1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN Ở PHƯỜNG QUYẾT THẮNG – THÀNH PHỐ SƠN LA – TỈNH SƠN LA

116 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 820 KB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức phòng chống ma túy trong Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La...53 Yếu tố thuộc về chủ thể giáo dụ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi,không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có Số liệu và kết quảnghiên cứu trong luận văn này là trung thực Tôi cũng xin cam đoan rằng cáckết quả trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõtrong tài liệu tham khảo

Học viên

Đinh Thị Hoài

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả tình cảm và lòng chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Thị Thanh Bình – Cô đã hết lòng chỉ bảo, định

hướng, giúp đỡ và động viên tác giả trong quá trình thực hiện luận văn Cô đãtruyền cho tôi nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục và cũng giúp tôirèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ban chủ nhiệm khoa, cácthầy cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đãquan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫngiúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn UBND Phường Quyết Thắng, thành phốSơn La, tỉnh Sơn La cùng Đảng ủy; Đoàn thanh niên, các tổ chức Hội; cùngĐVTN đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu cũngnhư đã hợp tác, chia sẻ và cung cấp số liệu để tác giả hoàn thành luận văn

Mặc dù đã hết sức cố gắng để thực hiện tốt đề tài, song khó tránh khỏinhững thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ýkiến của Quý Thầy giáo, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người cùngquan tâm tới những vấn đề được trình bày trong luận văn

Tác giả

Đinh Thị Hoài

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn khách thể nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 6

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 8

1.2.1 Khái niệm giáo dục 8

1.2.2 Khái niệm ý thức 9

1.2.3 Khái niệm nhận thức 10

1.2.4 Khái niệm thái độ 10

1.2.5 Khái niệm hành vi 11

1.2.6 Khái niệm ma túy 12

1.2.7 Khái niệm giáo dục ý thức phòng chống ma túy 13

1.3 Lý luận về ma túy 13

1.3.1 Các loại ma túy phổ biến 13

1.3.2 Các dấu hiệu và đặc trưng của người nghiện ma túy 15

1.3.3 Những tác hại của ma túy 16

Trang 4

1.4 Giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên .18

1.4.1 Mục đích giáo dục phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên 18

1.4.2 Nội dung giáo dục ý thức phòng chống ma túy đối với Đoàn viên thanh niên 19

1.4.3 Các hình thức giáo dục PCMT cho ĐVTN 22

1.4.4 Các phương tiện giáo dục ý thức PCMT cho ĐVTN 23

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên 24

1.5.1 Yếu tố chủ quan: 24

1.5.2 Yếu tố khách quan 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN Ở PHƯỜNG QUYẾT THẮNG – THÀNH PHỐ SƠN LA – TỈNH SƠN LA 32

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 32

2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 32

2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu 33

2.2 Tổ chức nghiên cứu 34

2.2.1 Mục đích nghiên cứu 34

2.2.2 Nội dung nghiên cứu 35

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu: 35

2.3 Thực trạng tệ nạn ma túy trong ĐVTN ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La 35

2.3.1 Thực trạng ĐVTN nghiện ma túy ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La trong 5 năm trở lại đây 35

2.3.2 Nhận thức, thái độ, hành vi của Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La về tện nạn ma túy 36

Trang 5

2.3.3 Nguyên nhân khiến ĐVTN nghiện ma túy ở phường Quyết Thắng

- thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La 40

2.4 Thực trạng giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho ĐVTN ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La 43

2.4.1 Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức phòng chống ma túy của ĐVTN ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La 43

2.4.2 Nội dung giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La 45

2.4.3 Một số hình thức giáo dục ý thức phòng chống ma túy ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La 48

2.4.4 Phương tiện giáo dục ý thức phòng chống ma túy đối với ĐVTN50 2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức phòng chống ma túy trong Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La 53

Yếu tố thuộc về chủ thể giáo dục ý thức PCMT (Các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn, hội) 53

2.5 Đánh giá chung về công tác giáo dục ý thức phòng chống ma túy đối với Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La 55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 61

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN Ở PHƯỜNG QUYẾT THẮNG THUỘC THÀNH PHỐ SƠN LA - TỈNH SƠN LA 62

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 62

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 62

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 62

Trang 6

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 63

3.2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong Đoàn viên thanh niên ở Phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La 63

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức PCMT cho ĐVTN trong giai đoạn hiện nay 63

3.2.2 phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục ý thức PCMT cho ĐVTN 67

3.2.3 Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức giáo dục ý thức PCMT cho ĐVTN 70

3.2.4 Tạo lập môi trường xã hội lành mạnh cho việc giáo dục ý thức PCMT cho đoàn viên thanh niên 73

3.2.5 Phát huy tính tự giác và chủ động trong học tập, rèn luyện và nâng cao tinh thần về tự ý thức PCMT cho ĐVTN 77

3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 79

3.4 Kiểm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 79

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 91

Trang 7

DANH MỤC BẢNGBảng 2.1 ĐVTN nghiện ma túy ở phường Quyết Thắng 35Bảng 2.2: Nhận thức của của ĐVTN về ảnh hưởng của ma túy đến đời sống

cộng đồng 37Bảng 2.3: Thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy 38Bảng 2.4 Nguyên nhân dẫn đến ĐVTN nghiện ma túy 41Bảng 2.5 Nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức phòng

chống ma túy của ĐVTN 44Bảng 2.6 Nội dung giáo dục ý thức phòng chống ma túy đối với ĐVTN 45Bảng 2.7 Một số hình thức giáo dục ý thức phòng chống ma túy ở phường

Quyết Thắng 48Bảng 2.8 Phương tiện giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho ĐVTN

phường Quyết Thắng 51Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức phòng chống

ma túy cho ĐVTN 53Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp giáo dục ý thức

phòng chống ma túy cho ĐVTN ở phường Quyết Thắng thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La 80Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức phòng

chống ma túy cho ĐVTN ở phường Quyết Thắng thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La 81

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại ma túy vẫn đang là hiểm họa của loài người, lànỗi lo của mỗi quốc gia dân tộc và trở thành mối quan tâm của cộng đồngquốc tế Trong đó, thế hệ trẻ luôn là sự quan tâm đặc biệt Ma túy đã xâmnhập nhanh chóng vào tầng lớp trẻ tuổi, đã khiến nhiều Đoàn viên thanh niên

sử dụng và bị lôi kéo vào con đường mua bán, vận chuyển trái phép ma túy.Đây là một vấn đề cần thiết phải có sự đầu tư xem xét kỹ tại các cơ quanchính quyền trong cả nước

Ma túy không chỉ gây tác hại đến sức khỏe người sử dụng, tiêu tốn kinh

tế của người nghiện và gia đình mà còn tăng chi phí ngân sách xã hội cho cáchoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại;làm gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội, làm băng hoại đạo đức và thế hệtrẻ; ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội Đáng lo ngại là tệ nạn ma túy đã đã ảnhhưởng tới một bộ phận lớn các em ở lứa tuổi đoàn viên thanh niên, những thế

hệ tương lại của đất nước

Theo báo cáo tình hình ma túy thế giới 2015 cho thấy có khoảng 246triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độtuổi từ 15 đến 64 từng sử dụng ma túy trái phép Tại Việt Nam tính đến năm

2015, tổng số người nghiện ma túy khoảng 204.400 người, tập trung nhiều ở

độ tuổi thanh thiếu niên

Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc có đường biên giới giáp nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào, là một trong những cửa ngõ vận chuyển,buôn bán chất ma túy từ bên kia biên giới vào Việt Nam và là một trongnhững điểm nóng về ma túy của nước ta hiện nay Theo thống kê của Ban chỉđạo thực hiện Kết luận 03 (gọi tắt là Ban chỉ đạo 03) đến cuối tháng 3/2015toàn tỉnh Sơn La có 7.763 người nghiện ma túy đang trong diện quản lý

Trang 10

Thành phố Sơn La hiện có 7 phường và 5 xã Theo báo cáo của cơ quan chứcnăng tính đến tháng 6 năm 2015 thành phố Sơn La đang quản lí 575 ngườinghiện ma tuý, tăng 39 người so với năm 2014.

Phường Quyết Thắng nằm ở trung tâm thành phố Sơn La, có nhiềutuyến đường giao thông quan trọng, rất thuận lợi cho phát triển các loại hìnhkinh doanh, dịch vụ, buôn bán Đây là điều kiện thuận lợi để phường pháttriển kinh tế - xã hội, song cũng là một “điểm nóng” với nhiều tụ điểm buônbán ma túy, nhiều điểm công cộng để vui chơi giải trí đã trở thành thế giớiriêng của các con nghiện, nơi tập trung rất nhiều Đoàn viên thanh niên thuộc

đủ các thành phần dân tộc của tỉnh Trong đó có những Đoàn viên thanh niên

ở chính những vùng quê trồng cây thuốc phiện hoặc vùng biên giới giáp gianhnơi trung chuyển ma túy cũng coi đây là một địa điểm tụ tập để lui tới

Trước những con số trên cho thấy người nghiện ma túy ngày càng trẻhóa đang là một thực trạng đáng báo động cho tình hình sử dụng ma túy ởgiới trẻ trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Sơn La và phường Quyết Thắngnói riêng

Để ngăn chặn tình trạng này hiện nay đã có một số công trình nghiêncứu về tệ nạn ma túy, phòng chống tệ nạn ma túy Tuy nhiên việc nghiêncứu ở địa bàn các dân tộc miền núi còn ít được quan tâm

Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên lý luận và thực trạng giáo dục ý thức phòng chống

ma túy cho Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La

- tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ýthức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên ở địa bàn nói trên

Trang 11

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục ý thức phòng, chống ma túy cho Đoàn viên thanhniên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La

3.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanhniên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La

4 Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnhSơn La đã sử dụng một số hình thức giáo dục phòng chống ma túy cho Đoànviên thanh niên nhưng hiệu quả chưa cao, dẫn đến số người nghiện ma túycòn nhiều Nếu thực hiện đồng bộ một số biện pháp đảm bảo tính khoa học,

có tính khả thi sẽ làm hạn chế được tỷ lệ người nghiện ma túy

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên

cứu như: giáo dục, khái niệm ma túy, giáo dục ý thức phòng chống matúy để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

5.2 Khảo sát thực trạng giáo dục ý thức phòng, chống ma túy đối với

cho Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnhSơn La và nguyên nhân của thực trạng

5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức

phòng, chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La

-6 Giới hạn khách thể nghiên cứu

Điều tra 200 Đoàn viên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phốSơn La - tỉnh Sơn La (nam: 120, nữ:80); 6 cán bộ làm công tác giáo dụcphòng, chống ma túy của phường; 10 gia đình có con em đang trong độ tuổiĐoàn viên thanh niên

Trang 12

7 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

7.3 Phương pháp quan sát

7.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.5 Phương pháp thống kê toán học

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục ý thức phòng chống ma túy choĐoàn viên thanh niên

Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoànviên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La

Chương 3: Biện pháp giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoànviên thanh niên ở phường Quyết Thắng - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG MA TÚY

CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hoạt động giáo dục phòng chống ma túy từ lâu đã được các nước Châu

Á quan tâm Cụ thể: Thái Lan là một nước tiếp giáp với Myamar, một trongnhững trọng điểm của khu vực “Tam giác vàng”, một trung tâm sản xuất matúy thế giới Trong những năm gần đây, việc lạm dụng ma túy ở Thái Lan đãđến mức báo động, đặc biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu niên Chính phủ TháiLan đã thực hiện chương trình “Trường học trắng” trong trường phổ thôngnhằm đưa nhà trường và xã hội xích lại gần nhau hơn [17]

Nghiên cứu của tác giả Sawitri Assanangkorn, năm 2007 về “Sử dụng

ma túy trong nhóm học sinh THPT tại Bắc Thái Lan – Xu hướng trong 2 năm

2002 – 2004”, đã nêu lên tình hình sử dụng ma túy trong nhóm học sinhTHPT tại Thái Lan: 10,9% từ thanh niên 15-25 tuổi đã từng sử dụng ma túytrong 12 tháng qua, trong đó có 4,6% đã từng sử dụng Amphetamine; 13%học sinh nam và 3% học sinh nữ từ lớp 7 đến lớp 12 đã từng SDMT, trong đó

Trang 14

túy thế giới 2014 nhân Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy 26/6: Số ngườitiêm chích ma túy hiện là 12,7 triệu người, tương ứng với tỷ lệ 0,27% đối vớidân số trong độ tuổi 15-64, số người tiêm ma túy chung sống với HIV là 1,7triệu người, thể hiện rõ ràng nhất ở Tây-Nam Á và Đông/Đông – Nam châu

Âu, nơi có tỷ lệ người tiêm chích ma túy nhiễm HIV lần lượt là 28,8% và23,0% Ước tính hơn một nửa số người tiêm chích ma túy sống chung vớiViêm gan C

Giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Mỹ: Tác giả AlfredMcalister trong “Nghiên cứu thử nghiệm về phòng ngừa lạm dụng ma túy,rượu và thuốc lá”, năm 1998 đã đưa ra những đánh giá về tình hình SDMTtrong học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng, một số giải pháp, biệnpháp trong việc hỗ trợ, giúp đỡ học sinh sử dụng ma túy [17]

Ngoài ra giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Âu, Châu Phicũng diễn ra hết sức phức tạp.Theo thống kê của Cơ quan phòng chống tộiphạm và ma túy Liên Hợp quốc (UNODC), có ít nhất 30 triệu người châu Âu

có độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng một loại ma túy trái phép ở giai đoạnnào đó trong cuộc đời, tương đương khoảng ¼ dân số trưởng thành ở Châu

Âu Trong đó có tới 16,7% thanh niên từ 15 đến 24 tuổi [17]

Tóm lại, Nghiên cứu về vấn đề ma túy liên quan đến việc giáo dụcĐVTN ở nước ngoài đã có nhiều Các nghiên cứu đó đều ở mức độ sâu và chỉ

ra được thực trạng tình hình sử dụng ma túy cũng như mức độ sử dụng ma túytrong lứa tuổi ĐVTN

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Thanh thiếu niên học sinh tại Việt namđang có nguy cơ bị quấn hút vào con đường nghiện ngập ma túy ngày càngcao (có tới 70% số người mắc nghiện là tuổi trẻ từ 15 đến 29 tuổi) Vì vậy,đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này, có thểđưa ra một số nghiên cứu sau:

Trang 15

Năm 1995, Trung Ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã

chỉ đạo xây dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy trong thanh niên và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng chống ma túy trong thanh niên” Đề tài đã thu thập số

liệu từ các tỉnh Đoàn Trên cơ sở đó đánh giá công tác phòng chống ma túycủa các cấp Đoàn thanh niên Từ đó xây dựng những nhóm giải pháp nhằmnâng cao vai trò của Đoàn trong công tác phòng chống ma túy trong thanhniên Tuy nhiên giải pháp còn đơn lẻ chưa có sự phối hợp các cơ quan, tổchức phòng ngừa, cai và sau cai nghiện ma túy

Tác giả Lê Văn Cuộc (2008) trong đề tài: “Biện pháp giáo dục phòngchống ma túy cho học sinh trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ ChíMinh”, đã đề cập đến vấn đề thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ sử dụng

ma túy cao vì đặc điểm lứa tuổi có đặc điểm tâm lý dễ tác động nhất Tác giả

đã đề cập đến vai trò và các giải pháp của công tác giáo dục phòng chống matúy trong trường trung học cơ sở

Dương Thị Kim Oanh nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma túy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện ma túy của học sinh THPT” (1998), cũng xác định được thực trạng nhận thức của học sinh THPT

về vấn đề ma túy và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn nghiên ma túytrong HS trường THPT [20]

Tác giả Nguyễn Mạnh Chủ (2003) với đề tài: “Biện pháp giáo dục phòng chống ma túy ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Lai Châu” đã

tập trung nghiên cứu và làm rõ thực trạng nhận thức và những vấn đề vi phạm

ma túy của HS các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu Trên cơ sở đó tácgiả đã đề xuất một số biện pháp PCMT học đường có tính khả thi trong tìnhhình hiện nay

Hà Công Chờ (2007) với đề tài: “Phát triển ý thức PCMT cho thanh niên

Trang 16

quận 7, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, đã làm rõ thực chất và đặc điểm phát

triển ý thức PCMT cho thanh niên, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản pháttriển ý thức PCMT cho thanh niên quận 7, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định công tácgiáo dục PCMT có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế, phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đẩy lùi các loại tội phạm, bài trừ

tệ nạn xã hội là nhân tố trọng yếu nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên,đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàndiện về giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên nóichung, đặc biệt cho ĐVTN ở thành phố Sơn La nói riêng

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Khái niệm giáo dục

Giáo dục ra đời,tồn tại và phát triển ngay từ khi hình thành xã hội loàingười Quá trình tiến hóa của loài người là động lực thúc đẩy sự sự hình thành

và phát triển của giáo dục, không có giáo dục thì không có sự hình thành vàphát triển nhân cách của con người Có nhiều cách hiểu khác nhau về kháiniệm “giáo dục” Cụ thể:

- Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xácđịnh được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệthống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triểntoàn diện nhân cách học sinh

- Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người đượcgiáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ liênquan đến các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục laođộng

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục là một hình thái

ý thức xã hội, giáo dục tồn tại và vận động, phát triển theo sự tồn tại, vậnđộng và phát triển của xã hội Giáo dục là một hiện tượng xã hội chịu sự chi

Trang 17

phối và qui định bởi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Như vậy, giáo dục được hiểu theo 2 nghĩa:

Theo nghĩa rộng, “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của

nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loàingười…” [21, tr 9]

John Dewey cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơnmục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, dạy dỗ Giáo dục là “khả năng” của loàingười để đảm bảo tồn tại xã hội Hơn nữa, J Dewey cũng cho rằng, xã hộikhông chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trìnhtruyền dạy ấy

Theo nghĩa hẹp: “Giáo dục là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thànhnhững phẩm chất, quan điểm,niềm tin cho con người về các phương diện đạođức, thể chất, thẩm mỹ, lao động” [21, tr.56]

Có nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục nhưng chúng tôi theo quanđiểm “giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức

có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa ngườigiáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinhnghiệm của xã hội loài người” [21, tr.68]

1.2.2 Khái niệm ý thức

Ý thức được coi là một chức năng tâm lý cao cấp của toàn bộ cuộcsống tinh thần con người Nó có vai trò rất lớn đối với hoạt động nhận thức vàhoạt động sáng tạo của con người Chính vì vậy để giáo dục được một conngười chúng ta không thể không nghiên cứu ý thức

Ý thức là chức năng tâm lý cao cấp của con người Con người nhờngôn ngữ đã biến hình ảnh tâm lý vừa mới được phản ánh thành đối tượngkhách quan để tiếp tục phản ánh về nó, tạo nên trong vỏ não hình ảnh tâm lýmới hơn, nhờ đó hoạt động của con người được hướng cao hơn, tinh vi hơn,

Trang 18

có mục đích rõ ràng hơn.

Nhờ có ý thức mà toàn bộ hoạt động tâm lý người có chất lượng hoàntoàn mới Phần lớn những hành động của con người đều là hành động có ýthức và đều bị ý thức chi phối

Như vậy, ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất, chỉ có ở con người

1.2.3 Khái niệm nhận thức

Tâm lý học xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sốngtâm lý con người Nhận thức có mối quan hệ mật thiết với thái độ và hành vi.Trong đó nhận thức là cơ sở của thái độ, hành vi con người

Trong từ điển Tâm lý học; tác giả Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) định

nghĩa: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan” [29].

Theo"Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứngcủa sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó conngười tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể [24]

Nhìn chung có nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về nhận thức Điểmchung của các quan niệm đó là đề cập đến mặt tích cực của con người Conngười sống trong điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, muốn tồn tại và pháttriển đòi hỏi con người phải nhận thức được qui luật tự nhiên và xã hội, để cảitạo nó đồng thời cũng chính cải tạo bản thân mình

Trong phạm vi đề tài chúng tôi theo quan điểm của triết học Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thựckhách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sángtạo, trên cơ sở thực tiễn [24] Như vậy, nhận thức là sự hiểu biết của con người

Mác-về sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan ở các mức độ khác nhau, làm

cơ sở cho việc định hướng, điều khiển, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ

1.2.4 Khái niệm thái độ

Có thể đưa ra một số nghiên cứu về thái độ như sau:

Nhà tâm lý học John Traven cũng định nghĩa: “Thái độ là cách cảm

Trang 19

xúc, tư duy và hành động tương đối lâu dài đối với sự việc hay con người đó”.

Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thái độ được địnhnghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trướcmột vấn đề, một tình huống cần giải quyết Đó là tổng thể những biểu hiện rabên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việcnào đó”

Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh:

“tâm thế-thái độ-xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm cácthành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi” [29]

Như vậy, các định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là cách ứng xử của

cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội Nó được cấu thành rấtphức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi địnhnghĩa về thái độ là khác nhau

Tóm lại, đã có nhiều các định nghĩa khác nhau về thái độ Theo chúngtôi: Thái độ là những đánh giá dương tính hoặc âm tính về con người, sự vậthiện tượng, thể hiện qua các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi đối với đốitượng nào đó

1.2.5 Khái niệm hành vi

Có nhiều cách xem xét về hành vi như:

Các nhà sinh vật học xem xét hành vi với tư cách là cách sống và hoạtđộng trong một môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểucủa cơ thể với môi trường [7 tr28] Quan niệm này hành vi bó hẹp trong cáchoạt động nhằm thích nghi với môi trường để đảm bảo sự tồn tại của cá thểvới môi trường

Những người theo chủ nghĩa hành vi quan niệm hành vi là tổ hợp cácphản ứng của cơ thể trả lời kích thích tác động vào cơ thể [7 tr15] Quanniệm này có phần giống với quan niệm sinh học nhưng khác là không chỉphản ứng với kích thích sinh học mà con người còn phản ứng với những kích

Trang 20

thích khác.

Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phảnứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàncảnh thời gian nhất định [24, tr.1059]

Như vậy, hành vi bao gồm một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cáchtương đối nhằm đạt được mục đích để thỏa mãn nhu cầu của con người.Trong phạm vi đề tài chúng tôi theo quan niệm của Tâm lý học Mácxit coicon người là một chủ thể tích cực chứ không phải là một cá thể thích nghi thụđộng với môi trường Hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích Hành

vi đó không chỉ đảm bảo cho con người tồn tại mà còn đảm bảo cho conngười phát triển

1.2.6 Khái niệm ma túy

Theo Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/12/2000 quy định tại điều 2 khoản 1:

“chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong cácdanh mục do Chính phủ ban hành” [15, tr 3]

Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hộithông qua ngày 21/12/1999 đã quy định các tội phạm về ma túy Theo đó Ma túybao gồm: Nhựa, lá, hoa, quả tươi và khô sấy thuốc phiện, cây cần sa; Hêrôin,Côcain; Các chất ma túy tổng hợp ở thể lỏng, thể rắn…[23, tr 51]

Trên cơ sở những khái niệm trên, chúng tôi xây dựng một khái niệm về

ma túy để sử dụng trong đề tài này:

Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Như vậy, ma túy là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng,

Trang 21

tổng hợp lại có thể hiểu: Ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên haytổng hợp khi xâm nhập vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ làmthay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó Nếu lạm dụng sẽ bị

lệ thuộc, gây tổn thương, nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng

1.2.7 Khái niệm giáo dục ý thức phòng chống ma túy

Giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho ĐVTN là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể giáo dục đến người được giáo dục, giúp họ có những hiểu biết nhất định về tệ nạn ma túy, từ đó biết

tự giác điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân một cách tích cực trong phòng chống ma túy.

Giáo dục ý thức phòng chống ma túy nhằm thúc đấy ĐVTN pháttriển sự hiểu biết, những kỹ năng, cách cư xử và sự nhận biết về ma túycũng như việc đánh giá lợi ích sức khỏe liên quan đến hành vi của chínhĐVTN đối với những người khác

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng: Giáo dục ý thứcPCMT cho ĐVTN là việc tác động một cách có hệ thống đến nhận thức, thái

độ hành vi của ĐVTN thông qua những hoạt động tuyên truyền, phổ biến,giáo dục những kiến thức về ma túy, đấu tranh chống tệ nạn ma túy và kiểmsoát các hoạt động có liên quan nhằm phát huy tính chủ động của mỗi ĐVTN

tự nguyện cùng với cộng đồng tham gia phòng chống ma túy

1.3 Lý luận về ma túy

1.3.1 Các loại ma túy phổ biến

Các chất ma túy được chia thành nhiều nhóm dựa vào những căn cứnhất định phục vụ cho những mục đích khác nhau Có nhiều cách phân loạinhưng có một số dạng phân loại cơ bản sau đây:

- Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy ta có: ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.

Trang 22

+ Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôitrồng, và các chế phẩm của chúng Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm củathuốc phiện như: moocphin, coodein, narcotics…; côca và các hoạt chất của

nó như cocain; cần sa và các sản phẩm của cần sa; cây khat (cây catha),

+ Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tựnhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu Ví dụ: heroin là chất matúy bán tổng hợp từ moocphin bằng cách acetyl hóa moocphin

+ Ma túy tổng hợp là chất ma túy được điều chế bằng phương pháptổng hợp hóa học toàn phần từ các hóa chất (được gọi là tiền chế) Điển hình

là các chất amphetamine Các chất ma túy tổng hợp có tác dụng mạnh vànhanh hơn các chất ma túy bán tổng hợp

Theo quy định hiện hành có 40 tiền chất và hóa chất để điều chế ra chất

ma túy cần được kiểm soát

- Căn cứ vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng, ma túy chia thành hai nhóm: ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp.

+ Ma túy có hiệu lực cao (ma túy nặng) là các chất ma túy chỉ cần sửdụng một lượng nhỏ có thể tạo ra sự thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người

sử dụng (mức độ kích thích mạnh), vài lần sử dụng có thể gây nghiện (nghiệnmức độ cao)

+ Ma túy có hiệu lực thấp (ma túy nhẹ) là các chất ma túy khi sử dụngmột lượng lớn và nhiều lần thì mới thay đổi rõ nét trạng thái tâm sinh lý vàgây nghiện

- Căn cứ vào tác dụng sinh lý trên cơ thể người, ma túy được chia ra 8 nhóm sau:

+ Các chất gây êm dịu, đê mê (các chất ma túy chính gốc) Trong nhómnày là thuốc phiện và các chế phẩm (opiates) như moophin, heroin, diomin,thebaine, methadone, dolargan

Trang 23

+ Cần sa và các sản phẩm của cần sa.

+ Cô ca và các sản phẩm của cô ca

+Thuốc ngủ có các loại như barbiturat, methaqualone vàmecloqualone…

+ Các chất kích thích: bao gồm amphetamine và các dẫn xuất của nó.+ Các chất gây ảo giác điển hình gồm: LSD, mescalin, nấm psilocybe,các dẫn xuất của etrytamine

+ Dung môi hữu cơ và các thuốc xông

- Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành 5 nhóm sau:

+ Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates)

+ Nhóm 2: ma túy là các chất từ cây cần sa (canabis)

+ Nhóm 3: ma túy là các chất kích thích (stimulants)

+ Nhóm 4: ma túy là các chất ức chế (depresants)

+ Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens)

1.3.2 Các dấu hiệu và đặc trưng của người nghiện ma túy

Tổng kết từ thực tiễn cho thấy các chất ma tuý thường sử dụng là:Heroin, Ma tuý tổng hợp, Cần sa, Dôlagan bằng cách: hít, uống, chích Tùy theomức độ nghiện khác nhau mà người nghiện có những biểu hiện khác nhau

+ Nếu một người mới dùng thử: Họ sẽ tâm sự với những người gần gũithân thiết về những cảm giác mới lạ khi sử dụng ma túy Họ tiết lộ những bímật đời tư, những vướng mắc trong cuộc sống với người thân

+ Khi đã nghiện ma túy: Người nghiện thường bộc lộ các biểu hiệnnhư: hay ngáp vặt, chảy nước mắt, nước mũi; toát mồ hôi; ớn lạnh nổi da gà;đau các cơ; gầy yếu, sút cân; co cứng cơ bụng; nôn, buồn nôn; tiêu chảy; mấtngủ; hay bực tức; dễ bị kích động, trầm cảm, lo âu

Dấu hiệu và đặc trưng của người nghiện ma túy thường thấy như sau:

Trang 24

+ Xuất hiện các rối loạn tâm thần như suy nhược cơ thể, mất ngủ, sútcân, sốt nhẹ, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn;

+ Khi không có ma túy sử dụng sẽ bị rối loạn các chức năng của cơ thểcác biểu hiện như: buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, đau khắpmình mẩy, chảy nước mắt nước mũi, giãn đồng tử;

+ Xuất hiện các bệnh da liễu như: ghẻ, lở, lậu…

+ Các tai biến do sử dụng tiêm chính ma túy như: áp xe, loét tĩnh mạch,nhiễm khuẩn máu, viêm gan, có thể bị nhiễm HIV/AIDS;

+ Xung quanh nơi ở và làm việc, học tập có những hiện vật liên quanđến sử dụng ma túy như xi lanh, kim tiêm, có vỏ ống thuốc gây nghiện, dụng

cụ pha chế đun nấu ma túy, giấy cuộn, giấy bạc, ống hút, tẩu…

Người nghiện ma túy nếu ngừng sử dụng ma túy sẽ dẫn đến hội chứngcai nghiện Đó là những cơn vật vã dữ dội, ngáp, chảy nước mắt, nước mũi,khó chịu, đau bụng…Do vậy, người nghiện rất thèm ma túy, họ không tự chủbản thân và dẫn đến những hành vi không kiểm soát

1.3.3 Những tác hại của ma túy

* Tác hại của ma tuý đối với bản thân người sử dụng:

- Gây tổn hại về thể chất: Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, cácbệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc Trường hợp sử dụng ma tuýquá liều có thể bị chết đột ngột Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc

ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng,môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo

- Gây tổn hại về tinh thần: Các công trình nghiên cứu về người nghiện

ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loạt bệnh tâm thần đặc biệt.Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảogiác, hoang tưởng, kích động ) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rốiloạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưngcho người nghiện ma tuý) Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma

Trang 25

tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

- Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc Khi đãnghiện, người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiềncủa ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế

- Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thường xa lánhnếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt Khi đã lệ thuộcvào ma tuý họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đờithường Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ cóthể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người,miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện Hành vi, lối sống của họ

bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp

- Đối với gia đình người nghiện:

+ Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình Nhu cầu cần tiền đểmua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000đthậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện ngườinghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vàoviệc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng

ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giếtngười, cướp của

Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặccảm, ăn không ngon, ngủ không yên vì trong gia đình có người nghiện)

+ Gây tổn thất về tình cảm: thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đìnhtan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc

+ Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh củangười nghiện do ma tuý gây ra

* Tác hại của tệ nạn ma tuý lên tới hàng tỷ đồng với nền kinh tế:

- Hàng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏcây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và

Trang 26

kiểm soát ma tuý.

- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về sốlượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dựphòng và chăm sóc y tế lại tăng

- Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch

* Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội.

- Tệ nạn ma túy là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tộiphạm trong nước gây ảnh hưởng đến an toàn trật tự xã hội (trộm, cướp, buônbán ma túy, buôn bán người, khủng bố );

- Tệ nạn xã hội là nguồn gốc, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn

xã hội khác (mại dâm, cờ bạc )

* Ảnh hưởng của ma túy đối với quốc gia dân tộc:

- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dântộc Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội Ma tuý còn là nguồngốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàncầu chưa có thuốc chữa Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý

- Ma túy còn làm biến chất một số cán bộ cơ quan nhà nước, nhất là các

cơ quan bảo vệ pháp luật

1.4 Giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên

1.4.1 Mục đích giáo dục phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên

Căn cứ vào chương trình quốc gia về phòng chống ma túy, chúng ta cóthể hiểu: Công tác giáo dục phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niênbao gồm những hoạt động được tiến hành nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáodục những kiến thức về ma túy, tác hại của ma túy; phòng ngừa, ngăn chặn,phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi và hoạt động bất hợp pháp về ma túy

và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan nhằm phát huy tính chủ độngcủa Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) từ đó ĐVTN tự nguyện cùng với cộng

Trang 27

đồng tham gia phòng chống ma túy.

Giáo dục về mặt tri thức: giúp ĐVTN có những hiểu biết cần thiết về

các chất ma túy, hiểu rõ tính chất nguy hại của tệ nạn ma túy đối với bản thân,gia đình, nòi giống, cộng đồng xã hội và đất nước; hiểu được hiện trạng matúy ở địa phương, trong nước và trên thế giới, hiểu được những thủ đoạn lôikéo, rủ rê các em vào con đường nghiện hút ma túy, hiểu được và nắm vữngluật pháp Việt Nam đối với các tội phạm về ma túy Từ đó, mỗi ĐVTN biếtcách phòng chống tệ nạn ma túy với đầy đủ trách nhiệm của mình

Giáo dục về mặt thái độ: hình thành ở mỗi ĐVTN lối sống tích cực,

lành mạnh có thái độ không đồng tình, phản đối lối sống buông thả, tệ nạn húthít, tiêm chích ma túy đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng trong ĐVTN.Hình thành ở ĐVTN thái độ kiên quyết chống lại những hành vi rủ rê, lôi kéocác em vào tệ nạn ma túy, có thái độ đúng đắn với người nghiện ma túy

Giáo dục về kỹ năng, hành vi: giúp ĐVTN biết giữ mình, không bị cám

dỗ, lôi kéo vào tình trạng nghiện; không hút thuốc là, uống, rượi, bia, khônghút hít, tiêm chính ma túy, thực hiện tốt các quy định của nhà trường, của nhànước về PCMT Tích cực giúp đỡ chính quyền địa phương phát giác, ngănchặn những hành vi buôn bán ma túy

1.4.2 Nội dung giáo dục ý thức phòng chống ma túy đối với Đoàn viên thanh niên

Giáo dục nâng cao nhận thức cho ĐVTN về tác hại của ma tuý và công tác phòng, chống ma túy.

- Tuyên truyền rộng rãi để toàn dân, trước hết là mỗi ĐVTN thấy được

hậu quả tai hại của tệ nạn ma túy, âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạtđộng của bọn buôn lậu, sản xuất, tổ chức hút hít, tiêm chích ma tuý

- Đưa vấn đề phòng chống, nghiện ma túy vào chương trình giáo dục ởcác trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học Đồng thời gắn vớicác hoạt động Đoàn, Hội Phối hợp các ban ngành tổ chức các hoạt động

Trang 28

tuyên truyền, hưởng ứng “Tháng hành động phòng chống ma tuý”; “Ngày quốc tế và Ngày toàn dân phòng chống ma tuý” và đợt cao điểm phòng,

chống ma tuý

- Thực hiện xã hội hoá công tác phòng chống ma tuý Xây dưng độingũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyềnthông phát các bản tin thanh niên, tài liệu tuyên truyền, giới thiệu các hoạtđộng của thanh, thiếu niên đồng thời phát đông các cuộc thi sáng tác các tácphẩm, tiểu phẩm, các cuộc thi tìm hiểu, thi văn nghệ trong thanh, thiếu niêntham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma tuý

Xây dựng ý thức, hành vi PCMT cho ĐVTN.

- Phát động cuộc vận động “3 không với ma tuý” trong thanh, thiếu niên (Không sử dụng; không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma tuý; không dung túng, bao che cho tội phạm và tệ nạn ma tuý).

- Vận động ĐVTN tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn

ma tuý, cung cấp các thông tin có giá trị giúp cho lực lượng Công an và các cơquan chức năng khác kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vậnchuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma tuý

- Phối hợp tổ chức cho các đoàn viên, thanh, thiếu niên ký cam kết thi

đua thực hiện cuộc vận động “3 không với ma tuý”, xây dựng và nhân rộng

các mô hình phòng, chống ma tuý hoạt động hiệu quả, điển hình tiên tiếntrong phong trào đoàn viên, thanh, thiếu niên tham gia phòng, chống ma tuýtại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, thôn, xóm, tổ nhân dân

- Xây dựng bản cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các

tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý cho mỗi ĐVTN

Giáo dục cho ĐVTN về ý thức học tập, nghiên cứu và tuân thủ những

quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý: Nguyên nhân

của tình hình vi phạm pháp luật, tệ nạn ma túy trong ĐVTN trước hết là do

Trang 29

vốn sống và hiểu biết xã hội của thanh niên còn hạn chế; khả năng tiếp nhậnthông tin nhanh nhưng ít chọn lọc nhất là do thiếu hiểu biết về pháp luật nên

dễ bị lôi kéo, lợi dụng dễ xa vời truyền thống dân tộc, dễ bị dụ dỗ, lôi kéophạm tội Vì vậy cần giáo dục cho ĐVTN ý thức học tập, nghiên cứu và tuânthủ những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý

ĐVTN phải biết: không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào; không

tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến matuý; khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặctham gia các hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; khi phát hiện nhữngĐVTN có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báocáo kịp thời cho phụ trách để có biện pháp ngăn chặn

Động viên tinh thần, ý thức, trách nhiệm về PCMT: Kịp thời biểu

dương, khen thưởng và có biện pháp đảm bảo an toàn cho thanh niên, thiếuniên tích cực cung cấp những thông tin tố giác về tội phạm và người nghiện

ma túy Kịp thời động viên khen thưởng tôn vinh các, cá nhân đoàn viên, thanh, thiếuniên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phòng chống ma túy

Ngăn chặn, kiểm soát các hoạt động, tệ nạn ma túy cho mỗi ĐVTN:

Kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển, lưu thông các loại ma túy trênđịa bàn, trước hết là ở các vùng trồng cây thuốc phiện, vùng biên giới, các cửakhẩu, hải cảng, sân bay quốc tế, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống mọi hành visản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán các chất ma túy Tiêu hủy các sảnphẩm là thuốc phiện và các chất ma túy khác thu được Xử lý nghiêm minhviệc sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, lưu thông các chất ma tuý; xoá

bỏ các tổ chức, các ổ tiêm chích, hút, hít, uống các chất ma tuý Trừng trịnghiêm khắc những người cầm đầu các nơi này theo Bộ luật hình sự

Tổ chức cho ĐVTN học tập, nghiên cứu, nắm vững quy định của pháp luật Bao gồm các nội dung: Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức

nào; Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên

Trang 30

quan đến ma tuý; Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng

ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý; Khi pháthiện những ĐVTN có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán matuý phải báo cáo kịp thời cho phụ trách để có biện pháp ngăn chặn

Nâng cao cảnh giác PCMT cho ĐNTN: Có ý thức cảnh giác, tránh bị

đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng

và buôn bán ma tuý; phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địaphương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý vànhững nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú

Động viên ĐVTN tích cực tham gia các hoạt động PCMT: Hưởng ứng

và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụphòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động

Phối hợp cảm hoá, giúp đỡ, giáo dục ĐVTN sau cai nghiện hoà nhập cộng đồng:

- Cảm hoá, giúp đỡ ĐVTN sau cai nghiện hoà nhập cộng đồng, quản lý,giáo dục thanh, thiếu niên hư, chậm tiến và thanh, thiếu niên có cha, mẹ, ngườithân phạm tội về ma tuý và nghiện ma tuý ở địa bàn dân cư

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các lực lượng chức năng trên địabàn dân cư, tham gia tích cực hoạt động xã hội tình nguyện, điều tra nắm chắctình hình tội phạm, tệ nạn ma tuý trên địa bàn, hoàn cảnh từng con người, qua đótiếp cận, tư vấn, cảm hoá, giáo dục các đối tượng và vận động người nghiện đicai nghiện

1.4.3 Các hình thức giáo dục PCMT cho ĐVTN

Thứ nhất: Thông qua hoạt động học tập Để giáo dục ý thức PCMT cho

ĐVTN có thể lồng ghép thông qua hoạt động học tập Nội dung các môn họccần có sự đổi mới theo hướng tăng cường giáo dục những vấn đề cơ bản về tệnạn ma túy, các con đường nghiện ma túy, ảnh hưởng ma túy đến cá nhân, gia

Trang 31

đình và xã hội,

Thứ hai: Thông qua các chương trình ngoại khóa, các hoạt động Đoàn,

Đội Các chương trình trên có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành

ý thức về PCMT vì thông qua các hoạt động này nó sẽ có sự tác động trựctiếp đến ý thức, tình cảm của ĐVTN Đoàn trường phối hợp với nhà trường tổchức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ như: 3/2, 26/3,30/4, 7/5, 19/5, 2/9,20/11, 22/12 Để ĐVTN có sự hiểu biết và nâng cao thái độ ý thức của bảnthân trước các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước từ đó góp phần hình thànhlòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thanh niên xa dần các tệ nạn xã hội,bài trừ ma túy

Thứ ba: Thông qua tổ chức nói chuyện, kể chuyện, thi tìm hiểu về

PCMT để nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi ĐVTN trong công tác PCMT.Thông qua các hoạt động này để nâng cao nhận thức tư tưởng, tình cảm, cổ

vũ, động viên, khích lệ tinh thần của ĐVTN Nói chuyện, kể chuyện, các cuộcthi tìm hiểu về tệ nạn xã hội đối với ĐVTN, các hình thức phòng chống tệ nạn

xã hội đặc biệt PCMT cho ĐVTN

Thứ tư: Thông qua tổ chức cho các cuộc hội thảo (nhận xét, phân tích, đánh

giá) về các hoạt động, tình huống, các loại ma túy, các con đường lây nhiễm…

Thứ năm: Thông qua tổ chức điều tra, khảo sát, tìm hiểu tình hình (thu

thập tư liệu và viết báo cáo) về tình hình PCMT tại địa phương, cộng đồng, từ

đó đưa ra các biện pháp giáo dục ý thức PCMT cho ĐVTN thích hợp

Thứ sáu: Giáo dục thông qua tuyên truyền

+ Tổ chức tuyên truyền bằng miệng như: tổ chức nói chuyện, toạ đàm + Tổ chức tuyên truyền bằng tài liệu in ấn như: Biên soạn, sản xuất,phát hành nhiều tài liệu, sách báo, tờ rơi có nội dung PCMT

+ Tổ chức Tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan gây ấn tượng mạnhnhư khẩu hiệu, áp phích, tranh ảnh, băng hình, phim, triển lãm nhỏ

1.4.4 Các phương tiện giáo dục ý thức PCMT cho ĐVTN

- Cần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để ĐVTN được rèn

Trang 32

luyện, cống hiến và trưởng thành Ðồng thời, tạo cho thanh niên cơ hội đểtham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, hưởng thụ văn hóa, lốisống đẹp, sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và tinh thần.

- Cung cấp và phát hành báo chí, xuất bản, in ấn về sách, báo, tạp tríđầy đủ và sâu rộng đến toàn thể ĐVTN trong đó chú trọng đến thanh niênvùng sâu, xa, biển đảo cần được tiếp cận các thông tin về ma túy mới, các loại

ma túy và con đường gây nghiện

- Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục ngoài ra tăngnguồn lực tài chính cho công tác giáo dục Nguồn lực tài chính dùng để muasắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt độnggiáo dục Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục nhưtrường, trạm, tài liệu, ấn phẩm, truyền thông… thì các hoạt động giáo dục ýthức PCMT cho ĐVTN sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc khó thực hiện được

- Giáo dục cho ĐVTN ý thức xây dựng tình bạn tốt, để chung tay đẩylùi tệ nạn ma túy; cung cấp cho các gia đình kiến thức PCMT để biết cáchgiáo dục con em mình; tích cực mở lớp học, tập huấn cung cấp kiến thức vàrèn kỹ năng phòng chống ma túy

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho Đoàn viên thanh niên

1.5.1 Yếu tố chủ quan:

Yếu tố chủ quan thuộc về chủ thể giáo dục ý thức PCMT

Chủ thể giáo dục ý thức PCMT là Ban PCMT họ là những người đại

diện cho các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể như: UBND, Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng dân phố, Trưởng bản; Lực lượng công an, Trưởng Ban bảo vệ dân phố, Trạm Y tế, Sở LĐ-TB - Xã hội, Hiệu trưởng các đơn vị nhà trường; Hội Cựu chiến binh; Hội người cao tuổi; Hội LHPN; Bí thư Đoàn thanh niên; Hội phụ huynh Để thực hiện tốt công tác giáo dục ý thức PCMT

Trang 33

thì hơn ai hết ở những người đại diện nằm trong Ban phòng chống ma túy cầnphải có sự tổng hòa những phẩm chất tâm lý của một nhà chính trị, nhà tổ chức,

am hiểu về chuyên môn, là nhà giáo dục biểu hiện qua năng lực, phẩm chất vàphong cách trong tổ chức các hoạt động, quản lý Biểu hiện cụ thể:

- Có tư chất của người làm chính trị: Biết sử dụng quyền lực như một

“phương tiện”, một “công cụ” để quá trình tổ chức, quản lý, lãnh đạo đạt hiệuquả Trong xã hội họ là người đại diện cho quyền lực xã hội, của tổ chức, củanhân dân, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho nhân dân Thế nhưng trênthực tế chúng ta thấy nhiều cán bộ làm công tác chính trị đã nhấn mạnh quyềnlực của cá nhân dẫn đến lộng quyền, lộng hành hoặc quá đề cao vai trò đạidiện quyền lực của tổ chức nên dẫn đến tình trạng kém tinh thần trách nhiệm,đại khái, thậm chí “vô cảm”

- Có tư chất của một nhà tổ chức với nghĩa là người định hướng hợp tác

và điều hành: Đòi hỏi phải có tư duy chiến lược, tầm nhìn xa, trông rộng, biếtthiết kế công việc, biết nhìn nhận đúng người, đúng việc Có năng lực tổ chứctrên các phương diện như: sử dụng con người, xây dựng đội ngũ và tổ chứccán bộ tốt; xây dựng bộ máy, cơ cấu và hình thành phương thức hoạt độngkhoa học; tổ chức các hoạt động cụ thể có tính thiết thực và hiệu quả

- Có tư chất của nhà hoạt động chuyên môn: Là người phải có trình độ

và am hiểu chuyên môn đơn vị thông qua quá trình được đào tạo

- Có tư chất của một nhà giáo dục: với tư cách là một chủ thể giáo dục

họ có sự ảnh hưởng tích cực đến đối tượng giáo dục, là chỗ dựa niềm tin củađối tượng dược giáo dục

- Có phẩm chât đạo đức trong sáng: Nhân cách của chủ thể giáo dụcphản ánh ở sự thống nhất thái độ và phẩm chất đạo đức Biểu hiện ở lòngnhiệt tình, khát khao được cống hiến, có thái độ chân thành đúng mực trongquan hệ với mọi người là những tiêu chí cần thiết, luôn luôn chuẩn mực đi

Trang 34

đầu trong mọi hoạt động “ giữ mình trong sạch”, biết giác ngộ mọi ngườicùng thực hiện chuẩn mực “ giữ mình trong sạch” Biết đặt lợi ích của cánhân mình hòa cùng lợi ích của tập thể và cộng đồng xã hội Khẳng định đượcnăng lực của mình bằng kết quả hoạt động cụ thể.

- Có năng lực giao tiếp tốt, sống hòa đồng cởi mở thân thiện, biết lắngnghe ý kiến của mọi tần lớp nhân dân, có sáng tạo, luôn phải suy nghĩ để làmsao đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất

Nhiều nơi sự chỉ đạo của các cấp chính quyền lỏng lẻo, chưa có sựquan tâm nên không phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị vàcủa cộng đồng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túyngay tại cơ sở Thậm chí một bộ phận lãnh đạo quản lý còn sa sút phẩm chấtnhân cách đạo đức gián tiếp và trực tiếp tham gia các tệ nạn xã hội trong đó

có sử dụng và thành lập đường dây mua bán vận chuyển ma túy dưới sự lợidụng chức quyền Người thì thể hiện tư tưởng độc đoán chuyên quyền, thâutóm mọi quyền hành trong tay để chèn ép nhân dân Một số cán bộ thiếunăng lực trình độ chuyên môn, bản thân chưa thực sự hiểu hết, hiểu sâu về matúy và tệ nạn ma túy dẫ đến không có đủ kiến thức cung cấp hiểu biết choĐVTN về ma túy để biết cách phòng và chống tệ nạn này Bản thân họ là chủthể của yếu tố giáo dục nhưng tư cách đạo đức không minh bạch, năng lựctrình độ hiểu biết kém lại không thường xuyên liên tục học hỏi tiếp thu cáimới đã ảnh hưởng vô cùng lớn tới đối tượng được giáo dục Nhận thức nàyphải được quán triệt đến cán bộ, và các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành,các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội Từ đó triển khai đồng bộ các biệnpháp nhằm kiềm chế và làm giảm sự gia tăng của tội phạm và người nghiện

ma túy là ĐVTN, phấn đấu không để phát sinh ĐVTN nghiện mới

1.5.2 Yếu tố khách quan

- Yếu tố thuộc về ĐVTN: Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự

Trang 35

giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứatuổi ĐVTN Ở lứa tuổi ĐVTN các em chưa hiểu hết được những tác hại nguyhiểm của ma túy Các em rất non kém trong việc nhìn nhận, phân tích và xử

lý một vấn đề của cá nhân Đa số thanh thiếu niên nghiện đều thất học khảnăng nhận thức chậm, ý thức kỷ luật kém, coi thường việc học, sống không cómục đích lý tưởng Trong quá trình đi học nhiều em đã bị nhà trường kỷ luậtdẫn tới chán học, bỏ học và dần dần tiêm nhiễm thói hư tật xấu, đua đòi ănchơi, sống buông thả Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiềuĐVTN bị những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham giavận chuyển, mua bán ma tuý Mặt khác muốn thoả mãn tính tò mò của tuổitrẻ, thích thể hiện mình, ĐVTN đã chủ động đến với ma tuý Khó khăn hơnnữa trong công tác giáo dục là những em không có việc làm, nghề nghiệpkhông ổn định có nhiều thời gian chơi bời, đàn đúm rượu chè cuối cùng savào con đường nghiện ngập, phạm tội như: trộm cắp, cướp giật, trấn lột…Từ

đó chúng ta có thể thấy rằng ranh giới giữa sự nghèo nàn, sự hạn chế về nhậnthức là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý ở ĐVTN

- Yếu tố thuộc về gia đình: Gia đình với chức năng nuôi dưỡng, quản

lý, giáo dục con em, là nơi có nhiều thời gian nhất, có nhiều thuận lợi nhất vềmọi phương diện để giúp các em nhận rõ được tác hại ghê gớm của ma túy và

từ đó có cách phòng chống tốt nhất Do mặt trái của cơ chế thị trường, đa sốcác bậc cha đều rất quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em vẫn còn

có những phụ huynh chỉ tập trung nhiều cho việc làm ăn, làm kinh tế, chưaquan tâm thỏa đáng, đúng mức tới con em, phó thác việc giáo dục cho nhàtrường Với ĐVTN mà cha mẹ có mối qua hệ phức tạp như: ly thân, ly hôn

có xu hướng nghiện cao hơn Những gia đình điều kiện kinh tế khá giả mànuông chiều thái quá để cho con em mình có điều kiện giao du, chơi bời quátrớn cũng rất dễ bị mắc nghiện Sự buông lỏng quản lý, ít quan tâm đến concái, không khí gia đình không bình thường là những nguyên nhân dẫn đến đứa

Trang 36

trẻ tiếp cận với ma tuý và trở thành kẻ nghiện ma tuý.

- Yếu tố nhà trường: Nhà trường là môi trường có tác dụng to lớn đến

sự hình thành nhân cách của các em Đây là một tổ chức có tính chất chiếnlược nhất trong việc phòng ngừa các em vi phạm pháp luật Tuy nhiên, nhiềunơi nhà trường cũng có những yếu kém, sai lầm góp phần làm gia tăng tệ nạn

ma tuý trong học sinh, ở nhiều trường các tổ chức đoàn, đội chưa thực sự lànơi để các thành viên trao đổi với nhau các quan điểm về cuộc sống, về hoàibão, về tâm tư, nguyện vọng để hoàn thiện bản thân Tổ chức và kỷ luật củaĐoàn, của Đội còn lỏng lẻo, không có chiều sâu về cả mặt nội dung và hìnhthức, nặng về thành tích mà lẩn tránh các vấn đề gai góc trong học sinh hiệnnay như hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học sinh với các tệ nạn xã hội (matúy, mại dâm, cờ bạc…) Điều này sẽ dẫn các em đến hoạt động tiêu cực, tụtập chơi bời từ đó dễ bị tệ nạn ma tuý lôi kéo, quyến rũ

- Sự phát triển về kinh tế- chính trị xã hội của đất nước: Ngày nay,

cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - thị trường là sự chuyểnbiến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, kéo theo quá trình phát triển văn hóa, lốisống thực dụng, văn hóa phẩm đồi truỵ, phim ảnh, thông tin không lành mạnhtrên internet, các luồng văn hoá, tư tưởng từ bên ngoài tác động trực tiếp đếnlối sống của đoàn viên, thanh niên và cũng chính thanh niên là những ngườinhanh nhạy với cái mới, dễ dàng tiếp thu và chấp nhận cái mới, là đối tượng

bị ảnh hưởng nhiều nhất Điều này làm cho một bộ phận thanh niên khôngthích ứng kịp, chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng để thích nghi, dẫn đến tìnhtrạng tụt hậu, không theo kịp bước tiến của sự phát triển Từ đó, dễ này sinhnhững vấn đề xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước

Vì vậy, cung cấp, trang bị cho thanh niên kỹ năng sống phù hợp với yêu cầucủa tình hình mới, đó cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của

tổ chức Đoàn các cấp

Trang 37

- Truyền thống, phong tục, tập quán, văn hóa của cộng đồng dân tộc: Những năm gần đây, với đặc thù địa bàn cùng với những phong tục tập

quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu

số vùng sâu, vùng xa lén lút mua hạt giống cây thuốc phiện về trồng Nghĩa làcây thuốc phiện cũng đã tái xuất hiện trở lại trên các đám nương, rãy của

đồng bào dân tộc thiểu số Đối với các tỉnh miền núi đặc biệt là vùng núi Tây Bắc của tổ quốc vấn đề trồng cây thuốc phiện; vấn đề nghiện hút và buôn bán

ma tuý ở các địa phương vẫn được bà con coi là một truyền thống, tập tục và

có sự kế thừa.Bởi theo phong tục họ cho rằng hút thuốc phiện là một thú vui.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ trong công tác giáo dục phòng chống ma túytrong ĐVTN

- Sự phát triển tâm, sinh lý lứa tuổi: Với lứa tuổi ĐVTN là độ tuổi có

sự thay đổi về sinh lý, tâm lý, đặc biệt sự phát triển về “con người sinh lý” lạinhanh hơn “con người xã hội” Lứa tuổi này thường có xu hướng tự đánh giámình cao hơn so với hiện thực, họ thích thổi phồng những khả năng của bảnthân coi mình là nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ vàhành động như mình Do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạkết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, họ dễ dàngtiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, vớitruyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ Chính vìđánh giá không đúng khả năng của mình nên các quyết định của họ ít dẫn đếnthành công, những thất bại nho nhỏ, những xích mích vụn vặt cũng có thể làm

họ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi và xa đà vào các tệ nạn xã hội

- Yếu tố thái độ của cộng đồng, xã hội đối với tệ nạn ma túy:

Trên thực tế, người nghiện ma tuý rất cần được giúp đỡ trong quá trìnhđiều trị Hơn ai hết, họ chính là những người cảm nhận rõ nhất những hậu quả

mà ma tuý gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội Thế nhưng họ lại chỉ nhận

Trang 38

được thái độ kỳ thị của cộng đồng, xã hội Đa số cộng đồng, xã hội cho rằngngười nghiện ma túy thường là người không tốt như: kém ý thức, kém ý chínghị lực trước những khó khăn; người nghiện ma túy còn thường đi kèm vớivấn đề HIV, mại dâm Từ đó có thái độ khinh bỉ, phê phán và thiếu niềm tin,không tin vào tương lai của họ, về khả năng cai nghiện tái hòa nhập cộngđồng của người nghiện ma túy…, dè bỉu, xua đuổi, lên án rằng người nghiện

ma túy “đáng bị thế này, đáng bị thế khác”…Sự kỳ thị với người nghiện matúy còn trở nên gay gắt hơn sự kỳ thị đối với những nhóm người được xem làkhác biệt khác trong xã hội

Trang 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ma túy đã xâm nhập phá hủy từng ngày một bộ phận không nhỏ ĐVTNlàm họ suy sụp về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần, nhân cách trở nênlệch chuẩn, trụy lạc, không những thế còn để lại bao nhiêu hệ lụy cho giađình, cộng đồng làng, xã

Giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho ĐVTN là quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể giáo dục đến người đượcgiáo dục, giúp họ có những hiểu biết nhất định về tệ nạn ma túy, từ đó biết

tự giác điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân một cách tíchcực trong phòng chống ma túy

Nội dung giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho ĐVTN bao gồm:Giáo dục nâng cao nhận thức cho ĐVTN về tác hại của ma tuý và công tácphòng, chống ma túy; Xây dựng ý thức, hành vi PCMT cho ĐVTN

Hình thức giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho ĐVTN bao gồm:Thông qua hoạt động học tập; Thông qua các chương trình ngoại khóa, cáchoạt động Đoàn, Đội

Các phương tiện giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho ĐVTN baogồm: Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để ĐVTN được rèn luyện, cốnghiến và trưởng thành; Tạo cho thanh niên cơ hội để tham gia các hoạt độngvui chơi giải trí lành mạnh

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức phòng chống

ma túy cho ĐVTN gồm các yếu tố chủ quan như: Yếu tố lãnh đạo, chỉ đạotrực tiếp của các cấp chính quyền; Yếu tố thuộc về ĐVTN; yếu tố gia đình;yếu tố nhà trường Các yếu tố khách quan như: Sự phát triển về kinh tế-chính trị xã hội của đất nước;

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN Ở PHƯỜNG QUYẾT THẮNG –

THÀNH PHỐ SƠN LA – TỈNH SƠN LA 2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Phường Quyết Thắng nằm ở trung tâm thành phố Sơn La, có nhiềutuyến đường giao thông quan trọng, rất thuận lợi cho phát triển các loại hìnhkinh doanh, dịch vụ, buôn bán Đây là điều kiện thuận lợi để phường phát triểnkinh tế - xã hội, song cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an ninh trật tự

Phường có diện tích 3,7 km², dân số năm 2011 có 13.032 người,phường chia thành 15 tổ dân phố và 1 bản (Giảng Lắc), có 09 dân tộc anh em:Kinh, Thái, Mông, Mường, Dao, Kháng, Khơ Mú, Hoa, Tày, Lào

Nằm cách Hà Nội 302 km về phía Tây Bắc Phường Quyết Thắng có hệthống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trongviệc lưu thông hàng hoá, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựukhoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức,

cá nhân trong và ngoài tỉnh

Phường Quyết Thắng có nét văn hóa đặc trưng, đặc biệt độc đáo, riêng

có của người dân tộc Thái Nét văn hóa độc đáo được lưu giữ, lưu truyềntrong đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng qua các làn điệu dân ca, dân vũ,như Hát khắp của dân tộc Thái, các điệu xòe Thái, trang phục dân tộc, cácloại nhạc cụ dân tộc

Thực hiện Quyết định số 2968/QĐ- UBND ngày 09/12/2014 củaUBND tỉnh Sơn La phường Quyết Thắng đã thành lập Ban chỉ đạo phòngChống tội phạm, tệ nạn xã hội và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an

ninh Tổ quốc (gọi tắt là Ban chỉ đạo 2968) bao gồm đại diện:

Ngày đăng: 24/12/2018, 21:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Tuấn Anh (2003), Báo chí với vấn đề phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên, ĐHKHXHNV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Tuấn Anh (2003), "Báo chí với vấn đề phòng chống ma túy trongthanh thiếu niên
Tác giả: Lê Tuấn Anh
Năm: 2003
2. Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương (2002), Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa, Nxb. Chính tị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương (2002), "Văn hóa với thanh niên,thanh niên với văn hóa
Tác giả: Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính tị quốc gia
Năm: 2002
3. Nguyễn Thành Công (2003), “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thành Công (2003), “"Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai”
Tác giả: Nguyễn Thành Công
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
4. Lê Văn Chương (1999), “ Tâm lý học tội phạm và vấn phạm”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Chương (1999), “ "Tâm lý học tội phạm và vấn phạm
Tác giả: Lê Văn Chương
Nhà XB: NxbCông an nhân dân
Năm: 1999
5. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội (2008),“Tình hình lạm dụng ma túy trong sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn”. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội(2008),"“Tình hình lạm dụng ma túy trong sinh viên các trường Đại học,Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Một số biện pháp phòng ngừa, ngănchặn”
Tác giả: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội
Năm: 2008
6. Tạ Thị Bích Điểm (2007), Những giải pháp thực hiện việc ngăn chặn tệ nạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Thị Bích Điểm (2007), "Những giải pháp thực hiện việc ngăn chặn tệnạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên
Tác giả: Tạ Thị Bích Điểm
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2007
8. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (1998), "Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
9. Nguyễn Thị Kim Hoa (2012). Sổ tay hướng dẫn thực hành Công tác xã hội. NXB đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Kim Hoa (2012). "Sổ tay hướng dẫn thực hành Công tác xãhội
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhà XB: NXB đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
11. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên học sinh và sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Phương Hồng (1997), "Thanh niên học sinh và sinh viên với sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Nguyễn Phương Hồng
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1997
13. Tiêu Thị Minh Hường (2011), Thực trạng và thái độ đối với ma túy của sinh viên trường Đại học Lao động thương binh và Xã hội , luận văn thạc sĩ trường Học viện Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu Thị Minh Hường (2011), "Thực trạng và thái độ đối với ma túy củasinh viên trường Đại học Lao động thương binh và Xã hội
Tác giả: Tiêu Thị Minh Hường
Năm: 2011
14. Phan Thị Mai Hương (2008), Thanh niên nghiện ma tuý: Nhân cách và hoàn cảnh xã hội, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thị Mai Hương (2008), "Thanh niên nghiện ma tuý
Tác giả: Phan Thị Mai Hương
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2008
16. “Một số văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về công tác phòng, chống ma túy” tập 1 (tháng 5/2006); tập 2 (tháng 7/2006), tập 3 (tháng 10/2006), tập 4 (tháng 3/2007) của Ban chỉ đạo 03 tỉnh ủy Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về công tác phòng, chống matúy”
17. Trần Văn Luyện (2006), Tìm hiểu công tác phòng, chống ma tuý, Nxb Chính trị quốc gia và Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Luyện (2006), "Tìm hiểu công tác phòng, chống ma tuý
Tác giả: Trần Văn Luyện
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia và Nxb Giáo dục
Năm: 2006
18. Thanh Lê (2004), Giáo dục lối sống nếp sống mới, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh Lê (2004), "Giáo dục lối sống nếp sống mới
Tác giả: Thanh Lê
Nhà XB: Nxb. Tổng hợpThành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
19. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thị Xuân Mai (2012), "Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: NXBLao động – Xã hội
Năm: 2012
20. Dương Thị Kim Oanh (1998). “Tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma túy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện ma túy của học sinh THPT”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Khoc học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Thị Kim Oanh (1998)." “Tìm hiểu thực trạng nhận thức về matúy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện ma túy của học sinh THPT”
Tác giả: Dương Thị Kim Oanh
Năm: 1998
21. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình Giáo dục học – Tập 1, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Tuyết Oanh (2006), "Giáo trình Giáo dục học – Tập 1
Tác giả: Trần Thị Tuyết Oanh
Nhà XB: NXBĐại học sư phạm
Năm: 2006
22. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình Giáo dục học – Tập 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Tuyết Oanh (2006), "Giáo trình Giáo dục học – Tập 2
Tác giả: Trần Thị Tuyết Oanh
Nhà XB: NXBĐại học sư phạm
Năm: 2006
25. Động Mạnh Tường và các cộng sự (2001) Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động Mạnh Tường và các cộng sự (2001) "Từ điển Giáo dục học
Nhà XB: NXBTừ điển Bách khoa Hà Nội
26. Nguyễn Quang Uẩn (2004), Tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Uẩn (2004), "Tâm lý học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w