đạo, quản lý bệnh viện PSHN
Trong thời kỳ đổi mới đất nước và với đặc thù về nghề nghiệp là bệnh viện chuyên khoa loại 1, bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng còn chứa đựng những biến động to lớn trên các mặt, nhiều vấn đề mới nảy sinh đặt ra cho cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý nơi đây. Yêu cầu về trình độ, kiến thức, năng lực đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý là rất quan trọng. Trước hết họ phải là người có trình độ, kiến thức chuyên môn giỏi, có trình độ học vấn, am hiểu các kiến thức về văn hóa, xã hội, có hiểu biết chính trị, kinh tế, pháp luật, tâm lý, ngoại ngữ, tin học…để có thể tiếp cận thực tiễn, xử lý công việc, xử lý tình huống đạt hiệu quả cao, đúng quan điểm, đúng pháp luật, hợp lòng dân. Yêu cầu phải nâng cao trình độ là tất yếu. “Người cán bộ dù là cán bộ chính trị, cán bộ hành chính, kinh tế, hay khoa học kỹ thuật, đều phải có trình độ kiến thức và năng lực trí tuệ tốt, tư duy sáng tạo nhạy bén độc lập [ 6, tr. 79].
Có kiến thức, có năng lực, người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới làm chủ được tình thế khi được giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Có kiến thức mới có thể vận dụng, nắm bắt các quy luật, đặc biệt là quy luật hoạt động trong lĩnh vực công tác của mình.
Có thể nói trí tuệ, kiến thức, năng lực chuyên môn sâu rộng là yêu cầu cao đối với phẩm chất nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đó là điều kiện bảo đảm cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý thành công trong bất
cứ điều kiện nào. Năng lực được chia thành nhiều loại: Năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực giao tiếp…
+ Năng lực chuyên môn: Yêu cầu về năng lực chuyên môn đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý là phải có chuyên môn sâu, được đào tạo một cách cơ bản, kết hợp nhuần nhuyễn với thực tiễn công tác của mình. Có khả năng vận dụng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn công tác. Công việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đòi hỏi rất cụ thể nên họ phải có những năng lực chuyên môn giỏi, có khả năng tác nghiệp thành thạo, linh hoạt trong mọi tình huống để giải quyết tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện PSHN trong những năm sắp tới, năng lực còn thể hiện ở sự hiểu biết, thành thạo trong giao tiếp, ít nhất biết sử dụng một ngôn ngữ quốc tế để đáp ứng tốt nhiệm vụ và yêu cầu của đất nước khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế.
+ Năng lực tổ chức thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là khả năng biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên…trở thành hiện thực, đi vào cuộc sống của mọi người. Khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn là hết sức quan trọng, chủ trương có khoa học, đúng đắn nhưng không được triển khai đưa vào cuộc sống thì chủ trương đó không có ý nghĩa thiết thực. Mặt khác, trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách mới kiểm chứng được tính đúng đắn của nó, đồng thời phát hiện kịp thời những thiếu sót, hạn chế để khắc phục, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
+ Năng lực giao tiếp: khi tiếp xúc, làm việc với nhân dân và các đối tượng có trình độ hiểu biết khác nhau, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải biết lắng nghe, gợi chuyện để thu lượm những thông tin cần thiết cho công việc của mình. Đồng thời phải tuyên truyền, thuyết phục việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho mọi người.
Khả năng giao tiếp phải đạt được yêu cầu khi giải quyết công việc với mọi người theo phương châm: Người được việc thì rất hài lòng, người không được việc thì cũng cảm thấy thoải mái, yên tâm, tin tưởng. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải làm chủ được tình cảm và cách xử sự của mình, xử lý công việc một cách khác quan, bình đẳng, tránh xẩy ra tình trạng thất vọng trong giải quyết công việc. Nghệ thuật giao tiếp là một yêu cầu quan trọng mà một người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có.