1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

183 189 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới nói riêng trong thời gianqua đã có nhiều đóng góp quan trọng tron

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

HUẾ, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học Các số liệu và trích dẫnđược sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy

Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nào khác

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại họcKinh tế - Đại học Huế

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại họcKinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và xin gửilời cảm ơn tới các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới đã cungcấp tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành việc nghiên cứu luận văn này

Đặc biệt, xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS TS Trần Văn Hòa đã dànhrất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoànthành luận văn thạc sỹ

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiệnluận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đượcnhững đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng : Ứng dụng

Mã số: 8.34.04.10 Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

Tên đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH”

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là nhiệm vụ trọng tâm trongquá trình xây dựng và phát triển nền hành chính của nước ta, góp phần thúc đẩy

sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và

cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới nói riêng trong thời gianqua đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước,của địa phương Đội ngũ cán bộ công chức được bố trí vào các vị trí phù hợpvới chuyên môn đào tạo Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chứcthời gian qua chưa cao, nhất là các kỹ năng hành chính, tư duy, sáng tạo còn hạnchế

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp; phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn; phương

pháp so sánh

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn

Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan, luận văn

đã đánh giá được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quanchuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới trong thời gian qua và đề xuất cácgiải pháp mang tính khả thi về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Trang 5

ivivicác cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên

cứu 3

5 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò cán bộ, công chức các cơ quan chuyên mônthuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Trang 7

quan chuyên môn cấp huyện

Trang 8

1.3.4 Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức 32

1.3.5 Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong thi hành công vụ 34

1.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở một số địa phương và bài học đối với thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 34

1.4.1 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện ở một số địa phương .34

1.4.2 Bài học đối với thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 40

2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÝ, DÂN SỐ VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 40

2.1.1 Đặc điểm về địa lý, dân số 40

2.1.2 Đặc điểm xã hội 41

2.1.3 Đặc điểm kinh tế 42

2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 45

2.2.1 Về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn 45

2.2.2 Về trình độ chuyên môn .46

2.2.4 Về giới tính và độ tuổi 50

2.2.5 Về phẩm chất và trình độ lý luận chính trị 51

2.2.6 Trình độ quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học 53

2.2.7 Thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức 55

2.2.8 Thực trạng chất lượng cán bộ công chức thông qua đánh giá của người dân 68 2.2.9 Thực trạng môi trường làm việc và các chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 70

2.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 71

2.3.1 Nhận xét chung 71 2.3.2 Nguyên nhân của các mặt hạn chế

Trang 9

vi 73

Trang 10

vi i

2.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới

74

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 77

3.1 Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới 77

3.1.1 Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp 77

3.1.2 Định hướng về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thành phố giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025 77

3.2 Các giải pháp cụ thể 78

3.2.1 Xác định cụ thể vị trí việc làm 78

3.2.2 Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ 81

3.2.3 Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo quy mô cơ cấu ngành nghề phù hợp .84

3.2.4 Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ công chức .85

3.2.5 Hoàn thiện môi trường làm việc và các chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức 89

Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

4.1 KẾT LUẬN 94

4.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 98

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Trang 11

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 41Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế thành phố Đồng Hới giai đoạn 2014 – 2016 42Bảng 2.3 Số lượng cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

thành phố giai đoạn 2014- 2016 45Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn

thuộc UBND thành phố giai đoạn 2014-2016 46Bảng 2.5 Trình độ đào tạo của cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND thành phố Đồng Hới năm 2016 47Bảng 2.6 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn theo giới

tính giai đoạn 2014-2016 50Bảng 2.7 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND thành phố theo độ tuổi giai đoạn 2014-2016 51Bảng 2.8 Trình độ lý luận chính trị đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên

môn thuộc UBND thành phố giai đoạn 2014-2016 52Bảng 2.9 Trình độ quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học của cán bộ công chức

các cơ quan chuyên thuộc UBND thành phố Đồng Hới 53Bảng 2.10: Kết quả khảo sát việc bố trí sử dụng, đào tạo cán bộ, công chức

các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới 58Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng chuyên môn được đào tạo, yêu cầu

công việc hiện tại và mức độ hài lòng của cán bộ, công chức 60

Bảng 2.12: Kết quả điều tra mức độ nhận thức và khả năng thích nghi với sự thay

đổi công việc trong tương lai 63Bảng 2.13: Kết quả điều tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức

làm công tác tham mưu 66Bảng 2.14 Đánh giá của người dân về thái độ, trách nhiệm của Cán bộ công chức

cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố 69

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan hành chínhnói chung, đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấphuyện nói riêng, mà nhất là đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng là yếu tố tiênquyết quyết định sự thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn

2011-2020, Đảng và nhà nước ta cũng đề ra mục tiêu trọng tâm là: “Cải cách thể chế; xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cảicách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viênchức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụhành chính và chất lượng dịch vụ công [1]”

Ở nước ta, trong bộ máy chính quyền các cấp, chính quyền cấp huyện(hay Ủy ban nhân dân cấp huyện – viết tắt UBND cấp huyện) có vai trò quan trọngtrong việc điều hành, quản lý nhà nước trên địa bàn nhằm đảm bảo thi hành cácvăn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyếtHội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp, góp phần nâng cao, hiệu quả hoạt động củaUBND Vị trí cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là thực hiện chức năngtham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địaphương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấphuyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lýcủa ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương

Những năm gần đây, việc thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở nước ta đã đạt đượcmột số kết quả nhất định Song trên thực tế vấn đề xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đã

và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần tiếp tục nghiên cứu

Với vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và là địa bàntrọng điểm về an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Bình Tình hình kinh tế - xã hội

Trang 14

trên địa bàn thành phố phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa, đô thị được chỉnh trang, nguồn nhân lực phát triển, đời sống vật chất vàtinh thần của người dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh, chính trị được giữvững

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộcUBND thành phố Đồng Hới vẫn còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức thực tế, nănglực, kỹ năng hành chính trước những yêu cầu giải quyết công việc phù hợp với tìnhhình thực tế, nhiệm vụ mới còn thấp, cụ thể: Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, côngchức không đồng đều, thiếu tính sáng tạo; không ít cán bộ công chức chưa nắmvững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao nên quá trình giải quyết côngviệc còn mang tính chủ quan, tùy tiện dẫn đến gây khó dễ khi trực tiếp giải quyếtcông việc với người dân và dễ dẫn đến vi phạm quy định của pháp luật; khả năng tưduy, kỹ năng hành chính còn hạn chế, chưa phát huy được tính chủ động trong việctham mưu các văn bản phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố nhằmgóp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như tỉnhQuảng Bình

Cho đến nay thành phố vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thànhphố Do vậy, để phát triển mạnh cả về chính trị, kinh tế và xã hội thì thànhphố Đồng Hới cần có những định hướng và giải pháp phù hợp để nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cho thành phố Đồng Hới và đáp ứng nguồn nhânlực có chất lượng cho tỉnh Quảng Bình Xuất phát từ yêu cầu đó, em chọn đề tài:

“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ

Trang 15

3công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh QuảngBình trong thời gian tới.

Trang 16

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận đội ngũ cán bộ, công chức

- Đánh giá thực trạng và thực tiễn chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các

cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới, chỉ rõ những ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân của hạn chế

- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccác cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trongthời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quanchuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới

Đối tượng khảo sát của đề tài là cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND thành phố Đồng Hới, người dân với tư cách là đối tượng được phục vụ

- Phạm vi nghiên cứu:.

+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu đội ngũ cán bộ công chức 12 cơ quanchuyên môn gồm: Văn phòng HĐND-UBND, phòng Tư pháp, phòng Nội vụ, phòngTài nguyên môi trường, phòng Kinh tế, phòng Y tế, phòng Lao động thương binh

và xã hội, phòng Giáo dục và đào tạo, phòng Quản lý đô thị, Thanh tra, phòng Tàichính Kế hoạch, Phòng Văn hóa thông tin thuộc UBND thành phố Đồng Hới

+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng, chất lượng và các biện pháp nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDthành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016; các thông tin số liệu

sơ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm

2017 và các giải pháp đề xuất đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu:

- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài, bao

gồm:

+ Nguồn dữ liệu bên trong: Luận văn tham khảo từ các Nghị định, Thông tư

Trang 17

và các văn bản liên quan của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ Quảng Bình; các

Trang 18

- Số liệu sơ cấp: Thông qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ,

công chức là lãnh đạo của các cơ quan chuyên môn; khảo sát điều tra bằngcác Phiếu khảo sát đối với công chức thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp soạnthảo các văn bản, báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các đồng chílãnh đạo ở thành phố; Khảo sát ý kiến của các người dân giao dịch tại Trungtâm một cửa liên thông thành phố Đồng Hới

+ Phương pháp phỏng vấn: các cán bộ, công chức được mời phỏng vấn làlãnh đạo của 12 cơ quan chuyên môn, gồm: Chánh Văn phòng, Trưởng phòng vàPhó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng (số lượng 26 người)

+ Phương pháp điều tra khảo sát: các cá nhân được khảo sát điều tra là cáccông chức chuyên môn tham mưu của 12 cơ quan trên Số lượng khảo sát điều tralà

57 người, cụ thể: Văn phòng HĐND-UBND 04 phiếu, Phòng Nội vụ 08 phiếu, PhòngTài chính-Kế hoạch 07 phiếu, Phòng Tài nguyên - Môi trường 05 phiếu, phòng Quản

lý đô thị 04 phiếu, Phòng Kinh tế 05 phiếu, Phòng Tư pháp 03 phiếu, Phòng Laođộng Thương binh và Xã hội 04 phiếu, phòng Văn hóa thông tin 05 phiếu, Thanhtra

03 phiếu, Phòng Y tế 03 phiếu, Phòng Giáo dục & Đào tạo 06 phiếu

Điều tra khảo sát người dân đến giao dịch tại Trung tâm một cửa liên thôngthành phố: 50 người

4.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn nhằm phân tích vàtổng hợp thành những kết luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức các cơquan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới, xác định rõ những nguyênnhân để làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất

Trang 19

7lượng cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố ĐồngHới.

Trang 20

4.3 Công cụ xử lý dữ liệu:

Số liệu sau khi được điều tra, thu thập, tổng hợp và phân theo mục đíchnghiên cứu; xử lý phân tích bằng Microsoft Excel Tùy từng mục tiêu mà phươngpháp phân tích khác nhau

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục các bảng và danh mục tài liệu thamkhảo, đề tài chia làm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức

Chương 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới trong thời gian qua

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các

cơ quan chuyên môn thuộc thành phố Đồng Hới trong thời gian tới

Trang 21

- xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung

là cấp tỉnh), ở huyện, thành phố, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làcấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [6]”

Căn cứ xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ Hoạt động của cán bộ luôn gắn với quyền lựcchính trị được nhân dân, các thành viên trong tổ chức trao cho và chịu tráchnhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân Cán bộ trong cơ quan củaĐảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội do cơ quan có thẩm quyềncủa Đảng quy định Cán bộ trong cơ quan nhà nước do Quốc hội, Ủy banThường vụ Quốc hội và Chính phủ quy định thông qua các văn bản luật và dướiluật

Vậy cán bộ theo nghĩa cơ bản nhất, đó là những người lãnh đạo, dẫndắt quần chúng, tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của một tổ chức, là nòngcốt của một phong trào Cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xâydựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta,

là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng

1.1.1.2 Khái niệm công chức

* Công chức: Tại Khoản 1, Điều 4, Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:

Trang 22

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,

Trang 23

chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân độinhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đâygọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cônglập theo quy định của pháp luật [6]”

chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chứcdanh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm

từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm

Theo quy định tại Khoản 2, điều 6, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP: “Ở cấphuyện công chức cơ quan hành chính là:

- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Vănphòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng,Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận,huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;

- Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân [2]”

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

Cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyệntrước hết cũng phải hội tụ đủ những điều kiện là cán bộ, công chức, nhưnglàm việc trong bộ máy hành chính nhà nước ở cấp huyện Do tính chất đặc

Trang 24

12thù của

Trang 25

Cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện làngười thực hiện quyền lực của nhà nước, giám sát, kiểm tra đối với các lĩnh vựchoạt động trên địa bàn huyện, từ phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, xã hội, xâydựng chính quyền địa phương, phát triển dịch vụ công đáp ứng tốt nhu cầucủa người dân trên địa bàn huyện Do đó, việc thực thi công vụ của cán bộ,công chức có tính pháp lý cao và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của phápluật.

Thứ hai, địa bàn hoạt động của cán bộ, công chức của các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND cấp huyện không rộng nhưng thường rất phức tạp, đòi hỏi

sự sâu sát của cán bộ, công chức Trên địa bàn một địa phương thường có rấtnhiều tổ chức, ngành nghề cùng hoạt động, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng rất

đa dạng Thành phần dân cư sinh sống tại các địa phương cũng rất phức tạp, làđiều kiện dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an toàn trên địa bàn

Thứ ba, cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấphuyện có mối quan hệ công tác phức tạp với cơ quan nhà nước các cấp; mốiquan hệ công tác với các lãnh đạo UBND cấp huyện, các đơn vị thuộc UBNDcấp huyện và các đơn vị trên địa bàn đó Như vậy, khi thực thi công vụ cán bộ,công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đồng thời giải

Trang 26

14quyết nhiều mối quan hệ khác nhau nên đòi hỏi sự khéo léo và có kỹ năng chínhchính.

Trang 27

Thứ tư, về trình độ, năng lực và kỹ năng làm việc của cán bộ, công chứccủa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện: là những người trực tiếpđưa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước vào cuộcsống Địa phương có phát triển hay không, chính quyền có giải quyết tốt các nhucầu của người dân trên địa bàn hay không, trật tự an toàn trên địa bàn có được

ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, trình độ, năng lực của độingũ cán bộ, công chức

Thứ năm, về tính chất công việc của cán bộ, công chức các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND cấp huyện, đòi hỏi phải đề cao đạo đức công vụ Cán bộ, côngchức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện quản lý các lĩnh vựccủa đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, thường xuyên phải giải quyếtcác yêu cầu của người dân Vì vậy, cán bộ, công chức của UBND cấp huyện luônphải đề cao phẩm chất đạo đức công vụ, không ngừng nâng cao tinh thần, tráchnhiệm, sâu sát quần chúng nhân dân, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướngmắc của nhân dân, kiên định, vững vàng trong mọi tình huống, giữ vững uy tín củanhững người cán bộ, công chức, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết

1.1.3 Vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện

1.1.3.1 Vai trò của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội cũng như của

hệ thống chính trị Cán bộ, công chức là trung tâm của bộ máy hành chính Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã từng dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, vì thế, cán bộ,công chức như bộ xương sống của nền hành chính, muốn cho nền hành chính pháttriển vững mạnh thì bộ xương này phải chắc chắn, khỏe mạnh

Tất cả các hoạt động của nền hành chính đều gắn với hoạt động của cán bộ,công chức, từ khâu hoạch định, tổ chức vận hành đến kiểm tra Như vậy vai trò củacán bộ, công chức vô cùng quan trọng và được thể hiện trong các mối quan hệ sau:

Thứ nhất, Cán bộ, công chức trong mối quan hệ với chủ trương, đường lối

của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước

Trang 28

Cán bộ, công chức chính là chủ thể hoạch định ra chủ trương, đườnglối, chính sách để định hướng phát triển đất nước Cán bộ, công chức cũng là bộphận xây dựng và ban hành pháp luật để quản lý xã hội Để có được chủ trươngđường lối đúng đắn, hệ thống pháp luật toàn diện và đi vào đời sống của nhân dânmột cách hiệu quả cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn,

am hiểu sâu sắc về tình hình kinh tế xã hội của đất nước và có tầm nhìn, có chiếnlược, có định hướng phù hợp đúng đắn Như vậy, có thể nói, cán bộ, công chức là

bộ phận quyết định sự thành bại của đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của nhà nước

Thứ hai, Cán bộ, công chức trong mối quan hệ với bộ máy nhà nước

Cán bộ, công chức là người thiết lập nên tổ chức bộ máy nhà nước, tổchức bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương Đây cũng là đội ngũ vậnhành bộ máy hoạt động Một bộ máy được tổ chức một cách khoa học, cơ cấu chặtchẽ, linh hoạt thì mới hoạt động thông suốt và hiệu quả Và một bộ máy tốt phải làkết quả của quá trình nghiên cứu, tư duy nghiêm túc, sâu sắc, logic và hợp thời

Cán bộ, công chức là chủ thể của tổ chức bộ máy nhà nước đồng thời tổchức là môi trường để con người hoạt động và phát triển Cán bộ, công chức khithực hiện công vụ phải gắn liền với tổ chức, nhân danh tổ chức và đại diện nhànước để quản lý xã hội Cán bộ công chức chỉ mang quyền lực nhà nước khi gắnliền tổ chức, đại diện nhà nước Như vậy, để có một bộ máy nhà nước hoạt độnghiệu quả vai trò của một đội ngũ cán bộ, công chức giàu năng lực, kiến thức, kinhnghiệm kỷ năng rất quan trọng

Thứ ba, Cán bộ, công chức trong mối quan hệ với hoạt động thực thi công

vụ Việc làm của cán bộ, công chức là hoạt động thực thi công vụ Người cánbộ

có nhiệm vụ thể chế hóa các chủ trương đường lối của Đảng, kế hoạch chính sáchpháp luật của nhà nước thành hiện thực đi vào đời sống xã hội Người cán bộ, côngchức có nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, công việc của họphải thường xuyên liên tục để định hướng cho hoạt động của nhân dân trên tất

Trang 29

cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội phát triển nhanh mạnh và đúnghướng Cán bộ, công chức cũng là người cùng nhân dân, giúp đỡ nhân dân, giảiđáp những

Trang 30

khó khăn, vướng mắc của nhân dân về những vấn đề trong cuộc sống Bên cạnh

đó, cán bộ, công chức thường xuyên kiểm tra và kịp thời phát hiện những sai phạmcủa công dân để điều chỉnh đúng hướng và bảo vệ công bằng cho con người

Thứ tư, Cán bộ, công chức trong mối quan hệ với phong trào cách

mạng quần chúng nhân dân

Cán bộ, công chức phải xuất thân từ quần chúng nhân dân, gắn bó vớiphong trào cách mạng của nhân dân Người cán bộ là người đi trước, người noigương và tiên phong trong tất cả các hoạt động Trong một xã hội hiện đại, vai tròcủa người cán bộ vô cùng quan trọng, những người đó phải là những con ngườigiàu tri thức, tài năng và bản lĩnh lãnh đạo nhân dân tiến lên chinh phục đỉnh caocủa tri thức và văn minh Cán bộ, công chức là đại diện của nhân dân, thay mặtnhân dân nói lên tiếng nói và khát vọng của nhân dân, là chiếc cầu nối giữa nhândân với đảng và chính quyền

Tóm lại: Đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương.Nếu đội ngũ này có số lượng hợp lý, chất lượng tốt, cần cù, chịu khó, năng độngsáng tạo, tích cực lao động, công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì đường lốichủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện tốt vànhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội địaphương

1.1.3.2 Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức

Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức là những vấn đề cơ bản của chế độcông vụ, được quy định trong Luật cán bộ, công chức Nghĩa vụ và quyền của cán

bộ, công chức thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với Nhà nước, nhândân trong quá trình thực thi công vụ Đây là những chế định quan trọng để điềuchỉnh hành vi của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ Mặt khác, nó còn làcăn cứ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm của mình đối với cán bộ, công chức,nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết để cán bộ, công chức thực thi công vụ

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức của UBND cấp

Trang 31

19huyện nói riêng được quy định trong Luật Cán bộ, công chức, cụ thể:

Trang 32

* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức:

- Theo Điều 8, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Nghĩa vụ của

cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân:

+ Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia

+ Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân

+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát củanhân dân

+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước [6]”

- Theo Điều 9, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Nghĩa vụ củacán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

+ Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn được giao

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơquan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạmpháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước

+ Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kếttrong cơ quan, tổ chức, đơn vị

+ Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.+ Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định

đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định;trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản vàngười thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả củaviệc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người

ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật [6]”

- Theo Điều 10, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Nghĩa vụ củacán bộ, công chức là người đứng đầu:

Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ,

Trang 33

+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóacông sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, côngchức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độquan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

+ Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơquan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật [6]”

* Quyền của cán bộ, công chức:

- Theo Điều 11, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Quyền của cán

bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ:

+ Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ

+ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy địnhcủa pháp luật

+ Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn,

nghiệp

vụ

+ Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ [6]”

- Theo Điều 12, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Quyền của cán

bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

+ Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạnđược giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Cán bộ, công chức

Trang 34

làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề cómôi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quyđịnh của pháp luật.

+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độkhác theo quy định của pháp luật [6]”

- Theo Điều 13, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Quyền của cán

- Theo Điều 14, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Các quyềnkhác của cán bộ, công chức:

Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học,tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở,phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của phápluật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xéthưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận làliệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật [6]”

1.2 Chất lượng cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.1 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện

Noi đến chất lượng của một con người là nói đến mức độ đạt được của mộtngười ở một thời gian và không gian được xác định cụ thể, đó là các mức độ tốthay xấu, cao hay thấp, ngang tầm hay dưới tầm, đạt hay không đạt yêu cầu đặt ra.Tổng hợp những phẩm chất, những giá trị, những thuộc tính đặc trưng, bản chấtcủa một con người và các mặt hoạt động của con người đó, chính là chất

Trang 35

lượng của con người đó.

Trang 36

Cụ thể hơn, có thể quan niệm: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứchiện nay là tổng hợp thống nhất biện chứng những giá trị, những thuộc tính đặctrưng, bản chất của đội ngũ cán bộ, công chức về mặt con người và các mặt hoạtđộng, quy định và phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của độingũ cán bộ trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế.

Theo đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có tính ổn định tương đối, cóthể cao hoặc thấp do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan, khôngbất biến, thường xuyên vận động, biến đổi, phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ;chịu sự tác động mạnh mẽ của thực tiễn và phụ thuộc vào quá trình bồi dưỡng, rènluyện, phấn đấu của mỗi người cán bộ

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêucầu về chất lượng cán bộ, công chức càng cao hơn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, côngchức không những có trình độ, phẩm chất theo yêu cầu mà còn phải gương mẫu,

đi tiên phong về lý luận và thực tiễn, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đườnglối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ vững tiêu chuẩn và tưcách của người cán bộ, công chức

Chính vì vậy, khi nói đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức là nóiđến tổng thể những phẩm chất và năng lực của người cán bộ, công chức, nhữngphẩm chất và năng lực này thể hiện khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của

họ, mà cụ thể là thực hiện những nhiệm vụ mà họ được cấp có thẩm quyền phâncông theo luật định Khi nghiên cứu về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức

Trang 37

Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu chất lượng của đội ngũ cán

bộ, công chức là tổng hợp các tiêu chí về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạođức, trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong làm việc, lốisống, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, khả năng thích ứng

Như vậy, có thể hiểu chất lượng cán bộ, công chức là khả năng giải quyếtcác vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổchức, cá nhân (khách hàng) về cung ứng các dịch vụ hành chính Tiêu chí để đánhgiá chất lượng cán bộ, công chức cũng đa dạng: có thể là tỷ lệ giải quyết hồ sơđảm bảo đúng quy định về thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lường

về mức độ thỏa mãn của người dân khi hưởng thụ dịch vụ hành chính liênquan đến các yếu tố, như sự hài lòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thờigian giải quyết công việc của người dân; có thể là kỹ năng giải quyết các côngviệc và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc của cán bộ, công chức

1.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện

Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là tập hợp các dấuhiệu, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để nhậnbiết, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ trên thực tế Căn cứ xác định tiêu chí

đó là: Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ; Các yếu tố cấu thành con người và các mặthoặt động chủ yếu của cán bộ; Yêu cầu về chất lượng của cán bộ, công chứctrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước

Trên cơ sở các văn bản như: Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của

Bộ Chính trị về việc quy định tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chíđánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và Quyết định số 286-QĐ/TW ngày08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức;Luật Cán bộ, công chức năm 2008… và từ quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ,

có thể xác lập hệ tiêu chí có bản để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứchiện nay, bao gồm:

Trang 38

- Một là, các yếu tố cần có của đội ngũ cán bộ, công chức để đảm nhận và

hoàn thành tốt nhiệm vụ, đó là: phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; năng lực;trình độ; phong cách làm việc; sức khoẻ và độ tuổi Đây là những dấu hiệu quantrọng hàng đầu cho biết đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng hay không

Phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức là tổng hợp các đặc tính

cá nhân cán bộ về mặt chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: nhận thức chínhtrị, thái độ chính trị và hành vi chính trị Cụ thể:

- Nhận thức chính trị của người cán bộ, công chức là sự hiểu biết vàtin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước

- Thái độ chính trị của cán bộ, công chức là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói,việc làm của người cán bộ xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trước nhữngvấn đề của xã hội Thái độ chính trị phản ánh cách nhìn nhận, suy nghĩ và chi phốihành động của người cán bộ, công chức bao gồm lòng trung thành, tính vững vàng,kiên định về lập trường, tư tưởng Cán bộ, công chức phải là người tuyệt đối trungthành với Tổ quốc Thái độ chính trị của cán bộ đúng hay không đúng; kiên quyết,dứt khoát hay nửa vời, chập chừng, do dự; nghiêm túc hay không nghiêm túc… cóảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ, công chức

- Hành vi chính trị của người cán bộ, công chức là hành động mang tínhchính trị, như tiên phong, gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt;

đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân; kiên quyết đấutranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị…

Phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức bao gồm các yếu tố: Ý thức

đạo đức, thái độ đạo đức và hành vi đạo đức

- Ý thức đạo đức của người cán bộ, công chức là quan niệm, sự hiểu biết vềđạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị, chuẩnmực đạo đức mới (đạo đức cách mạng)

Trang 39

- Thái độ đạo đức của người cán bộ, công chức do ý thức đạo đức quy định,biểu hiện ra bên ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán đối với cái:thiện, ác, đẹp, xấu, tiến bộ, lạc hậu…; là đúng mực, nghiêm túc hay không nghiêmtúc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và nhândân.

- Hành vi đạo đức của người cán bộ, công chức là những hành động, lời nói,việc làm liên quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đốivới bản thân, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân

Lối sống của người cán bộ, công chức là những hình thức, cung cách sinhhoạt, làm việc, những hoạt động, cách xử sự đã trở thành ổn định, thành đặc điểmriêng của cá nhân Lối sống do nhiều yếu tố quy định như giáo dục, nghề nghiệp,điều kiện kinh tế, sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội, phẩm chất tâm sinh lý và sựrèn luyện của cá nhân… Lối sống gắn liền và là biểu hiện đậm nét của đạo đức cánhân, vì vậy, khi nhận diện và đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ nhất thiếtphải xem xét lối sống của họ

Năng lực của cán bộ, công chức là tổng hợp những yếu tố tạo nên khả

năng cá nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ Năng lực của người cán bộ,công chức bao gồm hai mặt chủ yếu: Năng lực trí tuệ và năng lực chuyên môn

Năng lực trí tuệ là khả năng nhận thức, tiếp cận tri thức, khả năng nắm bắt,

phân tích, đề xuất giải pháp trong hoạt động thực tiễn Năng lực chuyên môn là

tri thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của người cán bộ Năng lựccủa người cán bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ kiến thức, kỹ năng;kinh nghiệm thực tiễn; ý thức trách nhiệm đảng viên; hoàn cảnh, điều kiện… Trong

đó, trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn có vai trò quan trọng hơn

cả Năng lực của người cán bộ, công chức chủ yếu được hình thành và phát triểnqua quá trình đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn

Trình độ của người cán bộ bao gồm 3 mặt chủ yếu: Trình độ học vấn; trình

độ chính trị; trình độ chuyên môn Trình độ học vấn là mức độ kiến thức của

người cán bộ, công chức thường được xác định bằng các bậc học cụ thể trong hệ

Trang 40

thống giáo dục quốc dân Đây là nền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độchính trị,

Ngày đăng: 30/09/2018, 19:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP, Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành Chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
[2] Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ- CP quy định những người là công chức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 06/2010/NĐ- CP quy định những người làcông chức
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
[4] Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đồng Hới, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảngbộ tỉnh Quảng Bình, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phốĐồng Hới
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
Năm: 2010
[5] HĐND thành phố Đồng Hới (2010), Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 07/12/2010 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đồng Hớigiai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày07/12/2010 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đồng Hới
Tác giả: HĐND thành phố Đồng Hới
Năm: 2010
[6] Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12 Luật cán bộ, công chức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật cán bộ, công chức
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
[7] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1374/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1374/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch đào
[8] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 vềphê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2011
[9] Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
[10] Chính phủ (2010), Nghị định số 18 / 2 01 0 / N Đ - C P ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 18 / 2 01 0 / N Đ - C P ngày 05 tháng 3 năm 2010về đào tạo, bồi dưỡng công chức
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
[11] Tác giả Tạ Quang Ngọc, Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học (Đại học Luật Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay
[12] UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 về việc ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh QuảngBình giai đoạn 2011-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày18/7/2011 về việc ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Bình
Năm: 2011
[16] ThS. Nguyễn Văn Điềm, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhQuản trị nhân lực
Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Điềm, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân
Năm: 2010
[17] GS. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH & HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trongthời kỳ CNH & HĐH
Tác giả: GS. Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
[18] TS. Trần Kim Dung (2003), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nhân lực
Tác giả: TS. Trần Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê
Năm: 2003
[13] UBND Thành phố Đồng Hới (2014-2016), Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức UBND TP từ 2014, 2015, 2016 Khác
[15] Hồ Chí Minh (1995), Sửa đổi lề nối làm việc, Nxb.CTQG, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w