Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tác phong

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện phụ sản hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, bệnh viện Phụ sản nói riêng, yêu cầu phẩm chất đạo đức quan trọng nhất là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công việc của người lãnh đạo, quản lý nói chung và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà phải qua thực tiễn rèn luyện. Đạo đức cách mạng không phải là thứ đạo đức chung chung, trừu tượng mà là đạo đức trong hành động cách mạng. Đó là đạo đức chân chính, đạo đức thật, nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn…

Như vậy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: Cán bộ là người “Đầy tớ trung thành” của nhân dân, là “công bộc” của nhân dân, luôn đặt lợi ích của tập thể của nhân dân lên trên hết. Yêu cầu đạo đức của người cách mạng còn thể hiện việc lấy chủ nghĩa tập thể làm nguyên tắc đạo đức cơ bản chi phối mọi hoạt động của mình. Đạo đức của người cán bộ cách mạng là được đấu tranh, cống hiến cho lợi ích của tập thể, cống hiến cho xã hội, coi đó là mục đích tự thân. Quan tâm đến hạnh phúc của mọi người cũng chính là quan tâm đến hạnh phúc của cá nhân mình. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh “Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Đó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [ 6, t2, tr252] .

Là người cán bộ lãnh đạo, quản lý, mỗi người phải trở thành một tấm gương sáng về đạo đức. Tấm gương của họ phải được thể hiện bằng các hành động cụ thể. Nói đi đôi với làm, có trách nhiệm trong công việc và đời sống của nhân dân, luôn khiêm tốn, liêm khiết, trung thực, thẳng thắn, không vụ

lợi, thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và trách nhiệm, phải là niềm tin tưởng của nhân dân trên mọi lĩnh vực.

Đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm hai mặt:

+ Đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp: Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý, yêu cầu đạo đức cá nhân phải cao hơn người bình thường, đó là yêu cầu về ý thức niềm tin, ý chí, thái độ quyết tâm đối với việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của địa phương. Thái độ quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Thể hiện ở thái độ tôn trọng và ý thức giữ gìn kỷ cương, pháp luật. Có lối sống lành mạnh, không cửa quyền, hách dịch, sách nhiều quần chúng, có trách nhiệm với công việc, có lòng nhân ái, vị tha, xử lý đúng đắn các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và xã hội. Đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng, yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm tận tụy đối với công việc, kính trọng lễ phép với nhân dân, không vụ lợi cá nhân, phải có phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trong thời đại ngày nay, ngoài những phẩm chất trên, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thể hiện là lấy lợi ích của nhân dân, của đất nước làm mục tiêu, biết phát huy trí tuệ, tài năng của mọi người để tạo nên sức mạnh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, biết làm chủ bản thân, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội.

+ Đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện PSHN còn được thể hiện ở tác phong công tác. Yêu cầu này được thể hiện ở tính cụ thể, sâu sát quần chúng, gần gũi, hòa đồng, cởi mở, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, biết lắng nghe ý kiến quần chúng, tin yêu quần chúng, đó là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự thành công. Phải khắc phục tác phong thiếu sâu sát, khắc phục “căn bệnh” “nói nhiều hơn làm”, tác phong tùy tiện, quan liêu trong công

việc. Xây dựng tác phong làm việc mới, xử lý công việc nhanh, khoa học, tuân theo pháp luật, chủ trương, chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của cấp trên là nhân tố đảm bảo tính hiệu quả trong công việc.

Đạo đức, tác phong là chuẩn mực quan trọng đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nó có ý nghĩa như là tiêu chí quan trọng để đánh giá người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện phụ sản hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)