a. Nguyên nhân ưu điểm: + Nguyên nhân khách quan:
Có sự chỉ đạo thường xuyên của ban lãnh đạo bệnh viện đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên ở từng khoa, phòng, ban. Ban lãnh đạo bệnh viện đã kịp thời nắm bắt các tồn tại, khó khăn và có kế hoạch sát thực để từng bước khắc phục những tồn tại, có kế hoạch tiếp tục đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Bệnh viện tiếp tục xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển mạnh các mũi nhọn chuyên sâu và các dịch vụ kỹ thuật cao, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên của bệnh viện đã luôn đi đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chung của bệnh viện đã đề ra.
Cán bộ và đảng viên trong bệnh viện có truyền thống đoàn kết ủng hộ Đảng, chính quyền, khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường tới sự hình thành và phát triển nhân cách của người lãnh đạo, quản lý bệnh viện. Kinh tế thị trường đang tạo thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân về nhiều phương diện tài năng và trí tuệ. Tính năng động, canh tranh và sáng tạo không ngừng của kinh tế thị trường đang có tác dụng đẩy lùi sự trì trệ, tính bảo thủ, quan lieu của cơ chế cũ. Đây không phải là những tác động bên ngoài mà thật sự là những tác động từ bên trong làm chuyển biến toàn bộ nền kinh tế và kéo theo nó là sự năng động, sáng tạo của các chủ thể lao động, trong đó có đội ngũ cán bộ của bệnh viện.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Như đánh giá phần thực trạng, đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý của bệnh viện PSHN vẫn giữ được phẩm chất đạo đức tốt trong công tác, trong sinh hoạt, có năng lực lãnh đạo, quản lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Từ các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, đặc biệt từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (có nghị quyết Trung ương 3 về công tác
cán bộ) đã có tác động tích cực đến nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có được sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, của quận, thành phố. Được Đảng, Nhà nước giáo dục, rèn luyện qua thực tiễn, nên đã rèn luyện được phẩm phẩm chất chính trị vững vàng vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ, suốt đời phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, cho sự phát triển của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của bệnh viện đã luôn chú trọng thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, luôn nắm bắt được nguyện vọng của cán bộ. Quan trọng hơn cả là bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của bệnh viện PSHN có ý thức tự vươn lên, có tinh thần vượt khó, kiên trì phấn đấu, tận tâm với công việc, tích cực tham gia các hoạt động và công tác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó có những bài học kinh nghiệm cần thiết, giúp ích cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có việc ban hành những quyết định đúng đắn, kịp thời.
b. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại: + Nguyên nhân khách quan:
Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường tới sự hình thành và phát triển nhân cách của người lãnh đạo, quản lý bệnh viện PSHN.
Kinh tế thị trường một mặt tạo ra động lực cho sự phát triển trên cơ sở kích thích nhu cầu, lợi ích, mặt khác chấp nhận cạnh tranh, chạy theo lợi nhuận. Con người trong nền kinh tế thị trường cũng rất dễ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ. Trong kinh tế thị trường, tiền tệ được coi là thước đo chung của mọi giá trị được trao đổi, điều đó làm xuất hiện tâm lý coi đồng tiền là sức mạnh vạn năng chi phối các quan hệ xã hội. Sự lên ngôi của đồng tiền đã làm tha hóa không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta, làm
cho một số cán bộ lãnh đạo, quản lý coi cái quyền của mình đồng nghĩa với đồng tiền, họ lợi dụng quyền hạn của mình để kiếm tiền càng nhiều càng tốt.
Do cơ chế, chính sách, quy chế hoạt động của Đảng và Nhà nước chưa được hoàn thiện và thiếu đồng bộ. Chính sách, chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với các cán bộ còn chưa thỏa đáng, sự đầu tư của cấp trên cho cơ sở còn hạn chế, trang thiết bị thiếu thốn trong điều kiện bệnh nhân quá tải.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay cũng còn chưa đáp ứng so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự hụt hẫng về số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao, hụt hẫng về năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn, chất lượng cán bộ chưa cao, cơ cấu phân bổ cán bộ có chỗ còn chưa hợp lý. Nguyên nhân của tồn tại, yếu kém là do:
Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm về công tác lãnh đạo, quản lý còn phiến diện. Các cấp, các ngành chức năng cũng như lãnh đạo địa phương có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm đến việc sơ kết, tổng kết và phổ biến về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương một cách trực tiếp đến đội ngũ lãnh đạo, quản lý nói chung và đội ngũ lãnh đạo, quản lý huyện nói riêng. Điều này đã gây trở ngại lớn trong việc vận dụng điều kiện chính sách kinh tế- xã hội của địa phương vào công tác lãnh đạo, quản lý của đội ngũ này.
Các cấp, ngành chức năng (liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ) chưa làm tốt chức năng tham mưu, lập kế hoạch trong việc đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, chưa chủ động trong công tác quy hoạch, dự báo cán bộ lãnh đạo, quản lý lâu dài. Bên cạnh đó, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ vừa được bổ nhiệm chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, lung túng và thụ động trong công tác lãnh đạo, quản lý.
Công tác sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiều khi còn bị động, cơ cấu chưa đồng bộ, bố trí cán bộ chưa hợp lý (do thiếu cán bộ, cả về số lượng và chất lượng). Do đó, gây không ít khó khăn cho một số cán bộ lãnh đạo, quản lý khi tiếp nhận môi trường công tác mới (do không đúng chuyên môn được đào tạo, do không có sự chuẩn bị…)
Chưa có cơ chế, chế độ, chính sách phù hợp, nhất là chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ, lãnh đạo, quản lý đi học, đào tạo, bồi dưỡng, để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ chuyên môn (kể cả cán bộ đương chức và cán bộ trong quy hoạch).
Một số văn bản liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ còn bất cập, chưa đồng bộ, chồng chéo dẫn đến việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Bản thân một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thực sự cầu thị, chủ động trong việc tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, chưa xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị, cũng như trọng trách của bản thân đối với sự nghiệp phát triển chung của bệnh viện trong thời kỳ đổi mới hiện nay.