DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1: Thực trạng mức độ quan tâm của cán bộ về công tác giáo dục sức khỏe sinh sản...75Biểu đồ 2.2: Thực trạng hiệu quả sử dụng phương pháp giáo dục sức khỏe sinh
Trang 1Lời cảm ơn!
===**===
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành dến Ban chủ nhiệm khoa, các thầy côgiáo khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy côphòng Sau đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn, tạo điềukiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới PGS TS Trần Thị Tuyết Oanh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
em trong suốt thời gian thực hiện công trình nghiên cứu này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ủy banNhân dân phường Quyết Tâm, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản thànhphố Sơn La, tỉnh Sơn La tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình
Tôi chân thành cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp và gia đình đãgiúp đỡ, động viên, khuyến khích tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoáhọc và công trình nghiên cứu khoa học
Trong quá trình hoàn thành công trình bản thân đã có nhiều cố gắng,song luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mongđược sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả
Mai Thị Quỳnh Hoa
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 8
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1 Khái niệm trẻ vị thành niên 12
1.2.2 Sức khỏe sinh sản 13
1.2.3 Sức khỏe sinh sản VTN 14
1.2.4 Giáo dục, Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên 15
1.3 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên trên địa bàn phường .17
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của vị thành niên 17
1.3.2 Quá trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên 20
1.3.3 Vai trò của các chủ thể tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên trên địa bàn phường 39
Trang 31.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho
trẻ vị thành niên trên địa bàn phường 40
Kết luận chương 1 44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở PHƯỜNG QUYẾT TÂM THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA 45
2.1 Khái quát về Tổ chức quá trình khảo sát thực trạng 45
2.1.1 Mục đích, đối tượng, nội dung khảo sát 45
2.1.2 Phương pháp khảo sát 49
2.1.3 Cách xử lý số liệu khảo sát 50
2.2 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 50
2.3 Thực trạng sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên ở phường Quyết Tâm .52
2.3.1 Thực trạng nhận thức của trẻ VTN về SKSS 52
2.3.2 Thực trạng nhận thức của cha mẹ trẻ VTN về SKSS 68
2.3.3 Thực trạng nhận thức của cán bộ phường, trung tâm về SKSS 73
2.4 Thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại phường Quyết Tâm 75
2.4.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung 75
2.4.2 Thực trạng các phương pháp sử dụng GD SKSS VTN 77
2.4.3 Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục SKSS cho trẻ VTN 80
2.4.4 Thực trạng huy động các nguồn lực trong giáo dục SKSS cho trẻ VTN 82
2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục SKSS cho trẻ vị thành niên 86
2.5 Đánh giá chung về thực trạng 87
2.5.1 Những mặt đạt được 88
2.5.2 Những hạn chế 89
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế 90
Trang 4Kết luận chương 2 91
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHÓE SINH SẢN CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở PHƯỜNG QUYẾT TÂM, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA 94
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 94
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục đích giáo dục 94
3.1.2 Nguyên tắc đồng bộ 94
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương 95
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 95
3.2 Các biện pháp 95
3.2.1 Phối hợp các cơ quan chức năng và lực lượng trong giáo dục SKSS VTN trong cộng đồng 96
3.2.2 Bồi dưỡng nhận thức cho các lực lượng xã hội và cha mẹ trẻ VTN, trẻ VTN về SKSS VTN 104
3.2.3 Phát triển năng lực cho cán bộ làm công tác GD SKSS trẻ VTN 107
3.2.4 Ủy ban nhân dân phường chủ động thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp GD SKSS cho trẻ VTN trên địa bàn 110
3.2.5 Huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội phục vụ cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe vị thành niên 114
3.2.6 Tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức hoạt động GD SKSS VTN 117
3.3 Đánh giá về các biện pháp 124
3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 124
3.3.2 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 126
Kết luận chương 3 129
KẾT LUẬN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC 136
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của trẻ VTN về nội dung của SKSS 54
Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức về SKSS theo giới tính và dân tộc 56
Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức về xâm hại tình dục của trẻ VTN 60
Bảng 2.4: Thực trạng nhận thức về cách thức phòng chống xâm hại tình dục 61
Bảng 2.5: Thực trạng nhận thức về Quyền được CS SKSS 63
Bảng 2.6: Thực trạng các nguồn thông tin mà trẻ vị thành niên tìm hiểu kiến thức về SKSS 65
Bảng 2.7: Thực trạng về việc trang bị kiến thức GDSKSS cho trẻ VTN 67
Bảng 2.8: Thực trạng nhận thức về các nội dung của GD SKSS VTN của cha mẹ trẻ VTN 69
Bảng 2.9: Thực trạng Nhận thức về mức độ cần thiết của công tác giáo dục SKSS vị thành niên 74
Bảng 2.10: Thực trạng thực hiện mục tiêu GD SKSS VTN 76
Bảng 2.11: Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên 78
Bảng 2.12: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục SKSS cho trẻ vị thành niên 80
Bảng 2.13: Thực trạng về vai trò của các lực lượng xã hội trong giáo dục SKSS vị thành niên 82
Bảng 2.14: Thực trạng tổ chức các hoạt động GDSKSS 84
Bảng 2.15: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục SKSS VTN 86
Bảng 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp 126
Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp 128
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thực trạng mức độ quan tâm của cán bộ về công tác giáo dục sức
khỏe sinh sản 75Biểu đồ 2.2: Thực trạng hiệu quả sử dụng phương pháp giáo dục sức khỏe
sinh sản cho trẻ vị thành niên 80Biểu đồ 2.3: Thực trạng hiệu quả sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục
SKSS cho trẻ vị thành niên 81Biểu đồ 2.4: Thực trạng hiệu quả các hoạt động GD SKSS VTN 87
Trang 7CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLQĐTD: Bệnh lây qua đường tình dụcBPTT: Biện pháp tránh thai
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một phần ba dân số thế giới ở vào độ tuổi vị thành niên và bốn phầnnăm dân số này hiện sống ở các nước đang phát triển tuy nhiên từ trước đếnnay, các chương trình về sức khỏe của đối tượng này ít khi được định hướng
ưu tiên, bởi vì hầu hết các thống kê về y tế đều cho thấy tỷ lệ bệnh tật và tửvong có khuynh hướng thấp đối với thanh thiếu niên Thực trạng hiện nay chothấy đây là quan điểm hết sức sai lầm
Vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh có những thay đổilớn về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần Trong thời buổi bùng nổ thông tinnhư hiện nay, các giá trị văn hóa phương Tây xâm nhập vào từng thành phố,làng mạc ở các nước thứ ba, thông tin đại chúng hiện nay ngày càng nhiềuhình ảnh về sex, bạo lực, hút thuốc, uống rượu, ma túy Thời trang và cácbuổi biểu diễn thời trang, thi hoa hậu trình bày những kiểu thời trang theokhuynh hướng khêu gợi, ở trang phục cũng như cách biểu diễn làm thay đổi
và ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên.Các em đi kiếm tìm những giá trị từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè cùng lứa, ngôi saođiện ảnh, ngôi sao nhạc nhẹ để tự khẳng định mình
Các phương tiện thông tin đại chúng thường tránh né các vấn đề về tìnhdục vị thành niên, dẫn đến những thông tin nhiều mâu thuẫn và không rõ ràngkhông đáp ứng được nhu cầu của lứa tuổi vị thành niên về sức khỏe sinh sản.Bên cạnh đó, tại các trường học hay ở mỗi gia đình việc giáo dục sức khỏesinh sản còn bị coi nhẹ, chưa thực sự tích cực, chỉ được lồng ghép trong cácmôn học mang tính tượng trưng, đối phó
Ở nước ta, trẻ vị thành niên chiếm khoảng 31% dân số, đang ở ngưỡngcửa cuộc đời nhưng lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưnạn tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS,xâm hại tình dục, nạo phá thai,… Theo số liệu của bệnh viện Phụ sản Trungương, Việt Nam là 1 trong 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới, có300.000 ca/năm, cao nhất Đông Nam Á, trong đó 20% ca nạo phá thai là đối
Trang 9tượng trẻ vị thành niên Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vịthành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm:Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm 2012: 3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai
ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012) Các kết quả nghiêncứu khác cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Namngày càng sớm Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và cácbệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có khoảng20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên…
Trong bối cảnh đó, sức khỏe vị thành niên là một trong những thách thứcnghiêm trọng nhất đối với những nhà hoạch định chiến lược phát triển Bêncạnh những đặc điểm về số lượng dân số của lứa tuổi này, về tính cấp thiết vàđặc thù của các nhu cầu sức khỏe của các em, chúng ta phải nhìn thấy rằngtương lai của trẻ vị thành niên là tương lai thật sự của nhân loại Cuộc sốnghoàn toàn không dễ dàng đối với trẻ vị thành niên, nhất là trong hoàn cảnh kinh
tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không được chuẩn bị đầy đủ đểđối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi Thực trạng hiện nay đã và đangcho thấy điều đó Bởi thế để trẻ vị thành niên đưa ra những quyết định đúngđắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã hội, chúng taphải đảm bảo trẻ vị thành niên được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng vàphương tiện để quyết định và các giá trị chúng cần tôn trọng và thực hiện
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dụcsức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên tại phường Quyết Tâm, thành phố Sơn
La, tỉnh Sơn La”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thànhniên tại phường Quyết Tâm thành phố Sơn La Từ đó đề xuất biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niêntrên địa bàn phường nhằm giúp các em có những hiểu biết và hành vi đúngđắn về sức khỏe sinh sản để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân,
Trang 10nâng cao sức khỏe cho vị thành niên tại cộng đồng, góp phần phát triển nguồnnhân lực bền vững
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) cho trẻ vị thành niên (VTN) trênđịa bàn phường
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp Giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên tại phườngQuyết Tâm thành phố Sơn La tỉnh Sơn La
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở phường
đã được tiến hành nhưng hiệu quả giáo dục không cao, do đó dẫn đến tìnhtrạng trẻ vị thành niên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc giáo dục sứckhỏe sinh sản Nếu phối hợp các các lực lượng giáo dục, các tổ chức xã hội vàgia đình trên địa bàn phường để tác động vào nhận thức và hành vi của trẻVTN thì việc giáo dục SKSS cho đối tượng này sẽ có hiệu quả
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục SKSS cho trẻ VTN trên địabàn phường
- Khảo sát thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ởphường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
- Đề xuất các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ởphường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xác định biện pháp cho các chủ thể: cán bộ phường, cán bộnhân viên Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, cha mẹ trẻ VTN, cộng tácviên và các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn phường
Số liệu thống kê từ năm 2001-2012
Trang 117 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đọc và phân tích các tài liệu:
- Các tài liệu nghiên cứu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Các tài liệu nghiên cứu tâm lý lứa tuổi
- Các tài liệu về đặc thù tỉnh Sơn La và địa bàn phường Quyết Tâm,thành phố Sơn La
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc): Xây dựng bảng hỏi tìm hiểu thựctrạng công tác giáo dục sức khỏe sinh sản, nhận thức của trẻ vị thành niên vềsức khỏe sinh sản, kiến thức của các cán bộ phường và các tổ chức có liênquan về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thực trạng và biện pháp giúp nângcao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản trong cộng đồng
*Phương pháp chuyên gia
Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chấtcủa đối tượng, tìm ra giải pháp tối ưu
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học để xử lý và phân tích định lượng kếtquả thu được từ bảng hỏi với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS
Trang 128 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia thành 3chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trên địa bàn phường
Chương 2: Thực trạng sức khỏe sinh sản và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở phường Quyết Tâm thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Chương 3: Biện pháp giáo dục sức khóe sinh sản cho trẻ vị thành niên ở phường Quyết Tâm thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề GDGT nói chung được nhiều nước ở Châu Âu quan tâm từ rấtsớm Có thể nói rằng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên, cái nôi nảy sinhnghiên cứu vấn đề này Năm 1921 đã coi tình dục là quyền tự do của conngười, là quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công dânđối với xã hội Họ đã thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục” (1933) với mụctiêu là:
- Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính, tình dục
- Sản xuất và buôn bán thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai.Bộ Giáo dụcThụy Điển đã quyết định đưa thí điểm GDGT vào nhà trường (1942) và đếnnăm 1956 thì chính thức dạy phổ cập trong tất cả các loại trường từ tiểu họcđến trung học
Hầu hết các nước Đông Âu (Đức, Tiệp, Ba Lan…), Tây Âu, Bắc Âucũng có những quan điểm xem xét vấn đề GDGT là vấn đề lành mạnh, họ đãtuyên truyền rộng khắp cho mọi người hiểu rõ những quy luật hoạt động củatình dục và vấn đề này cũng được đưa vào dạy ở các trường học theo nhữngvấn đề tự chọn
Ở Châu Á, GDGT bị xem là lĩnh vực cấm kị, do ảnh hưởng củanhững quan niệm phong kiến và tôn giáo Dân số gia tăng quá nhanh, chấtlượng cuộc sống không được đảm bảo đã khiến các nước ở Châu Á đã thứctỉnh và nhìn nhận vấn đề một cách thích đáng Họ đã thống nhất ý kiến vềtầm quan trọng và sự cần thiết phải GDGT cho thế hệ trẻ, giúp họ làm chủquá trình sinh sản của mình một cách khoa học, phù hợp với tiến bộ xã hội.GDDS đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới, đặc biệt ở cácnước đang phát triển Tuy nhiên, trước năm 1994 chính sách dân số và nội
Trang 14dung GDDS của các nước đều tập trung vào các vấn đề dân số phát triển(quy mô dân số, di cư, KHHGĐ…).
Năm 1994, Hội nghị ICPD (Intenation Conference on PopulationDevelopment) ở Cairo đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự thay đổichính sách dân số ở các quốc gia Tuyên ngôn của ICPD đã kêu gọi các nướcđặt vai trò chất lượng dân số là ưu tiên hàng đầu, trong đó các vấn đề SKSS,đặc biệt là vấn đề SKSS VTN Từ đây mục tiêu GDDS của các nước đãthay đổi
Nếu trước năm1994, GDDS nhấn mạnh đến các nội dung dân số pháttriển thì từ sau năm 1994, GDDS nhấn mạnh tới các nôi dung SKSSVTNnhư là một ưu tiên
GDSKSS và SKSSVTN là những vấn đền mới chính thức được thừanhận tại hội nghị quốc tế về “Dân số và phát triển” ở Cairo - Ai Cập(1994) SKSS được coi là định hướng chỉ đạo của hầu hết các chương trìnhdân số thế giới Hội nghị này đã thống nhất một chương trình hành động vềdân số và phát triển trong 20 năm tới, nó đã đưa ra một khái niệm chiếnlược mới về SKSS, đề ra 15 nguyên tắc khẳng định con người mới là trungtâm đối với sự phát triển bền vững Cũng chính tại hội nghị này, một kháiniệm mới về SKSS bao GDSKS gồm tất cả các nội dung liên quan tới tìnhtrạng sức khỏe, quá trình sinh sản và chất lượng cuộc sống đã được trìnhbày cặn kẽ trong chương trình hành động của ICPD Sau hội nghị này, hàngloạt các quốc gia trên thế giới cũng lần lượt tổ chức nhiều hội nghị bàn vềvấn đề SKSSVTN như:
- Hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh (1995)
- Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại The Hague Hà Lan (1999)
- Hội nghị dân số cấp cao của ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – TháiBình Dương (ESCAP) và quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Băng Cốc.Đặc biệt thông điệp của Tiến sĩ Nafit Sadik – Giám đốc điều hànhQuỹ dân số Liên Hợp quốc đã nêu “Giới trẻ ngày nay có ý thức về SKSS
Trang 15hơn và họ biết SKSS rất quan trọng Họ đều muốn xử sự một cách có tráchnhiệm, muốn bảo vệ sức khỏe của chính mình và của cả người mình yêu vì
họ biết rằng đây là việc nên làm Phần lớn trong số họ khát khao tìm hiểu,
họ muốn có thông tin về tình dục và sức khỏe tình dục Họ muốn biết làmthế nào để bản thân họ và người yêu họ không có thai ngoài ý muốn, tránhđược các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS”
Nhân dịp ngày dân số thế giới (11/7/1998) UNFPA đã gửi thông điệptới các nước trên thế giới: “Những quan tâm hàng đầu hiện nay được tậptrung vào các vấn đề về SKSSVTN”
Như vậy, ở hầu hết các nước trên thế giới đều đã hết sức quan tâm tớivấn đề SKSS, coi đó là một vấn đề có tính chiến lược quốc gia
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến Phương Đông trướcđây, SKSS ở Việt Nam chỉ được quan tâm ở khía cạnh đạo đức hết sức gò
bó và phiến diện, vấn đề thực sự bức xúc, ảnh hưởng không dám trực tiếpnghiên cứu, hầu như mọi người đều né tránh, dẫn tới nhiều hậu quả đángtiếc xảy ra trong đời sống nhân dân Việt Nam Nhận thức được tầm quantrọng của việc thực hiện KHHGĐ, GDDS cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XXĐảng và nhà nước ta đã coi GDDS là công tác thuộc chiến lược con người,đặc biệt chú trọng tới việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phấnđấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Ngày 18/12/1961 trong quyết định 217/TTg của Chính phủ về việchướng dẫn sinh đẻ có kế họach, văn bản đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về
DS - KHHGĐ đã ghi rõ: “Vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc và sự hàihòa của gia đình để cho việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe con cái được tốthơn, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp” [20].Nghị định đầu tiên 216/CP của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề SKSS
do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 26/12/1961 (được lấy làm ngày Dân
số Việt Nam) có nội dung “Vì sức khỏe người mẹ, vì hạnh phúc và sự hòa
Trang 16thuận của gia đình để cho việc nuôi dạy con được tốt Việc sinh đẻ của nhândân được quan tâm, hướng dẫn một cách thích hợp” [21]
Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị 99/TTG phát động cuộc vậnđộng sinh đẻ có kế hoạch, thành lập ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em từ trungương đến địa phương
Ngày 24/12/1968 chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị 176A vớinội dung chỉ đạo: “Bộ giáo dục, Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp,tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chươngtrình chính khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức khoa học
về giới tính, về hôn nhân gia đình, về nuôi dạy con cái” [22]
Sau khi nhà nước thống nhất, năm 1976 ngay trong nghị quyết Đaịhội toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã ghi rõ: “Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vậnđộng sinh đẻ có kế hoạch, ra sức phòng và chữa bệnh phụ khoa và các bệnhnghề nghiệp của phụ nữ” [23] Sau khi có nghị quyết Trung ương IV vềchính sách DS - KHHGĐ và chiến lược DS - KHHGĐ đến năm 2000, do
đó có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kinh phí
và đổi mới cơ chế quản lý, củng cố hệ thống tổ chức, đẩy mạnh cung cấpdịch vụ truyền thông và KHHGĐ, sự tham gia của các nghành, đoàn thể vìcông tác DS - KHHGĐ, sự tham gia của các nghành, các đoàn thể vì công tác
DS - KHHGĐ đã có chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả rất đáng kích
lệ Kết quả đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều kiện sức khỏetrong đó có SKSS cho các cặp vợ chồng và tuổi vị thành niên
Năm 1985, Trung ương hội liên hiệp phụ nữ đã triển khai phong tràogiáo dục “Ba triệu bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan” trong đó có nộidung GDSKSS ở tuổi dậy thì Hình thức chủ yếu được sử dụng là nóichuyện, diễn giảng Hiệu quả mới chỉ dừng lại ở tính chất phong trào chứchưa thể có chất lượng sâu sắc được
Phải chờ tới năm 1998, được sự tài trợ của quỹ dân số liên hiệp quốc(NFPA), cùng với sự giúp đỡ của kĩ thuật của UNESCO khu vực, do Bộ giáo
Trang 17dục và đào tạo đã giao cho Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện
đề án VIE/98/P09 với sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học
có trình độ chuyên môn cao, chương trình thử nghiệm tập trung chủ yếuvào hai chủ điểm về tâm lí giáo dục và sinh học Lần đầu tiên trong nhàtrường phổ thông ở nước ta học sinh được học một cách có hệ thống về
“những điều bí ẩn” của chính mình và mối quan hệ với người khác giới
Ở nước ta trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 các dự án GDDS đã bắtđầu được thử nghiệm Giai đoạn từ 1994 đến 1998 bước đầu đã thể chế hóaGDDS trong nhà trường Lần đầu tiên GDDS được đưa vào chương trìnhtích hợp GDDS với 5 chủ đề cơ bản: Nhân khẩu học, môi trường, gia đình,giới, dinh dưỡng Các nội dung SKSS đã được chính thức lồng ghép vàonội dung một số môn học từ bậc tiểu học đến trung học và khẳng định rằngtrong giai đoạn này trọng tâm của công tác GDDS phải là GDSKSS choVTN Tháng 10 năm 1996 hội thảo vì SKSSVTN đã nhấn mạnh đầu tư giảiquyết vấn đề SKSSVTN là một yêu cầu quan trọng trong vấn đề phát triểnđất nước Tuy nhiên, trong giai đoạn này nội dung GDDS quá thiên về dân
số phát triển, chưa chú trọng tới SKSS như một mục tiêu ưu tiên quốc gia.Với sự ra đời của chương trình mới về giáo dục phổ thông cho giai đoạnsau 2000, các dự án GDDS giai đoạn mới được xây dựng Mục tiêu GDDStrong giai đoạn này ở các trường phổ thông gồm: Xây dựng chương trìnhtích hợp GDDS mới phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông sau năm
2000 trên tinh thần nhấn mạnh tới SKSSVTN; xây dựng các tài liệu hướngdẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo và các tài liệu trực quan; tập huấn giáoviên… song chúng ta vẫn chưa xây dựng được chương trình GDDS vàSKSS cho THCS mặc dù các mục tiêu cho cấp học này đã được xác định
Ủy ban phòng chống AIDS đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông,hoạt động can thiệp tại cộng đồng, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực trạngtình hình… nhằm bảo vệ VTN, nâng cao hiểu biết và kỹ năng dự phòng củaVTN trước sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội Thông
Trang 18qua các hoạt động đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDSKSScho VTN.
Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em cũng rất quan tâm đến việcGDSKSS cho VTN, trong chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010nêu rõ: “Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, SKSS, KHHGĐ trên
cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phùhợp với từng vùng, từng khu vực và từng nhóm đối tượng Chú trọng hìnhthức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổisinh đẻ, nam giới, thanh niên và những người chưa thành niên” [24]
Năm 2004, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án “Môhình cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/ KHHGĐ cho VTN và thanhniên” tại 10 tỉnh thành phố Năm 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố Mụctiêu chính của đề án nhằm nâng cao nhận thức về SKSS/ KHHGĐ, baogồm các vấn đề liên quan về giới, giới tính, tình dục an toàn, BLTQĐTD,HIV/AIDS góp phần làm giảm các hành vi gây tác hại đến SKSSVTN
Ngoài ra trong những năm gần đây, có thể kể đến nhiều công trìnhnghiên cứu về vấn đề SKSS như:
- Dự án VIE/97/P13 của Bộ giáo dục - đào tạo đã sản xuất tài liệu:Phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về “SKSS” (2000); và bộ tàiliệu tự học dành cho giáo viên “GDSKSSVTN” (2001)
- Nguyễn Thế Hùng (2005): “Biện pháp bồi dưỡng năng lực GDSKSSVTN đối với các bậc cha mẹ”
- Nguyễn Ngọc Thái (2006): “Quản lý GDSKSS cho VTN thông qua
mô hình giáo dục đồng đẳng tại tỉnh Quảng Nam”
- Nguyễn Thị Hải Lý (2008): “Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường tớinhận thức của học sinh THPT về SKSS”
- Nguyễn Thị Phương Nhung (2009): “Biện pháp GDSKSS cho họcsinh lớp 9 huyện Giao Thủy – Nam Định”
Trang 19Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên dưới góc độ giáo dục và phát triển cộng đồng.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm trẻ vị thành niên
Trong cuộc đời của mỗi con người (cả nam và nữ) tuổi dậy thì được coi
là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như quá trình tích lũykiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách, khả năng hòa nhập cộngđồng Giai đoạn này được thừa nhận là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ con và
người lớn, giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành: VTN là một giai đoạn trong quá trình phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội
[2]
Thuật ngữ Adolescent (VTN ra đời vào năm 1904) theo đề xuất của nhàtâm lý học G.Stanlay Hal, dùng để chỉ quan niệm đồng nghĩa với tuổi đanglớn hoặc tuổi đang trưởng thành
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB KHXH – HN, 1997) thì VTN là nhữngngười chưa đến tuổi trưởng thành để chịu trách nhiệm về những hành độngcủa mình [15]
Trong các văn bản hiện hành của Nhà nước ta như bộ luật Dân sự, Bộluật Hình sự, Bộ luật Lao động có dùng thuật ngữ “người chưa thành niên” và
có quy định rõ hơn về độ tuổi và mức độ mà người chưa thành niên phải chịutrách nhiệm đối với từng hành động của mình
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), VTN là những người trong độ tuổi
từ 10 đến 19 tuổi
Ở mỗi nước khác nhau căn cứ vào những điều kiện của mình mà trongluật hôn nhân và gia đình quy định và chia tuổi VTN cũng khác nhau ở mỗinước Còn ở Việt Nam hiện nay, tuổi VTN theo quy định của Đoàn thanh niên
là từ 15 đến 28 tuổi Theo Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và KHHGĐ thuộc Bộ Y
Trang 20tế thì tuổi VTN được chia thành 2 nhóm tuổi như sau:
- Nhóm 1 từ 10 – 14 tuổi
- Nhóm 2 từ 15 – 19 tuổi
1.2.2 Sức khỏe sinh sản
Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994 tại Cairô (ICPD) đã
định nghĩa: SKSS là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và
xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế trong bộ máy đó (Điều này hàm ý, mọi người, kể cả nam và nữ đều có quyền nhận được thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tùy theo sự lựa chọn của họ đảm bảo cho phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có những đứa con khỏe mạnh) [16].
Cũng trong chương trình hành động của hội nghị đã nêu rõ: SKSS làtrạng thái sung mãn hoàn hảo về thể chất, tinh thần, xã hội và không chỉ làkhông có bệnh tật hay không bị tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệthống, chức phận và quá trình sinh sản Như thế, SKSS có nghĩa là mọi người
có thể có cuộc sống tình dục an toàn, hài lòng, họ có khả năng sinh sản, tự doquyết định có sinh con hay không, sinh con khi nào và sinh bao nhiêu con.Ngầm hiểu trong điều cuối là quyền của người đàn ông và đàn bà có thông tin,
có thể tiếp cận được các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả, có khả năngchi trả, có thể chấp nhận được, do họ lựa chọn để điều hóa sinh sản nếu nhưkhông trái pháp luật; quyền được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sứckhỏe thích hợp, giúp họ dễ dàng trải qua thai nghén và sinh sản một cách antoàn, cung cấp cho họ những cơ may để họ co được những đứa con khỏe mạnh.Phù hợp với định nghĩa nói trên, chăm sóc SKSS và hạnh phúc về sinh sản,bằng cách đề phòng và giải quyết những vấn đề về SKSS Nó cũng bao gồm cảsức khỏe tình dục, mà mục đích của nó là tăng cường cuộc sống và mối quan
Trang 21hệ, tư vấn và những chăm sóc liên quan đến SKSS và các BLTQĐTD [16].Theo Chiến lược chăm sóc SKSS Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến
2010 thì SKSS bao gồm 7 vấn đề cần được ưu tiên đó là:
- Quyền sinh sản
- KHHGĐ, giảm phá thai và phá thai an toàn
- Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh
- BLTQĐTD, kể cả HIV/AIDS và vô sinh
- Phòng và chữa ung thư đường sinh sản
- Sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm SKSS [24]
Điều này chứng tỏ rằng, chúng ta không chỉ quan tâm đến KHHGĐ màcòn phải giải quyết nhiều vấn đề hơn nhằm bảo vệ và chăm sóc SKSS củanhân dân
1.2.3 Sức khỏe sinh sản VTN
Trong quan niệm xưa vấn đề SKSS người ta cho rằng chỉ liên quan đếnnhững người đã có gia đình, những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.Nhưng trên thực tế (đặc biệt là trong sự phát triển xã hội như hiện nay) ta thấyrằng, thanh thiếu niên chưa có gia đình chưa có gia đình cũng đã có quan hệtình dục Do đó, vấn đề SKSS VTN đã trở thành một vấn đề đang được toàn
xã hội quan tâm SKSSVTN là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của
bộ máy sinh sản, của trẻ VTN.
Hiện trạng SKSSVTN đang ở mức báo động, điều đó được thể hiệnbằng những con số sau:
- Nạn tảo hôn và kết hôn ở tuổi VTN: Theo điều tra của Tổng cục thống
kê, có 17.000 VTN tuổi từ 13 – 14; 126.000 VTN tuổi từ 15 – 17 đã có vợ cóchồng Nguyên nhân của tình trạng trên là do cha mẹ muốn đảm bảo các quan
hệ tình dục phải trong khuôn khổ hôn nhân, do quan niệm giá trị chính yếucủa con gái là làm mẹ, làm vợ, do các em thiếu cơ hội được học hành và tìm
Trang 22kiếm việc làm [5].
- Mang thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi VTN: Theo kết quả khảo sátcủa Bộ Y tế năm 2002, có 11,2% VTN có quan hệ tình dục, trong đó có33,9% không sử dụng biện pháp tránh thai nào Hàng năm có hơn 300.000phụ nữ thai nghén dưới tuổi 20%, trong đó 80% có thai mà không biết,khoảng 30% số ca phá thai là những phụ nữ trẻ chưa lập gia đình Nguyênnhân của hiện trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu chỉ dẫn, thiếu các cơ sởdịch vụ thiên thiện cho nên VTN ít có khả năng thực hiện tình dục an toàn, ít
sử dụng các biện pháp tránh thai [5]
- Nhiễm các bệnh lây truyền qua dường tình dục và HIV/AIDS: ở nước
ta tính đến tháng 5/2015 đã có 240.000 người nhiẽm HIV trong cộng đồng,trong đó VTN và thanh niên chiếm khoảng 60% Thiếu thông tin, kiến thức,công tác giáo dục, tư vấn về tình dục an toàn còn hạn chế, thiếu các dịch vụphòng chống HIV/AIDS là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên [5]
- Bị xâm hại và lạm dụng tình dục: ở nước ta có khoảng 80 ngàn gái mạidâm, trong đó 10% là VTN Theo báo cáo của tòa án tối cao, một nửa nạnnhân trong tổng số 1407 trường hợp bị lạm dụng tình dục là VTN Do hoàncảnh gia đình khó khăn, do bạn bè lôi kéo, do lối sống buông thả, do thiếuhiểu biết kĩ năng sống là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên [5]
Từ những yếu tố trên mà những người lớn, những bậc cha mẹ cần phảihiểu được những khó khăn mà lứa tuổi VTN gặp phải để từ đó có sự quan tâmkịp thời Và bản thân VTN cũng phải nhận thấy những thay đổi mạnh mẽ vềthể chất cũng như tâm lí của bản thân để đối phó một cách tích cực với nhữngtác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh
1.2.4 Giáo dục, Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.2.4.1 Giáo dục
Theo nghĩa rộng (giáo dục xã hội): Giáo dục là lĩnh vực hoạt động của
xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xã hội, lịch sử chuẩn bị cho thế hệ
Trang 23trẻ trở thành lực lượng tiếp nối sự phát triển của xã hội, kế thừa và phát triểnnền văn hóa của loài người và của dân tộc [10].
1.2.4.2 Giáo dục SKSS
GD SKSS là khái niệm kết hợp giữa khái niệm giáo dục và SKSS
GD SKSS là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức thông quanội dung, chương trình, phương pháp cụ thể của chủ thể (nhà trường/ giađinh/ các tổ chức đoàn thể…) nhằm cung câp kiến thức về giới, giới tính, cấutạo, chức năng của cơ quan sinh sản, tình dục, tình yêu… để hình thành ýthức, thái độ, hành vi đúng đắn, có trách nhiệm trong mối quan hệ giữa bảnthân và người khác giới, bảo vệ bản thân
1.2.4.3 Khái niệm GD SKSS VTN
GDSKSSVTN được coi là một nội dung quan trọng trong GDDS Từsau Hội nghị quốc tế Cairo (1994), Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nhất trí vấn đềtrọng tâm của công tác giáo dục phải là GDSKSS cho VTN
GDSKSSVTN là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức thông qua nội dung, chương trình, phương pháp cụ thể cung cấp các thông tin thích hợp bằng mọi phương tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của VTN đối với một số vấn đề sức khỏe nhất định nhằm động viên họ chấp nhận các hành vi lành mạnh để ngăn chặn những nguy cơ như: có thai ngoài ý muốn, các BLTQĐTD [16].
GDSKSSVTN là một trải nghiệm giáo dục nhằm phát triển khả năngcủa VTN để hiểu những vấn đề về tính dục trong khuôn khổ về tâm, sinh lý,văn hóa, xã hội và những khía cạnh sinh sản; đồng thời giúp cho VTN nắmbắt những kỹ năng để quyết định và hành động có trách nhiệm những hành vitình dục và SKSS của mình, hướng tới cuộc sống hạnh phúc trong tương lai
1.2.4.4 Vai trò của GDSKSS đối với sự phát triển nhân cách trẻ VTN
Giáo dục SKSS góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.
Giáo dục SKSS là nền tảng để nâng cao ý thức trách nhiệm của con người khibước vào tuổi trưởng thành
Trang 24Giáo dục SKSS được thực hiện tốt sẽ góp phần hình thành cho thế hệ trẻ những hành vi văn hoá ứng xử tốt đẹp Các bạn trẻ hiểu biết những đặc
điểm tâm sinh lý của người khác giới để có cách ứng xử thích hợp; Có thiệnchí trong quan hệ giao tiếp và biểu hiện thiện chí bằng cử chỉ và ngôn ngữthích hợp, đồng cảm, vị tha, hào hiệp, khiêm tốn, nhã nhặn, trung thực, tế nhịtrong quan hệ giao tiếp, nhận thấy trong tình yêu đôi lứa không chỉ là quan hệmới, trách nhiệm mới, nghĩa vụ mới mà còn là những niềm vui và hạnh phúc
do chính đôi lứa tạo nên hàng ngày Đó chính là hiệu quả của công tác giáodục SKSS
Giáo dục SKSS đáp ứng những quy luật phát triển về tâm sinh lý của con người nói chung và trẻ VTN nói riêng Hoạt động sinh lý tình dục là một
hoạt động bình thường, phát triển theo quy luật tự nhiên Sự quan tâm đếncác vấn đề giới tính, việc tò mò về các hành vi tình dục con người là mộthiện tượng tất yếu có tính quy luật Nó nảy sinh do chính đời sống sinh lý cơthể và đời sống xã hội của các em Vì vậy, nếu không có sự hướng dẫn đầy đủchu đáo của người lớn các em sẽ gặp phải nhiều khó khăn
Giáo dục SKSS góp phần ngăn ngừa hiện tượng có thai ngoài ý muốn.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục không an toàn đang tiềm
ẩn nhiều rủi ro như có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, lây nhiễmcác bệnh tình dục
1.3 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên trên địa bàn phường
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của vị thành niên
Tuổi VTN là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong đờicủa mỗi con người Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành ngườilớn và được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần,tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng
* Đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên [2].
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ
Trang 25thể Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy Trung bình một năm các em caolên được 5 - 6 cm Các em nam ở độ tuổi 15 - 16 tuổi thì cao đột biến vượtcác em nữ Sự phát triển của hệ xương, mà chủ yếu là các xương tay, xươngchân rất nhanh, nhưng xương ngón tay và ngón chân lại phát triển chậm Vìthế, ở lứa tuổi này các em không mập, béo mà cao, gầy thiếu cân đối, các em
có vẻ lóng ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng haylàm vỡ…Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối Thể tíchcủa tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thướccủa mạch máu lại phát triển chậm Do đó, có một số rối loạn tạm thời của hệtuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh
Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng),thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh Hệ thần kinh của lứa tuổinày còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu kéo dài
Một đặc điểm nữa cần chú ý ở lứa tuổi này này, đó là thời kỳ phát dục
Sự phát dục của các em là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luậtsinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội Sự phát dục ởcác em trai vào khoảng 15, 16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng 13, 14 tuổi Biểuhiện của thời kỳ này là các cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện những dấuhiệu phụ của giới tính Thời kỳ phát dục sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tốdân tộc và yếu tố khí hậu Đến 15, 16 tuổi giai đoạn phát dục đã kết thúc, vìthế các em đã có khả năng sinh đẻ
Như vậy, có thể thấy rằng VTN có khả năng sinh sản được nếu có sinhhoạt tình dục Và vấn đề SKSS không chỉ liên quan đến những ai đã lập giađình, VTN lúc này đang đứng trước nhiều mối đe dọa, nếu như không có sựhướng dẫn, chăm sóc thì nguy cơ lớn nhất đối với SKSS của VTN là có thaisớm nếu có QHTD và nhiễm BLTQĐTD
*Đặc điểm tâm lý lứa tuổi vị thành niên [2].
Lứa tuổi VTN là giai đoạn có những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý Do
sự phát triển không cân đối của hệ xương đã gây cho các em một biểu hiện
Trang 26tâm lý khó chịu Các em ý thức được sự lóng ngóng, vụng về của mình, mà cốche dấu bằng những điệu bộ không tự nhiên, cầu kì, tỏ ra mạnh bạo, can đảm
để người khác không chú ý đến vẻ bề ngoài của mình Chỉ một sự mỉa maichế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tư thế, tư thế đi đứng của các em đều gây chocác em những phản ứng mạnh mẽ
Tuyến nội tiết hoạt động mạnh, điều đó đã làm cho các em dễ xúcđộng, dễ bực tức, nổi khùng Vì thế, ta thấy ở các em thường có những phảnứng gay gắt, mạnh mẽ và có những xúc động mạnh Hệ thần kinh của VTNcòn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài
Do tác động của những kích thích như thế, thường gây cho các em tình trạng
bị hạn chế hay ngược lại xảy ra tình trạng bị kích động mạnh Vì vậy, sựphong phú của các ấn tượng, những chấn động thần kinh mạnh, hoặc sự chờđợi lâu dài về những biến cố gây xúc động…đều tác động mạnh mẽ đến VTN,
có thể làm một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, số khác làmnhững hành vi xấu, không đúng bản chất
Cùng với những biến đổi về thể chất, đời sống tinh thần và tình cảmcủa tuổi VTN cũng trải qua những biến đổi sâu sắc Các em có khả năng tự ýthức và tự đánh giá cao Cho nên, các em tự nhận được rằng mình đã lớn, vìvậy các em thấy rằng kiểu quan hệ với người lớn ở thời thơ ấu không còn phùhợp với về mức độ trưởng thành của bản thân nữa Đó là kiểu quan hệ giữangười lớn và trẻ con Do vậy, các em mong muốn “cải tổ” kiểu quan hệ nàytheo hướng giảm quyền hạn của người lớn và tăng quyền hạn của chính mình,các em muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động để thử sức mình nhằm đạttới cái mình muốn để chứng tỏ mình đã trưởng thành Ở giai đoạn này thườngxảy ra xung đột giữa VTN với cha mẹ vì họ cho rằng các em vẫn còn trẻ con.Điều đó đã tạo ra một khoảng cách giữa cha mẹ và con cái Để làm mấtkhoảng cách này, các bậc cha mẹ phải thường xuyên quan tâm đến nhữngsuy nghĩ của các em, những biến đổi tâm lý đang diễn ra để có thể hiểu đượccon mình và trở thành những “người bạn” đáng tin cậy của các em
Trang 27Về mặt giao tiếp, nhu cầu giao tiếp với bạn phát triển rất mạnh, các mốiquan hệ được mở rộng, nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân được tăng lên rõrệt Bạn bè trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của VTN Vớicác em, tình bạn trở nên sâu sắc hơn, rất bền vững có thể kéo dài đến suốtcuộc đời và có ảnh hưởng qua lại rất lớn, ảnh hưởng đó có thể là tích cựcnhưng cũng có khi là tiêu cực Do vậy, mà việc lựa chọn bạn ở lứa tuổi nàyđóng một vai trò vô cùng quan trọng
Một điều đặc biệt dễ nhận thấy ở giai đoạn này đó là bắt đầu xuất hiệnnhững cảm giác mới lạ, có sự nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính Các emthường quan tâm đến các bạn khác giới và cũng mong bạn khác giới để ý đếnmình Điều này khiến các em quan tâm đến vóc dáng của mình, hay đứngtrước gương để ngắm vuốt Các em bắt đầu thích đọc truyện tình cảm, nhữngtác phẩm viết về những mối tình say mê, quan tâm đến các nhân vật trongtruyện, trong phim làm quen nhau như thế nào, thích nhau ra sao và tại sao lạihành động như vậy… và vô tình các em tự tạo nên những rung cảm yêuđương trong tưởng tưởng trong suy tư Có em trở nên sao nhãng việc học tập
Như vậy có thể thấy lứa tuổi vị thành niên có những biến đổi hết sứcsâu sắc và có tính bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ cả về sinh lý và tâm lý.Nếu không được chăm sóc tốt, cung cấp kiến thức về SKSS thì trẻ rất dễ bị lợidụng hoặc sa đà vào những cám dỗ xã hội, tệ nạn xã hội
1.3.2 Quá trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên
1.3.2.1 Mục tiêu giáo dục SKSS cho trẻ VTN trên địa bàn phường
* Mục tiêu chung
Cung cấp thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản để giúp VTN tựkhám phá những tính cách, các tiêu chuẩn và những chọn lựa của riêng mình,đồng thời cũng nâng cao kiến thức và hiểu biết của các em về các vấn đềSKSS Ở hầu hết các nước, VTN hiếm khi trao đổi với cha mẹ mình hoặcnhững người lớn tuổi hơn về các chủ đề tình dục (VD: giao hợp, tình dục,hiện tượng có kinh và “mộng tinh”…) Hầu hết thông tin về những chủ đề này
Trang 28thường từ bạn bè đồng lứa là những người ít có kinh nghiệm hiểu biết hoặchiểu sai như họ, hoặc từ các phương tiện truyền thông không chính thức với
xu hướng đại diện cho những hình mẫu rập khuôn hay quá khích về tình dục
và giới tính Do vậy, các em cần được trang bị và cung cấp đầy đủ nhữngthông tin về SKSS để từ đó các em xây dựng được những quan niệm đúngđắn về vai trò và trách nhiệm của người đàn ông và người phụ nữ trong tươnglai và vì cuộc sống hạnh phúc cũng như trách nhiệm đối với gia đình củachính bản thân mình
Nhận thức được tầm quan trọng của việc GDSKSS VTN, hệ thống giáodục nhà trường và ngoài nhà trường hiện nay không chỉ dạy về tri thức màcòn chú ý đến việc xây dựng kĩ năng sống cho VTN Mục đích của GDSKSSVTN là nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, SKSScho VTN, đồng thời hình thành và phát triển thái độ và hành vi giúp các em
có được những quyết định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này chocuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai
Theo chương trình hành động của ICPD mục tiêu cơ bản của GDSKSSVTN là: Giải quyết những vấn đề SKSS và tình dục của VTN, bao gồm:mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và các BLTQĐTD kể cảHIV/AIDS thông qua việc nâng cao trách nhiệm về lối sống tình dục và sinhsản lành mạnh cùng với việc cung cấp các dịch vụ, tư vấn thích hợp cho lứatuổi này [3]
Trang 29Nâng cao trách nhiệm của các LLGD trong việc GDSKSS, phát triểnnhân cách trẻ VTN và góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
1.3.2.2 Nội dung GDSKSS cho trẻ VTN
Để các em có nhận thức đúng, chủ động tháo gỡ những khó khănthường gặp về SKSS trong lứa tuổi VTN, khi tiến hành giáo dục cần phải nắmvững những nội dung cụ thể và cần nhấn mạnh, chuyển tải các thông điệp,định hướng thái độ, hành vi cho các em Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí củaVTN, nội dung giáo dục SKSS bao gồm:
- Tình yêu và tình dục
Tình yêu đôi lứa là một loại tình cảm đặc biệt, là biểu hiện cao nhất củatình người, thúc đẩy hai người khác giới đi đến hòa nhập về tâm hồn và cảcuộc đời Ở lứa tuổi VTN các em đã bắt đầu để ý đến nhau và có những rungđộng, xuất hiện tình cảm mang màu sắc giới tính Các em thường bị nhầm lẫngiữa tình bạn khác giới với tình yêu, các em chưa hiểu tình yêu đích thựcnghĩa là như thế nào? Do vậy, VTN bị chi phối nhiều thời gian, ảnh hưởngnhiều đến học tập, thi đua, phấn đấu Ở tuổi này, các em chưa suy nghĩ chưachắn, chưa biết làm thế nào để xây dựng một tình yêu trong sáng, đôi khi có
Trang 30những suy nghĩ lệch lạc như: yêu là phải hết mình, yêu là phải có QHTD, cóQHTD thì mới giữ được người yêu và có như vậy mới thể hiện được tìnhyêu… Với lối suy nghĩ đó đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như: có thaingoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn… ảnh hưởng đến sức khỏe, họctập, tinh thần cũng như tương lai tươi sáng của các em.
- Phòng tránh mang thai, phá thai ở tuổi VTN.
Ở tuổi VTN tuy rằng về mặt thể chất các em phát triển chưa hoàn chỉnh,nhưng các em đã có khả năng sinh sản Do đó, cần phải cung cấp cho các emnhững kiến thức về SKSS để các em biết thế nào là hiện tượng thụ thai, mangthai sớm và hậu quả của nó… Đồng thời, cũng cho các em biết rằng:
Chỉ cần QHTD không được bảo vệ dù chỉ một lần bạn gái có thể có thaingoài ý muốn
Mang thai, phá thai ở tuổi VTN đều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất,tinh thần và xã hội của cả bạn nam và bạn nữ
Sử dụng bao cao su đúng cách trong QHTD sẽ giúp VTN tránh mangthai ngoài ý muốn, BLTQĐTD và cả HIV/AIDS…
- Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cũng phải định hướng đúng đắn chocác em những hành vi, thái độ tích cực sau:
Sau khi QHTD không được bảo vệ cần đến ngay trung tâm y tế chămsóc SKSS VTN, cơ sở y tế tin cậy để xét nghiệm và phá thai an toàn
Khi có dấu hiệu mang thai cần chia sẻ với cha mẹ, người thân để được
Cung cấp những thông tin, kiến thức để VTN có được những hiều biết
và những kỹ năng cơ bản về BLTQĐTD Các BLTQĐTD là những viêmnhiễm được truyền từ người bệnh sang người lành trong quá trình QHTD Các
Trang 31bệnh này do các tác nhân gây bệnh gây ra như: siêu vi trùng, ký sinh trùng và
vi trùng BLTQĐTD vô cùng nguy hiểm nó không chỉ ảnh hưởng đến sứckhỏe, khả năng sinh sản của cá nhân VTN, mà còn ảnh hưởng đên kinh tế giađình, sợ phát triển của xã hội, tương lai nòi giống Cách phòng tránhBLTQĐTD tốt nhất là tìm hiểu, tiếp cận với thông tin, kiến thức, kỹ năngsống và dịch vụ thích hợp để tự bảo vệ bản thân và bạn của mình
- Không kết hôn sớm
Tuổi VTN đã có khả năng sinh sản nhưng điều đó vẫn chưa khẳng địnhđược các em sẽ trở thành những người bố, người mẹ có kinh nghiệm và tráchnhiệm trong việc nuôi dạy con cái Ở tuổi VTN các em kết hôn sớm khi các
em chưa chuẩn bị tốt về mọi mặt như: sức khỏe, tâm lí, kiến thức, kinh tế… sẽảnh hưởng đến sự tiến bộ của bản thân, hạnh phúc lứa đôi, sự phát triển củagia đình và tương lai con cái
em có thể thực hiện được quyền của mình
Các em cần được sự giúp đỡ, an ủi khi các em bị vi phạm quyền
VTN cần được giúp đỡ để có nhận thức đúng và thực hiện quyền sinhsản đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội mộtcách tốt nhất
* Về thái độ và hành vi: Thông qua giáo dục, hình thành ở trẻ VTN
thái độ đúng đắn, nâng cao ý thức trách nhiệm trong CSSKSS cho bản thân,các thành viên trong gia đình và bạn khác giới Cụ thể:
Thông qua hiểu về quá trình mang thai, sinh đẻ, chăm sóc trẻ làm chotrẻ VTN biết quý trọng ông bà, cha mẹ, tôn trọng giá trị đạo đức, tinh thần vàchăm sóc bản thân cũng như các thành viên khác
Trang 32Nam giới sẽ chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ về SKSS và sức khoẻ tìnhdục Góp phần làm giảm gánh nặng cho phụ nữ do phải phá thai, phải đẻ nhiềuhay không được chăm sóc chu đáo trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ, nuôidưỡng trẻ nhỏ Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm chăm sóc bà mẹkhi mang thai, khi đẻ, sau đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tốt nhất
Trẻ VTN biết cách chia sẻ để được sự giúp đỡ, an ủi khi gặp khó khănliên quan đến vấn đề giới tính, tình bạn, tình yêu Qua đó, trẻ VTN có đượcnhận thức đúng về quyền sinh sản đi đối với nghĩa vụ, trách nhiệm trong giađình, cộng đồng và xã hội một cách tốt nhất
Biết cách phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnhlây qua đường tình dục và HIV/AIDS
Trẻ VTN có các thông tin đầy đủ về các biện pháp tránh thai, hiểu vềcác BPTT, lựa chọn và sử dụng đúng các biện pháp tránh thai phù hợp đểphòng tránh thai Trong trường hợp bắt buộc phải phá thai cần phá thai sớmtại cơ sở y tế có đủ điều kiện phá thai
Trẻ VTN biết cách xây dựng tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, có
kỹ năng sống, biết từ chối những hành vi không lành mạnh như sinh hoạt tìnhdục trước hôn nhân, sinh hoạt tình dục mà không sử dụng BPTT…
kỹ năng mới
Trang 33SKSS là một bộ phận của nhân cách, nên về cơ bản vẫn sử dụng cácnhóm phương pháp giáo dục nhân cách trong quá trình GD SKSS
Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân: Diễn giảng, trò truyện,tranh luận, nêu gương, thuyết phục
Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động để tích lũy kinh nghiệm ứng xử
xã hội: phương pháp tạo tình huống, phương pháp rèn luyện, phương pháp tậpluyện, phương pháp sinh hoạt tập thể, tạo dư luận xã hội
Nhóm phương pháp kích thích hành vi qua khen thưởng và trách phạtTuy nhiên, GD SKSSVTN cũng có những đặc trưng riêng của nó, là lĩnhvực mang tính chất vừa khoa học vừa gắn với đời sống lại “thầm kín” và “tếnhị”, do đó để đạt hiệu quả cao cần có những phương pháp đặc trưng, cụ thể
Nhóm phương pháp chung
Phương pháp trò chuyện: Đây là phương pháp thường được sử dụng
nhiều nhất trong giáo dục SKSS, dễ tạo sự thân mật, cởi mở và chân tình khinói chuyện với đối tượng giáo dục Tuy nhiên, người làm công tác giáo dụcphải trả lời câu hỏi theo đúng sự thật khoa học, đúng lúc, đúng chỗ, thườngthông tin và hình thức thông tin phải ở mức trẻ có thể hiểu được và có lợi chotrẻ, đồng thời câu trả lời phải dí dỏm hài hước giảm bớt sự căng thẳng nghiêmtúc, tạo hứng thú cho trẻ
Phương pháp diễn giải kết hợp với hỏi đáp và tranh ảnh minh họa: GD
SKSS là một lĩnh vực có tính tổng hợp cao đòi hỏi nhà giáo dục phải có kiếnthức sâu rộng và khả năng vận dụng một cách nhuần nhuyễn, liên tưởng tốt đểgiúp đưa các em vào tình huống thực tế Nhà giáo dục gợi mở, huy động kiếnthức, những suy nghĩ, gợi nhớ quan sát… để xây dựng và tổng hợp kiến thức.Bên cạnh đó, nhà giáo dục phải trang bị một hệ thống tranh ảnh minh họa làmdụng cụ trực quan khi giáo dục giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu và lôi cuốn trẻ vào cáchoạt động giáo dục
Phương pháp thảo luận: Hầu hết trẻ VTN rất ngại nói ra vấn đề của
mình về lĩnh vực SKSS, do đó để giải đáp những thắc mắc của trẻ, người giáo
Trang 34dục có thể sử dụng hình thức tổng hợp câu hỏi qua giấy/ thư giấu tên nhằmgiúp trẻ dễ bộc lộ những băn khoăn giảm bớt ngại ngùng như khi hỏi trực tiếp.Sau đó nhà giáo dục có thể nêu câu hỏi để thảo luận chung Thảo luận có thểđược tiến hành theo nhóm nhỏ sau đó cử đại diện lên phát biểu dưới sự chỉ đạođiều khiển hoạt động của nhà giáo dục.
Phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm, cuộc thi theo chủ đề:
giúp trẻ làm quen với việc tìm hiểu các vấn đề SKSS, liên hệ với thực tế cuộcsống đồng thời phát huy tính chủ động sang tạo Cần phải học cùng trẻ, trao đổivấn đề, uốn nắn những lệch lạc trong suy nghĩ – thái độ - hành vi; tạo ra cáctình huống xã hội, đưa ra các vấn đề yêu cầu trẻ tự mình tìm hiểu nghiên cứugiải quyết, bên cạnh đó phải có quy định về khen thưởng, tiêu chí chấm điểm
Nhóm phương pháp cụ thể
+Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp giúp đối tượng trong một thời gianngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó Đây
là một phương pháp có ích để đưa ra một danh sách các thông tin
+ Phương pháp thảo luận nhóm
Là phương pháp đặt đối tượng vào môi trư ờn g học tập (nghiên cứu,thảo luận…) theo các nhóm
Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp đối tượng tham giamột cách tích cực, chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em cóthể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quanđến nội dung bài học
+Phương pháp đóng vai
Là phương pháp để đối tượng thực hành một hoặc một số nhiệm vụhay cách ứng xử nào đó trong một môi trường được quan sát bởi nhiềungười khác theo một tình huống nhằm tạo ra những vấn đề cho thảo luận
+Phương pháp nghiên cứu tình huống.
Trang 35Nghiên cứu tình huống thường là nghiên cứu một câu chuyện đượcviết nhằm tạo ra một tình huống thật để minh chứng một vấn đề hay mộtloạt vấn đề Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên videohay một băng catset mà không phải trên dạng chữ viết.
+Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là kỹ năng cơ bản nhất cần phát triển ở trẻ vị thànhniên Đó là khả năng xem xét, phân tích điều đang xảy ra và các bước nhằmcải thiện tình hình Khi biết cách sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề,chúng ta có thể tìm ra cách giải quyết cho từng vấn đề cụ thể gặp phải trongcuộc sống hàng ngày
+Phương pháp thuyết trình
Là p h ư ơ n g pháp dạy học phổ biến nhất thường được nhà giáo dụcvận dụng trong quá trình giáo dục p h ư ơ n g pháp này được hiều là nhà giáodục trình bày nội dung bằng cách giới thiệu khát quát bài, giải thích cácđiểm chính của chủ đề và giao bài cho đối tượng
+Phương pháp trò chơi
Là phương pháp tổ chức cho đối tượng tự tìm hiểu một vấn đề,biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm thông qua trò chơi nàođó
1.3.2.4 Nguyên tắc GDSKKSS cho trẻ VTN
Trên cơ sở phân tích nhiệm vụ của giáo dục SKSS VTN, các nhà khoahọc đã xác định những nguyên tắc giáo dục SKSS như sau:
Nguyên tắc về sự tin cậy trong GD SKSS: Sự tin cậy là điều kiện cơ bản
để GDSKSS đạt hiệu quả cao Mối quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượnggiáo dục càng chặt chẽ, gần gũi, cởi mở, tạo được sự tin tưởng thì càng thúcđẩy đối tượng chia sẻ, bộc lộ nhưng băn khoăn suy nghĩ và dễ tiếp nhậnnhững ý kiến giúp đỡ của nhà giáo dục Bởi đây là nội dung giáo dục hết sứcnhạy cảm nhất là đối tượng giáo dục lại đang ở độ tuổi vị thành niên Để thực
Trang 36hiện nguyên tắc này, nhà giáo dục phải thực sự tôn trọng đối tượng giáo dục,cảm thông và thấu hiểu không chế giễu, phê phán đối tượng
Nguyên tắc đặt đối tượng và vấn đề của đối tượng là trọng tâm hoạt động: Những tác động cảu giáo dục phải là những tác động định hướng cho
quá trình phát triển của đối tượng giáo dục Nhà giáo dục phải đặt đối tượng
và việc nghiên cứu xác định vấn đề của đối tượng là mối quan tâm hàng đầunhằm biết được tất cả những gì đang diễn ra trong tâm hồn của đối tượngbằng những biện pháp tế nhị, kín đáo Hơn nữa nhà giáo dục còn phải xácđịnh được thời gian, địa điểm thuận lợi cho việc cung cấp các thông tin giáodục để có tác dụng khắc sâu ấn tượng cũng như góp phần tích cực hình thànhtính cách và hành vi tốt cho trẻ, ngăn chặn những ảnh hưởng từ nguồn tên sailệch bên ngoài
Nguyên tắc tôn trọng sự thật và trong sáng trong GD SKSS: Tính khách
quan, tôn trọng sự thật trong GD SKSS phải đi đôi với việc trình bày vấn đề
mà trẻ yêu cầu một cách trong sáng, giản dị, dễ hiểu Tránh lời nói mập mờcũng như trình bày sự thật một cách “trần truồng”, thô bạo, tục tĩu, kích thíchtrí tò mò của trẻ Tùy theo trình độ phát triển tâm lý, tùy theo tính chất đạođức của vấn đề mà có những giải thích cần thiết mở rộng phạm vi ảnh hưởngtích cực đối với trẻ
Nguyên tắc thức tỉnh trách nhiệm, sức mạnh cá nhân trong GD SKSS:
khi con người đã trưởng thành về mặt sinh học thì cũng là lúc xã hội đòi hỏi
họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của cá nhân của mình trong mốiquan hệ với người khác giới Đó là trách nhiệm đối với sức khỏe của mình,đối với bạn tình, đối với tương lai của con cái Đó là trách nhiệm của côngdân đối với Tổ Quốc, của con người đối với cộng đồng xã hội loài người.Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục phải tin tưởng và khả năng tự giải quyếtcủa đối tượng và thức tỉnh sức mạnh nội tại của đối tượng
Nguyên tắc của tính liên tục và sự ôn lại: Nội dung giáo dục cần được
tiến hành một cách liên tục, có hệ thống và không ngừng nâng cao phù hợp
Trang 37với mức độ sinh lý của lứa tuổi, đáp ứng những thắc mắc nảy sinh trong quátrình cung cấp kiến thức mới Các kiến thức cũ tạo nền tảng, là cơ sở để tiếpthu lĩnh hội kiến thức mới, kiến thức mới giúp làm sâu rộng và hiểu biết rõhơn kiến thức cũ
Nguyên tắc thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục: SKSS là
kiến thức kết hợp của nhiều kiến thức: chính trị - xã hội, sinh lý tình dục, tâm
lý học, giáo dục học, vệ sinh y học, pháp luật… Do đó khi trình bày kiến thứcphải kết hợp nhiều khía cạnh của vấn đề, rút ra những kết luận thực tiễn,những bài học bổ ích cho thế hệ trẻ
1.3.2.5 Các hình thức tổ chức giáo dục sức khỏe cho trẻ vị thành niên trên địa bàn phường
1.3.2.5.1 Tuyên truyền
* Khái niệm:
“Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thểnhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biếnnhững kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm củađối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mụctiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra
Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nóicho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt mục đích đó, làtuyên truyền thất bại”
* Vai trò công tác tuyên truyền:
Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tưtưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân Tuyêntruyền gắn liền với cổ động, nên tuyên truyền còn là sự cổ vũ, động viên, thúcđẩy quần chúng hăng hái tham gia các phong trào, biến nhận thức, niềm tinthành nhiệt huyết của quảng đại quần chúng, thành hành động cách mạng
Trang 38Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh vớinhững quan điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựngcon người mới, cuộc sống mới.
Tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hìnhthành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồidưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúngnhân dân
* Các kỹ thuật tuyên truyền
+ Tuyên truyền, thuyết phục cá nhân (gặp gỡ trực tiếp, thăm tại nhà,vận động hành lang)
+ Tuyên truyền, thuyết phục nhóm (thảo luận nhóm nhỏ, diễn thuyếttrước công chúng)
* Các loại tuyên truyền
+ Tuyên truyền miệng
+ Tuyên truyền thông qua sinh hoạt tổ - nhóm, qua các câu lạc bộ.+ Tuyên truyền thông qua sử dụng hệ thống thông tin đại chúng
+ Tuyên truyền thông qua hoạt động thư viện, sách báo, tranh ảnh, nhàvăn hóa, câu lạc bộ, v.v ; các hình thức trực quan như khẩu hiệu, panô, ápphích, tờ rơi, v.v
+ Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổchức lễ hội truyền thống
+ Tuyên truyền thông qua các hoạt động tham quan thực tế, báo cáođiển hình, học tập gương người tốt, việc tốt
* Ưu – nhược điểm:
+ Ưu điểm: tuyên truyền thường phổ biến kiến thức trên phạm vi rộngcho nhiều đối tương; hoạt động phong phú thường kết hợp với các hoạt độngtrò chơi nên tạo nên hứng thú cho đối tượng tuyên truyền; Nội dung dễ hiểu,trực quan
Trang 39+ Nhược điểm: Do tiến hành trên nhiều số lượng nên đôi khi công tác
tổ chức tốn kém và dễ mất kiểm soát không quản lý được;
* Điều kiện tiến hành: phải chuẩn bị địa điểm rộng, sức chứa lớn, cầntrang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại (màn hình, loa đài, dụng cụ trựcquan tranh ảnh, .) hỗ trợ cho thuyết trình, bên cạnh đó cần có panô, ápphích, tờ rơi; cần tìm hiểu đối tượng tuyên truyền và xây dựng đề cương chitiết kỹ càng
1.3.2.5.2 Tư vấn/ tham vấn tâm lý
* Khái niệm: Là mối quan hệ trợ giúp giữa nhà tư vấn/ tham vấn và đốitượng/ thân chủ Trong đó nhà tư vấn/ tham vấn cung cấp thông tin, trợ giúpkhó khăn, chỉ báo hay hường dẫn cá nhân hoặc một tổ chức/ tập thể khi họ cóyêu cầu; có quyền đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưngkhông có quyền quyết định
* Các nguyên tắc tư vấn/ tham vấn
+ Nguyên tắc giữ bí mật: Tất cả những thông tin mà thân chủ trao đổi với nhàtham vấn/nhà trị liệu đều được giữ bí mật Có nghĩa là, chỉ thân chủ và nhà tham vấn/nhà trị liệu được biết Trong một số trường hợp thì một người nữa
có thể biết đó là người làm công tác giám sát cho nhà tham vấn/nhà trị liệu, tuy nhiên người giám sát chỉ nắm những thông tin cơ bản về vấn đề để có những khuyến cáo về chuyên môn cho nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý chứ không phải biết tất cả các thông tin
+ Nguyên tắc tôn trọng - chấp nhận thân chủ: Tôn trọng họ, không phán xét
họ, chấp nhận những quan điểm của họ (theo thang giá trị của họ) Tôn trọngthân chủ thể hiện: Thân chủ có quyền trình bày các suy nghĩ, cảm xúc củamình; Đừng ép thân chủ lệ thuộc vào mình, để cho họ tự quyết định
+ Nguyên tắc thân chủ trọng tâm: thân chủ và vấn đề của thân chủ là trungtâm của quá trình tham vấn Nguyên tắc này thể hiện trong quá trình tham vấnphải xác định được rằng thân chủ và vấn đề của thân chủ là trung tâm Do đó,nhà tham vấn không được áp đặt kinh nghiệm chủ quan của mình lên thân
Trang 40chủ, không đưa ra lời khuyên, không làm hộ, làm thay thân chủ mà phải traoquyền tự quyết cho thân chủ và bằng các biện pháp hỗ trợ, nhằm tăng cườngkhả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ.
+ Nguyên tắc tin tưởng vào khả năng tự giải quyết của thân chủ: Nhà thamvấn cần phải có cái nhìn tích cực, tin tưởng rằng thân chủ có khả năng giảiquyết vấn đề của chính họ, từ đó phải mạnh dạn trao quyền tự quyềt, giao việccho họ, khích lệ họ và trợ giúp họ để thực hiện công việc được giao
+ Nguyên tắc nhà tham vấn không gắn mình vào mối quan hệ với thân chủ:Nhà tham vấn/nhà trị liệu chỉ làm việc với động cơ là hỗ trợ thân chủ vượtqua khó khăn Vì thế, ngoài mối quan hệ chuyên môn hỗ trợ không thể tồn tạibất cứ mối quan hệ nào khác Bởi vì, điều này có thể ảnh hưởng đến chấtlượng của tiến trình tham vấn/trị liệu tâm lý Nếu thân chủ đã có một mối liên
hệ với nhà tham vấn/nhà trị liệu trước đó (anh em, bạn bè, cha con, …) thìthân chủ không nên làm tham vấn/trị liệu tâm lý với nhà tham vấn và nhàtham vấn cũng không được phép trị liệu cho thân chủ, tuy nhiên có thể giớithiệu những chuyên gia có uy tín khác trong lĩnh vực này cho thân chủ
+ Nguyên tắc bảo vệ phúc lợi của thân chủ: Trong quá trình tham vấn cầnphải đặt lợi ích của thân chủ lên hàng đầu, không câu kéo giờ hay lợi dụngthân chủ cả về mặt tình cảm và tiền bạc, ngay cả khi nó đi ngược lại với lợiích của nhà tham vấn
* Mô hình tư vấn/ tham vấn
+ Giai đoạn 1: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn vàthân chủ/ đối tượng
+ Giai đoạn 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề
+ Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện+ Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện giải quyết vấn đề
+ Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc
+ Giai đoạn 6: Theo dõi sau khi kết thúc
* Vai trò của hình thức tư vấn/ tham vấn: