Tình hình chung

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện phụ sản hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Bệnh viện PSHN được thành lập theo quyết định số 4951/QĐTC ngày 21/11/1978 của UBND Thành phố Hà Nội, với tên gọi là Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bệnh viện được xây dựng trên mảnh đất Yên lãng thượng thuộc quận Ba Đình (phía bắc thủ đô Hà Nội). Sự hình thành bệnh viện là một chủ trương, một quyết định đúng đắn, thiết thực của UBND Thành phố Hà Nội, nhằm phục vụ cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời là biểu tượng sinh động của sự đoàn kết, của tình hữu nghị của Phụ nữ thế giới đối với phụ nữ Việt Nam. Công trình xây dựng bệnh viện do Uỷ ban Phụ nữ Liên Xô chỉ đạo, thiết kế, và thi công. Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Thành uỷ và UBND Thành phố Hà Nội, cùng sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, cấp uỷ Đảng của bệnh viện trong thời gian từ khi thành lập đến nay, bệnh viện đã lớn mạnh và có những bước tiến mạnh mẽ.

Bệnh viện Phụ sản Hà nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I, có 27 khoa phòng và 822 cán bộ, công chức, hợp đồng với chỉ tiêu được giao 300 giường bệnh kế hoạch, hoạt động thực tế là 589 giường thực kê.

Trong những năm vừa qua, bệnh viện giữ vững truyền thống đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể, thực hiện tốt 7 chức năng nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, từng bước triển khai, phát triển thành công các mũi nhọn chuyên sâu, tiếp tục phấn đấu đạt danh hiệu bệnh viện xuất sắc.

Bệnh viện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu theo kế hoạch, bao gồm điều trị ngoại trú, điều trị nội trú, các kỹ thuật cận lâm sàng. Các dịch vụ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị theo nhu cầu của người dân

được quan tâm phát triển mạnh. Thực hiện phẫu thuật nội soi 24/24 giờ, phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo, cắt tử cung qua nội soi ổ bụng, chẩn đoán hình ảnh, siêu âm 3 và 4 chiều, chẩn đoán trước sinh, giảm đau trong đẻ, áp dụng các phác đồ mới trong điều trị dọa đẻ non, gây chuyển dạ chủ động, phòng và điều trị băng huyết sau đẻ, điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung, chăm sóc sơ sinh non tháng... được triển khai hoạt động hiệu quả. Hoạt động giám sát nhiễm khuẩn triển khai hiệu quả xuống từng đơn vị.

- Tình hình các tai biến sản khoa Tổng số: 37, trong đó

+ Chảy máu sau đẻ, mổ đẻ: 25 + Vỡ tử cung: 02

+ Tắc mạch ối: 02

+ Chảy máu sau hút thai: 06 + Chảy máu sau mổ PK: 02 - Khoa hỗ trợ sinh sản: + Khu vực phòng khám:

Tổng số khám HM: 25.835 lượt.

Tổng số siêu âm đầu dò âm đạo: 14.2.2 trường họp. Xét nghiệm tinh dịch đồ: 6.313 trường hợp.

Đông tinh: 68

IUI: 902, trong đó IAH : 875 ; IAD : 27 + Khu vực thụ tinh trong ống nghiệm: Số chọc hút trứng: 324

Số chuyển phôi: 408

Thai IVF/ICSI: , chiếm tỷ lệ % Đông phôi: 159

Siêu âm bơm nước BTC: 10 Nong nong tách dính BTC: 79 Giảm thiểu thai: 07

- Phát triển kỹ thuật mổ nội soi: CNTC, u nang buồng trứng, vs, cắt TC, soi buồng tử cung can thiệp.

- Dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ:

+ Phát triển mạnh các kỹ thuật tránh thai, phá thai ngoại khoa, nội khoa, phá thai to bằng thuốc...

- Hoạt động chẩn đoán trước sinh:

+ Triển khai hoạt động đào tạo, sàng lọc, chăm sóc người bệnh có hiệu quả và thường quy. Sử dụng siêu âm 3 chiều trong chẩn đoán các thai nghén dị dạng, thai có nguy cơ cao. Hợp tác với Trường ĐHYHN, BVPSTƯ triển khai các kỹ thuật chuyên sâu: Sàng lọc sinh hóa, xét nghiệm di truyền qua kỹ thuật chọc ối.

XN sàng lọc : Chọc ối làm NST đồ: 569 trường hợp. Đình chỉ thai dị tật: 188 trường họp

- Khám và điều trị nam khoa: Thực hiện các kỹ thuật sinh thiết tinh

hoàn, vi phẫu buộc tĩnh mạch tinh giãn.

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện phụ sản hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)