất cả những người làm công hưởng lương từnhà nước, kể từ những người đứng đầu một cơ quan tới các nhân viên phục vụnhư lái xe, bảo vệ hay lao động tạp vụ
Ở nước ta từ "cán bộ" được du nhập vào từ Trung Quốc và được dùng phổbiến trong thời kháng chiến chống Pháp Ban đầu, từ này được dùng nhiều trongquân đội để phân biệt chiến sĩ và cán bộ, chỉ những người làm nhiệm vụ chỉ huy
từ tiểu đội phó trở lên Dần dần, từ "cán bộ" được dùng để chỉ tất cả nhữngngười hoạt động kháng chiến thoát ly, để phân biệt với nhân dân
Ngày nay, khái niệm cán bộ dùng để chỉ những người được biên chếvào làm việc trong bộ máy chính quyền, đảng, đoàn thể, doanh nghiệp nhànước và sĩ quan trong lực lượng vũ trang Ngoài ra, cán bộ được coi là nhữngngười có chức vụ, vai trò nòng cốt trong một cơ quan, tổ chức, có tác độngảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và liên quan đến vị trí lãnhđạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần quyết định xu hướng phát triển của
cơ quan, tổ chức
Do những điều kiện lịch sử nhất định, suốt một thời gian dài trong đờisống chính trị - pháp lí ở Việt Nam tồn tại một tập hợp khái niệm "cán bộ, côngnhân, viên chức" không có sự phân biệt rạch ròi từng khái niệm cũng như quychế pháp lí đối với từng nhóm Pháp lệnh CBCC năm 1998 (sửa đổi, bổ sungnăm 2000, 2003) đề cập tới ba đối tượng CBCC, viên chức nhưng không thểhiện rõ ai là cán bộ, ai là công chức, ai là viên chức, mà quy định chung các đốitượng "CBCC" là công dân Việt Nam, trong biên chế Có thể nói, thuật ngữ "cánbộ" được sử dụng như là một ước lệ, chưa thể hiện tính chất hành chính, chưa rõnội hàm của khái niệm Đây cũng là một hạn chế của Pháp lệnh CBCC
Cụ thể hóa Pháp lệnh CBCC, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số
Trang 18114/2003/NĐ-CP về CBCC xã, phường, thị trấn; Nghị định số
115/2003/NĐ-CP về chế độ công chức dự bị; Nghị định 116/2003/NĐ-115/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sửdụng và quản lý CBCC trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Nghị định số 117/2003/NĐ-CP về tuyểndụng, sử dụng và quản lý CBCC trong các cơ quan nhà nước Trên cơ sởnghiên cứu quy định của pháp lệnh và các nghị định chúng ta có thể hiểu cán
bộ là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ởcấp tỉnh và cấp huyện
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, những thành tựu của sựphát triển kinh tế - xã hội chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường mởrộng giao lưu hợp tác nhiều mặt với các nước, tiếp thu có chọn lọc tinh hoavăn hóa nhân loại Đồng thời, công cuộc cải cách hành chính ngày nay đặt ranhu cầu chuyên biệt hóa trong sự điều chỉnh pháp luật ngày càng rõ nét, đòihỏi phải có sự thống nhất về nhận thức trong sự phân định các khái niệm cóliên quan Luật CBCC được Quốc hội ban hành tháng 11/2008, có hiệu lực từngày 01/01/2010 đã quy định cụ thể: “Cán bộ là công dân Việt Nam, đượcbầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [23;Điều 4]
Như vậy, đến nay khái niệm cán bộ đã được quy định rõ ràng, cụ thể, xác định rõ nội hàm, đó là những người giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị Việt Nam, từ trung ương đến cấp huyện, quận và tương đương
1.2.1.2 Khái niệm công chức
Theo Luật CBCC năm 2008 quy định rõ: “Công chức là công dân Việt
Trang 19Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập , trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[23;Điều 4]
Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chếtuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh Những người đủ các tiêuchí chung của CBCC mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vịcủa Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển),
bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức Côngchức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyềnlực công (hoặc quyền hạn hành chính nhất định) được cơ quan có thẩm quyềntrao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Việc quy định công chức trong phạm vinhư vậy xuất phát từ mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng, Nhànước và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Đây là điểm đặc thùcủa Việt Nam, rất khác so với một số nước trên thế giới nhưng lại hoàn toànphù hợp với điều kiện cụ thể và thể chế chính trị ở Việt Nam
1.2.1.3 Khái niệm cán bộ, công chức hành chính nhà nước
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn của BộNội vụ chưa có khái niệm chính thức về CBCC hành chính nhà nước mà chỉ đề
Trang 20cập chung như một thành phần chủ yếu trong khái niệm "CBCC nhà nước".
Theo quan điểm của Học viện Hành chính: "CBCC hành chính nhà nước là những người đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan của Nhà nước thực hiện quyền hành pháp của Nhà nước, bao gồm cả quyền lập quy và quyền điều hành Bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, một số cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn của
Ủy ban nhân dân các cấp".
Căn cứ các quy định của pháp luật về CBCC và các quan điểm nêu
trên, như vậy có thể cho rằng: CBCC hành chính nhà nước là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào ngạch, chức
vụ, chức danh hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong trong cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, một số cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các cấp
1.2.2 Giáo dục đạo đức công vụ
1.2.2.1 Khái niệm công vụ
Công vụ là thuật ngữ được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khácnhau Do đó, công vụ được hiểu theo các phạm vi rộng hẹp khác nhau Theocách hiểu chung nhất, công vụ là các việc công Các việc này được thực hiện
vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước Trongkhi đó, ở một phạm vi hẹp hơn, công vụ chỉ giới hạn trong các hoạt động củanhà nước Đây cũng chính là cách quan niệm về công vụ của nhiều nước trênthế giới Theo cách hiểu này, công vụ gắn liền với con người làm việc choNhà nước và những công việc của Nhà nước do những con người đó thựchiện Chính vì vậy, ở nhiều nước hai khái niệm công vụ và công chức luôngắn liền chặt chẽ với nhau Hẹp hơn nữa, một số nước coi công vụ chỉ giới
Trang 21hạn trong phạm vi hoạt động của các cơ quan hành pháp mà không tính đếncác hoạt động lập pháp và tư pháp (xét xử và công tố) trong bộ máy nhà nước.Dưới đây là một số cách hiểu về công vụ:
- Công vụ là các hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước
- Công vụ là một hệ thống bao gồm tất cả hoạt động của những ngườilao động mang tính dân sự trong các cơ quan nhà nước và được bổ nhiệm dựatrên năng lực, không phải dựa vào sự liên kết chính trị Theo cách hiểu này,công vụ không bao gồm các hoạt động mang tính quân sự
- Công vụ theo từ điển Oxford, được hiểu là toàn bộ các cơ quan củaChính phủ không kể lực lượng quân đội hoặc công vụ sử dụng để chỉ mộtnhóm người làm việc trong các cơ quan nhà nước (dân sự)
- Công vụ là hoạt động đem lại quyền lợi chung cho mọi người Điềunày cũng có thể thấy: công vụ (thuật ngữ) càng gần với khái niệm dịch vụcông, khu vực công, hành chính công
- Công vụ là một loại lao động (hoạt động) đặc biệt thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước, thi hành luật pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực công(công sản, ngân sách) nhằm đáp ứng mục tiêu của Nhà nước (chính trị) đã đề
ra trong giai đoạn phát triển Tuy nhiên, công vụ thường hiểu theo nghĩa củacác hoạt động cụ thể hơn là cơ cấu
- Công vụ gắn liền trực tiếp với con người là công chức Công vụ baogồm toàn bộ những người được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ bổ nhiệmvào một công việc thường xuyên trong một công sở hay một thực thể công, vàđược xếp vào một trong những ngạch của nền hành chính
Trong một số tài liệu, thuật ngữ công vụ được hiểu theo một số cách sau:
- Công vụ là hoạt động của Nhà nước nhằm thực hiện ý chí của nhân dân
- Công vụ là quy chế, nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nướcnhằm thực hiện các chức năng quản lý xã hội theo mục tiêu đã vạch ra
- Công vụ là hoạt động thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của
Trang 22do chính những con người của Nhà nước thực hiện"
Cách hiểu thuật ngữ công vụ như trên đúng với nghĩa rộng của từ công
vụ Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của quốc gia và tình hình
cụ thể, cách hiểu trên có thể khác nhau về quy mô, nội dung và nhóm côngviệc Một số lĩnh vực sau thường không được xem xét là công vụ:
- Hoạt động của lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ đất nước chốngxâm lược;
- Hoạt động của các cơ quan lập pháp Đó là những đại biểu dân cửhoạt động theo nhiệm kỳ
- Hoạt động của những đối tác tham gia cùng với Nhà nước Đó là sựliên kết giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; với khuvực tư nhân
Trong một số trường hợp cụ thể, các hoạt động đều do Nhà nước thựchiện, nhưng tham gia của nhiều lực lượng khác (Ví dụ, trong phòng chốngthiên tai) cũng có thể coi đó là hoạt động mang tính công vụ
Công vụ cũng có thể hiểu theo một cách khác Đó là nhiệm vụ của khuvực công; là nhiệm vụ và là trách nhiệm của Nhà nước Trước đây rất nhiềunhiệm vụ, trách nhiệm công do Nhà nước đảm nhận, thực hiện việc cung cấpcác loại dịch vụ công Trong xu hướng chung, các loại nhiệm vụ, trách nhiệmcủa Nhà nước đang dần chuyển một phần sang cho các khu vực khác Do đó,công vụ được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là chỉ những công việc công do Nhànước phải đảm nhận thực hiện hoặc có trách nhiệm thực hiện (cung cấp tàichính, chính sách, ) Còn những công việc trước đây do Nhà nước làm nay
Trang 23chuyển cho các khu vực khác, thì không thuộc phạm trù công vụ.
Chế độ công vụ, công chức là chế độ chính trị - pháp lý chịu sự chiphối nhiều bởi yếu tố chính trị, vượt khỏi quan niệm khoa học thông thường
Do vậy, ở các quốc gia khác nhau, khỏi niệm về công vụ được tiếp cận theocận theo nhiều cách khác nhau Như vậy, thuật ngữ công vụ cũng chỉ có tínhtương đối, không mang tính tuyệt đối
Với nhiều nước, khi nói đến công vụ là nói đến hoạt động phục vụ nhànước, công vụ chỉ thuộc nhà nước, còn hoạt động của các tổ chức chính trịhay chính trị - xã hội là việc riêng của các tổ chức đó, không nằm trong phạmtrù công vụ Ở nước ta, hoạt động do các CBCC, viên chức trong bộ máy củaNhà nước, trong tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiều tổchức xã hội khác thực hiện thực chất đều là hoạt động phục vụ lợi ích công.Điều này bắt nguồn từ bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân và mụctiêu chung của hệ thống chính trị Hoạt động đó mang tính chuyên nghiệp,thường xuyên và được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước, hay một phần từngân sách nhà nước Vì vậy, có thể nói rằng đây là hoạt động "công vụ" vớinghĩa đầy đủ nhất của từ “công vụ” theo cách hiểu ở Việt Nam và theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam
Với cách quan niệm hiện nay ở Việt Nam cần phải phân biệt “công vụ”nói chung và “công vụ nhà nước” nói riêng Khái niệm "công vụ" rộng hơnkhái niệm "công vụ nhà nước" Trong pháp luật hiện hành nước ta không cóđịnh nghĩa chính thức và thống nhất về "công vụ"
Tuy nhiên, trong một số văn bản pháp luật về công vụ, công chức, kháiniệm công vụ thường được hiểu theo nghĩa “công vụ nhà nước”
Mặc dù về nhận thức có nhiều những quan niệm khác nhau về công vụ,nhưng nhìn một cách tổng thể có thể hiểu, mọi hoạt động của CBCC đều làhoạt động công vụ Theo chúng tôi đây là nghĩa đầy đủ nhất của từ “công vụ”,
Trang 24với nghĩa "công vụ" là phục vụ nhà nước - phục vụ nhân dân
Tóm lại, công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ CBCC nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước [18;Tr.99] 1.2.2.2 Khái niệm đạo đức công vụ:
Đạo đức công vụ thực chất là những chuẩn mực đạo đức của CBCCtrong thực thi công vụ, khi thực thi công vụ, CBCC phải tuyệt đối chấp hành.Nếu quan niệm công vụ là một nghề, thì đạo đức công vụ chính là một dạngđạo đức nghề nghiệp [19;Tr.157]
Đạo đức công vụ của người CBCC gắn liền với đạo đức xã hội, nhữngchuẩn mực được xã hội coi là giá trị, nhưng đồng thời đạo đức công vụ là đạođức nghề nghiệp đặc biệt – thực thi công vụ của CBCC, do đó đạo đức công
vụ gắn chặt với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm những điều CBCC khôngđược làm, cách ứng xử của CBCC khi thi hành công vụ do pháp luật quyđịnh Vì vậy, đồng thời với những cố gắng để biến những quy định pháp luậtđối với CBCC thành những chuẩn mực đạo đức công vụ, nêu cao tính tự giác,trách nhiệm phục vụ nhân dân của CBCC, cần thể chế hoá những chuẩn mực,nguyên tắc đạo đức thành những quy phạm pháp luật
Đạo đức công vụ của CBCC ở nước ta được xây dựng trên nền tảngtriết lý Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ,CBCC là công bộc của dân; giá trị cao nhất của đạo đức công vụ là phục vụnhân dân, vì lợi ích nhân dân Do vậy, phát huy đạo đức công vụ chính là đềcao trách nhiệm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của người CBCC; từ đócũng cố lòng tin của người dân vào nền công vụ
1.2.2.3 Khái niệm giáo dục đạo đức công vụ:
Nếu hiểu, giáo dục là “Tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
Trang 25thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lựcnhư yêu cầu đề ra” [7;Tr.627] thì GDĐĐ công vụ là một bộ phận của quátrình giáo dục chung đó GDĐĐ công vụ là hoạt động tác động vào nhận thứccủa CBCC nhằm làm cho CBCC hiểu về mối quan hệ của mình với nhànước và xã hội, đặc biệt là nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệmkhi thực thi công vụ Để thực hiện tốt GDĐĐ công vụ, các chuẩn mực đạođức phải hướng con người đến những giá trị đích thực của cuộc sống, nghĩa
là nó phải gắn với thực tiễn sinh động, đồng thời xã hội phải tạo nên môitrường và phương thức GDĐĐ công vụ phù hợp với nghề nghiệp, lứa tuổi đểmỗi người tự rèn luyện mình trong thực tiễn Kết quả của GDĐĐ công vụphải đánh giá bằng hoạt động tự giác thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm củaCBCC Như vậy, GDĐĐ công vụ là nhiệm vụ của nhà trường, của Đảng,Nhà nước và của toàn xã hội
GDĐĐ công vụ phải bằng nhiều hình thức khác nhau (ở trong nhàtrường, ở tập thể đơn vị công tác, ở trải nghiệm thực tiễn công vụ); phải tácđộng đến đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội của mỗi công chức
Đạo đức trong nền công vụ là sự đòi hỏi của xã hội, của đất nước đốivới đội ngũ CBCC, là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũCBCC Những việc tu dưỡng, rèn luyện không chỉ dừng lại ở những kinhnghiệm thực tế, những quy định của pháp luật… mà để việc tu dưỡng, rènluyện đạo đức một cách hệ thống, khoa học đòi hỏi phải được trang bị mộtcách có hệ thống những kiến thức khoa học về đạo đức nói chung và đạo đứccông vụ, công chức nói riêng
Từ những quan điểm trên chúng tôi cho rằng: Giáo dục đạo đức công
vụ là toàn bộ những hoạt động tác động một cách có hệ thống đến cá nhân CBCC, nhằm làm cho đối tượng đó hình thành và phát huy những phẩm chất, năng lực nhận thức của cá nhân; tự giác thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách
Trang 26nhiệm của người CBCC.
1.3 Cơ sở pháp lý về đạo đức công vụ, giáo dục đạo đức công vụ
Các hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đạo đức công vụ hiện nay
ở Việt Nam cụ thể như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định: “Về đội ngũCBCC hành chính: Xây dựng và ban hành văn bản pháp quy về chế độ công
vụ và công chức Định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỷluật công chức hành chính Quy định các chế độ đào tạo, tuyển dụng, sử dụngcông chức Xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước vừa có trình độ chuyên môn
và kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần tráchnhiệm, tận tụy, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Xâydựng đội ngũ CBCC trong sạch, có năng lực Hoàn thiện chế độ công vụ, quychế cán bộ, công chức Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán
bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹnăng quản lý hành chính nhà nước Sắp xếp lại đội ngũ CBCC theo đúng chứcdanh, tiêu chuẩn Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức,kịp thời thay thế những CBCC yếu kém và thoái hóa”
Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá Xtại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta xác định phải xây dựng độingũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tìnhhình mới: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức;phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán
bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạtđộng công vụ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnhchính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lýnhà nước Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức
Trang 27hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoànthành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân“.
Nâng cao đạo đức công chức không chỉ là công tác tuyên truyền, giáodục đạo đức đối với công chức mà cần kết hợp với việc phát huy vai trò điềuchỉnh của pháp luật về đạo đức công vụ Pháp luật về đạo đức công vụ phảiđược coi là một trong những bảo đảm pháp luật để nâng cao đạo đức công vụtrong điều kiện đổi mới đất nước ta hiện nay
Thể chế hóa những chủ trương trên của Đảng, những năm qua nhà nướcViệt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đếnĐĐCC, trong đó Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) là cơ sởpháp lý quan trọng nhất cho việc ban hành các VBQPPL về ĐĐCC Bên cạnhHiến pháp, đáng chú ý có Luật CBCC năm 2008, Luật Phòng, chống thamnhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), Luật Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí năm 2005 Các VBQPPL dưới luật như: Quyết định số129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quychế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số03/2007/QĐ-BNV ngày 26/20/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắcứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyềnđịa phương; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quyđịnh về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đốivới công chức; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 105/2007 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lạiquà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và củacán bộ, công chức, viên chức…và một số văn bản pháp luật khác quy địnhquy tắc ứng xử của công chức trong thực thi công vụ Các văn bản quy phạmpháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ cho việc điều chỉnh hành
vi ứng xử của công chức trong thực thi công vụ và là cơ sở cho việc đánh giá
Trang 28công chức, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng đội ngũ CBCC trong điềukiện đổi mới ở nước ta hiện nay.
Nghiên cứu những văn bản pháp luật liên quan đến ĐĐCC hiện hànhcho thấy nội dung các quy định của pháp luật tập trung điều chỉnh những vấn
đề sau:
Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, trên cơ sở quy định của Hiến
pháp về ĐĐCC đưa ra định nghĩa về “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức” ở cấp độ luật
Luật Phòng, chống tham nhũng được ban hành không chỉ quy định vềhành vi tham nhũng, các biện pháp phòng, chống tham nhũng mà còn cónhiều quy định chứa đựng nội dung đạo đức công vụ Vì không chỉ Việt Nam
mà nhiều nước trên thế giới đều coi hành vi tham nhũng của CBCC là hành vi
vi phạm nghiêm trọng đạo đức công vụ Các nỗ lực phòng ngừa, chống và đẩylùi tham nhũng cũng chính là các nỗ lực đề cao chuẩn mực đạo đức củaCBCC trong hoạt động công vụ nhằm xây dựng đội ngũ CBCC có năng lực
và phẩm chất phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân Điều 36 Luật Phòng,
chống tham nhũng quy định: “Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan
hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán
bộ, công chức, viên chức” Điều 42 quy định: “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề”.
Luật CBCC năm 2008 được coi là nền tảng pháp lý trong lĩnh vực này
đã xác định một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của công chức làphải có phẩm chất đạo đức Với yêu cầu xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng
Trang 29yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước Trên cơ sở kế thừa các quy định củapháp luật về ĐĐCC các giai đoạn trước, Điều 8 Luật CBCC năm 2008 tiếptục cụ thể hóa thành các quy định về nghĩa vụ đối với công chức và nhữngyêu cầu đối với công chức trong thực thi công vụ Các chuẩn mực đạo đứcdưới dạng nghĩa vụ tiếp tục được khẳng định:
“1 Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2 Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3 Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4 Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [23].
Điểm mới của Luật CBCC năm 2008 là lần đầu tiên đã giành hai mụctrong Chương I quy định về ĐĐCC, trong đó quy định mang tính nguyên tắc
về ĐĐCC: “CBCC phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong
hoạt động công vụ” (Điều 15).
Từ quy định mang tính nguyên tắc trên, các quy định về ĐĐCC xác địnhcác chuẩn mực mang tính nghĩa vụ phải thực hiện đối với công chức trong mốiquan hệ ở công sở, mối quan hệ với nhân dân trong thực thi công vụ:
“1 Trong giao tiếp công sở, CBCC phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2 CBCC phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
3 Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp” (Điều 16).
“1 CBCC phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
Trang 302 CBCC không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ” (Điều 17).
Điều 18 Luật CBCC năm 2008 quy định những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ như sau:
“1 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2 Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3 Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4 Phân biệt, đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức” [23].
Những quy định về ĐĐCC trong Luật Phòng, chống tham nhũng chothấy thái độ của nhà nước, của nhân dân đối với việc đấu tranh phòng, chốngtham nhũng là những vi phạm của những người trong bộ máy công quyền, lợidụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ để tư lợi Hành vi thamnhũng được coi là hành vi vi phạm ĐĐCC một cách nghiêm trọng nhất và vẫn
có những biện pháp xử lý tương xứng nhằm nâng cao ĐĐCC trong thi hànhcông vụ Một trong những giải pháp trong đấu tranh phòng, chống thamnhũng được đưa ra là đề cao liêm chính trong thực thi công vụ của công chức
và xử lý nghiêm minh những vi phạm đạo đức trong thực thi công vụ
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ quy định các biệnpháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các biện pháp xử lý đối với những
vi phạm, mà còn quy định về yêu cầu đạo đức đối với công chức trong việc sửdụng, quản lý tài sản công Ý thức bảo vệ của công, sử dụng có hiệu quả tàisản và thực hiện nghiêm chỉnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là mộttrong những tiêu chuẩn ĐĐCC được Luật quy định
Bên cạnh những văn bản dưới luật quy định về ĐĐCC, các văn bản quy
Trang 31phạm dưới luật tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, luật vềĐĐCC, trong đó đáng chú ý là các quy định của Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg và các quy định trong Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg và các quy địnhtrong Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV Các VBQPPL này đều quy định vềĐĐCC, điều chỉnh hành vi ứng xử của công chức.
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg quy định: Trong giao tiếp và ứng xử,cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng Ngôn ngữgiao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt Đặcbiệt trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, CBCC phải nhã nhặn, lắng nghe
ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, không được có thái độ hách dịch,nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ
Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV xác định rõ tại Điều 3 về mục đíchquy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộmáy chính quyền địa phương nhằm:
“1 Quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
2 Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức”.
Ngoài ra, cũng có nhiều VBQPPL dưới luật khác cũng gián tiếp điềuchỉnh ĐĐCC thông qua việc quy định tiêu chuẩn để đánh giá công chức nhưNghị định số 24/2010/NĐ-CP tiếp tục kế thừa những quy định về tiêu chuẩnđạo đức trong tuyển dụng, sử dụng và đặc biệt là đánh giá công chức
Các quy định pháp luật về đạo đức công vụ nhằm xây dựng một nền
Trang 32công vụ phục vụ nhân dân, góp phần vào việc xây dựng văn hóa công vụ, quytắc ứng xử của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ Các quy định nàytạo cơ sở pháp lý để xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức có đủphẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệpđổi mới; phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức và thể hiệnđược chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta tronggiai đoạn mới
Như vậy, có thể thấy pháp luật về đạo đức công chức là công cụ hữuhiệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước,góp phần vào thực hiện quá trình đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dântheo nguyên tắc cán bộ, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép
Do vậy, cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục các quy định của phápluật Việt Nam hiện nay liên quan đến đạo đức công vụ, để mỗi CBCC đượcbiết và nghiêm chỉnh chấp hành
1.4 Cơ sở về đạo đức công vụ và giáo dục đạo đức công
vụ cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính
1.4.1 Cơ sở về đạo đức công vụ
1.4.1.1 Những yếu tố cơ bản để cấu thành đạo đức công vụ
Đạo đức người công chức nói chung và đạo đức công chức khi thực thi công vụ (đạo đức công vụ) có thể có nhiều yếu tố khác nhau cấu thành, với nhiều cấp độ, mức độ khác nhau:
Đạo đức công vụ trước hết được hình thành từ đạo đức cá nhân của người CBCC: Công việc của nhà nước do công chức thực hiện, do đó, muốn
xem xét khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của công việc này, đòi hỏi phải
xem xét từ khía cạnh đạo đức cá nhân công chức [19;Tr.162].
Trang 33trong lòng họ tất cả các yếu tố của một con người - cá nhân Từ giác độ đạođức cá nhân, CBCC cũng như mọi công dân Từ giác độ là CBCC - người đạidiện cho nhà nước, thì bản thân họ lại có những đòi hỏi khác từ phía xã hội dưluận và nghề nghiệp.
Trước hết, CBCC xét theo nghĩa chung nhất là người tạo ra và thực thi
pháp luật Vô hình chung họ là người am hiểu nhất những giá trị cốt lõi củapháp luật Nếu họ vi phạm chuẩn mực đạo đức trong hoạt động công vụ, thựcthi pháp luật thì tác động rất lớn đến xã hội
Hai là, CBCC cũng là người triển khai tổ chức thực hiện, đưa những
giá trị cốt lõi của pháp luật vào đời sống (với nghĩa họ là người triển khai tổchức thực hiện pháp luật) Sự tuân thủ pháp luật cũng chính là tấm gương chongười khác tuân theo
Ba là, CBCC là công dân và do đó cũng phải tuân thủ các quy định
chung của pháp luật dù bất cứ vị trí nào Song, đây là một trong những tháchthức về khía cạnh đạo đức cá nhân CBCC trong hoạt động công vụ nếu họkhông khách quan, liêm chính
- Đạo đức công vụ được hình thành từ đạo đức xã hội của CBCC:
Đạo đức xã hội như trên đã nêu là chuẩn mực, những giá trị của cácgiai đoạn phát triển nhất định của xã hội Đạo đức xã hội và các cam kết thựchiện những giá trị chuẩn mực của đạo đức xã hội tạo ra tiền đề cho xã hộiphát triển Về phương diện này, CBCC phải là người tích cực nêu cao và thựchành những giá trị chuẩn mực đạo đức phù hợp với lẽ phải thông thường của
xã hội, chống lại cái ác, bất thiện
Đạo đức xã hội của CBCC thể hiện tính dân chủ của công vụ mà CBCCthực thi thi công vụ phục vụ nhân dân Sự không thiên vị, vô tư và trong sáng
có thể làm cho người dân cảm nhận được sự tin tưởng hơn ở nhà nước, màCBCC là người đại diện; trong khi đó nếu có sự thiên vị vì nhiều lý do khác
Trang 34nhau có thể làm cho tính chất công vụ sẽ thay đổi, làm giảm niềm tin củangười dân đối với nhà nước
Như vậy, về nguyên tắc nghề nghiệp, CBCC không chỉ thể hiện tínhđạo đức của mình thông qua các giá trị đạo đức nghề nghiệp nói chung, màcòn phải tuân theo những giá trị đạo đức nghề nghiệp đặc thù trong hoạt độngcông vụ
Vậy nên, trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, nhiều ngườicùng làm việc, nhưng nắm giữ các vị trí khác nhau Do đó cần có những quyđịnh mang tính đạo đức cho từng nhóm CBCC Đối với nhóm CBCC nắm giữcác vị trí quản lý cần có những quy định cụ thể về hành vi đạo đức riêng Đốivới những người làm việc cho nhà nước được xếp vào ngạch, bậc, mang tínhthường xuyên cần có quy định hành vi đạo đức cho chính họ Đối với hệthống người làm việc cho cơ quan hành chính, nhưng thuộc hệ thống bầu cử,cần có quy định riêng Hay nói khác đi, những nhóm đó “tính nghề nghiệp rấtkhác nhau” và do đó phải có “chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” khác nhau
- Đạo đức công vụ là sự tổng hòa của hai nhóm đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân người CBCC trong hoạt động công vụ
CBCC thực thi công vụ của nhà nước giao cho, đòi hỏi phải có cả đạođức cá nhân, xã hội theo hướng tích cực, được xã hội chấp nhận Mặt khác, họphải có đạo đức nghề nghiệp theo từng loại nghề cụ thể Tuy nhiên, do vị tríđặc biệt của CBCC, hoạt động của họ bị ràng buộc không chỉ những quy địnhtrên, mà còn chịu ràng buộc của pháp luật quy định đối với chính họ và côngviệc mà họ đảm nhận
Đạo đức thực thi công việc của CBCC phải tự trong lòng mỗi mộtCBCC phải nhận thức đúng ba yếu tố: Đạo đức cá nhân, xã hội; đạo đức nghềnghiệp; những quy định pháp luật riêng cho hoạt động công vụ
Vậy, muốn có đạo đức công vụ, công chức thực thi công vụ phải có đạo
Trang 35đức xã hội mang tính tự giác cao Nếu chỉ có pháp luật, khó có thể hình thànhđạo đức công vụ một cách tự giác
- Đạo đức công vụ gắn liền với việc tránh xung đột về lợi ích khi của CBCC thực thi công vụ
Bất cứ một nền công vụ nào luôn tồn tại những mâu thuẫn về lợi ích.Tuy nhiên, xác định loại mâu thuẫn này rất cần thiết nhằm giải quyết hàihòa lợi ích của các bên có liên quan, trước hết và chủ yếu ở chính bản thâncông chức
Xét một cách khách quan, mâu thuẫn lợi ích cá nhân của CBCC sẽ ảnhhưởng rất lớn đến hành vi có hay không có đạo đức của CBCC Chính vì vậy,trong quá trình thực thi công vụ, không thể không xem xét khía cạnh lợi ích
cá nhân của CBCC Chính những điều đó nó liên quan chặt chẽ tới sự liêmchính của CBCC trong hoạt động công vụ, nó cho nhân dân câu trả lời CBCCtrong hoạt động công vụ có hay không có đạo đức công vụ
1.4.1.2 Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ
Quá trình hình thành đạo đức công vụ của CBCC có thể chia thành
ba giai đoạn Tuy nhiên, phân chia chi tiết các giai đoạn này chỉ mang tính tương đối:
- Giai đoạn tự phát, tiền công vụ:
Quá trình hình thành đạo đức công vụ cũng giống như quá trình hìnhthành đạo đức nói chung Đó là một quá trình từ nhận thức, ý thức đến tư duyhành động và cuối cùng được chuẩn hóa thành quy tắc, quy chế và pháp luậtcủa nhà nước
Những giá trị của công vụ không chỉ được xem xét từ trong các tổ chứcnhà nước mà vai trò của nhân dân ngày càng gia tăng đòi hỏi phải thiết lập vàvươn đến những giá trị mới: Nhà nước càng ngày càng dân chủ trong tất cảphương diện; vai trò của nhân dân ngày càng trở nên yếu tố quan trọng để
Trang 36giám sát các hành vi ứng xử của CBCC vươn đến giá trị cốt lõi mà công dânmong muốn.
- Giai đoạn pháp luật hóa, bắt buộc tuân thủ:
Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, thuật ngữ cán bộ, công chức đãđược quy định để chỉ những nhóm người cụ thể, nhưng cũng thay đổi theo sựvận động, cải cách hoạt động quản lý nhà nước Do đó, khi nói về đạo đứccông vụ có thể đề cập đến những khía cạnh đạo đức của CBCC khi thực thicông việc của họ (nhiệm vụ); nhưng cũng có thể vận dụng đạo đức thực thicông vụ cho tất cả nhóm người làm việc cho nhà nước
Xu hướng chung của các nước trên thế giới là pháp luật hóa nhữnggiá trị cốt lõi của công vụ (pháp luật về công vụ) và pháp luật hóa nhữngquy tắc, chuẩn mực giá trị đạo đức và hành vi ứng xử của công chức tronghoạt động công vụ Từ các nước phát triển đến các nước đang và chậm pháttriển đã dần dần từng bước đưa ra những giá trị chuẩn mực cho thực thicông vụ của công chức Đây cũng là sự khác biệt giữa đạo đức nói chung
và đạo đức mang tính chuẩn mực pháp lý đối với những người thực thicông việc của nhà nước nói riêng
- Giai đoạn tự giác:
Quá trình hình thành đạo đức công vụ là một quá trình phát triển nhậnthức từ tự phát đến thể chế hóa thành pháp luật của nhà nước và cuối cùngphải nâng lên thành chuẩn mực đạo đức mang tính tự giác thực hiện tronghoạt động công vụ của CBCC Ba giai đoạn phát triển của hình thành đạo đứccông vụ có ý nghĩa và vai trò khác nhau, nhưng đều hướng đến đích cuối cùng
là tự giác trong hoạt động công vụ của CBCC Nhiều trường hợp khó, thậmchí không thể kiểm soát được hoạt động của CBCC bằng pháp luật, vì tính đadạng, đa diện của hoạt động công vụ Nên khi ấy, lương tâm nghề nghiệp, đạo
Trang 37đức công vụ điều chỉnh từ bên trong, thúc đẩy CBCC thực thi công vụ mộtcách có đạo đức trong việc phục vụ nhân dân [19;Tr.159].
1.4.1.3 Các yếu tố liên quan đến đạo đức công vụ
Khi xem xét đạo đức công vụ tức đạo đức của CBCC khi thực thi côngviệc của nhà nước, phải dựa trên hai yếu tố cơ bản:
- Công việc nhà nước: Mọi công việc Nhà nước đều hướng đến giá trị
cốt lõi của nhà nước Công việc do CBCC đảm nhận mang ý nghĩa xã hội rấtcao - do nhân dân uỷ thác và trao quyền, do đó nó có bổn phận phục vụ nhândân, vì nhân dân
- Con người: Hướng đến những giá trị cốt lõi của nền công vụ, con
người thực thi công việc nhà nước – cán bộ, công chức, người nhân danh nhànước phải là “người có đạo đức trong hoạt động công vụ” Tuy nhiên, đạo đứccon người trong trường hợp là CBCC lại là sự tổng hòa, đan xen của nhiềuloại đạo đức: Cá nhân; xã hội, nghề nghiệp
Đạo đức công chức nói chung và đạo đức CBCC khi thực thi công vụ
có thể biểu hiện bằng nhiều nhóm khác nhau Có thể chia ra nhiều cấp độ vàmỗi cấp độ thể hiện một cách mà công chức thể hiện đạo đức của chính mình[19;Tr.162]
1.4.2 Giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ, công
chức cơ quan hành chính
1.4.2.1 Nội dung giáo dục đạo đức công vụ
Những chuẩn mực đạo đức công vụ mà CBCC lĩnh hội được nói lêntrình độ trưởng thành và nhân cách của mỗi cá nhân trong đời sống thực tiễn,
đó là kết quả tổng hợp của việc vận dụng những nội dung của quá trìnhGDĐĐ công vụ ở trong các cơ sở giáo dục và thực tế công tác
Nội dung GDĐĐ công vụ cho CBCC bao gồm các phẩm chất đạo đứcđược thể hiện dưới dạng các biểu hiện về hành vi đạo đức, các thói quen ứng
xử trong các quan hệ đạo đức Những yếu tố của tri thức, tình cảm và thói
Trang 38quen đạo đức đó được chứa đựng trong nội dung giáo dục, trong yêu cầu vềđộng cơ và thái độ của CBCC tham gia các loại hình hoạt động trong cơ quan,cũng như trong các cơ sở giáo dục, trong giao lưu ngoài xã hội Cụ thể:
- Giáo dục ý thức chính trị: Là sự trung thành với Đảng, với nhân dân;
kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch;
là thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ trong cuộc sống, học tập và khi thi hànhcông vụ tại địa phương
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm: CBCC Nhà nước pháp quyền XHCN,
họ gánh vác trách nhiệm trước dân, thực thi quyền lực nhà nước theo sự ủyquyền của nhân dân Giáo dục tinh thần trách nhiệm phải làm cho CBCC ýthức được mình là công bộc, là đầy tớ của nhân dân như Hồ Chí Minh thườngnói, chứ không phải là các quan phụ mẫu, ăn trên ngồi trốc, hách dịch, nạt nộgây phiền nhiễu cho dân
- Giáo dục ý thức pháp luật: Là ở việc người thi hành công vụ cần tuân
thủ và thức hiện đúng pháp luật, là tấm gương thuyết phục quần chúng
“CBCC phải nêu gương đạo đức Nhà nước quản lý xã hội không chỉ bằng uyquyền pháp luật, làm cho dân sợ, mà bằng tấm gương đạo đức, làm cho dânphục, dân tin mà nghe theo, làm theo” [21;Tr.189]
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp và văn hóa công vụ: Phát huy những đức
tính, phẩm chất tốt đẹp mà người CBCC đó có được Những đức tính làm nổi
rõ nhất văn hóa đạo đức là tính trung thực, tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinhthần nhân đạo Giáo dục kỹ năng giao tiếp và văn hóa công vụ theo quy định:
“Trong giao tiếp ở công sở, CBCC phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồngnghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc CBCC phảilắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét,đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ Khi thi hành công vụ, CBCCphải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín,
Trang 39danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp” [1;Điều 16].
- Giáo dục ý thức cá nhân về đạo đức công vụ: Thể hiện ở việc nhận
thức và thực hiện các quy tắc, chuẩn mực của CBCC trong quan hệ xã hội; ýthức về quyền lợi và trách nhiệm của CBCC trong thi hành công vụ; ý thức vềnhững điều CBCC được làm, phải làm và không được làm; ý thức về học tập
và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Bồi dưỡng tình cảm đạo đức công vụ: Hình thành và phát triển những
tình cảm đạo đức trong sáng; xây dựng niềm tin đạo đức dựa trên cơ sở kết hợphài hoà giữa nhận thức và tình cảm đạo đức đã đạt được Từ đó hình thành nhucầu, động cơ, tình cảm phù hợp với đòi hỏi của công việc, của xã hội
- Giáo dục hành vi đạo đức: Trang bị cho CBCC những nhu cầu nhận
thức về văn hoá công vụ và đạo đức công vụ, đồng thời tổ chức cho CBCClặp đi lặp lại nhiều lần những hành vi đạo đức công vụ trong học tập, tronglao động nhằm tạo được những thói quen đạo đức công vụ đúng đắn, để họ cócác hành vi phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của người CBCC
1.4.2.2 Các hình thức giáo dục đạo đức công vụ đối với cán bộ công chức các
cơ quan hành chính hiện nay
Các hình thức GDĐĐ công vụ cho CBCC phải dựa trên quá trình giáodục tổng thể, vận dụng vào điều kiện đặc thù về đặc điểm của người học vànhững điều kiện thực tế tại mỗi cơ quan, mỗi địa phương GDĐĐ công vụđược tiến hành với những con đường và phương thức cơ bản sau đây:
- Giáo dục thông qua hoạt động dạy học: Dạy học là con đường giáo
dục tích cực, chủ động, ngắn nhất và có hiệu quả nhất giúp cho người họcchiếm lĩnh được nội dung học vấn, tự tu dưỡng, tự rèn luyện để hoàn thiệnnhân cách theo những yêu cầu và chuẩn mực do xã hội quy định Hoạt độngdạy học chỉ có thể đạt chất lượng và hiệu quả GDĐĐ công vụ khi người họchọc tập tích cực trong môi trường kiến thức thích hợp, với những phươngpháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học không ngừng cải tiến, đổi
Trang 40mới Trong đó, vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên có ý nghĩa và tầmquan trọng đặc biệt đối với hoạt động tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện GDĐĐcông vụ của CBCC.
- Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng cho CBCC: Nhân cách chỉ hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao
lưu, việc tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng là con đườngthuận lợi nhất để GDĐĐ công vụ cho CBCC như: Các buổi sinh hoạt chuyên
đề, các buổi hội thảo về đạo đức công vụ … Thông qua các hoạt động nóitrên, giáo dục cho CBCC được tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết, vai trò, ýthức trách nhiệm trong công việc, trong cuộc sống của CBCC Qua các hoạtđộng này, góp phần uốn nắn những lệch lạc kể cả trong tư tưởng và hànhđộng của các CBCC, giúp cho CBCC nhận thức sâu sắc hơn những chuẩnmực về đạo đức công vụ
- Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể: Các tập thể cơ quan, đơn vị
hành chính là môi trường quan trọng để người CBCC rèn luyện đạo đức củamình Trong quá trình thực hiện hoạt động, người CBCC chịu sự kiểm tra,giám sát của tập thể; tập thể đưa ra nhận xét, thừa nhận hay không thừa nhận
Tự phê bình và phê bình trong tập thể có hiệu quả sẽ giúp người CBCC pháttriển nhân cách, đạo đức Như vậy, tập thể vừa là môi trường, vừa là phươngtiện để giáo dục CBCC Vì thế, các cơ quan nơi CBCC làm việc cần tổ chứccác hình thức sinh hoạt tập thể, với tư cách như là một con đường GDĐĐcông vụ đối với CBCC
- Giáo dục qua trải nghiệm thực tiễn công tác tại cơ sở: Thông qua
công tác tại cơ sở sẽ giúp CBCC có cái nhìn cụ thể, chính xác và hiểu biết đầy
đủ hơn về hoạt động của chính quyền, địa phương cơ sở, cũng như vận dụngnhững kiến thức, kỹ năng đã học được để giải quyết có hiệu quả các tìnhhuống công vụ cụ thể phát sinh tại địa phương, cơ sở; đồng thời giải quyết hài