1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA

117 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Biện pháp 5: Tổ chức công tác giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cư tại các địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện...76... Đánh giá của cán bộ và người dân về

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Huy Hoàng

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi thamkhảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc đầy đủ, rõ ràng Các

số liệu trong luận văn là chính xác và trung thực

Tác giả luận văn

Vũ Văn Suấn

Trang 3

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Huy Hoàng,người thầy đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện vàhoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện Ủy, HĐND, UBND, Ủy banMTTQ Việt Nam huyện; các phòng, ban, ngành huyện; UBND các xã, thịtrấn trên địa bàn huyện Mường La đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấpnhững thông tin tư liệu trong quá trình nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ cơ quan nơi tôi đangcông tác; những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tìnhgiúp đỡ vật chất và tinh thần để tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa học

và luận văn này

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót và hạn chế nhất định Tôi rất mong nhận được những góp ý, chỉ dẫn củacác thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2016

Tác giả

Vũ Văn Suấn

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Dự kiến đóng góp của luận văn 5

9 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm liên quan 9

1.2.1 Ma túy 9

1.2.2 Nghiện ma túy, các giai đoạn nghiện và dấu hiệu nhận biết người nghiện .12

1.2.3 Tệ nạn ma túy 14

1.2.4 Giáo dục phòng chống ma túy 14

1.3 Một số vấn đề cơ bản về ma túy 14

1.3.1 Phân loại ma túy 14

1.3.2 Những tác động xấu của ma túy tới cuộc sống của cộng đồng dân cư 16 1.3.3 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tệ nạn ma túy 21

1.4 Một số vấn đề lý luận về giáo dục phòng chống ma túy trong cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Mường La - Tỉnh Sơn La 22

Trang 5

1.4.1 Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy 22

1.4.2 Nội dung giáo dục phòng chống ma túy 23

1.4.3 Hình thức giáo dục phòng chống ma túy 24

1.4.4 Phương pháp giáo dục phòng chống ma túy 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cư 26

Tiểu kết chương 1 27

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA 28

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Mường La 28

2.2 Thực trạng tệ nạn ma túy ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La 29

2.2.1 Thực trạng tệ nạn ma túy ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La 29

2.2.2 Thực trạng nhận thức của cộng đồng dân cư về tệ nạn ma túy 32

2.3 Thực trạng công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư huyện Mường La 35

2.3.1 Thực trạng về hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy 35

2.3.2 Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Mường La - Tỉnh Sơn La 37

2.3.3 Thực trạng về hình thức giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy 40

2.3.4 Thực trạng về phương pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy .42

2.3.5 Thực trạng nhận thức của cán bộ địa phương và cộng đồng dân cư về công tác giáo dục phòng chống ma túy 51

2.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy ở địa bàn 56

2.4.1 Những ưu điểm 56

2.4.2 Những khuyết điểm, yếu kém và nguyên nhân 57

Trang 6

Tiểu kết chương 2 59

Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN

MA TÚY CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA 61 3.1 Những nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư 61

3.1.1 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác giáo dục phòng chống ma túy 61 3.1.2 Các biện pháp giáo dục phải phát huy được tiềm năng, sức mạnh tổng hợp của cán bộ, đảng viên và nhân dân 62 3.1.3 Các biện pháp giáo dục phải đảm bảo tính khả thi, thiết thực 63

3.2 Một số biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư huyện Mường La hiện nay 63

3.2.1 Biện pháp 1: Phối hợp, liên kết với các địa phương giáp ranh với huyện Mường La trong công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy 63 3.2.2 Biện pháp 2: Phối hợp liên ngành và của cả hệ thống chính trị trong công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy 65 3.2.3 Biện pháp 3: Thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về tác hại của ma túy, công tác phòng chống ma túy 69 3.2.4 Biện pháp 4: Tiến hành công tác giáo dục phòng chống ma túy trong hệ thống các trường học thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 72 3.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức công tác giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cư tại các địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện 76

Trang 7

3.2.6 Biện pháp 6: Thực hiện giám sát, đánh giá thường xuyên quá trình và kết quả giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy để kịp thời điều

chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy 79

3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất 81

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 82

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 82

3.4.2 Lựa chọn nghiệm thể 82

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 82

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 82

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 82

Tiểu kết chương 3 87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 93

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thống kê số liệu về tệ nạn ma túy huyện Mường La trong 3 năm trở

lại đây 31Bảng 1.2 Nhận thức của cộng đồng dân cư về hậu quả của tệ nạn ma túy 33Bảng 1.3 Nhận thức của cán bộ địa phương về hậu quả của tệ nạn ma túy 33Bảng 1.4 Nhận thức của cộng đồng dân cư về về TNMT 34Bảng 1.5 Đánh giá của cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục

phòng chống ma túy 35Bảng 1.6 Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư về công

tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy 35Bảng 1.7 Đánh giá của cán bộ và người dân về mức độ tổ chức các hoạt động

giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La 36Bảng 1.8 Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy

ở huyện Mường La - tỉnh Sơn La 37Bảng 1.9 Mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục phòng chống tệ nạn

ma túy ở huyện Mường La - tỉnh Sơn La 40Bảng 1.10 Đánh giá mức độ thực hiện của các phương pháp giáo dục phòng

chống tệ nạn ma túy 43Bảng 1.11 Đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp giáo dục phòng

chống tệ nạn ma túy 47Bảng 1.12 Kết quả đánh giá của cán bộ địa phương về tính cần thiết của công

tác giáo dục phòng chống ma túy 51Bảng 1.13 Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư về công

tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy 52Bảng 1.14 Kết quả đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của vấn đề

phòng chống ma túy 53Bảng 1.15 Đánh giá của cán bộ địa phương về về thái độ tham gia của người dân 55Bảng 1.16 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy đã đề xuất 82

Trang 9

chống tệ nạn ma túy 48Biểu đồ 1.6: Kết quả đánh giá của cán bộ địa phương về tính cần thiết của

công tác giáo dục phòng chống ma túy 51Biểu đồ 1.7: Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư về

công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy 52Biểu đồ 1.8: Kết quả đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của vấn

đề phòng chống ma túy 54Biểu đồ 1.9: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp giáo

dục phòng chống tệ nạn ma túy đã đề xuất 84Biểu đồ 1.10: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp giáo dục

phòng chống tệ nạn ma túy đã đề xuất 85

Trang 10

TTATXH : Trật tự an toàn xã hội

TTCTP : Tái trồng cây thuốc phiện

UBND : Ủy ban nhân dân

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnhđạo, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại Vị thế và uy tíncủa Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế Việt Nam đangngày càng tích cực, chủ động trong việc hội nhập quốc tế, tạo thời cơ thuậnlợi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bên cạnh thời cơ là rất lớn, thì khó khăn, thách thức cũng không nhỏ,nhất là mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế kinh tế thị trường đã làm nảy sinhnhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm, tệnạn xã hội, đặc biệt là tội phạm, tệ nạn ma túy

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tội phạm ma túy trên thếgiới và khu vực ngày càng phức tạp, gia tăng về cả quy mô, tính chất và mức

độ Hoạt động sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng các chất matúy xuyên quốc gia lan rộng trên phạm vi toàn cầu và tác động trực tiếp đối vớinước ta TNMT trong nước mặc dù đã được tích cực đấu tranh, kiềm chếnhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở hầu hết các tỉnh, thành phố, các khuvực dân cư, ở mọi thành phần, lứa tuổi Đáng chú ý là số người NMT có xuhướng tăng lên trong giới trẻ Tình hình đó đã tác động xấu đến an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, trở thành hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và giốngnòi, đến sự phát triển bền vững của đất nước nếu chúng ta không kịp thời triểnkhai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn

Thực hiện Luật phòng, chống ma túy và Kết luận số 03-KL/TU ngày07/01/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về tăng cường côngtác phòng, chống và kiểm soát ma tuý Những năm qua, cùng với các địaphương trong tỉnh, công tác phòng chống ma túy đã được cấp ủy, chính quyềnhuyện Mường La chỉ đạo triển khai quyết liệt, tích cực và đã đạt được nhiều

Trang 12

kết quả quan trọng, quản lý tốt số đối tượng NMT và đưa vào các trung tâmcai nghiện, hạn chế việc để phát sinh người nghiện mới, đấu tranh quyết liệtvới tội phạm buôn bán ma túy, TTCTP Huy động được sức mạnh của cả hệthống chính trị và toàn xã hội trong việc phòng chống tệ nạn ma túy.

Tuy nhiên, do trình độ phát triển về kinh tế - xã hội chưa cao, mức sống

và nhận thức của một bộ phận nhân dân còn thấp nên tình hình vi phạm phápluật, trong đó có việc buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy còn tiềm

ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp, số người NMT trong danh sách quản lýcòn khá nhiều Số người nghiện mới vẫn có dấu hiệu tăng lên, tái trồng câythuốc phiện vẫn còn tiếp diễn, kéo theo nguy cơ mất ổn định về an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện

Thực tế trên, đòi hỏi cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và

đề ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống matúy trên địa bàn huyện Công tác phòng chống ma túy trong thời gian qua chothấy đây là nhiệm vụ hết sức phức tạp, đầy khó khăn, cần huy động sự vàocuộc của mọi người dân và toàn xã hội Để huy động tối đa sự vào cuộc củacác lượng và toàn xã hội trong phòng chống ma túy, cần thiết phải nâng caonhận thức của xã hội về tác hại của TNMT và cách thức phòng chống, do vậyviệc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của tệnạn ma túy, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ phòng chống ma túy là hết sứcquan trọng Tuy nhiên, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này trênđịa bàn huyện Mường La Từ những phân tích và thực tế nêu trên, tôi lựa

chọn đề tài: " Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý cho cộng đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La"

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện phápnâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộngđồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Trang 13

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cưhuyện Mường La

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy và các biệnpháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy chocộng đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La

4 Giả thuyết khoa học

Công tác phòng chống tệ nạn ma túy của huyện Mường La, tỉnh Sơn Latrong thời gian vừa qua đã được thực hiện và thu được những kết quả tíchcực Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác phòng chống tệnạn ma túy của huyện còn có nhiều hạn chế Nếu có những biện pháp giáodục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện mộtcách phù hợp, khả thi thì có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòngchống tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phòng chống ma túy và giáo

dục phòng chống tệ nạn ma túy

5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục phòng chống tệ

nạn ma túy cho cộng đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La

5.3 Đề xuất các biện pháp tăng cường giáo dục phòng chống tệ nạn ma

túy cho cộng đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc giáo dục phòng chống tệnạn ma túy và đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy mộtcách hiệu quả ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Trang 14

6.2 Giới hạn về khách thể khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 300 người trong đó

- 200 người dân địa phương trên 10 xã, thị trấn thuộc địa bàn huyệnMường La

- 100 cán bộ địa phương của huyện và 10 xã, thị trấn thuộc địa bànhuyện Mường La

6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Luận văn được triển khai nghiên cứu tại 10 xã, thị trấn trên địa bànhuyện Mường La, tỉnh Sơn La; gồm thị trấn Ít Ong và các xã: Chiềng Hoa,Ngọc Chiến, Pi Toong, Chiềng Lao, Hua Trai, Mường Bú, Mường Chùm,Chiềng Công, Tạ Bú

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

Là phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản tài liệu,các công trình liên quan đến hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trên địabàn huyện Mường La Sưu tầm, tìm hiểu những quy định, văn bản pháp luậtliên quan đến tệ nạn ma túy, những báo cáo của địa phương về công tác giáodục phòng chống tệ nạn ma túy trên địa bàn

7.2 Phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn người dân và cán bộ các cấp về thựctrạng tệ nạn ma túy và công tác giáo dục phòng, chống ma túy trên địa bàn,tìm hiểu nhận thức của họ về tệ nạn ma túy và những đề xuất nhằm nâng caohiệu quả của hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cưtrong toàn huyện

7.3 Phương pháp quan sát

Chúng tôi tiến hành quan sát thái độ, hành vi của người dân và cán bộtrong công tác giáo dục phòng chống ma túy trên địa bàn, quan sát một sốcách thức tuyên truyền phòng chống ma túy

Trang 15

7.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng công tác giáodục phòng chống tệ nạn ma túy, nhận thức của cán bộ và người dân về tệ nạn matúy, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên địa bàn huyện

7.5 Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến của những người có kinh nghiệm lâu năm về công tác giáodục và những cán bộ có chuyên môn về công tác phòng chống ma túy để tậndụng những hiểu biết của họ tìm hiểu những tác động của các phương pháp,hình thức tuyên truyền giáo dục và từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp

7.6 Phương pháp thống kê toán học

Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu chúng tôi sửdụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích kết quả thu được

từ bảng hỏi với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS

8 Dự kiến đóng góp của luận văn

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giáo dục phòngchống tệ nạn ma túy, tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng chống tệnạn ma túy

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục phòng chống tệ nạn

ma túy, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáodục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư huyện Mường La, gópphần quan trọng vào công tác phòng chống tệ nạn ma túy trong toàn xã hội

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

có cấu trúc gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy

Chương 2: Thực trạng giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộngđồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Chương 3: Biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộngđồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Trang 16

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÒNG

CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

NMT là một hiện tượng xuất hiện từ lâu đời trong xã hội loài người.Ngày nay, do tác hại của ma túy đối với xã hội, gia đình cũng như tác nhânngười sử dụng diễn ra ở mức độ ngày càng nghiêm trọng và có tính chất phổbiến nên hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế giới,mang tính toàn cầu Vì thế, phòng chống ma túy là một nhiệm vụ cấp bách đặt

ra cho toàn thế giới và mọi quốc gia Năm 1950, 150 quốc gia trên thế giới đãtham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma túy của LHQ và nhất trí thông quaCương lĩnh hoạt động toàn cầu

Năm 1991, Đại hội chống ma túy cấp Bộ trưởng trên thế giới được tổchức với sự nhất trí về hợp tác quốc tế chống ma túy, cũng trong năm này,chương trình kiểm soát ma túy quốc tế trực thuộc LHQ được thành lập Để tạosức mạnh toàn cầu chống ma túy, khóa họp đặc biệt lần thứ 20 của Đại hộiđồng LHQ bàn về vấn đề ma túy trên thế giới gồm 138 nước tham dự đã được

tổ chức tại New York từ ngày 08 đến ngày 19 tháng 6 năm 1998 Đây là cuộchọp đa phương lớn nhất được tổ chức về đề tài đấu tranh chống buôn lậu vàlạm dụng ma túy Khẩu hiệu khóa họp là: "Đoàn kết chống lại thảm họa hàngđầu của thế giới trong thế kỷ 21"

Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành hệ thống những quy địnhmang tính luật pháp, thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường hoạtđộng phòng chống ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này

Ở Việt Nam, tình trạng nghiện, sử dụng ma túy, tàng trữ, sản xuất vàbuôn bán ma túy đang thực sự là tệ nạn xã hội nhức nhối Công tác đấu tranhphòng chống và đẩy lùi TNMT đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp bách củatoàn xã hội, của các cấp, các ngành, của mọi gia đình và mỗi người

Trang 17

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiêncứu về tệ nạn ma túy đáng chú ý như:

Tác giả Vũ Ngọc Bừng với cuốn: "Phòng chống ma túy trong nhàtrường", đã đề cập các nội dung: TNMT là gì? nguyên nhân phát sinh, pháttriển; những ảnh hưởng của TNMT đối với các mặt đời sống xã hội; nhữngcách phòng chống;

Tác giả Nguyễn Thị Miến với bài viết: "Vai trò của người vợ, người mẹvới việc lôi kéo chồng ra khỏi ma túy" đề cập đến vai trò quan trọng củangười phụ nữ trong gia đình với việc giúp đỡ chồng con phòng và điều trịnghiện ma túy;

Tác giả Ngô Minh Hiến “Nghiên cứu về một số động cơ chủ yếu củangười phạm tội mua bán các chất ma túy ở trại giam Z30-Cục V60 Bộ Côngan” đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến phạm tội buôn bán các chất ma túy;

Tác giả PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm với Công trình nghiên cứu

“Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ma túy của trẻ vị thành niên” đãmang đến cho người đọc một cách nhìn khác về nguyên nhân trẻ vị thành niên

có hành vi lệch chuẩn, sa vào tệ nạn ma túy và cách phòng tránh;

Tác giả Tiêu Thị Minh Hương với đề tài: “Thực trạng và thái độ đối với

ma túy của sinh viên trường Đại học Lao đông thương binh và Xã hội” đãnghiên cứu về cách nhìn nhận về vấn đề ma túy của sinh viên và chỉ ranguyên nhân dẫn đến việc phạm tội về ma túy, đề tài này cũng đã đề xuất một

số biện pháp nhằm phòng chống tệ nạn ma túy trong sinh viên;

Hay đề tài “Tìm hiểu công tác phòng chống ma túy” của tác giả Lê VănLuyện cũng đã nghiên cứu về những hoạt động phòng chống ma túy ở một sốđịa phương…

Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã phân tích đặc điểm tâm sinh

lý của các loại đối tượng sử dụng ma tuý Các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh

Trang 18

đối với thanh thiếu niên là loại đối tượng có nguy cơ cao về vi phạm tệ nạn

ma túy vì những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này trong việc bị tác độngcủa các tệ nạn xã hội nói chung và ma tuý nói riêng

Các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt tới việc tìm hiểu nguyên nhânkhách quan và chủ quan trong việc sử dụng ma tuý và tệ nạn ma tuý trong đó

có những nguyên nhân xã hội, nguyên nhân quản lý xã hội, quản lý giáo dục

Những nghiên cứu trên đã đóng góp không nhỏ trong việc trang bịnhững hiểu biết, những kiến thức cơ bản về phòng chống tệ nạn ma túy, gópphần tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên,học sinh, sinh viên đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy; mặt khác đây cũng

là những lý luận giúp các cấp quản lý đưa ra những điều luật, những quyđịnh nhằm phòng chống ma túy, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, sứckhoẻ, đạo đức và lối sống cho nhân dân

Các công trình nghiên cứu kể trên bước đầu đặt nền móng cơ sở lý luậngiúp tác giả trong việc nghiên cứu đề tài này, tuy nhiên, hầu hết các tác giảtrên đều đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chung về tệ nạn ma túy Có rất ítcông trình nghiên cứu dành riêng cho công tác giáo dục phòng chống tệ nạn

ma túy xâm nhập vào cộng đồng dân cư, nhất là đề cập đến thực trạng và cácbiện pháp giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cư

Mường La là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, nhiều thập kỷtrước đây, cũng giống các huyện của tỉnh Sơn La, nhân dân các dân tộc cóthói quen trồng và sử dụng nhựa cây Anh Túc, mặc dù Đảng, Nhà nước đã cóchủ trương cấm, nhưng do tập quán nên việc lén lút trồng vẫn còn xảy ra ởmột số địa bàn vùng sâu, vùng xa Bên cạnh đó, những năm gần đây việc mởrộng giao thương, các doanh nghiệp tăng cường đầu tư về thương mại, dịch

vụ, hạ tầng cơ sở, đã góp phần làm cho đời sống của người dân ngày càng khágiả hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng đảm bảo hơn, cũng đồng thời kéo

Trang 19

theo các tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều hơn, trong đó có tệ nạn ma túy, đây làvấn đề tiềm ẩn nguy cơ lan rộng, với những diễn biến phức tạp trong cộngđồng dân cư trên địa bàn huyện.

Do vậy, việc nghiên cứu về công tác giáo dục phòng chống ma túy ởphạm vi giới hạn, cụ thể như tại huyện Mường La là rất cần thiết, với mongmuốn góp phần nhỏ bé công sức của mình đề xuất được những biện pháp hữuhiệu nhất trong công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồngdân cư trên địa bàn huyện Mường La

1.2 Một số khái niệm liên quan

Ma túy là tên gọi chung của các chất kích thích mà sử dụng nhiều lần

có thể gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo Không có một địnhnghĩa chung thống nhất nào về khái niệm này Ở mỗi góc độ tiếp cận, ma túylại được hiểu theo những cách khác nhau

Dưới góc nhìn khoa học: Ma túy là các chất có khả năng tác động lên

hệ thần kinh trung ương, có tác dụng giảm đau, gây cảm giác hưng phấn, dễchịu; dùng nhiều lần sẽ đưa đến tình trạng lệ thuộc vào ma túy

Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hiệp quốc, ma tuý được hiểu là

“Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽlàm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”

Trang 20

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đưa ra khái niệm như sau: “Ma túy

là các chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”

Bộ luật Hình sự Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1999

và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý như sau: Ma tuý baogồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quảthuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma tuý khác

ở thể lỏng hay thể rắn

- Luật Phòng, Chống ma tuý năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01/6/2001,tại Điều 2 khoản 1, 2, 3 cũng góp phần làm rõ khái niệm ma túy thông quađịnh nghĩa về chất ma túy:

- Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy địnhtrong các danh mục do Chính phủ ban hành

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tìnhtrạng nghiện đối với người sử dụng

- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Tóm lại, từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, ta có thể hiểu mộtcách chung nhất rằng: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiênhoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiềuchức năng tâm - sinh lý của cơ thể Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả

về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cho

cá nhân, tác động xấu và nguy hại đến gia đình và xã hội

Nguồn gốc của ma túy

Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, nhiều Bộ lạc trên thế giới đãbiết làm cho tinh thần sảng khoái và chống mệt mỏi bằng cách ăn hoặc hútmột số loại cây cỏ có chứa chất gây nghiện như cây thuốc phiện ở Châu Á,cây Cô ca ở Nam Mỹ và cây Cần sa, cây Khát ở Châu Phi Ban đầu, các loại

Trang 21

cây này được sử dụng trong các nghi lễ với mục đích ma thuật, vui thú và sau

đó là được sử dụng để chữa bệnh Dần dần những người sử dụng bị lệ thuộcvào các loại cây này, họ phải sử dụng nhiều lần trong ngày với số lượng tănglên, cho đến khi họ không thể rời bỏ được chúng Chất gây nghiện của cácloại cây cỏ đã tạo cho họ ảo giác đê mê, tạo cảm giác hưng phấn và baybổng…

Từ khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên đã có những tài liệu ghinhận việc sử dụng thuốc phiện Vào năm 1860 tác giả Syndenham đã viết

“trong số những bài thuốc mà thượng đế đã ban phát cho con người, không có

gì có thể chữa bệnh hiệu quả như thuốc phiện” Đó chính là quan điểm mà từ

đó dẫn đến lạm dụng thuốc phiện trong lịch sử loài người

Vào năm 1806, Surterner đã phân lập được một chất tinh khiết đặctrưng cho tác dụng chính của thuốc phiện và gọi là morphin bắt nguồn từ tênmorphurs, tên của một vị thần của giấc mơ thời Hy Lạp cổ đại Cũng để chỉtác dụng của chất này, người ta còn gọi bằng tên Narcotic, nghĩa là mê mẫn,túy lúy

Vào năm 1855 lần đầu tiên Gedecke đã chiết suất cocain từ lá câyCoca Đến năm 1880 Arnep chứng minh cocain có tác dụng gây tê tại chỗ.Cũng vào thời gian này bác sỹ tâm thần người Do Thái là Dicmun Frơt dùngcocain để chữa bệnh nghiện thuốc phiện và morphin, nhưng ít lâu sau người

ta phát hiện ra những tai họa của nó vì bản thân cocain cũng là chất gâynghiện mạnh

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngoài những sản phẩm có sẵn

từ thiên nhiên như: thuốc phiện, coca, cần sa, người ta dựa vào cấu trúc hóahọc của những chất có sẵn trong tự nhiên để từ đó bán tổng hợp nhằm thuđược các chất có cấu trúc tương tự và cũng có được những tác dụng dược lýtương tự Mặt khác, khi nghiên cứu cấu trúc của những chất có sẵn trong tự

Trang 22

nhiên người ta đã tổng hợp được các chất có khung cơ bản giống các chất cósẵn trong tự nhiên, có tác dụng tương tự nhưng khắc phục được các nhượcđiểm có thể phục vụ trong y học Kết quả đã thu được hàng loạt các hợp chấtkhác nhau, có tác dụng khác nhau được sử dụng vì mục đích y học Tuynhiên, do có những tính chất làm thay đổi trạng thái, ý thức, tâm trạng … củangười sử dụng nên nó ngày càng bị lạm dụng ngoài mục đích y học và trởthành các chất ma túy bị cấm hoặc khuyến cáo không nên sử dụng, bởi tác hạirất lớn của các chất này đối với mọi lứa tuổi trong cộng đồng xã hội trên toànthế giới Người ta gọi đó là các chất ma túy tổng hợp hay bán tổng hợp.

1.2.2 Nghiện ma túy, các giai đoạn nghiện và dấu hiệu nhận biết người nghiện

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về nghiện ma tuý

Theo nghĩa rộng: nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận trong xã hội

là những người có thói quen dùng các chất ma túy, thường tìm mọi thủ đoạn,hành vi để có được các chất ma túy và sử dụng chúng bất chấp sự nghiêmcấm của pháp luật và dư luận xã hội

Theo nghĩa hẹp: nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đốivới các chất ma túy Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ươngtạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được.Người nghiện ma túy là người thường xuyên lệ thuộc vào thuốc gây nghiện(được gọi chung là ma túy như: heroin, cocain, moocfine, thuốc phiện, cầnsa…) có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được, khi không sử dụng matúy sẽ xuất hiện hội chứng cai (Theo Thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thựchiện, quyết định 167/TTg ngày 08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ)

Sổ tay chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa nghiệnnhư sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều

Trang 23

lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma tuý để giảm triệu chứngcai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp tục sử dụng

dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì: nghiện ma tuý là tình trạng lệthuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng matuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý vàtình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảmthấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặttâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý

Theo các chuyên gia nghiên cứu về ma tuý của tổ chức Y tế thế giới thì 01 người dẫn đến nghiện thường trải qua 05 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1: Dùng ma tuý vài lần đầu, người sử dụng có cảm giác lânglâng, đê mê, họ tưởng rằng không thể nghiện Giai đoạn này người sử dụngcảm thấy dễ chịu, thú vị, khoái cảm, không có thì thấy nhạt nhẽo, thèm muốn

+ Giai đoạn 2: ma tuý đã trở thành nhu cầu, thiếu nó thì không chịu nổinên bằng mọi cách đi tìm ma tuý

+ Giai đoạn 3: Dùng ma tuý ngày một tăng để đã cơn thèm

+ Giai đoạn 4: Tự đấu tranh đi đến quyết định cai - cai không được - lạicai - lại cai không được…Chu kỳ này cứ thế diễn ra giằng co với sự khốn đốn

về tinh thần, đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tài chính

+ Giai đoạn 5: Không thắng nổi giai đoạn 4 (cai nghiện không thànhcông), giai đoạn này hoàn toàn nguy hiểm bởi những hành vi, lý trí nguyhiểm, bất chấp tất cả để có ma tuý

Dấu hiệu nhận biết người nghiện:

Người nghiện ma tuý thường biểu hiện: hay ngáp vặt, chảy nước mắt,nước mũi; toát mồ hôi, ớn lạnh, nổi da gà, gầy yếu, sút cân; nôn, buồn nôn;tiêu chảy, mất ngủ (thường ngủ ngày), dễ bị kích động, trầm cảm, lo âu;

Trang 24

Dấu hiệu để phát hiện thanh, thiếu niên sử dụng ma tuý: lười học, họckém, học thất thường rồi bỏ học; thường xin tiền để chi tiêu không chínhđáng; hoặc tạo cớ để xin tiền như: đi sinh nhật, dã ngoại, đi học thêm; xuấthiện các dấu vết tiêm chích ở tay (ven) hoặc các dấu phỏng rợp ở tay, chân(do sử dụng ma tuý ảo giác); có thể trong túi quần, áo; cặp sách có ma tuý.

Trong đó chú ý các dấu hiệu: bất minh trong chi tiêu; thay đổi trạngthái; xung quanh nơi ở có xilanh + kim tiêm; giấy bạc xé nhỏ, ống hút nướccắt ngắn (đựng Heroin), bịch nilông nhỏ (đựng cần sa), giấy hoặc tiền mệnhgiá nhỏ cuộn lại (để hút ma tuý)…; bị áp xe, loét tĩnh mạch do tiêm chích

ma tuý; vay mượn, xin tiền của nhiều người, nhất là người thân, quen; lấy cắp

đồ vật của nhà, hàng xóm; thế chấp tài sản của bản thân như: xe đạp, xe máy,điện thoại di động; đi chơi khuya, ngủ ngày, hay ngáp vặt; hút thuốc lá nhiều,uống rượu nhiều; sống lượm thượm, lười tắm rửa (sợ nước); thường kết bạnvới những phần tử xấu; xa lánh bạn tốt

1.2.3 Tệ nạn ma túy

Theo Luật phòng chống ma túy năm 2000: Tệ nạn ma túy là tình trạng

nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy

1.2.4 Giáo dục phòng chống ma túy

Giáo dục phòng chống ma túy nhằm thúc đẩy người dân phát triển sựhiểu biết, những kỹ năng, cách cư xử và sự nhận biết về ma túy cũng như việcđánh giá lợi ích sức khỏe, liên quan đến hành vi của chính mình và đối vớinhững người khác

Mục đích của giáo dục phòng chống ma túy là bao hàm việc ngăn ngừa

sử dụng ma túy Ngăn ngừa ma túy tập trung vào việc giảm tối thiểu số lượngngười tham gia vào việc sử dụng ma túy

1.3 Một số vấn đề cơ bản về ma túy

1.3.1 Phân loại ma túy

Các chất ma túy được phân chia thành nhiều loại dựa theo những căn

Trang 25

cứ khác nhau như: nguồn gốc, mục đích sử dụng, mức độ tác động lên hệ thầnkinh… Tuy nhiên, việc phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối trongbối cảnh việc sử dụng các chất ma túy luôn luôn biến đổi khôn lường Có thểliệt kê ra đây những cách phân loại chính như sau:

Phân loại theo nguồn gốc: căn cứ theo tiêu chí này, ma túy được phânchia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và matúy tổng hợp

- Ma túy tự nhiên: là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chếphẩm của chúng như thuốc phiện, cần sa, cocain

- Ma túy bán tổng hợp: là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên

và một số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu Vídụ: Heroin là một loại ma túy bán tổng hợp được chiết xuất từ cây thuốcphiện, bằng cách chế thuốc phiện với các hóa chất để tạo ra morphine và sau

đó kết tủa thành heroin dạng thô

- Ma túy tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháptổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá

Phân loại căn cứ theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng: dựatrên tiêu chí này, ma túy được chia thành 2 loại: Ma túy có hiệu lực cao và matúy có hiệu lực thấp (ma túy mạnh và ma túy nhẹ)

- Ma túy có hiệu lực cao: là các chất ma túy chỉ cần sử dụng với mộtlượng nhỏ đã có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng (mức

độ kích thích mạnh), và sử dụng vài lần có thể gây nghiện Ví dụ: thuốcphiện, heroine, cocaine, thuốc lắc…

- Ma túy có hiệu lực thấp: là các chất ma túy phải sử dụng nhiều lần vớimột lượng lớn thì mới làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của ngườidùng và gây nghiện; ví dụ: thuốc lá, thuốc lào…

Phân loại theo tác dụng của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương.Dựa trên tác dụng chủ yếu của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương của

Trang 26

con người, ta có thể chia thành 3 loại:

- Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện,những chất chế ra từ thuốc phiện (heroine, morphine, cocaine, methadone vàpethidine) và thuốc ngủ (lumiau, valium, seconau phenobacbital, serepax,mogadon, seduexen…) Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần,yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp…

- Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuấtcủa nó; có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơthể, tăng nhịp tim, hô hấp…

- Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic AcidDiethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc) Việc sửdụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, vềmôi trường xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấynhững sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác)

Phân loại theo luật pháp: ma túy được phân thành 2 loại:

- Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng: rượu bia, thuốc lá(ni-cô-tin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường…

- Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất matúy bất hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocaine, thuốclắc, các chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins…

1.3.2 Những tác động xấu của ma túy tới cuộc sống của cộng đồng dân cư

1.3.2.1 Với bản thân người nghiện

Gây tổn hại về sức khoẻ: Ma tuý được sử dụng dưới nhiều hình thứckhác nhau như: Hút thuốc phiện, hút cần sa, hít heroin, ma tuý tổng hợp (hàngđá), tiêm chích heroin, morphine, thuốc phiện và uống các loại ma tuý tổnghợp Như vậy ma tuý đưa vào cơ thể theo con đường tiêu hoá, đường hô hấp,đường máu tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da, niêm mạc và gây tổn hại trực

Trang 27

tiếp cho các cơ quan này.

Hệ tiêu hoá: Người nghiện luôn có cảm giác no Vì vậy họ không muốn

ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm nên họ thường có cảm giác buồn nôn, đaubụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón

Hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp tim, huyết áp tănggiảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng Đặc biệt là hệ mạch máu làm ảnhhưởng đến hoạt động của bộ não Do việc tiêm chích thường không vô trùngnên dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch

Hệ hô hấp: Những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêmxoang, viêm đường hô hấp

Các bệnh về da: Người nghiện ma tuý bị rối loạn cảm giác da nênkhông cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước, vì vậy họ rất sợ và ngạitắm Đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hắclào, viêm da…

Làm suy giảm chức năng giải độc: Trong cơ thể gan, thận là cơ quanchủ yếu đào thải các chất độc Khi nghiện ma tuý nhất là heroin, hai cơ quannày suy yếu ảnh hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ trong

cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu, thường người nghiệnhay bị các bệnh như: áp xe gan, viêm gan, suy thận dẫn đến tử vong

Đối với hệ thần kinh: Khi đưa ma tuý vào cơ thể, ma tuý sẽ tác độngtrực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng kích thích hoặc ứcchế từng phần ở bán cầu não Người nghiện có biểu hiện rối loạn phản xạ thầnkinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, rối loạn cảm giác, run tay chân,viêm dây thần kinh dễ bị kích động dẫn đến tội ác, nếu dùng liều cao cơ thể bịngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tinh thần nặng, hôn mê

Người nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính,suy nhược toàn thân, người gầy gò xanh xao, mặt trắng, môi thâm, nước da táixám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hay phù nề do thiếu dinh

Trang 28

dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm, ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.

Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khảnăng lao động và khả năng tập trung trí óc Trường hợp sử dụng ma tuý quáliều có thể bị chết đột ngột

Gây tổn hại về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thayđổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần Họ thường xa lánh nếp sống sinhhoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thìnhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua nhữngnhu cầu khác trong cuộc sống đời thường

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cấp bách về ma tuý cho bản thân, họ có thểlàm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người…miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện

Hành vi lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xãhội và pháp luật Họ là những người bị tha hoá về nhân cách

Tóm lại, sử dụng ma túy sẽ làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả nănglao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại Dùng ma túyquá liều có thể dẫn đến cái chết Tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kimtiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rút B, C, đặc biệt là HIV

- AIDS Tiêm chích ma túy là một trong những con đường lây nhiễm HIVphổ biến nhất tại Việt Nam Người nghiện ma túy có thể mang vi rút HIV vàlây truyền cho vợ, con hoặc bạn tình

1.3.2.2 Đối với gia đình

Người nghiện ma tuý làm tiêu tốn tài sản, đây cũng là một hậu quả dễnhận thấy nhất đối với những gia đình có người nghiện ma tuý Thiệt hại vềkinh tế do sử dụng ma tuý là một trong những nguyên nhân làm đổ vỡ mốiquan hệ tốt đẹp giữa những người trong gia đình với người nghiện Mặt khácngười nghiện có xu hướng sống thu mình, ngại tiếp xúc, lẩn tránh người thân

Trang 29

Do quá trình sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi tính cáchnhư hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối, trộm cắp, cướp giật… đến lúc nào đó bảnthân họ không còn hoà hợp với những người trong gia đình Khi lên cơnnghiện thì người nghiện mất hết lý trí, không còn điều khiển được hành vi củamình, họ xoay xở và tìm mọi cách để có tiền mua chất ma tuý nhằm thoả mãncơn nghiện.

Nhưng khi không có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đó, người nghiệntrở lên liều lĩnh, tàn bạo có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng nhưhành hạ người thân, cha mẹ, vợ con, anh em, đập phá tài sản gia đình… từ đódẫn đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sốngcộng đồng

1.3.2.3 Đối với kinh tế

Sự lạm dụng các chất ma tuý đã làm mất đi các giá trị tổng hoà củacuộc sống cộng đồng Việc duy trì các dịch vụ có liên quan đến ma tuý vừatốn kém vừa tiêu phí tiền bạc, nhân lực quý giá cần thiết cho các nhu cầu vàcác mối quan tâm khác của xã hội

Hàng năm ở nước ta phải chi phí hàng trăm tỷ đồng cho việc xoá bỏcây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống vàkiểm soát ma tuý Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh Xã hội, mỗingười nghiện ma túy mỗi ngày sử dụng khoảng 230.000đ thì tổng số tiền thiệthại là rất lớn Cuối năm 2014 cả nước có 204.377 người nghiện Ước tínhhàng năm tiêu phí gần 6.000 tỉ đồng cho việc sử dụng heroin nói riêng và matúy nói chung Nếu số tiền này được đầu tư vào các chương trình phát triểnkinh tế thì hiệu quả mang lại sẽ rất lớn

Ngoài những thiệt hại trực tiếp về kinh tế, tệ nạn ma tuý còn gây ranhững tác động xấu đối với nền kinh tế như:

- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về sốlượng lẫn chất lượng, làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, nhưng chi phí

Trang 30

cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng.

- Người nghiện ma tuý hầu hết ở độ tuổi lao động Vì vậy vấn đề đàotạo cán bộ, công nhân có tay nghề để thay thế họ là một vấn đề khó khăn

- Đầu tư nước ngoài cũng giảm vì họ ngại đầu tư vào những nước có tỷ

lệ người nghiện cao như ở nước ta

1.3.2.4 Đối với an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Ma tuý là nguyên nhân xô đẩy người lương thiện vào con đường phạmtội Do sử dụng các chất ma tuý mà người nghiện không làm chủ được hành

vi của mình dẫn đến họ có những hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức và viphạm pháp luật Theo thống kê thì có tới 85,5% người nghiện ma tuý có tiền

án, tiền sự Khi trở thành nô lệ của ma tuý, nhu cầu về tiền bạc đối với ngườinghiện là rất lớn Trong khi đó khả năng về tài chính của bản thân họ và giađình không thể đáp ứng

Lúc đó, họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền mua ma tuý thoả mãncho cơn nghiện kể cả giết người, cướp của, trộm cắp, cố ý gây thương tích,bạo lực gia đình… điều này đã được chứng minh qua những tổng kết thựctiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý ở nước ta thời gian quacho thấy số đối tượng nghiện ma tuý phạm tội cướp giật, trộm cắp, lừa đảo…chiếm tỷ lệ khá cao Trong số những đối tượng nghiện các chất ma tuý, cómột số không nhỏ đã tham gia vào việc vận chuyển thuê, bán thuê ma tuý chocác đối tượng buôn bán ma tuý chuyên nghiệp hoặc họ tự tham gia buôn bán,

tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý… nhằm thu lợi bất chính vừa có tiền đểduy trì việc hút, tiêm chích ma tuý cho bản thân

Hoạt động mua bán, tổ chức sử dụng ma tuý trái phép của các đốitượng và sự tập trung của những người nghiện ở một địa bàn sẽ kéo theonhững tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật khác làm bất ổn về ANTT tạicộng đồng dân cư đó Thực trạng nói trên đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ và

Trang 31

bất bình trong quần chúng nhân dân.

1.3.3 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tệ nạn ma túy

Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thếgiới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn

xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS Hậu quả, tác hại do TNMT gây ra ảnh hưởngnghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước

Do vậy, đấu tranh phòng chống TNMT là một trong những nhiệm vụ cấpbách được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn, đẩy lùiTNMT khỏi đời sống xã hội

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Chế độ thực dân đã đầu độcnhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện Nó đã tìm mọi cách để hủy hoạidân tộc ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian xảo, tham ô Chúng ta cónhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta Cuối cùng tôi đềnghị phải tuyệt đối cấm thuốc phiện

Ngày 22/12/1952 Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP quy định:Những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý như: tịchthu thuốc phiện tàng trữ, vận chuyển trái phép; Phạt tiền vận chuyển thuốcphiện lậu bằng một đến năm lần giá trị số thuốc phiện vận chuyển lậu; người

vi phạm có thể bị truy tố trước tòa án nhân dân

Sau khi đất nước thống nhất, để lãnh đạo công tác phòng, chống matúy, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luậtlàm cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến việc giáodục phòng chống ma túy như: Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30 tháng 11 năm

1996 Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát matuý; Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị khóa X

về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát

Trang 32

ma túy trong tình hình mới; thành lập các tổ chức, ủy ban phòng chống matúy như: Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn matúy, mại dâm.

Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X đã banhành Luật phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm

2000 và Luật số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2000

Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2007 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc giaphòng chống ma túy đến năm 2010; Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27tháng 6 năm 2011 về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống vàkiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Xác định tác hại và nguy cơ của tệ nạn ma túy đối với quốc gia, dântộc, nòi giống Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sáchtạo hành lang pháp lý đầy đủ trong cuộc chiến với tội phạm, tệ nạn ma túy

1.4 Một số vấn đề lý luận về giáo dục phòng chống ma túy trong cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Mường La - Tỉnh Sơn La

1.4.1 Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy

Mục tiêu của giáo dục phòng chống TNMT là giúp cho cộng đồng dân

cư và mỗi người dân có hiểu biết về ma túy và chất gây nghiện; hiểu biết vềtác hại của việc sử dụng ma túy, các chất gây nghiện; nắm được nguyên nhânnghiện ma túy và các chất gây nghiện Xác định được những hành vi phạmpháp liên quan đến ma túy theo quy định của pháp luật; giúp cộng đồng dân

cư rèn luyện kỹ năng phòng tránh ma túy; khuyến khích họ tham gia các hoạtđộng phòng chống ma túy tại cộng đồng

Muốn công tác giáo dục phòng chống TNMT cho cộng đồng dân cư cóhiệu quả, trước hết người cán bộ cần gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương

Trang 33

của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương; có ý thức tìm hiểu, nghiêncứu các kiến thức về nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dụcphòng chống TNMT để vận dụng vào trong công tác giáo dục phòng chống tệnạn ma túy trong cộng đồng Có ý thức thường xuyên giáo dục phòng chống

tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư thông qua các hoạt động tuyên truyền vàcác kế hoạch giáo dục cụ thể Chính quyền địa phương phải chủ động thiết lậpmối liên hệ trách nhiệm giữa cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồngtrong việc giáo dục phòng chống TNMT giúp người dân tránh xa tệ nạn này

1.4.2 Nội dung giáo dục phòng chống ma túy

Nội dung giáo dục phòng chống TNMT tại cộng đồng dân cư là mộtnội dung nằm trong nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội Nội dunggiáo dục phòng chống tệ nạn ma túy bao gồm những kiến thức về ma túy, hậuquả của nó, những chính sách pháp luật liên quan

Nội dung giáo dục phòng chống ma túy không chỉ dừng lại ở việc làmcho cộng đồng dân cư có được những kiến thức cần thiết và có liên quan, màcòn làm thay đổi những thái độ, hành vi không phù hợp, hình thành nhữngthái độ hành vi đúng đắn, lối sống lành mạnh Hạn chế người mắc vào tệ nạn

ma túy mới Vì thế giáo dục phòng chống TNMT trong cộng đồng dân cư cầnđảm bảo các nội dung sau:

- Giáo dục chính sách, pháp luật về phòng chống ma túy

- Giáo dục kiến thức về ma túy và phòng chống ma túy

- Giáo dục hậu quả của TNMT

- Giáo dục công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về TNMT

- Giáo dục kỹ năng sống để tránh mắc vào TNMT

- Giáo dục những mô hình, kinh nghiệm tốt trong việc cai nghiện vàphòng chống ma túy

Trang 34

sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả thông tin, tuyên truyền Bên cạnh việc mởcác chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, phỏng vấn phát thanh, truyền hình

và báo in các địa phương cần đặc biệt quan tâm củng cố hệ thống trạm, loatruyền thanh ở xã, thị trấn, tiểu khu, thôn, bản với các chuyên mục định kỳ đểtuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy trong cộng đồng dân cư, nhất là ởcác vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế và địahình còn nhiều khó khăn cách trở

- Thông qua các cuộc thi tìm hiểu, đấu tranh phòng chống ma túy

- Thông qua các buổi tuyên truyền của chính quyền địa phương: Xâydựng và tổ chức hoạt động cụm thông tin cổ động ở nơi công cộng tập trungđông người; niêm yết bản tin, dán tranh cổ động tuyên truyền, khẩu hiệu cónội dung liên quan về phòng, chống ma túy Yêu cầu nội dung tuyên truyềnphải được cập nhật và thay đổi thường xuyên, phù hợp với đối tượng tuyêntruyền, đảm bảo tính hấp dẫn và thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng;Xây dựng cụm cổ động gồm khẩu hiệu, tranh cổ động ở những vị trí trungtâm cụm xã, khu dân cư, hoặc các nút giao thông; Tổ chức mít tinh, diễuhành, phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống TNMTvào “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng,chống ma túy” hàng năm; Tổ chức tổ, nhóm thông tin lưu động, xây dựng nội

Trang 35

dung, chương trình để tuyên truyền tại các gia đình, xóm, thôn, xã, thị trấnvào các dịp sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt đoàn thể Tổ chức hội thi, câu lạc

bộ truyền thông, phòng chống ma túy

- Thông qua việc lồng ghép nội dung phòng chống ma túy vào các cuộchọp, sinh hoạt cộng đồng

- Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ: Thông qua hoạtđộng của các Câu lạc bộ (Câu lạc bộ Hội Cựu chiến binh, Câu lạc bộ Phụ nữ,Câu lạc bộ Thanh niên, Câu lạc bộ Người cao tuổi ) lồng ghép nội dungtuyên truyền liên quan đến công tác phòng, chống TNMT trên địa bàn để tổchức các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề cho các thành viên sinh hoạttrong Câu lạc bộ; xây dựng các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm để thu hút hộiviên tham gia Thông qua Ban chủ nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, ấnphẩm tuyên truyền về pháp luật phòng chống ma túy, những kiến thức, nhậnbiết cơ bản về ma túy, tác hại của ma túy, tình hình ma túy và tội phạm matúy trên địa bàn, nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống TNMT tớiBan chủ nhiệm, các thành viên sinh hoạt Câu lạc bộ để từ đó nâng cao nhậnthức cho người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống matúy trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc Tổ chức tập huấn, bồidưỡng kỹ năng truyền thông để xây dựng lực lượng tuyên truyền viên nòngcốt trong các câu lạc bộ phục vụ cho công tác tuyên truyền phòng chống matúy cho cộng đồng dân cư tại địa bàn

1.4.4 Phương pháp giáo dục phòng chống ma túy

Giáo dục phòng chống TNMT cho cộng đồng dân cư thường sử dụngcác phương pháp chủ yếu là:

- Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về công tác phòng chống ma túy

- Dán áp phích panô, khẩu hiệu, tranh tuyên truyền về ma túy

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh,tạo sân chơi bổ ích nhằm phòng tránh tệ nạn ma túy

Trang 36

- Tổ chức hòm thư ngỏ để thu thập thông tin qua đơn, thư phát hiện, tốgiác đối tượng sử dụng, tàng trữ…ma túy

- Phối hợp với chính quyền, công an, các cơ quan đoàn thể địa phương

để giải tỏa các quán xá, tụ điểm vui chơi giải trí tiềm ẩn những TNMT

- Phổ biến chính sách pháp luật về công tác đấu tranh phòng chống ma túy

- Tổ chức chiếu phim ảnh về những trường hợp mắc tệ nạn ma túy đểcộng đồng dân cư hiểu rõ những tác hại to lớn mà ma túy để lại

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cư

Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giáo dục phòngchống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư

Trước hết, đó là do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các địabàn và trong các tầng lớp dân cư trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội Sự xuốngcấp về đạo đức, văn hoá, động cơ vị lợi, sống xa hoa trụy lạc, chây lười laođộng, tiêm nhiễm lối sống không lành mạnh của một bộ phận thanh thiếu niên

dễ dẫn đến hành vi sử dụng ma tuý

Thứ hai, trình độ dân trí và nhận thức của một bộ phận nhân dân cònhạn chế, nhất là bộ phận nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, cùng vớiđiều kiện kinh tế khó khăn nên ít có điều kiện tiếp xúc với thông tin đạichúng Nhận thức thấp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyêntruyền, giáo dục phòng chống ma túy

Thứ ba, do thói quen và tập quán trồng cây thuốc phiện vẫn còn tiềm ẩntrong một bộ phận nhân dân nên tình trạng tái trồng cây thuốc phiện vẫn cònxảy ra trên địa bàn huyện Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến côngtác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư

Thứ tư, một số cấp ủy, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp chưa nhận thứcđầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình nên thiếu sự chủ động, phối hợp trongcông tác giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cư

Trang 37

Thứ năm, một yếu tố quan trọng nữa là do nhận thức, hoàn cảnh giađình, trình độ văn hoá của một bộ phận dân cư, nhất là số thanh, thiếu niêncòn hạn chế, dễ sa vào tình trạng nghiện ngập, vi phạm pháp luật Trong khi

đó, sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng tại địa phương và sự phốihợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường có lúc, có nơi còn lỏng lẻo, chưathường xuyên, kịp thời…

Thứ sáu, các loại ma túy mới, nhất là ma túy tổng hợp (MTTH) dễ cóđiều kiện thâm nhập vào nước ta nói chung và địa bàn huyện nói riêng, tiềm

ẩm nguy cơ sử dụng MTTH trong cộng đồng dân cư, nhất là trong thanh thiếuniên, học sinh

Ở chương đầu, chúng tôi đã tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của

TNMT và công tác GDPC TNMT Dựa trên những tài liệu và những côngtrình nghiên cứu liên quan của các tác giả đi trước, chúng tôi đã đưa ra một sốkhái niệm công cụ cơ bản như: Khái niệm ma túy, TNMT, giáo dục phòngchống ma túy Chúng tôi cũng đã đưa ra một số vấn đề lý luận về công tácgiáo dục phòng chống ma túy như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hìnhthức giáo dục phòng chống ma túy

Để thực hiện công tác giáo dục phòng chống ma túy cần tiến hành đồng

bộ, hệ thống các biện pháp, hình thức khác nhau nhằm mang lại kết quả khảquan, đó là nhiệm vụ của đề tài trong những chương tiếp theo

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN

MA TÚY CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN MƯỜNG LA,

TỈNH SƠN LA 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Mường La

Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La

42 km về phía Đông Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và huyện Quỳnh Nhai;phía Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và thành phố Sơn La; phíaĐông giáp tỉnh Yên Bái; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quỳnh Nhai vàhuyện Thuận Châu

Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.924 ha, có 16 đơn vị hànhchính, gồm: 1 thị trấn và 15 xã, 288 bản, tiểu khu; Huyện có nhiều thắng cảnhnhư: Hồ Thủy điện Sơn La trên sông Đà; thủy điện Huổi Quảng, Nậm Chiến;suối nước nóng Ngọc Chiến đây là những điều kiện lý tưởng để thúc đẩyngành du lịch Mường La phát triển

Huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình từ 500-700m so với mựcnước biển, phía Đông và Đông Bắc là những dãy núi cao, địa hình thấp dần

về phía Nam và dọc theo hai bờ sông Đà Trên địa bàn còn có 5 con suối lớnchảy qua là Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia Khí hậunhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùakhô Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trung bình hàng năm khá cao Mường La

có vàng sa khoáng ở xã Pi Toong, quặng sắt ở xã Mường Trai

Tiềm năng du lịch: Mường La có các thắng cảnh như hồ thủy điệnSông Đà, Huổi Quảng, Nậm Chiến; suối nước nóng Ngọc Chiến; di tích lịch

sử đồn Pom Pát, hang Co Noong tại thị trấn Ít Ong Huyện Mường La có16.449 hộ, với trên 9,2 vạn nhân khẩu, thuộc 6 dân tộc anh em cùng chungsống là: Thái, Mông, Kinh, Kháng, Khơ Mú, La Ha Nhân dân trong huyệnnghề nghiệp chủ yếu làm nông nghiệp Đất đai Mường La thích hợp cho việc

Trang 39

trồng rừng phòng hộ; trồng rừng kinh tế (cây Sơn Tra, cây dược liệu, cao su);trồng cây ăn quả, rau màu (bắp cải, đậu cô-ve, bí ngòi, dưa chuột, cà chua);trồng các loại hoa (ly, tuy líp); chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê); nuôi trồng vàkhai thác thuỷ sản.

Mường La là địa bàn cư ngụ của sáu dân tộc anh em: Thái, Mường,H’Mông, Dao, Khơ Mú, La Ha với dân số trên 90.000 người Cư dân huyệnMường La sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Người La

Ha (Xá, Puộc, Xá Khao, Pụa, Khlá, PLạo) sống bằng nghề nương rẫy, hái lượm,săn bắn và đánh bắt cá theo lối du canh Hiện nay, người La Ha đã biết làm ruộng,sống tập trung thành từng bản với vài chục nóc nhà Người La Ha không biết dệtvải mà chỉ trồng bông đem đổi cho người Thái để lấy quần áo mặc nên trang phụccủa người La Ha tương tự như trang phục của người Thái đen

2.2 Thực trạng tệ nạn ma túy ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La

2.2.1 Thực trạng tệ nạn ma túy ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Theo Báo cáo kết quả triển khai hoạt động phòng, chống tội phạm, tệ

nạn xã hội và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm

2015 nhiệm vụ năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Mường La thì công tác

phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, trong đó có công tác phòng chốngTNMT đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong huyện BCĐ 2968(Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc) huyện đã rất chú trọng công tác tập trungchỉ đạo điều hành sát sao, thống nhất từ huyện đến cơ sở, đã huy động đượcsức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia

Trong năm 2015, BCĐ 2968 huyện đã ban hành 04 kế hoạch, 16 Côngvăn, 12 báo cáo, 02 quyết định và nhiều văn bản khác về việc chỉ đạo thựchiện phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và thực hiện phong trào toàn dânbảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác xây dựng các đơn vị 4 không về ma tuý

Trang 40

năm 2015 Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội

và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã đem lại những

kết quả đáng kể, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn toàn huyện được củng

cố và giữ vững

Mặc dù đã có những cố gắng và bước tiến trong việc phòng chốngTNMT nhưng thực trạng về TNMT ở địa bàn huyện Mường La, Tỉnh Sơn Lavẫn diễn ra rất phức tạp Cụ thể:

Theo Báo cáo kết quả triển khai hoạt động phòng, chống tội phạm, tệ

nạn xã hội và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2014; nhiệm vụ năm 2015 thì năm 2014 cả huyện phát hiện và xử lý 68 vụ,

100 đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma tuý; Tang vật thu giữ:24,95 gam Heroin, 0,15 kg thuốc phiện; Phát hiện 05 điểm tái trồng cây thuốcphiện với 572 m2 và 07 đối tượng tại xã Chiềng San và xã Chiềng Muôn. Cũngtheo báo cáo này, tính đến cuối năm 2014, tổng số người nghiện ma tuý trongdanh sách quản lý của huyện là 496 người trong đó: 28 người đang cai nghiệntại Trung tâm giáo dục lao động, 10 người đang trong trại tạm giam của Công

an huyện, 458 người đang quản lý tại địa phương Cấp giấy chứng nhận hoàn

thành quy trình cai nghiện cho 71 người

Năm 2015 phát hiện, bắt giữ 64 vụ, 105 đối tượng phạm tội mua bán,tàng trữ trái phép chất ma tuý; tang vật thu giữ: 57,5 gam hêrôin, 0.26kg

thuốc phiện, 50 viên ma túy tổng hợp Trồng cây thuốc phiện: 02 vụ, tổng

diện tích 32.000 m2 (chưa xác định được đối tượng trồng)

Cuối năm 2015, tổng số người nghiện ma tuý (trong danh sách quản lýcủa toàn huyện) là 530 người trong đó: 07 người đang cai nghiện tại Trung tâmgiáo dục lao động, 22 người đang trong trại tạm giam của Công an huyện, 501

người đang quản lý tại địa phương Tuy vậy, thực tế số người nghiện ma túy

trong huyện có thể vượt con số 530 người Các đối tượng sau cai nghiện

Ngày đăng: 24/12/2018, 21:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Ngọc Bừng (1997), Phòng chống ma túy trong nhà trường, NXB Giáo dục và NXB Công an Nhân Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống ma túy trong nhà trường
Tác giả: Vũ Ngọc Bừng
Nhà XB: NXB Giáodục và NXB Công an Nhân Dân
Năm: 1997
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2000), Hướng dẫn thực hiện chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm năm 1999 - 2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình Quốcgia phòng chống tội phạm năm 1999 - 2000
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2000
3. Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy qua một số môn học ở trường THCS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy quamột số môn học ở trường THCS
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 1998
4. Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Ma túy, cách nhận biết một số loại ma túy thường gặp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ma túy, cách nhận biết một số loại ma túythường gặp
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 1998
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2000), Giáo dục phòng chống ma túy trong trường học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục phòng chống ma túy trong trườnghọc
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2000
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội trong trường học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội trongtrường học
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2006
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện trong trường sư phạm và đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục phòng chống ma túy và chất gâynghiện trong trường sư phạm và đào tạo giáo viên THCS
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2006
8. Bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Tác giả: Bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
10. Vũ Dũng (Chủ biên) (2001), Tâm lý học xã hội, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội
Tác giả: Vũ Dũng (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
Năm: 2001
11. Dương Tự Đạm (1999), Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách trẻ, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách trẻ
Tác giả: Dương Tự Đạm
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 1999
12. Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hoá công tác giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
13. Nguyễn Phong Hòa - Đặng Ngọc Hùng (1994), Ma túy và những vấn đề về công tác kiểm soát ma túy, NXB Công an Nhân Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ma túy và những vấn đềvề công tác kiểm soát ma túy
Tác giả: Nguyễn Phong Hòa - Đặng Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Công an Nhân Dân
Năm: 1994
14. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
15. Đào Hùng (1997), Thuốc phiện và cuộc chiến tranh ma túy, NXB Công an Nhân Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc phiện và cuộc chiến tranh ma tú
Tác giả: Đào Hùng
Nhà XB: NXB Công anNhân Dân
Năm: 1997
22. Nguyễn Xuân Yêm (2002), Phòng chống tệ nạn ma túy trong nhà trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống tệ nạn ma túy trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2002
9. Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị khóa X về việc tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới Khác
16. Huyện ủy Mộc Châu (2014), Tài liệu tuyên truyền công tác phòng chống ma túy (Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/HU ngày 13.02.2014 của Ban Thường vụ huyện ủy) Khác
17. Kết luận số 03-KL/TU ngày 07/01/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về tăng cường công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý Khác
18. Luật phòng, chống Ma túy - Số 16/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w