DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QL : Quản lý CBQL : Cán bộ quản lý THCS : Trung học cơ sở GDMT : Giáo dục môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường PTBV : Phương thức bảo vệ TNTN : Tài nguyên thiên n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Tính
HÀ NỘI 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các
số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hà
Trang 4Lời cảm ơn!
khoa Tâm lý giáo dục, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội và các thầy giáo, cô giáo tham gia trực tiếp giảng dạy lớp cao học K25 Khoa Tâm lý giáo dục – chuyên nghành Giáo dục và phát triển cộng đồng
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Tính Phó hiệu
trưởng trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn với tinh thần trách nhiệm, chu đáo, tận tâm và chân tình để tác giả hoàn thành luận văn đúng tiến độ với thời gian quy định
Nhân dịp này cho phép tôi được chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí CBQL, giáo viên của các trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu, song với thời gian còn hạn chế, trải nghiệm kinh nghiệm chưa nhiều mà thực tiễn công tác giảng dạy vô cùng sinh động và nhạy cảm, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý chân tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hà
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QL : Quản lý
CBQL : Cán bộ quản lý
THCS : Trung học cơ sở
GDMT : Giáo dục môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
PTBV : Phương thức bảo vệ
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TNST : Trải nghiệm sáng tạo
HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐGD : Hoạt động giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
MTKK : Môi trường không khí
ONKK : Ô nhiễm không khí
KH : Kế hoạch
TPT : Tổng phụ trách
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
GVBM : Giáo viên bộ môn
BGH : Ban giám hiệu
: Phụ huynh học sinh
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Đóng góp mới của luận văn 5
9 Cấu trúc của nội dung của luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 7
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2 Nghiên cứu trong nước 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16
1.2.1 Môi trường, giáo dục môi trường 16
1.2.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 17
1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục môi trường 18
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS 18
1.3.2 Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS 19
1.3.3 Các con đường giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở 20
1.3.3 Giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo 29
Trang 71.4 Một số vấn đề cơ bản về giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 29
1.4.1 Tính ưu thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục môi trường cho học sinh THCS 29
1.4.2 Tầm quan trọng của giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 30
1.4.3 Nội dung và nguyên tắc giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 31
1.4.4 Các hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đánh giá kết quả hoạt động 33
1.4.5 Các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động TNST 39
1.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 39
Kết luận chương 1 42
Chương 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 43
2.1 Một vài nét về khách thể và tổ chức khảo sát 43
2.1.1 Một vài nét về khách thể khảo sát 43
2.1.2 Tổ chức khảo sát 44
2.2 Thực trạng về môi trường huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 45
2.2.1 Môi trường nước 45
2.2.2 Môi trường rác thải 47
2.2.3 Môi trường không khí 49
Trang 82.2.4 Đánh giá chung về môi trường sống của huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội 50
2.3 Thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 51
2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng giáo dục về giáo dục môi trường cho học sinh 51 2.3.2 Thực trạng nội dung giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 57
2.3.3 Hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 62
2.3.4 Đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua
tổ chức hoạt động TNST ở địa bàn cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai 64 2.3.5 Các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 65 2.3.6 Các điều kiện để giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 67 2.3.7 Những yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 68 2.4 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 68
Trang 92.4.1 Những kết quả đã đạt được 68
2.4.2 Những điểm còn tồn tại 69
Kết luận chương 2 70
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 71
3.1.2 Tính đồng bộ 71
3.1.3 Tính hiệu quả 71
3.1.4 Tính khả thi 71
3.2 Một số biện pháp giáo dục 72
3.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ nguồn nước cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 72
3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung giáo dục hạn chế xả rác và xử lý rác thải cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 75
3.2.3 Biện Pháp 3: Xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không khí cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 78
3.2.4 Biện pháp 4: Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 83
Trang 103.2.5 Biện pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại
cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 88
3.2.6 Biện pháp 6: Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực học sinh 90
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 94
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 111
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua môn học 26
Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL và GV về hiện trạng Môi trường 52
Bảng 2.2.Nhận thức của học sinh về hiện trạng Môi trường 53
Bảng 2.3.Nhận thức của các hộ gia đình về hiện trạng Môi trường 55
Bảng 2.4 Nhận thức của CBQL, giáo viên về giáo dục môi trường cho HS 56 Bảng 2.5: Thực trạng nội dung giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động TNST đã triển khai 57
Bảng 2.6: Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động TNST đã triển khai của giáo viên 62
Bảng 2.7 : Thực trạng tham gia các hình thức tổ chức giáo dục môi trường thông qua hoạt động TNST đã triển khai của học sinh THCS 64
Bảng 2.8.Các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh 66
Bảng 3.1: Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết 95
của các biện pháp 95
Bảng 3.2: Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp 98 Bảng 3.3: Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp 102
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Ba mục tiêu của giáo dục môi trường 9
Hình 1.2 Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh 19
Hình 2.1 Hình ảnh nước thải từ làng nghề làm ô nhiễm nặng nguồn nước 46
Hình 2.2 Hình ảnh rác thải làm ô nhiễm nguồn nước 46
Hình 2.3 Hình ảnh Sông Đáy bị ô nhiễm 47
Hình 2.4 Hình ảnh chất thải từ làm củ dong nguyên liệu đầu vào cho sản xuất miến dong 48
Hình 2.5 Hình ảnh thành phầm miến dong 48
Hình 2.6 Hình ảnh rác thải tràn lan 49
Hình 2.7 Hình ảnh lò ghạch đang đốt lò gạch gây ô nhiễm không khí 49
Hình 2.8 Hình ảnh xẻ gỗ làm mộc 50
Hình 2.1 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS 59
Hình 2.2 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS 60
Hình 2.3 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS 61
Hình 2.4 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS 61
Hình 2.5 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS 61
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững Đó
là đi đôi với việc phát triển kinh tế hiện đại cần có chiến lược, chương trình,
kế hoạch bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên, do lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp bỏ qua các yếu tố bảo vệ môi trường, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra ở mọi nơi trên thế giới Việt Nam là nước đang triển khai thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết với nước ngoài về sản xuất công nghiệp và hiện đại hóa công nghiệp nông thôn đang được diễn ra Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng
và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc
xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn chế Tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến
hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân
Xuất phát từ tầm quan trọng của môi trường nên công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho mọi người dân, đặc biệt là giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ hiện nay là việc làm cần thiết
Tác động đến lực lượng học sinh phổ thông là tác động đến lực lượng dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước - Nếu đội ngũ này có sự chuyển
Trang 14biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước
Huyện Quốc Oai là huyện có nhiều làng nghề, theo Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Quốc Oai có 14 làng nghề, đáng chú ý là nghề chế biến dong, dệt len ở Cộng Hòa, Tân Hòa; làm mộc ở Tân Phú; mây tre giang đan ở Đồng Quang… Nhìn chung, làng nghề phát triển đã đem lại thu nhập cao cho người lao động, nhưng người dân phải đối mặt với ô nhiễm môi trường từ nước thải, khí thải, rác thải
Trên địa bàn xã Tân Hòa vẫn còn 50-70 hộ chuyên sản xuất, chế biến tinh bột dong, làm miến dong, nấu nha, làm bún Các hộ sản xuất mạnh nhất dịp 3 tháng cuối năm, trung bình mỗi ngày chế biến khoảng 500 tấn bột dong Rác thải từ chế biến tinh bột dong là 200 tấn/ngày vào những lúc cao điểm , chưa kể một lượng lớn nước thải
Tương tự, tại xã Cộng Hòa, mặc dù các hộ sản xuất tinh bột và làm miến đã giảm mạnh so với trước nhưng quy mô sản xuất lớn hơn, khoảng 10-20 tấn sắn/ngày, nên lượng chất thải rất lớn Vào lúc cao điểm, do mặt bằng chật hẹp, các hộ đắp đống bã sắn ven đường Tuy lượng nước thải từ chế biến sắn là rất lớn nhưng đều không qua xử lý, thải trực tiếp ra cống rãnh chung của xã Ngoài ra, nghề dệt len mút cũng đang phát triển mạnh ở
xã Cộng Hòa, với 60% số hộ tham gia Quá trình sản xuất, bụi len phát tán trong không khí, là nguyên nhân gây ra các loại bệnh về đường hô hấp…
Nghề mộc ở xã Tân Phú phát triển mang lại lợi ích to lớn về kinh tế cho người dân nhưng nó có những tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người Bụi mùn cưa, sơn PU, tiếng ồn do cưa, xẻ của các xưởng thải ra có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp cho cả người lao động và mọi người xung quanh như viêm phổi, ung thư, bệnh về mắt, ảnh hưởng về thính giác
Trang 15Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn đề tài “Giáo dục môi
trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo để từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Môi trường nói chung và môi trường ở Huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội nói riêng có nguy cơ ngày càng ô nhiễm do sự tàn phá và vô ý thức của con người trong sản xuất, kinh doanh, học sinh THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là thế hệ tiếp nối và là một lực lượng không nhỏ trên địa bàn góp phần bảo vệ môi trường, hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh THCS chiếm ưu thế trong việc giúp học sinh trải nghiệm thực tế về môi trường, phát hiện nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cho học sinh Nếu nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng giáo dục môi trường và đề xuất được các biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì sẽ góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường và nâng cao
Trang 165 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân
cư Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
5.3 Đề xuất biện pháp giáo dục môi trường cho học THCS thông qua
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế môi trường tại địa phương, phân tích nguyên nhân và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội( Các trường nằm trên địa bàn có làng nghề truyền thống)
Khách thể khảo sát nghiên cứu:
- 3 trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai Thành Phố Hà Nội
- 6 Cán bộ quản lí của 3 trường THCS
- 30 tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có nhiều kinh nghiệm
- 300 học sinh của 3 trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai Thành Phố Hà Nội
- 30 hộ dân của 3 xã có làng nghề trên địa bàn Huyện Quốc Oai Thành Phố Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 177.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và nhà nước về việc chỉ đạo hoạt động giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường
- Sưu tầm giáo trình, đề tài khoa học, sách, báo, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục: Thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến, tìm hiểu nhận thức, nội dung, biện pháp thực hiện của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường THCS về môi trường và giáo dục môi trường
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân và cách giải quyết những khó khăn trong giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thu thập các thông tin khoa học, các nhận định, đánh giá của những người am hiểu sâu sắc về chuyên môn để có ý kiến đa số, khách quan về vấn đề cần xin ý kiến (Phòng môi trường, phòng kinh tế, phòng địa chính, trung tâm y tế )
7.3 Phương pháp bổ trợ
Sử dụng Toán thống kê và phần mềm tin học để xử lý các kết quả nghiên cứu của đề tài
8 Đóng góp mới của luận văn
8.1 Hệ thống và mở rộng lý luận về học tập thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo Đề xuất nguyên tắc, xác định nội dung và quy trình giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trang 188.2 Mô tả thực trạng GDMT , GDMT cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ; đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ, quan điểm và quá trình thực hiện GDMT của giáo viên, của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói riêng và trong các hoạt động giáo dục ở THCS nói chung
8.3 Xác định các điều kiện để thực hiện, Xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung giáo dục qua các giải pháp cụ thể ; đã chứng minh được tính khoa học, khả thi và hiệu quả khi áp dụng GDMT cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
9 Cấu trúc của nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn có 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Chương 2 Thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Chương 3 Biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn Thế giới Trong vài chục năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh đã làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy Nhiều nguồn tài nguyên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái bị tàn phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn Môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các các vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề GDMT GDMT là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất, giúp con người có nhận thức đúng trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1984, tại cuộc họp Liên hiệp quốc về BVMT và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) ở Pari, thuật ngữ “Giáo dục môi trường” được sử dụng Tiếp sau đó, có rất nhiều cố gắng để định nghĩa thuật ngữ này IUCN( Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới), 1970 đã định nghĩa GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm nhằm phát triển các kỹ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá được sự quan hệ và tương tác giữa con người, nền văn hoá và thế giới vật chất bao quanh GDMT đồng thời cũng thực hiện quyết định đưa ra bộ quy tắc ứng xử với những vấn đề liên quan đến đặc tính môi trường
Chương trình IEEP (Chương trình GDMT quốc tế) ra đời một hội thảo
ở Belyrade năm 1972 Hội thảo đưa ra bản tuyên bố liên chính phủ lần đầu
Trang 20tiên về GDMT Các mục đích, mục tiêu, những khái niệm cốt lõi và những nguyên tắc hướng dẫn của chương trình được đưa ra vào một văn kiện của hội thảo có tên là: “Hiến chương Belyrade - một hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho GDMT” Một tập hợp các mục tiêu ngắn gọn, bao quát GDMT được đưa ra tại Belyrade có thể tóm tắt như sau:
Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tương tác về kinh tế,
xã hội, chính trị, sinh thái giữa nông thôn và thành phố
Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức những giá trị, quan niệm, trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường
Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, các tổ chức, cũng như toàn xã hội
Tại Hội nghị liên chính phủ lần đầu tiên về GDMT do UNESCO tổ chức tại Tbilisi (Liên Xô) năm 1977 có 66 thành viên các nước tham dự Hội nghị đưa ra các ý kiến đóng góp cho việc áp dụng rộng rãi hơn nữa GDMT trong chương trình giáo dục chính thức và không chính thức Sự kiện quan trọng này và những công bố liên tiếp theo dự kiến hội nghị đã tiếp tục đóng góp cho hệ thống nguyên tắc của sự phát triển GDMT trên toàn thế giới ngày nay Hội nghị đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân
tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách
có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”
Giáo dục môi trường không phân biệt giáo dục cho đông đảo nhân dân, giáo dục trong các trường phổ thông, giáo dục đại học hay trung học chuyên nghiệp đều nhằm mục tiêu đem lại cho các đối tượng được giáo dục
có cơ hội:
Trang 21a) Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan
hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực
và toàn cầu Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiến thức về môi trường
b) Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó
có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ Mục tiêu này có định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường
c) Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc đây là mục tiêu về khả năng
Hành động cụ thể:
Hình 1.1 Ba mục tiêu của giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường hoàn toàn không tách rời những giá trị về kiến
Trang 22khu vực về một quá trình tạo lập và phát triển bền vững Giáo dục môi trường luôn trân trọng những tri thức bản địa và ủng hộ việc giáo dục tương ứng với việc học tập dựa trên môi trường địa phương, coi trọng việc giáo dục toàn cầu cũng như giáo dục môi trường địa phương, thậm chí về mặt cam kết, hành động lại hướng về cụ thể và địa phương: “Nghĩ - toàn cầu, Hành động - Địa phương”
Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai
Đây là một trong những văn kiện có ý nghĩa quan trọng nhất quan tâm tới vấn đề bảo tồn và GDMT trên toàn thế giới Chiến lược bảo tồn thế giới
đã công bố (IUCN, 1980) Văn kiện cốt yếu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn tài nguyên thông qua “sự phát triển mang tính chất duy trì”
và ý nghĩa của mối quan hệ tương tác giữa bảo tồn và phát triển Chiến lược
về bảo tồn thế giới có một chương về GDMT với nội dung tóm tắt như sau:
Nếu như đạt được các mục tiêu bảo tồn thì hành vi cư xử của một xã hội đối với sinh quyển phải bắt buộc thay đổi Nhiệm vụ lâu dài của GDMT
là khuyến khích hoặc củng cố các hành vi, thái độ mang tính đạo đức mới
Từ năm 1986 trở đi, các hoạt động quốc tế tiếp tục bổ sung, đóng góp cho chiến lược bảo tồn thế giới, giải quyết các vấn đề về GDMT, đạo đức và văn hoá
Năm 1987 đánh dấu 10 năm kỷ niệm hội nghị Tbilisi đầu tiên và Hội nghị này một loạt các vấn đề cơ bản được đưa ra thảo luận trong đó có tầm quan trọng đặt biệt của GDMT, với nội dung: Rốt cuộc là sẽ không có gì giảm được mối đe doạ mang tính khu vực và quốc tế đối với môi trường trừ khi ý thức của đại đa số quần chúng về mối liên quan thiết yếu giữa đặc
Trang 23trưng môi trường và tiếp tục thoả mãn các nhu cầu của con người được thức tỉnh Hoạt động của con người phụ thuộc vào động cơ, mà động cơ phụ thuộc vào sự hiểu biết của chúng Vì thế chúng ta hiểu được tầm quan trọng tại sao mỗi người phải nhận thức môi trường đúng đắn thông qua GDMT
Cũng trong năm 1987, Uỷ ban thế giới về môi trường và sự phát triển
đã có báo cáo “Tương lai của chúng ta” (WCED, 1987) Bản báo cáo đã đưa
ra một công bố chính “Chương trình nghị sự toàn cầu” để nhất trí vấn đề môi trường với sự phát triển, và vì thế đã tăng cường và mở rộng thực chất cuộc bảo tồn thế giới 1980 Giáo dục được coi là phần trọng tâm của chương trình này “Sự thay đổi trong thái độ mà chúng ta cố gắng làm phụ thuộc các chiến dịch giáo dục lớn, các cuộc thảo luận và sự tham gia của quần chúng” (WCED 1987) Tranh luận xuất phát từ báo cáo trên đã đưa tới một hội nghị quan trọng thứ hai, sau hội nghị Stockholm 20 năm, hội nghị Liên hiệp quốc
về môi trường và sự phát triển hội nghị thượng đỉnh Brazil (1992)
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Rio de Janero năm 1992, hội thảo trên một phạm vi rộng về các đề tài và vấn đề môi trường Có nhiều công bố dành cho GDMT thông qua suốt văn kiện Một trong những kết quả chính của hội nghị là sự nhất trí rằng phát triển và giáo dục và môi trường phải là một bộ phận thống nhất của quá trình học tập ở cả hai dạng chính thức và không chính thức Và một dự kiến được đưa ra là mọi chính phủ phải nổ lực phấn đấu để cập nhập hóa hoặc chuẩn bị các chiến lược nhằm mục đích kết hợp môi trường và phát triển thành vấn đề trung tâm để đưa vào tất cả các cấp giáo dục Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường
Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường
Trang 24Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là đào tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường
Một khi các vấn đề môi trường đã được xã hội hóa thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý nhà nước tăng nhưng gánh nặng chi phí sẽ giảm
Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không
có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi trường
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ nhiều năm nay và đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Điều này đã được thể hiện rất rõ trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam:
Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới” Chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”
Trang 25Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giải pháp đầu tiên được nêu ra là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong đó, Điều 5 và Điều 6
đề cập đến chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những hoạt động được khuyến khích, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục
Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặt vị trí quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội
Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 và sau này là Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo
Trang 26vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: "Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người"
Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg, ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân" Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi lẽ cộng đồng là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường sống của chính họ, họ vừa là nguyên nhân vừa là những người gánh chịu hậu quả những vấn đề môi trường của địa phương Khi được nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường sẽ góp phần thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường Công tác này thường được thực hiện thông qua các hoạt động xã hội, các tổ chức quần chúng, các đoàn thể chính trị - xã hội để từng bước tiến tới xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, điều này có nghĩa là huy động các nhân tố thị trường và cộng đồng dân cư vào các mặt hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Đây là một quá trình đòi hỏi sự bền bỉ, thời gian dài và đặc biệt là sự kết hợp hài hòa và tổng hợp các giải pháp Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể phát huy hiệu quả trong vấn
đề này
Các công trình đã được công bố như: Báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia 2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009: Môi trường làng nghề
ô nhiễm nghiêm trọng: nêu rõ kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong
cả nước của đề tài KC 08.09,2005 cho thấy trong đó 46% làng nghề có ô nhiễm nặng, (Đối với không khí hoặc đất hoặc nước hoặc cả 3 dạng), 27% ô
Trang 27nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ ; Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi
trường”, Đặng Kim Chi và các cộng sự, 2005, NXB khoa học và kỹ thuật:
Đây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh
tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay Cùng với đó là hiện trạng môi trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính) Qua đó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm
2010, một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam;
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng
nghề Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương,
Lê Vân Trình (2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam Môi trường và sức khoẻ người lao động An toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp phòng ngừa Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề; Luận án Tiến sĩ Ngô Trà Mai, Đại học Khoa học Tự nhiên,
2008, Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi
trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây; Luận văn Thạc sĩ Y học Nguyễn Thị
Liên Hương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, 2006, Nghiên cứu nguy cơ sức
khỏe ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp: cho
thấy tình trạng sức khỏe các làng nghề phía Bắc đều trong tình trạng báo động Tỷ lệ người lao động có phương tiện bảo hộ đạt TCVSLĐ thấp (22,5%); 100% các hộ sản xuất CBLT-TP nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm trong môi trường (H2S, NH3…) có đến 3/5; 1/5 mẫu không đạt yêu cầu Tỷ lệ người mắc
Trang 281.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Môi trường, giáo dục môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Tại khoản 1
Điều 3 Chương 1 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005)
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố địa lý, kinh tế, sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác Môi trường xã hội gồm môi trường xã hội vĩ mô và môi trường xã hội vi mô, môi trường xã hội vi mô là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến con người
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu
Trang 29biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái
Giáo dục môi trường cho học sinh là những tác động có mục đích, có
kế hoạch của nhà giáo dục hay giáo viên nhằm giúp học sinh có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp trong quá trình tham gia vào môi trường và bảo
vệ môi trường
1.2.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn
và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình
1.2.3 Giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là quá trình giáo viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tiễn về môi trường nhằm giúp học sinh có nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường phù hợp
Trang 30Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo về môi trường để học sinh nhìn nhận vấn đề, sáng tạo để giải quyết và tham gia trực tiếp vào các hoạt động của gia đình của cộng đồng
1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục môi trường
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh THCS là nhằm trang
bị cho học sinh những thái độ, kiến thức, kỹ năng hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh THCS hướng tới các mục tiêu sau đây:
và PTBV, sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân hậu quả) Giải thích được những hiện tượng bất thường của môi trường xảy ra trong tự nhiên
+ Hiểu biết về pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT, về các biện pháp BVMT (môi trường địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu)
Trang 31+ Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng Bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước và không khí Giữ gìn vệ sinh,
an toàn thực phẩm, an toàn lao động Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường
-Về kỹ năng, hành vi:
+ Phát hiện được các vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh
+ Thực hiện được các hành động cụ thể BVMT
+ Tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường và xã hội
Hình 1.2 Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh
1.3.2 Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS i) Giáo dục ý thức cá nhân về môi trường
Giáo dục ý thức cá nhân về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống, phát triển của cá nhân, cộng đồng và nền văn hóa của nhân loại
Giáo dục tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sự sống phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường và những tác động của con người ảnh hưởng đến môi trường
Giáo dục vai trò của học sinh, công dân trong bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường, đấu tranh chống lại những hành vi làm ô nhiễm môi trường
ii) Giáo dục về thái độ tích cực đối với môi trường
Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
Xử lý rác thải
Trang 32Tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống
iii) Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường
Xử lý rác thải trong gia đình, ngoài khu vực công cộng
Hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh chỗ ở, lớp học
để bảo vệ môi trường trong sạch
Giữ gìn bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước; tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên trong quá trình sử dụng
Trồng cây xanh để bảo vệ môi trường
Bảo tồn các di sản văn hóa của địa phương, đất nước
Tuyên truyền vận động người dân cùng tham gia bảo vệ môi trường, kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm về môi trường
1.3.3 Các con đường giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở 1.3.3.1 Lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn học cụ thể là môn Giáo dục công dân và các môn học khác
Mục a - Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong
sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư
- Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của con người
Bài 3 Tiết
kiệm
- Bộ phận
Mục a - Tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên
thiên nhiên là góp phần giữ gìn, cải thiện môi trường
- Các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường :
Trang 33+ Hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng các chất khó phân huỷ (ni lon, nhựa, ) + Tái sử dụng (trong tiêu dùng), tái chế (trong sản xuất)
+ Khai thác hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên
- Cả bài
- Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên
- Các yếu tố của thiên nhiên Vai trò quan trọng của thiên nhiên nhiên đối với cuộc sống của con người
Mục c - HS cần tích cực, tự giác tham gia các
hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng thực hiện
- Mục
d
HS góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu dân cư (làm vệ sinh, trồng cây xanh, )
Bài 14 Bảo
vệ môi
- Toàn
- Cả bài
- Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì?
Trang 34trường và
tài nguyên
thiên nhiên
phần - Các yếu tố của môi trường và tài
nguyên thiên nhiên
- Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống của con người
- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
- Trách nhiệm của công dân nói chung, của HS nói riêng trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
Bài 15 Bảo
vệ di sản
văn hoá
- Bộ phận
là bảo vệ môi trường
- Quy định của pháp luật nước ta về bảo
vệ di sản văn hoá liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
Mục 1 - Các hành vi, việc làm bảo vệ môi
trường là tôn trọng lợi ích của mình và của người khác, là thể hiện sự tôn trọng người khác
Mục 1,3
- Hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là một loại hoạt động chính trị - xã hội
- Ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Trang 35Mục 2,4
- Bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân
cư
- Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện bảo vệ môi trường là trách nhiệm của học sinh
Mục 1,2
- Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường
- Quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại
Mục 1,2
- Tài nguyên thiên nhiên và môi trường
là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của học sinh cần được thể hiện bằng những hành
Mục 4 - Công dân có quyền và trách nhiệm tố
cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hại tài nguyên thiên nhiên
Trang 36Mục 2 - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên Ý nghĩa của sự hợp tác quốc tế trong việc
Mục 1,2
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
- HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường
và tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện
Cả bài - Ý nghĩa của việc tăng dân số có ảnh
hưởng đến ô nhiễm môi trường như thế nào
Mục 2 - Ý nghĩa của việc tích cực tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường biển và tài nguyên biển
Mục 2 - Hiểu giá trị của sông ngòi
- Hành động thiết thực để sông ngòi không bị ô nhiễm
Cả bài - Hiểu giá trị của Tài nguyên sinh vật
- Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên động vật
Trang 37Mục 5 - Hiểu giá trị của của khôi phục và phát
triển diện tích rừng nhằm ngăn lũ và hạn hán
Cả bài - Việc tăng dân số làm ảnh hưởng đến ô
nhiễm môi trường
Cả bài - Hiểu được vai trò của thực vật trong
việc điều hòa lượng cacbonic và oxy
- Có vai trò trong việc điều hòa khí hậu
và làm giảm ô nhiễm môi trường
Cả bài - Có vai trò trong việc chống xói mòn,
sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán
Mục 1 - Ý nghĩa của việc bảo vệ hệ hô hấp
khỏi các tác nhân có hại từ đó có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh
Trang 38ChươngIV
Bảo vệ môi
trường
- Toàn phần
- Khôi phục môi trường vốn có
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường
Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường
Cả bài - Đời sống của người Văn Lang dần
phát triển và cũng có các nghề như đúc đồng dệt vải, đồ gốm tuy nhiên tác động đến môi trường không nhiều bởi những nghề đó chỉ nhỏ lẻ
Cả bài - Nhớ được ngày trái đất là 22/4 Việt
Nam tham gia lần đầu với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”
- Hiểu được tác hại cuart túi ni lông là loại rác không phân hủy được gây làm tắc cống rãnh hoặc ảnh hưởng lớn đến
hệ hô hấp của con người nếu đốt chúng Cùng nhau giảm bớt việc sử dụng bao
bì túi ni lông để cải thiện môi trường sống
Bảng 1.1 Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua môn học
Trang 39Ngoài môn học giáo dục công dân, giáo dục môi trường có thể được thực hiện qua các môn học khác như môn Văn, môn Sinh học, Địa lý, Lịch sử…
Trang bị những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; trang bị kỹ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường, biết ứng xử tích cực với môi trường sống xung quanh Việc GDMT chủ yếu được thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường hiện có
ở các môn học trong nhà trường Nội dung giáo dục BVMT còn được thực hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho cộng đồng
Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà điều quan trọng là hình thành thái độ tích cực và làm thay đổi hành
vi của học sinh giúp cho học sinh có thể:
Tạo những cơ hội để học được tự do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra và lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, tối ưu bằng cách sử dụng các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích xử lí tình huống, sắm vai
Có môi trường trong lành để học sinh phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập
Nếu môi trường xung quanh ô nhiễm nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế Vì vậy mỗi nhà trường cần tổ chức phong trào thi đua bảo vệ môi trường trong tập thể và toàn thể học sinh, lấy bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá thi đua giữa các lớp, điều đó sẽ tạo thêm khí thế trong phong trào, vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn
Trang 40Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học chỉ là hoạt động lồng ghép,
do đó thời gian giành cho việc lồng ghép không kéo dài Tình huống mà giáo viên đưa ra luôn gắn liền với nội dung kiến thức bài học, có tính thực tế sẽ có hiệu quả giáo dục cao
Sử dụng đồ dùng dạy học để làm tăng tính hấp dẫn của giờ học
Học sinh đã hiểu được bản chất của môi trường: tính phức tạp, quan
hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân và những người xung quanh
Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế Từ đó có thái độ, tình cảm yêu quý, tôn trọng môi trường - thiên nhiên; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, không vứt rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt lá mà còn góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống
Có kĩ năng đánh giá hiện trạng môi trường, phương pháp hành động
để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; kĩ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia; kĩ năng phát hiện, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường
1.3.3.2 Thông qua một số hoạt động ngoại khoá môn học
Một số hoạt động ngoại khoá lựa chọn đưa vào chương trình như: Tham quan cắm trại ngoài trời, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt