1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long

154 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về lý luận giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai và thực trạng giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho người dân tại huyện Vũng Liêm, đề xuất biện pháp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

MAI LÊ QUỲNH

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG RỦI RO THIÊN TAI CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN VŨNG LIÊM,

TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI , 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

MAI LÊ QUỲNH

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG RỦI RO THIÊN TAI CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN VŨNG LIÊM,

TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển công đồng

Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giáo dục phòng chống rủi ro

thiên tai cho cộng đồng dân cƣ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Tác giả

Mai Lê Quỳnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin cảm ơn đến PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn này

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong Khoa Tâm lý – Giáo dục học, trường Đại học sư phạm Hà Nội, các đồng chí cùng công tác tại đơn vị, gia đình bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho

em trong suốt quá trình nghiên cứu

Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng

do khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp cảu em còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý

và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như

về công tác nghiên cứu khoa học

Vĩnh Long, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Mai Lê Quỳnh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

9 Đóng góp của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG RỦI RO THIÊN TAI CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu về giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai trên thế giới 6

1.1.2 Các nghiên cứu về giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai tại Việt Nam 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.2.1 Rủi ro thiên tai 9

1.2.2 Phòng chống rủi ro thiên tai 10

1.2.3 Giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai 11

1.2.4 Cộng đồng dân cư 12

1.2.5 Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng 13

1.3 Những vấn đề về rủi ro thiên tai trong cộng đồng 14

1.3.1 Các loại rủi ro thiên tai 14

1.3.2 Ảnh hưởng của thiên tai tới người dân trong cộng đồng 16

1.4 Giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho người dân trên địa bàn huyện 17 1.4.1 Mục tiêu và nội dung giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai 17

Trang 6

1.4.2 Phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục phòng chống rủi ro

thiên tai 26

1.4.3 Các lực lượng giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai tại công đồng dân cư huyện 29

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư huyện 31

Kết luận chương 1 33

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG RỦI RO THIÊN TAI CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG 35

2.1 Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng 35

2.1.1 Mục đích, nội dung, đối tượng khảo sát 35

2.1.2 Cách xử lý số liệu khảo sát 36

2.2 Thực trạng rủi ro thiên tai tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 39

2.2.1 Khái quát đặc điểm của huyện Vũng Liêm 39

2.2.2 Các loại thiên tai xuất hiện trên địa bàn huyện hàng năm 42

2.3 Thực trạng về giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai tại huyện Vũng Liêm 48

2.3.1 Thực trạng công tác thực hiện phòng chống rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư huyện Vũng Liêm 48

2.3.2 Thực trạng về mục tiêu, nội dung giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư huyện 53

2.3.3 Thực trạng phương pháp và hình thức giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư huyện 57

2.3.4 Thực trạng đội ngũ thực hiện giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai 62

2.3.5 Thực trạng các điều kiện giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai 70

2.3.6 Đánh giá chung về thực trạng GDPCRRTT cho cộng đồng dân cư huyện Vũng Liêm 75

Kết luận chương 2 78

Trang 7

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG RỦI RO THIÊN TAI CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN VŨNG LIÊM,

TỈNH VĨNH LONG 80

3.1 Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 80

3.1.1 Định hướng đề xuất biện pháp 80

3.1.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 81

3.2 Các biện pháp giáo dục phòng chống thiên tai cho công đồng dân cư huyện Vũng Liêm 84

3.2.1 Bồi dưỡng năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động GDPCRRTT tại cộng đồng 84

3.2.2 Bồi dưỡng nhận thức và kiến thức cho người dân về phòng chống rủi ro thiên tai 89

3.2.3 Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cán bộ và người dân trong việc phòng chống rủi ro thiên tai 95

3.2.4 Áp dụng phương pháp tiếp cận giáo dục phát triển cộng đồng trong GDPCRRTT cho cộng đồng dân cư huyện 97

3.2.5 Huy động nguồn lực cho các hoạt động giáo dục thực tiễn 101

3.2.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp 103

3.3 Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 104

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 104

3.3.2 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 104

3.3.3 Đối tượng khảo nghiệm 105

3.3.4 Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 105

Kết luận chương 3 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu về bão và áp thấp nhiệt đới huyện Vũng Liêm

năm 2013 - 2016 43 Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu về thiệt hại do gió, lốc xoáy, sét tại Vũng Liêm 43

ện vũng liêm năm 2016 44 Bảng 2.4: Trình độ văn hóa của người dân tham gia tập huấn GDPPRRTT 49 Bảng 2.5: Nhận thức của người dân, CBQL và THV về tầm quan trọng của

công tác giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai 50 Bảng 2.6: Mức độ quan tâm về công tác giáo dục phòng chống thiên tai cho

cộng đồng dân cư huyện 51 Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức các lớp giáo dục phòng chống thiên tai cho

cộng đồng dân cư huyện 52 Bảng 2.8: Mục tiêu của giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho cộng đồng

dân cư huyện 53 Bảng 2.9: Nội dung giáo dục phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư

huyện Vũng Liêm 54 Bảng 2.10: Thực trạng sử dụng phương pháp GDPCRRTT cho cộng đồng

dân cư huyện Vũng Liêm 57 Bảng 2.11: Hình thức GDPCRRTT cho cộng đồng dân cư Vũng Liêm 60 Bảng 2.12: Hình thức GDPCTT cho cộng đồng dân cư huyện 62 Bảng 2.13: Thực trạng đội ngũ THV của xã Thành Trung và Hiếu Phụng 63 Bảng 2.14: Thực trạng tham gia các lớp tập huấn Kiến thức GDPCRRTT và

Báo cáo viên/Kỹ năng truyền thông của THV 64 Bảng 2.15: Nhận thức của THV và CBQL về Khái niệm phòng chống rủi ro

thiên tai 65

Trang 9

Bảng 2.16: Nhận thức của THV, CBQL về mức độ cần thiết của các nội

dung trong chương trình GDPPRRTT 66 Bảng 2.17: Thực trạng về địa điểm tổ chức GDPPRRTT cho người dân 71 Bảng 2.18: Những yếu tồ ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình

GDPCRRTT cho người dân của THV và CBQL 72 Bảng 2.19: Thực trạng những rào cản đối với người dân trong việc tiếp cận

GDPPRRTT 74 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 106 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất 108

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Chỉ số độ hạn, mặn qua từng năm của huyện Vũng Liêm 45

Biểu đồ 2.2: Thiệt hại về công trình thuỷ lợi do mưa, triều cường, lũ, sạt lỡ gây ra trên địa bàn Vũng Liêm 47

Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các biện pháp 104

Biểu đồ 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp 108

Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp 110

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 12

Con người không thể loại bỏ hoàn toàn được thiên tai Vì vậy, tập trung vào việc giảm nhẹ mức độ gây thiệt hại khi xảy ra thiên tai là điều chúng ta cần phải tập trung thực hiện Theo “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện thượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2015 thì “Quản lý tốt các hệ sinh thái, hệ nhân sinh và các quá trình phát triển khác có thể giảm nhẹ các rủi

ro và trong trường hợp một hiện tượng thực sự xảy ra thì vẫn có thể giảm nhẹ các tác động của nó” Tuy nhiên, để thực hiện được công việc trên, không thể chỉ dựa vào sức lực của một bộ phận riêng lẻ nào đó mà phải dựa vào tất cả người dân Người dân cần nhận được các kiến thức cần thiết để phòng chống rủi ro thiên tai dựa trên chính sức lực của bản thân Chính vì thế, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác giáo dục cho người dân trong phòng chống rủi ro thiên tai

Trong những năm qua, huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long là vùng ảnh hưởng lũ, triều cường và là vùng ngập nông của đồng bằng sông Cửu Long Vũng Liêm đã nỗ lực ứng phó với thiên tai qua việc giảm thiểu rủi ro,

Trang 13

2

đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch bản khác nhau về tác động của thiên tai Các cam kết chính trị rất rõ ràng và mạnh mẽ, nhưng vẫn còn những thiếu hụt lớn trong việc xây dựng khả năng ứng phó của cộng đồng

và năng lực của chính quyền địa phương Trong quyết định số UBND ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện “Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Vĩnh Long” có xác định rõ

843/QĐ-“Nguồn lực ứng phó thiên tai của địa phương chủ yếu dựa vào sức dân là chính, cho nên năng lực ứng phó còn yếu, nhất là khâu huy động vật lực, tài lực Mặt khác khâu tổ chức và tập hợp lực lượng tham gia ứng phó còn hạn

chế” Vì vậy, việc xác định, thúc đẩy và áp dụng rộng rãi các phương pháp lấy

con người làm trung tâm trong việc chuẩn bị và ứng phó, cũng như các ứng phó của người dân trước tác động của biến đổi khí hậu là việc hết sức cần thiết Giáo dục kiến thức cho người dân về thiên tai, cũng như hướng dẫn các biện pháp phóng chống nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai là điều cần phải thực hiện Tuy nhiên, việc giáo dục có hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng tiếp cận giáo dục kiến thức của người dân, phương pháp và nội dung giáo dục, đội ngũ giáo dục, Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài “Giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cƣ

huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” cho khóa luận tốt nghiệp của mình góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống thiên tai cho người dân địa bàn huyện Vũng Liêm nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về lý luận giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai và thực trạng giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho người dân tại huyện Vũng Liêm, đề xuất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng trong việc phòng chống thiên tai để giảm đến mức thấp nhất

Trang 14

3.2 Đối tƣợng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho người dân tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

4 Giả thuyết nghiên cứu

Huyện Vũng Liêm là một huyện gặp nhiều vấn đề về thiên tai cuả tỉnh Vĩnh Long gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của người dân nơi đây Hiện nay, chương trình giáo dục phòng chống thiên tai cho người dân tuy được triển khai nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định Nếu xác định được các biện pháp, tập trung vào bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ địa phương

và người dân về phòng chống rủi ro thiên tai, đồng thời huy động các nguồn lực cho hoạt động này thì sẽ thực hiện có hiệu quả chương trình phòng chống rủi ro thiên tai tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục phòng chống rủi

ro thiên tai cho người dân trên địa bàn huyện

- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực trạng giáo dục phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long

- Nhiệm vụ 3: Đề xuất biện pháp giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho người dân tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Trang 15

4

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thiên tai cho người dân huyện Vũng Liêm Trong huyện có 19

xã, 01 thị trấn với 168 ấp – khóm, đặc điểm điều kiện tự nhiên khí hậu và đời sống dân cư tương tự nên luận văn lựa chọn nghiên cứu tại xã Trung Thành

và xã Hiếu Phụng

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích tổng hợp tài liệu về các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ người dân về mức độ hiểu kiến thức, khả năng ứng dụng thực

tế, các thói quen tư duy

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp CBQL về mức độ hiểu kiến thức, khả năng ứng dụng thực tế của người dân; thuận lợi và khó khăn cuả người dân trong việc tiếp thu kiến thức phòng chống rủi ro thiên tai

Phương pháp chuyên gia: Thu thập chọn lọc ý kiến đánh giá của những đại diện trong từng lĩnh vực để khảo sát

Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình tập huấn phòng chống thiên tai cho người dân nhằm đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng để xử lý các số liệu và kết quả nghiên cứu

Trang 16

5

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn có 3 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho người dân trên địa bàn huyện

Chương 2: Thực trạng về giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Chương 3: Các biện pháp giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho người dân trong cộng đồng tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

9 Đóng góp của luận văn

Trang 17

6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG RỦI RO THIÊN

TAI CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai trên thế giới

Trong những năm gần đây, trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng thiên tai với mức độ ngày càng tăng và kèm theo đó là thiệt hại cả về người lẫn của không thể ước đoán được như sóng thần, động đất, bão lụt… đây là những thiên tai một khi chúng xảy ra sẽ gây nên thiệt hại vô cùng lớn cho đời sống và kinh tế cuả người dân

Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, có mật độ dân số khá đông 340 người/km² và chất lượng cuộc sống thuộc nhóm nước có chất lượng cao, cũng là đất nước có nhiều thiên tai trên thế giới Trung bình mỗi năm Nhật bản đón nhận bốn cơn bão đỗ bộ vào, và những trận động đất không thể đoán trước xảy ra hàng năm, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và cuốn đi tất cả tài sản mà người dân tích góp được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như xã hội nước này (Phạm Phú Thảo, 2016) [27]

Thảm hoạ kép sóng thần - động đất năm 2011 khiến gần 16,000 người thiệt mạng Những trận động đất khoảng 4-5 độ richter thì diễn ra hằng ngày Tuy nhiên, thực tế là trong số những trận động đất mạnh từ 6 độ richter trở lên, số lượng thương vong đã giảm đáng kể so với trong quá khứ nhờ những biện pháp ứng phó hiệu quả Kể từ năm 2011, Nhật Bản đã quyết định chọn ngày 1/9 là Ngày Phòng chống thảm hoạ quốc gia Vào ngày này, hầu hết người dân Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập thực tế với kịch bản các trận động đất mạnh xảy ra bao gồm vận chuyển người bị thương và các nhóm y tế giữa sân bay và các cơ sở của lực lượng phòng vệ sử dụng máy bay trực thăng và

Trang 18

7

máy bay vận tải Kỹ năng chống chọi với thảm họa rất được đề cao tại Nhật, tất cả những người dân thường xuyên được tham gia những buổi diễn tập về cách ứng phó với thiên tai Ở Nhật Bản, chính phủ rất coi trọng công tác tuyên truyền về thảm họa, trên các đường phố, người ta dễ dàng bắt gặp các pa-nô,

áp phích hướng dẫn người dân khi thảm họa xảy ra Với quan điểm phải truyền lại cho thế hệ sau các bài học kinh nghiệm từ các thảm họa, cũng như phổ biến kinh nghiệm cho các nước để cùng hợp tác trong phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, Chính phủ Nhật đã xây dựng nhiều bảo tàng, đài tưởng niệm, bia đánh dấu mức sóng thần… là những giáo cụ trực quan sinh động nhằm giáo dục và nâng cao ý thức của người dân về phòng chống thảm họa (Viện Nghiên cứu văn hóa truyền thông NHK, 2010) [53]

Theo Strategic Studies Center (2013), Thái Lan sau "trận lũ lụt tồi tệ nhất tính về lượng nước và số người dân chịu ảnh hưởng" kéo dài hai tháng bắt đầu từ cuối tháng 7/2011, đã có 307 ca tử vong, hơn 2,3 triệu người bị ảnh hưởng, với thiệt hại ước tính lên tới 156,7 tỷ baht (5,1 tỷ USD) Lũ tràn ngập khoảng 6 triệu ha đất, hơn 300.000 ha trong đó đất nông nghiệp, bảy khu công nghiệp lớn đã bị ngập sâu đến 3 mét và ước tính sẽ kéo dài khoảng 40 ngày Hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng sau cơn lũ quét Sau đó, chính phủ Thái Lan đã tiến hành các biện pháp tích cực chủ động trong phòng chống thảm họa thiên nhiên, thể hiện qua việc thực hiện các biện pháp phòng tránh xa như: giáo dục, tuyên truyền để mọi người dân nhận thức được nguy cơ, tác hại của thiên tai, hạn chế những hành động do thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm

có thể gây ra thảm hoạ Kịp thời tiến hành biện pháp phòng tránh như sơ tán, phân tán, dự trữ lương thực, thực phẩm đề phòng khi có nguy cơ xảy ra thiên tai Điều này khiến cho chính quyền và người dân Thái Lan đã kịp thời khi lụt lớn lại xảy ra vào năm 2014 [55]

Trang 19

8

Thực tế cho thấy, mọi cá nhân, tổ chức, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, đều chịu tác động của thiên tai Khắc phục hậu quả thiên tai là rất cần thiết, nhưng đó mới giải quyết được phần ngọn Do đó, các nước rất coi trọng công tác nghiên cứu nhằm giải quyết tận gốc, tìm cách hạn chế nguyên nhân dẫn đến thiên tai: như việc nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, quy luật diễn biến, tác động và tìm biện pháp phòng tránh, đối phó phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do thảm họa gây ra Các nước đều coi trọng cả phòng tránh và phòng chống; chuyển từ bị động đối phó sang chủ động phòng tránh, phòng chống và kịp thời khắc phục hậu quả thảm họa thiên nhiên Do đó, công tác GDPCRRTT cho cộng đồng rất được xem trọng

1.1.2 Các nghiên cứu về giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai tại Việt Nam

Những năm gần đây, công tác giáo dục phòng chống thiên tai cho cộng đồng rất được quan tâm Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt, trong đó nhiều nhất là các loại thiên tai liên quan đến thời tiết Theo thống kê trong suốt 10 năm qua, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 0,5 - 1,0% GDP và người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất Dưới tác động của biến đối khí hậu, thiên tai và các hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra ngày càng nhiều, khó dự đoán và gây ra hậu quả nghiêm trọng (Bộ Giáo dục

& Đào tạo, Live&learn và Plan tại Việt Nam, 2012) [4]

Nhận thức được tác động to lớn của thiên tai đến sự phát triển kinh tế và

xã hội của đất nước, đặc biệt là đến sinh mạng của con người, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật và chính sách như: Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản

lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 1002), và Luật phòng chống thiên tai năm 2013, để khắc phục, phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và thích ứng với

Trang 20

Ngân hàng Thế giới xây dựng chương trình hỗ trợ Dự án Quản lý thiên tai (WB5) với Hợp phần 3 về Quản lý rủi ro thiên tai tại 10 tỉnh dự án thuộc khu vực duyên hải miền Trung [5]

Tổ chức Oxfam xây dựng và thực hiện dự án “Phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai có sự tham gia tại Tiền Giang và Đồng Tháp” nhằm giảm nhẹ tác động của lũ lụt đối với người dân nông thôn tại Tiền Giang và Đồng Tháp bằng cách nâng cao khả năng cuả cộng đồng [7]

Như vậy, GDPCRRTT đã được quan tâm triển khai cả trên thực tiễn, cả trong lĩnh vực nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu về GDPCRRTT nhưng nghiên cứu về GDPCRRTT cho cộng đồng dân cư vẫn còn chưa nhiều Do

đó, nghiên cứu về GDPCRRTT cho cộng đồng dân cư huyện là một yêu cầu khách quan và cần thiết

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Rủi ro thiên tai

Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và mất mát phát sinh từ một hoặc nhiều sự kiện (Bộ Giáo dục & Đào tạo, Live&learn và Plan tại Việt Nam, 2012) [4]

Thiên tai là các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã hội làm thay đổi nghiêm trọng trong chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp đối với con người, vật chất, kinh tế hay môi trường, đòi hỏi phải ứng phó

Trang 21

Ví dụ: Rủi ro thiên tai do bão gây ra có thể là nhà cửa tốc mái hoặc sụp đổ; người dân bị thiệt mạng hoặc thương tích; thuyền đánh cá bị phá hỏng; cây trồng bị ngã, mùa màng thất thu

1.2.2 Phòng chống rủi ro thiên tai

* Năng lực phòng chống thiên tai

Năng lực phòng chống thiên tai là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh,

và các điều kiện và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức và xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra [49]

Ví dụ: Năng lực ứng phó (tổ chức di dời kịp thời, diễn tập, tổ chức thành lập các nhóm ứng phó nhanh, cứu hộ); Hệ thống công trình (nhà kiên cố, hệ thống đê điều); ý thức, kinh nghiệm, kỹ năng của cộng đồng và người dân

* Phòng chống thiên tai

Theo Báo cáo đặc biệt cuả Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cựu đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (2015) định nghĩa phòng chống là các hoạt động đề phòng, sẵn sàng đối mặt với các thiên tai, là những biện pháp dài hạn kể cả phi công trình hay công trình được chuẩn bị nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực do Biến đổi khí hậu gây ra làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản, kinh tế, xã hội và môi trường Những biện pháp đó giúp cho việc ngăn ngừa một hiểm họa không trở thành thảm họa [52]

Trang 22

11

Trong một nghĩa hẹp, phòng ngừa rủi ro thiên tai và phòng ngừa thiên tai là sự loại bỏ hoặc tránh các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến thiên tai, do

đó ngăn ngừa được rủi ro thiên tai hoặc thiệt hại vật chất do thiên tai [54]

1.2.3 Giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

- Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu

- Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ năng hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở

đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích giáo dục [45]

Và theo Phạm Viết Vượng (2000) thì Giáo dục cộng đồng là hình thức giáo dục phi chính quy có sự tham gia nhằm trang bi cho các thành viên cộng đồng kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp để họ phát triển, nâng cao đời sống cá nhân và góp phần vào sự phát triển cộng đồng Giáo dục cộng đồng là một thành phần cơ bản và quan trọng nhất của phát triển cộng đồng [28]

Trang 23

12

Theo tài liệu Quản lý sự thay đổi trong cộng đồng, giáo dục cộng đồng

là một cách thức can thiệp của xã hội nhằm hướng tới sự phát triển công bằng

và bền vững

* Giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (2014), giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho cộng đồng là một quá trình hướng dẫn, trang bị kiến thức cho người dân trong cộng đồng để họ có khả năng chủ động

và tham gia thích cực vào việc xác định và phân tích các rủi ro thiên tai, lập

kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng ứng phó, thích nghi của công đồng với tác động của thiên tai Giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai nhằm tạo ra một sự chuyển biến từ một cộng đồng bằng cách phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng và các nguồn lực khác [51]

họ lại với nhau đều có thể gọi là cộng đồng: dân tộc, văn hóa, điều kiện kinh

tế xã hội, nghề nghiệp, huyết thống, có những đặc điểm, lợi ích và giá trị chung Cộng đồng trong giáo dục là một nhóm người có cùng một hay nhiều đặc điểm, như có cùng trình độ, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội hoặc một đặc điểm nào đó cần có phương thức giáo dục phù hợp

Trang 24

13

Theo định nghĩa xã hội học: Cộng đồng là một tập thể gồm những thành viên gần với nhau bằng những giá trị chung Khái niệm cộng đồng được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị Ở các lĩnh vực này, cộng đồng vừa mang những giá trị chung mà mỗi thành viên thừa nhận và tuân theo, vừa tôn trọng sự phát triển độc lập của mỗi thành viên trong các quan hệ hợp tác với nhau (Nguyễn Khắc Viện, 1994) [25]

Theo Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân số - kế hoạch hoá gia đình của Tổng cục dân số - kế hoạch hoá gia đình (2011), dân

cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ trái đất) Chẳng hạn: dân cư Hà Nội, dân cư miền núi, dân cư Việt Nam Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học, Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượng nghiên cứu riêng của mình [48]

Cộng đồng dân cư là một tập thể có tổ chức, có mối quan hệ chặt chẽ,

có các đặc điểm văn hóa tương đối đồng nhất, có nhu cầu và quyền lợi gần giống nhau cùng chung sống trên một địa bàn nhất định

Ví dụ: khu phố, thôn ấp, phường xã…

1.2.5 Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Theo một số tài liệu của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) tại Việt Nam, quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, như sau:

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là một quá trình trong đó các cộng đồng đang đối mặt với rủi ro thiên tai, đặc biệt là trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, tham gia tích cực vào việc xác định và phân tích các rủi ro, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm mục đích

Trang 25

hỗ trợ để có đủ năng lực đánh giá các rủi ro, xác định các biện pháp và kế hoạch giảm thiểu rủi ro và thực hiện hành động

Các biện pháp này có thể bao gồm các hoạt động giảm nhẹ và phòng ngừa trước khi thiên tai xảy ra cho đến các biện pháp ứng phó, phục hồi và thích ứng trong và sau thiên tai Phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh vào sự tham gia tích cực của cộng đồng trong tất cả các giai đoạn quản lý rủi ro[49]

1.3 Những vấn đề về rủi ro thiên tai trong cộng đồng

1.3.1 Các loại rủi ro thiên tai

Căn cứ Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2016 của

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long thì có 08 loại thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Vĩnh Long: Áp thấp nhiệt và bão; Lốc, sét, mưa đá; Mưa lớn; Nắng nóng; Hạn hán; Lũ, ngập lụt; Sạt lở đất; Xâm nhập mặn [33]

Theo định nghĩa của Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai [51] thì:

Thứ nhất: Bão và áp thấp nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới đều là vùng gió xoáy có phạm vi ảnh hưởng rộng từ 200 đến 500 km Khi đổ bộ vào đất liền, bão và áp thấp thường gây ra gió lớn, mưa to và nước dâng gây thiệt hại trực tiếp và gây các hiểm hoạ khác

Thứ hai: Lốc, sét, mưa đá

+ Lốc là luồng gió xoáy hình phễu, xảy ra đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn, di chuyển nhanh trên mặt đất hoặc trên biển Lốc có sức gió mạnh tương đương với sức gió cuả bão, hoạt động trong không gian hẹp từ vài km2

Trang 26

Mưa lớn là hiện tượng mưa với tổng lượng mưa đạt trên 50 mm trong

24 giờ, trong đó mưa với tổng lượng mưa từ 51 mm đến 100 mm trong 24 giờ

là mưa to, mưa với tổng lượng mưa trên 100 mm trong 24 giờ là mưa rất to

Thứ tư: Nắng nóng

Nắng nóng là một dạng thời tiết khi nhiệt độ cao nhất nằm trong khoảng 35 độ C – 37 độ C và độ ẩm không khí xuống dưới 65%; khi nhiệt độ cao hơn 37 độ C gọi là nắng nóng gay gắt

Thứ năm: Hạn hán

Hạn hán là hiện tượng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định (hạn hán có thể do lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài; thiếu nguồn nước; sông, suối, ao hồ cạn kiệt; giảm mực nước ngầm; giảm độ ẩm trong đất; do tác động bất hợp lý của con người)

Thứ sáu: Lũ

Lũ là hiện tượng khi mực nước và tốc động dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường trong một thời gian ngắn nhất, sau đó rút xuống ở mức bình thường

Thứ bảy: Ngập lụt

Ngập lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, làm ngập công trình, nhà cửa, cây cối, đồng ruộng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất

Trang 27

16

* Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long

Lũ chủ yếu từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều kết hợp với khả năng điều tiết của Biển Hồ Lũ diễn biến chậm, kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng trong năm, làm ngập hầu hết toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.3.2 Ảnh hưởng của thiên tai tới người dân trong cộng đồng

Việt Nam có vị trí địa lý trải dài trên hơn 15 vĩ độ, có bờ biển dài 3.200

km, nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình phức tạp cùng với

hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo ra nhiều khác biệt về các tiểu vùng khí hậu, sinh thái và sự đa dạng về các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, sạt trượt đất

* Hậu quả về kinh tế - xã hội

Thiên tai ở Việt Nam là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế, phát triển bền vững, gia tăng đói nghèo Thiên tai xảy ra và đã làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước

Thiên tai làm gia tăng sự phân hoá mức sống dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ở những vùng thường xuyên phải đối mặt với thiên tai Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt người cần cứu trợ do bị thiên tai Nhiều người trong số họ vừa mới thoát khỏi nghèo đói thì lại bị tái nghèo bởi thiên tai [32]

Trang 28

17

Thiên tai ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại cơ sở hạ tầng giáo dục, gián đoạn thời gian đến trường của người dân, đặc biệt là ở những khu vực miền núi và đồng bằng sông Cửu Long

Thiên tai còn gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với các nhóm dân cư dễ

bị tổn thương như: người già, yếu, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em

* Hậu quả về môi trường:

Thiên tai tàn phá, làm suy thoái, gây ô nhiễm môi trường sống, tác động xấu đến sản xuất và đời sống của cộng đồng.; Hậu quả của thiên tai làm

ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh

* Hậu quả về quốc phòng, an ninh:

Phá huỷ các công trình quốc phòng, an ninh; Suy giảm nguồn dự trữ của quốc gia; Mất ổn định đời sống xã hội; Gây xáo trộn trật tự an toàn xã hội [32]

Rõ ràng, thiên tai đã, đang là yếu tố tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững của đất nước

1.4 Giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai cho người dân trên địa bàn huyện

1.4.1 Mục tiêu và nội dung giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

1.4.1.1 Mục tiêu giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

- Mục tiêu chung:

-

thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai Giáo dục người dân tích cực tham gia,

Trang 29

18

tuyên truyền với những quen biết Biến cộng đồng dân cư có thích ứng yếu thành cộng đồng dân cư có thích ứng cao dựa vào giáo dục quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

1.4.1.2 Nội dung giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

Tùy theo mỗi địa điểm, loại hình thiên tai hay đối tượng mà có các cách giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng khác nhau khác nhau, đặc biệt trong điều kiện địa hình đa dạng và phức tạp như ở Việt Nam

Từ vị trí của cộng đồng dễ bị tổn thương, người dân thường quan tâm đến việc họ làm gì “trước”, “trong”, “sau” thiên tai

Nội dung giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai hướng cho người dân nắm được 5 nội dung:

- Hướng dẫn người dân nắm rõ khái niệm, thuật ngữ về thiên tai, nguyên nhân xảy ra thiên tai, rủi ro thiên tai, nguyên nhân xảy ra thiên tai và những hoạt động cải thiện đời sống nhằm nâng cao khả năng ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng

RỦI RO THIÊN TAI

Trang 30

19

- Người dân biết về phương châm 4 tại chỗ

- Hướng dẫn cho người dân cách thức quản ly rủi ro thiên tai

- Nâng cao năng lực ứng phó cho cộng đồng như kỹ năng sơ cấp cứu, chồng chắng nhà,

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng bằng một số kiến thức liên quan đến PCRRTT như các chính sách hỗ trợ khôi phục sau thiên tai, lồng ghép bình đẳng giới,

a Khái niệm, thuật ngữ, nguyên nhân hình thành các loại thiên tai, rủi

ro thiên tai, nguyên nhân xảy ra thiên tai và những hoạt động cải thiện đời sống nhằm nâng cao khả năng ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng

Chuẩn

Bị Kế

Hoạch

Đánh Giá Rủi Ro Thiên Tai Dựa Vào Cộng Đồng

Xây Dựng

Kế Hoạch Phòng Chống Thiên Tai

Thực Hiện Kế Hoạch Phòng Chống Thiên Tai

Giám sát và đánh giá kế hoạch có sự tham gia cuả cộng đồng

NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG RỦI RO THIÊN TAI

“Phươn

g châm

4 tại chỗ”

Khái niệm, thuật ngữ về

thiên tai, nguyên nhân xảy

ra thiên tai, những hoạt

động cải thiện đời sống

nhằm nâng cao khả năng

ứng phó thiên tai dựa vào

cộng đồng

Quản Lý Rủi Ro Tai Dựa Vào Cộng Đồng

Một Số Vấn Đề Liên Quan Khác (Bình Đẳng Giới,

Cơ Chế Hỗ Trợ Sau Thiên Tai Của Nhà Nước )

Nâng Cao Năng Lực Thích Ứng (Sơ Cấp Cứu, Bơi Lội, )

Trang 31

20

- Giới thiệu đến người dân các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến

thiên tai và nguyên nhân xảy ra từng loại thiên tai

- Những hoạt động cải thiện đời sống nhằm nâng cao khả năng ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng:

Thiên tai có xu hướng gia tăng, cả về tần số và cường độ và khó dự đoán hơn là một trong những biểu hiện của biến đổi khi hậu Biến đổi khí hậu làm cho tần suất thảm họa gia tăng, các hiểm họa diễn biến phức tạp, khó lường, sức tàn phá thảm họa gia tăng, phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, thời gian xuất hiện của hiểm họa thay đổi Vì vậy ứng phó biến đổi khí hậu cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa giảm thiểu thiên tai xảy ra

Nhằm giảm nhẹ rủi ro, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, hộ gia đình có thể làm nhưng việc cụ thể để phòng chống và giảm nhẹ rủi ro khi

có thiên tai xảy ra như: Chằng chống nhà cửa chắc chắn; Chặt tỉa cành cây nguy hiểm ờ quanh nhà và dưới lưới điện; Dự trữ lương thực trong mùa mưa bão; Dự trữ, sử dụng nước sạch cho sinh hoạt (bể chứa, chậu nước gia đình); Chủ động nghe, tìm hiểu thông tin dự báo thời tiết (hệ thống loa, đài phát thanh; Thiết lập tủ thuốc gia đình: dự trữ các loại thuốc thông dụng (bông băng, cảm cúm, tiêu chảy, ); Nâng cao khả năng sơ cấp cứu tại hộ gia đình: tham gia học hỏi các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu; Hỗ trợ trẻ em, người già, người tàn tật trong mùa mưa bão; Các thành viên trong gia đình học để biết bơi đặc biệt là trẻ em khi đến tuổi; Chủ động gia cố, nâng cấp bờ bao, đê bao quanh nhà và địa phương; Tích cực học tập và tham gia hoạt động phòng chống thiên tai ở địa phương; Không vứt rác bừa bãi; Xách giỏ đi chợ để hạn chế sử dụng túi ni lông; Thực hiện sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp; Quản lý chất thải trong chăn nuôi đúng quy định; Quản lý và sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật; Xây dựng và sử dụng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; Sử dụng điện tiết kiệm và ánh sáng tự nhiên; Sử dụng bếp lò cải tiến thân thiện môi trường;

Trang 32

21

Lập lịch thời vụ phù hợp với khuyến cáo của cơ quan khuyến nông; Chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện môi trường; Sử dụng nguồn nước tưới tiêu tiết kiệm, hợp lý; Chia sẻ công việc nhà hợp lý giữa nam và nữ;

Đa dạng nguồn thu nhập để giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương

b Phương châm 4 tại chỗ

ại chỗ” đã được Chính phủ đưa vào 2 Văn bản quy phạm pháp luật: Nghị định số 08/2006/ NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính Phủ, và Nguyên tắc chỉ đạo thứ 3 của Chiến lược Phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt năm 2007

Trong Nguyên tắc chỉ đạo thứ 3 của Chiến lược Phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt đã nêu rõ: “Công tác

chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và chủ

có hiệu quả để phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại đối với các loạ

ảy ra tại Việt Nam bao gồm: bão, lũ lụt, sạt lở đất, gió lốc, lốc

Trang 33

22

huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) bao gồm các nội dung sau:

ững thành viên khác thực hiện việc phòng, tránh thiên tai đảm bảo an toàn tính mạng

Vật tư và phương tiện tại chỗ: chính là sự chuẩn bị sẵn các phương tiện phục vụ cho việc phòng chống thiên tai; chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết

được tuyệt đối hóa vai trò của bất kỳ yếu tố nào và bốn yếu tố đều có tầm quan trọng như nhau, không yếu tố nào có thể quyết định được yếu tố nào Phải gắn

hàng năm của gia đình hoặc địa phương Phương châm này phải là định hướng cho việc xây dựng và thực hiện triệt để kế hoạch chi tiết đó

Nếu người dân tiếp thu và chuẩn bị tốt “Phương châm 4 tại chỗ” này sẽ

ộc sống nhanh chóng được ổn định, không bị động khi chưa nhận được sự chi viện từ bên ngoài

Trang 34

23

c Hướng dẫn phương pháp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng:

Đây là nội dung giúp cho người dân nắm được cách phòng tránh, ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai Cán bộ cấp xã, ấp hướng dẫn người dân tổ chức triển khai thực hiện phương pháp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại địa phương Khi tập huấn cho người dân, bước 1 và 2 thường được lướt qua, chỉ nhấn mạnh các bước Đánh giá rủi ro thiên tai, Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, Thực hiện kế hoạch phòng chống rủi ro thiên tai và Giám sát đánh giá có sự tham gia của cộng đồng

Bước 1: Giới thiệu chung về các loại thiên tai và nguyên nhân

Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch

Bước 3: Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Bước 4: Xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro thiên tai

Bước 5: Thực hiện kế hoạch phòng chống rủi ro thiên tai

Bước 6: Giám sát đánh giá có sự tham gia của cộng đồng

d Nâng cao năng lực ứng phó cho cộng đồng dân cư

Giáo dục các kỹ năng nhằm nâng cao khả năng ứng phó về các nguy hiểm có thể xảy ra khi thiên tai xảy đến cho người dân như kỹ năng sơ tán, kỹ năng sơ cấp cứu, kỹ năng bơi lội, kỹ năm chằng chống nhà, Mở các buổi diễn tập hình huống khi có thiên tai xảy ra:

- Kỹ năng sơ tán và những việc cần làm khi sơ tán

Sơ tán là một biện pháp tức thời được tiến hành khi bão, lụt, nước dâng đe dọa sẽ tàn phá một khu vực cụ thể nào đó và có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực đó Sơ tán là lựa chọn đầu tiên chính quyền cần thực hiện để bảo đảm tính mạng và tài sản cho người dân (Hội chữ thập đỏ Việt Nam, 2012)

Hướng dẫn người dân cách chọn điểm sơ tán an toàn như: nơi được xây dựng ở nơi cao, xa các con sông kênh, dễ tiếp cận với hệ thống đường xá, và

có hệ thống nước sạch vệ sinh;

Trang 35

24

- Nâng cao khả năng sơ cấp cứu tại gia đình

Hướng dẫn cho người dân biết các hành động can thiệp, trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường trước khi có sự

hỗ trợ của nhân viên y tế nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong, hạn chế các tổn thương thêm và tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục Người dân sẽ được hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, và cách xử lý theo từng loại thương tích cơ bản như sơ cứu chảy máu, tổn thương xương khớp

- Kỹ năng bơi lội, cứu đuối nước

Hướng dẫn kỹ năng bơi lội cơ bản, cứu đuối nước cho người dân đặc biệt là trẻ em, đối tượng có nguy cơ bị nguy hiểm hàng đầu khi thiên tai xảy đến Hai kỹ thuật bơi cơ bản mà người dân được hướng dẫn là kỹ thuật bơi trườn sấp và bơi ếch

- Các văn bản quy định về chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,

thuỷ sản để khô phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai

Trang 36

25

Phổ biến cho người dân về nội dung về các chính sách cuả Nhà nước về

hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khô phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai:

Thông tư 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 cuả Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách, hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh có hiệu lực

kể từ ngày 22/11/2010

Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 03 cuả Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm

2010 Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 21/3/2010

Thông tư số 05/VBHN-BTC ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Bộ tài chính về Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản

để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

- Lồng ghép giáo dục bình đẳng giới:

Theo Báo cáo của Tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam và Oxfam tháng 12/2009 về “Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Các cơ hội cải thiện bình đẳng giới” cho thấy “Những tác động của biến đổi khí hậu là khác nhau, vì các khả năng dễ bị tổn thương khác nhau” Người nghèo, phụ nữ và trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của thiên tai và trên thực tế thiên tai có thể làm tồi tệ thêm những bất bình đẳng giới, tạo thêm gánh nặng công việc cho phụ nữ, cũng như tăng thêm khả năng dễ bị tổn thương của phụ nữ ở các hộ gia đình nghèo” [20]

Thực tế hiện nay cho thấy, phụ nữ có kiến thức, năng lực trong lĩnh vực thiên tai hạn chế hơn rất nhiều so với nam giới, bên cạnh đó với vai trò giới truyền thống trong gia đình và ngoài xã hội nên phụ nữ thường dễ gặp bất lợi hơn so với nam giới khi thiên tai xảy ra Đa phần phụ nữ tham gia chủ yếu ở khâu thực hiện các hoạt động khi thiên tai xảy ra Tuy nhiên, do bất bình đẳng

Trang 37

1.4.2 Phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

1.4.2.1 Phương pháp giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai:

Phương pháp được sử dụng trong giáo dục phòng chống thiên tai là Phương pháp bằng ngôn ngữ, phương pháp trực quan, và phương pháp thực hành Các phương pháp dạy học thường được sử dụng phối kết hợp với nhau thể hiện sự tác động thống nhất giữa THV và người dân trong quá trình dạy học

- Phương pháp dạy học bằng ngôn ngữ:

Phương pháp thuyết trình: Cán bộ xã, ấp với vai trò THV sẽ dùng lời

nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách có hệ thống, lôgíc cho người dân tiếp thu THV tường thuật lại các sự kiện, hiện tượng một cách có

hệ thống, có yếu tố mô tả và trần thuật Giải thích các những từ ngữ chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề giúp người dân hiểu được kiến thức cần lĩnh hội

Phương pháp vấn đáp: THV cũng thực hiện quá trình hỏi và đáp giữa

THV và người dân nhằm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ thông tin đã học, hoặc từ kinh nghiệm trong thực tiễn Tập huấn viên sử dụng các loại câu hỏi khác nhau như: câu hỏi khái quát; câu hỏi theo chủ đề bài học; câu hỏi theo nội dung bài học; câu hỏi tái hiện; câu hỏi gợi mở; câu hỏi củng cố kiến thức; câu hỏi ôn tập hệ thống hoá kiến thức; điều khiển hoạt động nhận thức của người dân, kích thích người dân tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng lời THV có thể thu được tín

Trang 38

27

hiệu ngược nhanh chóng từ người dân để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động họ, đồng thời vấn đáp thường tạo không khí sôi nổi trong giờ học

Phương pháp sử dụng tài liệu: Khi chuẩn bị bài giảng, THV phải xác

định rõ những nội dung trong tài liệu nào để người dân tự nghiên cứu Khi tiến hành bài học, hướng dẫn cho người dân sử dụng tài liệu theo trình tự hợp

lí nhất nhằm kích thích tư duy tích cực của người học Sử dụng tài liệu học tập ở nhà có tầm quan trọng đặc biệt đối với người dân Vì họ là những người

có việc làm, sau thời gian làm việc, họ có thể sử dụng tài liệu bất cứ khi nào rãnh rỗi để ôn lại kiến thức cho mình Mặt khác, do thời gian học ở lớp tập huấn hạn chế, mà người dân lại mau quên, vì vậy cần trao đồi, bổ sung kiến thức ngay khi có thể

- Phương pháp dạy học trực quan:

Phương pháp minh hoạ: trong quá trình truyền thụ kiến thức, với

những đối tượng nghiên cứu quá lớn, mắt thường không nhìn thấy được như diện tích của xã, hay hình ảnh mô tả các hiện tượng, sự kiện không xảy ra tại thời điểm hiện tại như bão, lũ, các hình mẫu chằng chống nhà đúng tiêu chuẩn THV cần sử dụng các phương tiện trực quan minh hoạ như tranh ảnh

mô hình, giúp người dân hiểu dễ dàng hơn những nội dung kiến thức

- Phương pháp dạy học thực hành

Phương pháp luyện tập: là phương pháp trong đó dưới sự chỉ dẫn của

THV, người dân lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo sau khi lĩnh hội kiến thức Ví dụ như người dân thực hành các kỹ thuật bơi cơ bản, luyện tập các kỹ năng sơ cấp cứu trong nhiều trường hợp khác nhau, diễn tập các tình huống khi có thiên tai xảy đến Điều này giúp người dân có hành động nhuần nhuyễn khi tình huống xảy ra Từ tái tạo đến sáng tạo, nghĩa

là người dân trước tiên sẽ thực hành với các dạng bài tập giống mẫu THV đã

Trang 39

28

đưa ra Sau khi được luyện tập trong các dạng bài tập không hoàn toàn giống mẫu, yêu cầu người học phải tìm ra cách thức mới hoặc tri thức mới để giải quyết vấn đề

1.4.2.2 Phương tiện giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

Phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong từng giai đoạn lĩnh hội kiến thức của người dân Phương tiện giáo dục PCRRTT cho cộng đồng là

hệ thống những công cụ tương ứng, góp phần thực hiện có hiệu quả các phương pháp giáo dục

Phương tiện dạy học trực quan: với giáo dục phòng chống rủi ro thiên

tai, ngoài những mô hình, sơ đồ, hình ảnh, được sử dụng trực tiếp trong quá trình giảng dạy Người dân còn tìm thấy thông tin qua các tranh tường, sách ảnh tại nhà văn hoá ấp, xã Bên cạnh đó, tờ bướm, lịch, tranh tường về nội dung, phương pháp phòng chống rủi ro thiên tai cũng được cấp phát miễn phí đến người dân

Phương tiện kỹ thuật dạy học: để truyền tải kiến thức cho người dân,

thông tin về thiên tai và cách phòng tránh cũng được phát thường xuyên trên đài phát thanh của xã, ấp

1.4.2.3 Hình thức tổ chức giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai

* Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình học thì ta có hình thức dạy học trên lớp, hình thức dạy học ngoài lớp và hình thức tự nghiên cứu tài liệu

- Hình thức dạy học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học mà thời gian

học tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt Địa điểm ở đây sẽ là nơi người dân dễ dàng tập trung như nhà văn hoá ấp hay nhà của một người dân có không gian rộng Lớp có thành phần không đổi trong mỗi giai đoạn của quá trình, người dân nắm tài liệu một cách trực tiếp tại lớp

- Hình thức dạy học ngoài lớp là một hình thức tổ chức dạy học trong

đó THV tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của người ở địa điểm ngoài lớp

Trang 40

29

học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập Hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp là hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, cho phép kiến tạo các môi trường học tập đa dạng, kích thích được hứng thú của người học và làm cho lý thuyết gần hơn với thực tiễn cuộc sống Hình thức tổ chức dạy học này còn giúp người học có điều kiện để trải nghiệm và thực hiện phương thức học tập bằng chia sẻ, trải nghiệm có hiệu quả

- Hình thức tự nghiên cứu tài liệu là hình thức người dân tự mài mò

kiến thức thông qua các tài liệu được cấp phát, hoặc các thông tin nghe được

từ báo đài

* Căn cứ vào sự chỉ đạo của THV đối với toàn lớp hay với nhóm người dân trong lớp có hình thức dạy học toàn lớp và hình thức dạy học theo nhóm

- Hình thức dạy học toàn lớp: hình thức tổ chức dạy học trong đó THV

lãnh đạo đồng thời hoạt động của tất cả người dân, tích cực điều khiển việc lĩnh hội tri thức, việc ôn tập và củng cố tri thức

- Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm: THV có thể chia nhóm bất kỳ

hoặc chia nhóm theo từng đặc tính riêng Hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, từng nhóm người dân dưới sự chỉ đạo của THV trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo Các người dân sẽ có sự

tác động trực tiếp và sự phối hợp hoạt động với nhau

1.4.3 Các lực lượng giáo dục phòng chống rủi ro thiên tai tại công đồng dân cư huyện

Có nhiều lực lượng tham gia công tác GDPCRRTT cho cộng đồng dân

cư huyện Vũng Liêm, mỗi lực lượng có chức năng, nhiệm vụ riêng trong công tác GDPCRRTT nhưng đóng vai trò quan trọng trong công tác này là Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Lực lượng triển khai trực tiếp GDPCRRTT đến cộng đồng

Ngày đăng: 30/05/2017, 21:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
31. Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 củaThủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “ Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.32. Quyết đị - , Phê duyệt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
49. Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (2011), Hướng dẫn tổ chức thực hiện đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Tác giả: Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
Năm: 2011
52. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (2015), “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu”, NXB Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu
Tác giả: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Nhà XB: NXB Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam
Năm: 2015
51. Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai http://www.dmc.gov.vn/?lang=vi-VN Link
1. Báo cáo công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ năm 2010 đến năm 2016 của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Vũng Liêm Khác
2. Báo cáo đặc biệt cuả Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cựu đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (2015), NXB tài nguyên, môi trường và bản đồ Việt Nam Khác
3. Báo cáo thu thập dữ liệu tình hình thiên tai tỉnh Vĩnh Long năm 2011 đến năm 2015 của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Vĩnh Long Khác
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Live&learn và Plan tại Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu Khác
5. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2012), Dự án Quản lý thiên tai tại Việt Nam - WB5 Khác
6. Care (2010), Phương châm bốn tại chỗ trong phòng chống thiên tai, Dự án vận động chính sách phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng (JANI) Khác
7. Care, Oxfam, World Vision (2010), Một số mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Khác
8. Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 30/3/2015của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Khác
9. Đối tác giảm nhẹ thiên tai NDM-P (2007), Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào công đồng một số điên hình làm tốt, NXB Green Line, Hà Nội Khác
10. Give2Asia (2015) , Tài liệu Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và thích ứng biến đổi khí hậu hường đến người khuyết tật danh cho THV Khác
11. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2010), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Khác
12. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2004), Biến đổi khí hậu và phòng ngừa thảm hoạ, Hà Nội Khác
13. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2010), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Khác
14. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2012), Tài liệu tập huấn phòng ngừa thảm họa dành cho hộ gia đình Khác
15. Hội đồng Nghiên Cứu Kinh Tế và Xã Hội Vương Quốc Anh (2007), Báo cáo nghiên cứu Các tai biến khí hậu, nguy cơ về sức khoẻ và biện phá ứng phó ở Việt Nam, Hà Nội Khác
16. JANI - Sáng kiến mạng lưới chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (2009), Hệ thống tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w