Để xứng đáng với sự tin tưởng, sự phân công của Đảng, của tổ chức thì người lãnh đạo quản lý phải luôn luôn tự rèn luyện mình, thực sự tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực để có đủ Đức và Tài, vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải:
Một là:Phảicó lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định.
Để quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngại khó, ngại khổ, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, cũng như những quy định của tập thể, có ý thức đấu tranh bảo vệ danh dự, uy tín của Đảng, Nhà nước, của ngành, của cơ quan, đơn vị và cá nhân mình.
Phải luôn gương mẫu chấp hành tốt sự phân công, điều động của Đảng, của tổ chức, có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ để có khả năng nhạy bén tiếp cận tốt với bất cứ môi trường công tác nào.
Hai là: Rèn luyện ý thức tự học tập, tự đào tạo, tự bồi dưỡng.
Thực tiễn cho thấy trong quá trình công tác, người cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn luôn phải tiếp xúc, đối mặt với mọi vấn đề có thể xẩy ra, từ đó đòi hỏi họ phải có trình độ kiến thức, năng lực để tự giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, trong khi kiến thức được đào tạo cơ bản chỉ đủ đem lại cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý những hiểu biết ban đầu.
Vì vậy, muốn làm tròn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên tự học, tự rèn luyện phấn đấu, tự học. Không ngừng trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, họ phải thường xuyên hoàn thiện về trình độ, năng lực của mình. Có như thế, người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới có khả năng lôi cuốn mọi người đi theo mình, mới có đủ kiến thức để chỉ đạo và kiểm tra công việc của mọi người trong cơ quan đơn vị mình, mới xứng đáng với vai trò người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Họ phải thường xuyên tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, sách vở, báo chí, nhất là các sách chuyên ngành. Tổ chức tham quan, học tập để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các địa phương, đơn vị bạn, có ý thức tiếp cận các thông tin quản lý và các cách làm việc mới như sử dụng máy vi tính, các phương tiện nghe, nhìn, công cụ hỗ trợ khác.
Ba là: Phải thể hiện rõ lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.
Lòng nhân ái là phẩm chất cao quý của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, tạo nên tình thương yêu sự tôn trọng, cách đối xử công bằng. Lòng nhân ái được thể hiện ở tấm lòng yêu mến, có lương tâm trách nhiệm, có tình cảm chân thành, thiện ý với cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị. Phải có lòng yêu nghề, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm, say mê công việc, lao
động hết mình vì sự phát triển chung của địa phương, của đất nước, vì sự tiến bộ của xã hội.
Bốn là:Phải luôn luôn rèn luyện để có được những đức tính tốt.
Là người thủ lĩnh, là cánh chim đầu đàn của cơ quan, đơn vị, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn luôn rèn luyện để có tác phong lãnh đạo đĩnh đạc, lịch sự, khiêm tốn, có khả năng tự kiềm chế cao, nhiệt tình, trung thực, thẳng thắn mà vẫn hết sức năng động, sáng tạo, tế nhị và cương trực. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao uy tín, nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý và giúp cho họ tự tin hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Năm là: Phải biết đề cao tính tự kiểm tra, tự điều chỉnh và tự phê bình.
Cần nghiêm túc lắng nghe các ý kiến của cấp dưới và có trách nhiệm sửa chữa những thiếu sót của mình, tuyệt đối không né tránh hoặc đổ trách nhiệm cho người khác khi vi phạm sai lầm. Đồng thời qua việc lắng nghe ý kiến của cấp dưới sẽ giúp người cán bộ lãnh đạo, quản lý hiểu họ nhiều hơn và qua đó xem xét, điều chỉnh những quyết định quản lý của mình cho phù hợp.
Sáu là: Phải biết áp dụng việc tổng kết thực tiễn.
Có trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý vẫn chưa đủ để đưa hoạt động lãnh đạo, quản lý đạt hiệu quả cao nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý không biết áp dụng vào thực tiễn, không chịu tổng kết thực tiễn để bổ sung và nâng cao nhận thức và lý luận. Thực tiễn sẽ giúp người lãnh đạo, quản lý hoạt động điều hành công việc một cách phong phú và đây chính là động lực để lôi kéo họ say mê với nghề nghiệp của mình, đây cũng chính là một trong những con đường giúp cho việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của người lãnh đạo, quản lý.
Đây là yếu tố thể hiện hoạt động lãnh đạo, quản lý đặc trưng của người lãnh đạo, quản lý. Do đó người lãnh đạo, quản lý phải biết lựa chọn và xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý, nghĩa là phải biết tổ chức sắp xếp các hoạt động trong cơ quan, đơn vị mình một cách hợp lý, khoa học, tạo điều kiện cho các hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị đạt được hiệu quả cao nhất.
Tám là: Phải tạo được mối quan hệ tốt với địa phương.
Người lãnh đạo, quản lý phải tìm hiểu tình hình kinh tế- xã hội địa phương, hiểu được những khó khăn của người dân để suy nghĩ tìm tòi các biện pháp cải tiến việc thực thi nhiệm vụ cho phù hợp. Phải biết kết hợp với các lực lượng quần chúng ngoài xã hội để thực hiện nhiệm vụ, xây dựng tốt mối quan hệ với địa phương. Nhờ đó người lãnh đạo, quản lý sẽ tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, quản lý của mình tạo được niềm tin đối với quần chúng, xứng đáng là tấm gương là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Chín là: Phải xây dựng bầu không khí tâm lý xã hội thuận lợi.
Người lãnh đạo, quản lý phải biết giữ gìn và phát triển bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể. Nhân cách mẫu mực và uy tín của người lãnh đạo, quản lý là yếu tố cơ bản tạo nên bầu không khí chan hòa, cởi mở, dễ chịu trong cơ quan, đơn vị. Điều đó có tác động trở lại rất lớn đối với việc hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo, quản lý. Do đó, người lãnh đạo, quản lý phải luôn luôn chú ý xây dựng một tập thể đoàn kết và thống nhất với nhau về mục đích, lợi ích, biết phát huy trí tuệ của tập thể, đó là một việc làm cần thiết để người lãnh đạo, quản lý xây dựng phong cách dân chủ của mình. Muốn vậy người lãnh đạo, quản lý phải am hiểu tâm lý học lãnh đạo, quản lý, biết tôn trọng, gần gũi cấp dưới, biết động viên và thúc đẩy hiệu quả lao động của các thành viên trong cơ quan, đơn vị để tạo không khí hào hứng, phấn khởi, gắn
bó các thành viên của cơ quan, đơn vị, phải hết sức trung thực, cởi mở, chan hòa và đạc biệt là cần phải đối xử công bằng với cấp dưới.
Tuyệt đối không để tình cảm cá nhân của mình trong những quan hệ công tác, phải là hạt nhân đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ quan, đơn vị có mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa các thành viên trong tập thể có sự thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Luôn luôn khiêm tốn, gắn bó với tập thể, tôn trọng kỷ luật, kỷ cương của cơ quan, đơn vị, không tự đặt mình vào vị trí được hưởng đặc quyền đặc lợi, phải biết lo trước cái lo của mọi người, hưởng niềm vui, lợi ích sau mọi người.
Mười là: Phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Trong tình hình hiện nay, trước sự giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế, người lãnh đạo, quản lý phải rèn cho mình kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Chính kỹ năng này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách người lãnh đạo, quản lý. Giao tiếp tích cực sẽ có tác dụng tạo ra sự tương giao tốt đẹp, vì vậy người lãnh đạo, quản lý cần trau dồi ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả giao tiếp của mình, góp phần hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp cho mình.
Tóm lại: Quá trình hoàn thiện và nâng cao nhân cách của người lãnh
đạo, quản lý bệnh viện PSHN nói riêng và của cả nước nói chung không phải là một vấn đề đơn giản, không phải ngày một ngày hai có thể có được mà đòi hỏi phải là một quá trình khó khăn, phức tạp và lắm công phu. Đó là quá trình phấn đấu bền bỉ, lâu dài, tích cực trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và hoạt động giao tiếp. Nhân cách người lãnh đạo, quản lý thực sự “sâu rễ, bền gốc” trong lòng cán bộ, nhân viên và quần chúng nhân dân lúc đương quyền cũng như khi đã thôi giữ chức vụ nếu họ thực sự tiêu biểu cho trí tuệ, thống nhất giữa lời nói và việc làm, thực sự mẫu mựa trong công tác và lối sống. Chỉ khi nào người lãnh đạo, quản lý đạt được trình độ nhân cách hoàn thiện và xây dựng được một phong cách lãnh đạo, quản lý đáp ứng được sự mong mỏi của Đảng, của tổ chức, của cơ quan, đơn vị và của nhân dân thì họ mới thực sự là
người lãnh đạo, quản lý giỏi, đáp ứng được yêu cầu hiện nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và sự nghiệp đổi mới, phát triển của bệnh viện nói riêng, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cho địa phương và cho đất nước.
KẾT LUẬN
Phẩm chất, nhân cách là vấn đề cốt lõi, không thể thiếu được đối với mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đối với người lãnh đạo, quản lý, công việc, sự nghiệp thành công hay thất bại đều do sự quy định của phẩm chất, nhân cách của chính họ, nhân cách chi phối hoạt động của người lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng đến từng công việc, từng quyết định cụ thể của người lãnh đạo, quản lý.
Trong thời kỳ đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đi vào phát triển chiều sâu. Mặc dù đã vượt qua nhiều vướng mắc, rào cản và trở ngại ban đầu, nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển và đi vào ổn định, nhưng vẫn còn có những thách thức khó khăn rất lớn đang ở phía trước. Người lãnh đạo quản lý là người giữ vị trí quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn này. Do đó những yêu cầu về sự phát triển, hoàn thiện phẩm chất nhân cách là rất cần thiết. Đặc biệt đối với người cán bộ lãnh đạo quản lý bệnh viện PSHN, yêu cầu về phẩm chất, nhân cách đội ngũ của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý bệnh viện PSHN là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện lao động, công tác còn nhiều khó khăn nhưng đại bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý của bệnh viện vẫn giữ được phẩm chất, nhân cách mẫu mực và duy trì việc hoàn thiện nhân cách của mình. Điều này thể hiện ở lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sạch, lối sống lành mạnh, có trí tuệ, năng động sáng tạo trong công việc, dám đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên vẫn còn có những cán bộ
lãnh đạo, quản lý sống thụ động, chưa chịu rèn luyện nhân cách làm ảnh hưởng không tốt đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhân cách người lãnh đạo, quản lý hiện nay, tôi thấy rằng để đáp ứng được yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới, mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện PSHN cần phải nhận thức sâu sắc được rằng: uy tín của người cán bộ lãnh đạo, quản lý được xây dựng, hình thành và hoàn thiện trên cơ sở những năng lực, phẩm chất nhân cách tốt đẹp, bởi vì Tài và Đức không phải là cái có sẵn mà nó được hình thành trong quá trình làm việc, lao động tích cực, sự sáng tạo không mệt mỏi, sự cải tiến và không ngừng tự học tập của mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trên cơ sở đó, người lãnh đạo quản lý phải không ngừng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện bản thân để nâng cao phẩm chất, năng lực góp phần hoàn thiện nhân cách xứng đáng là người “Nhạc trưởng”, người “Thuyền trưởng”, “Người cầm lái” của tập thể, cơ quan, đơn vị mình.
Để hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay không những cần sự nỗ lực phấn đấu của bản thân mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý mà đòi hỏi địa phương và cả xã hội phải quan tâm đến điều này, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp tích cực nhằm hoàn thiện và nâng cao phẩm chất năng lực của người lãnh đạo, quản lý bệnh viện nói riêng và của đội ngũ lãnh đạo, quản lý của cả nước nói chung. Qua đó góp phần tích cực trong việc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay. Phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thành công mục tiêu “Xây dựng đất nước ta dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, HN-2011
2) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, HN-2012.
3) Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, 20 năm xây dựng và trưởng thành
4) Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013,
5) C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập: các tập 2,3,4; NXB Chính trị quốc gia, HN-1995.
6) Hồ Chí Minh: Toàn tập: các tập 1,2,3,4,9; NXB Chính trị quốc gia, HN-1995.
7) Nguyễn Bá Dương: Giáo trình tâm lý học dành cho người lãnh đạo, quản lý, NXB chính trị quốc gia, HN-2001.
8) Phạm Minh Hạc: Tuyển tập tâm lý học, NXB giáo dục, HN-2002.
9) Nguyễn Hải Khoát: Những khía cạnh tâm lý trong công tác cán bộ, NXB Chính trị quốc gia, HN-1996.
10) Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư duy chiến lược và Khoa học lãnh đạo, quản lý hiện đại, NXB Chính trị -Hành chính, HN - 2009.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT : An ninh trật tự.
BGĐ : Ban Giám đốc.
BYT : Bộ Y tế
CBVC : Cán bộ viên chức.
CKI, CKII : Chuyên khoa cấp I ,Chuyên khoa cấp II
CNTC : Chửa ngoài tử cung
DMT : Danh mục thuốc.
HLAT : Huấn luyện an toàn.
NCKH-CĐT : Nghiên cứu khoa học - Chỉ đạo tuyến
NHS : Nữ hộ sinh
PSHN : Phụ sản Hà Nội
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1...5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ...5
1.1. Khái niệm chung về nhân cách và nhân cách người lãnh đạo, quản lý...5
1.1.1. Khái niệm về nhân cách và bản chất nhân cách...5
1.1.2. Khái niệm về nhân cách người lãnh đạo, quản lý...8
1.1.3. Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý:...11
1.1.4. Các yếu tố cấu thành nhân cách người lãnh đạo, quản lý...13