1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi

98 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 8,63 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Tật khúc xạ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội khi trong một thống kê gần đây Tổ chức y tế thế giới WHO (2006) công bố tỷ lệ mù lòa và giảm thị lực do tật khúc xạ (153 triệu người) trong đó chủ yếu là tật cận thị lớn hơn so với do các bệnh mắt khác (151 triệu người)[4]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra mục tiêu toàn cầu thanh toán mù lòa do các bệnh có thể tránh được vào năm 2020 trong đó tật khúc xạ được ưu tiên hàng đầu . Đáp ứng nhu cầu xã hội, các phương pháp phẫu thuật để điều chỉnh tật khúc xạ đã được các nhà khoa học trên toàn thế giới nghiên cứu từ thế kỷ XIX. Cho đến nay phương pháp phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng trên mắt còn thể thủy tinh (hay còn gọi là Phakic) ngày càng trở nên phổ biến và là sự lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân bị tật khúc xạ đặc biệt là cận thị nặng do hiệu quả điều trị cao và độ an toàn đã được nhiều tác giả nghiên cứu và báo cáo [9], [], []. Tuy nhiên, việc đặt thêm một thấu kính vào trong hậu phòng có thể làm thay đổi cấu trúc của bán phần trước nhãn cầu và gây nên những biến chứng muộn như làm tổn thương nội mô giác mạc, thoái hóa sắc tố mống mắt, glôcôm sắc tố, đục thể thủy tinh. Đây đang là vấn đề rất được các nhà nghiên cứu quan tâm nhằm đánh giá tính an toàn lâu dài của phẫu thuật Phakic. Trước đây, việc đánh giá bán phần trước có nhiều hạn chế do hình ảnh trực tiếp của góc tiền phòng chỉ được nhìn thấy qua việc sử dụng kính tiếp xúc 3 mặt gương Goldman. OCT bán phần trước với độ phân giải cao cho phép đánh giá được tình trạng tiền phòng và góc tiền phòng. Tuy nhiên OCT chưa đánh giá chi tiết được góc tiền phòng, đặc biệt là hậu phòng, thể mi, thể thủy tinh. Hiện nay, máy siêu âm UBM sử dụng sóng siêu âm tần số cao 50MHz không những có thể cho hình ảnh chất lượng cao của bán phần trước 1 mà với khả năng xuyên thấu cao hơn OCT cho phép đánh giá được hậu phòng, thể mi, thể thủy tinh…[], []. Thiết bị đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá độ sâu tiền phòng, góc tiền phòng, mống mắt, thủy tinh thể trên bệnh nhân glôcôm, chấn thương mắt hay sau các phẫu thuật như Phaco, cắt dịch kính…[], [], []. Siêu âm UBM cũng được sử dụng để đánh giá tình trạng chu biên của bán phần sau như giới hạn trước của khối u hắc mạc chu biên, bong hắc mạc thể mi, viêm vùng pars plana [], []. Trên thế giới, một số tác giả như Trindade F [], Wang XY [], Wang RN [], Chung TY [], Alfonso JF [],…đã sử dụng siêu âm UBM để đánh giá sự thay đổi của bán phần trước sau phẫu thuật Phakic. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có tác giả nào nghiên cứu về sự thay đổi của bán phần trước sau phẫu thuật Phakic. Với mong muốn việc đánh giá các thông số của bán phần trước sau phẫu thuật Phakic sẽ có những đóng góp những hiểu biết hữu ích về tính toán chính xác công suất và kích thước TTTNT, cũng như đánh giá tính an toàn của phẫu thuật và theo dõi phát hiện sớm các biến chứng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL bằng siêu âm sinh hiển vi” nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL bằng siêu âm UBM. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Sơ lược giải phẫu, sinh lý bán phần trước nhãn cầu 1.1.1 Tiền phòng và độ sâu tiền phòng Tiền phòng là một khoang chứa thủy dịch, giới hạn từ mặt sau giác mạc đến mặt trước mống mắt và thể thủy tinh [1]. Tiền phòng có đường kính từ 11 đến 11,3 mm. Độ sâu tiền phòng là khoảng cách từ mặt sau giác mạc đến mặt trước thủy tinh thể và mống mắt. Độ sâu tiền phòng ở trung tâm khoảng 3 - 3,5 mm. Độ sâu tiền phòng thay đổi theo tuổi, giới và theo khúc xạ của mắt. Càng lớn tuổi độ sâu tiền phòng càng giảm dần do sự tăng kích thước của thể thủy tinh. Theo nghiên cứu của Florian Rufer [] thực hiện bằng siêu âm UBM, độ sâu tiền phòng giảm đi 0,0115 mm mỗi năm; độ sâu tiền phòng ở nam giới là 3,29 ± 0,26 mm, ở nữ giới là 3,24 ± 0,22 mm; độ sâu tiền phòng ở mắt viễn thị là 2,74 ± 0,25 mm, mắt cận thị là 2,86 ± 0,38 mm, mắt chính thị là 2, 84 ± 0,38 mm. Theo nghiên cứu của Khúc Thị Nhụn [3] độ sâu tiền phòng ở người Việt Nam là 2,94 ± 0,013 mm trong đó, độ sâu tiền phòng ở nam giới là 2,98 ± 0,025 mm, ở nữ giới là 2,88 ± 0,028 mm. Mắt cận thị có trục nhãn cầu dài, tiền phòng sâu và rộng hơn so với mắt viễn thị. Theo Bolz [], độ sâu tiền phòng tăng 0,057 mm cho mỗi điôp trên mắt cận thị. 1.1.2 Góc tiền phòng và độ mở góc tiền phòng a) Giải phẫu góc tiền phòng Góc tiền phòng (còn gọi là góc mống mắt giác mạc) được tạo bởi giác củng mạc ở phía trước và mống mắt thể mi ở phía sau, đóng vai trò quan 3 trọng trong sự lưu thông thủy dịch [1]. Góc tiền phòng bao gồm các thành phần sau [2]: - Vòng Schwalbe: Là nơi kết thúc màng Descemet tiếp giáp giữa giác mạc và củng mạc - Vùng bè củng giác mạc: Là một dải hình lăng trụ tam giác, màu xám nhạt kéo dài từ vòng Schwalbe ở phía trước tới cựa củng mạc ở phía sau. - Ống Schlemm: Là ống nằm trong rãnh củng mạc có đường kính từ 190-370 microns. Ống này có nhiệm vụ dẫn thuỷ dịch từ vùng bè củng giác mạc tới hệ thống mạch nằm trong củng mạc. - Cựa củng mạc: Là chỗ nối tiếp giữa củng mạc và giác mạc. Mép sau của cựa củng mạc tạo thành chỗ bám của các cơ thể mi. Cựa củng mạc là mốc giải phẫu rất quan trọng trong khám nghiệm đánh giá góc tiền phòng bằng UBM. Khi xác định được cựa củng mạc thì việc khám cấu trúc góc tiền phòng sẽ chính xác hơn. - Dải thể mi hay vùng bè màng bồ đào: Là một phần thể mi sát với chân mống mắt có thể được nhìn thấy khi soi góc tiền phòng, đó là một viền không đều có màu xám thẫm. Ta có thể quan sát được toàn bộ thể mi bằng máy UBM trong khi OCT bán phần trước hay SHV đèn khe không quan sát được. b) Đánh giá độ mở góc tiền phòng Độ mở góc tiền phòng được đánh giá bằng nhiều phương pháp cả chủ quan và khách quan. Trên lâm sàng, độ rộng của góc tiền phòng được đánh giá một cách chủ quan trên sinh hiển vi bằng nghiệm pháp Van – Herick [] so sánh khoảng cách giữa mặt sau giác mạc và mặt trước mống mắt với bề dày giác mạc và được phân độ theo bảng sau. 4 Bảng 1.1 Phân độ góc tiền phòng theo Van Herich [] Độ sâu tiền phòng ở gần sát rìa giác mạc Độ ≥ 1/2chiều dày giác mạc 4 1/4 – 1/2 chiều dày giác mạc 3 1/4 chiều dày giác mạc 2 < ¼ chiều dày giác mạc 1 Mống mắt tiếp xúc với mặt sau giác mạc 0 Nguồn: http://www.gonioscopy.org/vanHerickTable.html Độ mở của góc tiền phòng có thể được đánh giá bằng cách soi góc tiền phòng và phân độ theo hệ thống phân loại Shaffer (1960) như sau. Bảng 1.2 Phân độ góc tiền phòng theo phân loại Shaffer (1996) [2] Phân loại Tình trạng góc Độ mở góc Cấu trúc góc nhìn được Độ 4 Mở rộng 45 0 -35 0 thấy toàn bộ chi tiết góc tới dải thể mi Độ 3 Mở rộng 35 0 -20 0 thấy chi tiết góc tới cựa củng mạc, không thấy dải thể mi Độ 2 Hẹp 20 0 -10 0 thấy chi tiết góc tới dải bè, không thấy dải thể mi và cựa củng mạc Độ 1 Rất hẹp < 10 0 Chỉ thấy vòng Schwalbe Độ 0 Đóng 0 0 không thấy cấu trúc góc Nguồn : Nhãn khoa lâm sàng, 2012 Hiện nay OCT bán phần trước và UBM là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để đánh giá góc tiền phòng. Ở mắt bình thường độ sâu tiền phòng khoảng 2,9mm, AOD 500 khoảng 329 µm và góc tiền phòng từ 28º trở lên (kết quả theo Wibelaurer, Lee, Ahmed). Trong trường hợp góc tiền phòng hẹp, độ sâu tiền phòng thường dưới 2,5mm, AOD 500 dưới 210 µm và góc tiền phòng dưới 18º [2]. 5 1.1.3 Hậu phòng và thể thủy tinh a) Hậu phòng Hậu phòng là một khoang hẹp chứa thủy dịch, được giới hạn bởi mặt sau mống mắt - thể mi và mặt trước của màng dịch kính [1]. Hậu phòng thông với tiền phòng qua lỗ đồng tử. Các thành phần trong hậu phòng bao gồm mống mắt, thể mi. - Mống mắt: Mống mắt có 2 bờ chính. Bờ ngoài là chân mống mắt, bờ trong là lỗ đồng tử. Trong điều kiện ánh sáng bình thường khoảng 50 lux, lỗ đồng tử ở người trưởng thành có đường kính khoảng 3mm. Bình thường mống mắt tiếp xúc với thể thủy tinh bằng một diện tích nhỏ đủ để cho thủy dịch lưu thông từ hậu phòng ra tiền phòng một cách dễ dàng. - Thể mi: Thể mi là phần nhô ra của màng bồ đào nằm giữa mống mắt và hắc mạc, nằm khuất sau mống mắt. Nhìn từ phía sau thể mi có 2 phần. Phần trước gọi là vành thể mi có 70 đến 80 nếp gấp gọi là các tua thể mi. Từ đây có các dây chằng trong suốt đi đến xích đạo của thể thủy tinh gọi là các dây chằng Zinn. Phần sau nhẵn, nhạt màu gọi là vòng cung thể mi giới hạn phía sau vùng này là ora serrata [2]. b) Thể thủy tinh Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt hai mặt lồi được treo cố định vào thể mi nhờ các dây chằng Zinn. Thể thủy tinh có đường kính 8 - 10mm, dày 4-6mm. Mặt sau lồi hơn mặt trước. Bán kính độ cong trước 10mm, độ cong sau là 6mm. Công suất quang học 20 – 22D [1]. Ở mắt bình thường, thể thủy tinh tiếp xúc với mống mắt ở một vị trí nhỏ sát bờ đồng tử cho phép thủy dịch có thể thoát từ hậu phòng ra tiền phòng dễ dàng. Ở những mắt có tiền phòng nông, thể thủy tinh lớn, diện tiếp xúc giữa mống mắt và thể thủy tinh nhiều hơn mắt bình thường. 6 1.1.4 Sản xuất và lưu thông thủy dịch Thủy dịch là một chất lỏng trong suốt do các nếp thể mi sinh ra, nằm trong tiền phòng và hậu phòng. Thủy dịch lưu thông được là do sự chênh lệch áp lực giữa các bộ phận trong nhãn cầu. Sau khi được tạo ra, một phần nhỏ thủy dịch đi vào dịch kính, phần còn từ hậu phòng, qua lỗ đồng tử ra tiền phòng. Sự lưu thông này phụ thuộc vào vị trí, kích thước và độ cong phía trước của thể thủy tinh. Từ tiền phòng ra ngoài nhãn cầu phần lớn thủy dịch lưu thông qua hệ thống vùng bè - ống Schlemm – tĩnh mạch nước. Phần thủy dịch còn lại (khoảng 20%) được thoát ra ngoài qua đường màng bồ đào – củng mạc. Ở đường này, thủy dịch đi từ tiền phòng vào các cơ thể mi rồi vào khoang trên thể mi và thượng hắc mạc từ đó ra khỏi nhãn cầu qua củng mạc hoặc các dây thần kinh và mạch máu xuyên củng mạc. Thủy dịch được lưu thông là yếu tố quan trọng trong bình ổn nhãn áp, ngoài ra thủy dịch còn đảm bảo dinh dưỡng cho mắt [1]. Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn, 2008 Hình 1.1: Góc tiền phòng và sự lưu thông thủy dịch 7 1.2 Phẫu thuật Phakic ICL 1.2.1 Khái niệm, lịch sử ra đời và phát triển a) Khái niệm Phẫu thuật phakic ICL là phẫu thuật trong đó thủy tinh thể nhân tạo được đặt sau mống mắt, trước bao trước thể thủy tinh để thay đổi công suất khúc xạ của mắt. Thủy tinh thể tự nhiên không bị lấy đi do đó mắt vẫn còn khả năng điều tiết [6]. ICL là viết tắt của cụm từ “implantable collamer lens” là loại thủy tinh thể nhân tạo do hãng STAAR Surgical sản xuất có thiết kế đặc biệt dùng để đặt hậu phòng trên mắt còn thể thủy tinh đã được FDA, Hoa kỳ công nhận []. b) Lịch sử ra đời và phát triển Phẫu thuật Phakic đã được nghiên cứu từ những năm 1950 khi Strampelli thiết kế ra thể thủy tinh nhân tạo có công suất âm để điều trị cận thị nặng trên những mắt còn thể thủy tinh. Năm 1959, Barraquer có báo cáo đầu tiên về nghiên cứu lâu dài đặt ICL tiền phòng. Thời kỳ này, do không có những tiến bộ của kính hiển vi phẫu thuật, chỉ nylon, chất nhầy và sự thiếu hiểu biết về tế bào nội mô giác mạc nên khoảng 60% thể thủy tinh nhân tạo đã phải lấy ra vì phù giác mạc và biến chứng viêm màng bồ đào, glôcôm, xuất huyết. Từ đó, phẫu thuật Phakic bị bỏ rơi cho đến giữa những năm 1980, Dveli khởi động lại phẫu thuật này với thể thủy tinh nhân tạo cài mống mắt của Fechner và Kelman. Tuy nhiên thể thủy tinh nhân tạo cài mống mắt gây nhiều biến chứng như mất tế bào nội mô, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, thoái hóa sắc tố mống mắt…và hiện nay đã không còn được sử dụng []. Năm 1996, Fyodorov [] lần đầu tiên đã đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng trên mắt còn thể thủy tinh. Tuy nhiên vấn đề đục thể thủy tinh và viêm màng bồ đào xảy ra khá phổ biến đã dẫn đến đòi hỏi phải cải tiến vật liệu cũng như thiết kế của thể thủy tinh nhân tạo. Việc cải tiến này gồm hợp nhất collagen vào chất liệu thể 8 thủy tinh nhân tạo để nó có đặc tính gần sinh học nhất [6]. Đến nay thiết kế thể thủy tinh nhân tạo đã có nhiều cải tiến và ngày càng trở nên phổ biến và là sự lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân cận thị nặng. 1.2.2 Qui trình phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật a) Qui trình phẫu thuật Trước phẫu thuật 1- 2 tuần, bệnh nhân được cắt mống mắt chu biên bằng laser YAG ở vị trí 11 giờ và 1:30 giờ khi nhỏ thuốc co đồng tử, kích thước lỗ cắt 1mm, cách rìa 0,5-1mm. Trong ngày phẫu thuật, mắt phẫu thuật được tra thuốc dãn và liệt điều tiết. Sau khi được gây tê tại chỗ bằng Dicain và tê cạnh nhãn cầu bằng Lidocain 2% 5ml. Qua một đường rạch giác mạc nhỏ 2,8mm, chất nhầy được bơm vào để duy trì tiền phòng, tiếp đó ICL được bơm vào tiền phòng. Sau đó 4 chân của ICL được nhẹ nhàng đẩy ra sau mống mắt. ICL được chỉnh vào đúng trung tâm của đồng tử và theo trục loạn thị bằng thước chia độ. Pilocarpin được bơm vào tiền phòng để co đồng tử. Toàn bộ chất nhầy còn lại được rửa khỏi tiền phòng bằng dung dịch BSS []. b) Biến chứng sau phẫu thuật Phakic ICL: Các biến chứng sau phẫu thuật Phakic ICL hay được báo cáo nhất là tăng nhãn áp, đục bao trước thể thủy tinh, đục thể thủy tinh, mất tế bào nội mô, thoái hóa sắc tố mống mắt Theo FDA [], biến chứng mất tế bào nội mô dưới 10%, tỷ lệ đục bao trước 2,7% trong đó 0,4% tiến triển thành đục thể thủy tinh. Tỷ lệ đục bao trước theo Anna U là 7,7%, tuy nhiên không có mắt nào tiến triển thành đục thể thủy tinh trong thời gian theo dõi hơn 30 tháng [6]. Brigit L [] theo dõi kết quả lâu dài đặt ICL V4 trên 76 mắt cận thị từ 12 đến 36 tháng nhận thấy tỷ lệ đục thể thủy tinh là 14,4% liên quan đến chấn thương thể thủy tinh trong lúc phẫu thuật, tuổi trên 50, trong đó 3,9% đục 9 tiến triển và phải mổ thể thủy tinh. Theo tác giả này, độ vồng của ICL không liên quan đến nguy cơ đục thể thủy tinh. Biến chứng tăng nhãn áp theo Risto JU [6] gặp 7,9%. Trong một nghiên cứu ở bệnh nhân châu Á, John SC [6] cũng gặp 26,2 % tăng nhãn áp sau mổ. Trong nghiên cứu của FDA [] cũng gặp 4% bệnh nhân tăng nhãn áp sau mổ. Các biến chứng khác như viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn đều không gặp trong các báo cáo. 1.2.3 Thiết kế của ICL a) Thiết kế và chất liệu của ICL Do ICL được đặt vào hậu phòng, trực tiếp liên quan đến mống mắt và góc tiền phòng ở phía trước, thể thủy tinh ở phía sau cho nên thiết kế của ICL đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi cấu trúc tiền phòng và góc tiền phòng cũng như giảm thiểu các biến chứng sau mổ. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thể thủy tinh nhân tạo đặt hậu phòng là Visan ICL V4 và Toric ICL của hãng STAAR Surgical được thiết kế vồng lên trên thể thủy tinh tự nhiên [], [] cho phép có một khoảng cách giữa ICL và thể thủy tinh tự nhiên được lấp đầy bởi thủy dịch. Thiết kế này nhằm tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ICL với thể thủy tinh được cho là nguyên nhân gây đục thể thủy tinh. Khoảng cách giữa ICL và thể thủy tinh được gọi là độ vồng của ICL và có thể được đánh giá chủ quan trên sinh hiển vi cũng như trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như OCT, UBM []. Ngoài ra, đường kính vùng quang học, chiều dày của ICL, độ dài của ICL phụ thuộc vào công suất khúc xạ của ICL và kích thước của mắt. ICL nhỏ nhất có thể có đường kính vùng quang học / đường kính của ICL là 4,9mm/12,1mm. ICL lớn nhất có thể có đường kính vùng quang học / đường kính ICL là 5,8mm/13,7mm. 10 [...]... dụng siêu âm UBM đánh giá tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL Siêu âm UBM đã được một số tác giả trên thế giới ứng dụng đánh giá sự thay đổi các thông số của bán phần trước nhãn cầu sau phẫu thuật Phakic ICL Năm 1999, Trindade F [] báo cáo nghiên cứu hình ảnh siêu âm UBM sau phẫu thuật Phakic ICL trên 9 mắt cận thị cao Siêu âm UBM được tiến hành trước và sau phẫu thuật để đánh giá. .. độ sâu tiền phòng Độ sâu tiền phòng đánh giá qua 3 mức theo sự phân loại của Khúc Thị Nhụn (1984) [3] - Tiền phòng nông: độ sâu tiền phòng < 2,3 mm - Tiền phòng bình thường: độ sâu tiền phòng từ 2,3mm đến 3,6 mm - Tiền phòng sâu: độ sâu tiền phòng > 3,6 mm Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá độ sâu tiền phòng ở trung tâm Độ sâu tiền phòng được tính bằng khoảng cách từ mặt sau giác mạc tới mặt trước... phần trước sau phẫu thuật Phakic ICL bằng siêu âm UBM trên 30 mắt cận thị nặng Độ sâu tiền phòng, khoảng cách mở góc 500, góc bè – mống mắt, được đo bằng UBM trước mổ và sau mổ 1 năm Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi đáng kể độ sâu tiền phòng, khoảng cách mở góc, góc bè – mống mắt trước và sau khi đặt thêm ICL Năm 2010, Wang RN [] sử dụng UBM đánh giá độ sâu tiền phòng, góc tiền phòng, khoảng... độ sâu tiền phòng, khoảng mở của góc AOD500, khoảng tiếp xúc mống mắt và thể thủy tinh, khoảng tiếp xúc giữa mống mắt và ICL, độ vồng của ICL Kết quả cho thấy độ sâu tiền phòng và độ mở góc giảm trên tất cả các mắt nghiên cứu 20 Năm 2009, Chung TY [] tiến hành nghiên cứu đánh giá sự thay đổi của góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL trên 48 mắt cận thị nặng Độ mở góc tiền phòng và khoảng cách góc. .. tiền phòng, khoảng mở của góc AOD500 và độ vồng của ICL sau phẫu thuật Phakic ICL 3 tháng và 1 năm Nghiên cứu được tiến hành trên 30 mắt cận thị 21 nặng Các thông số của góc được tính trung bình khi đo góc tại 4 điểm 12h, 3h, 6h và 9h Tác giả đưa ra kết luận có sự giảm rõ rệt độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL Độ vồng của ICL không thay đổi sau phẫu thuật Cũng trong năm 2010... đo độ sâu tiền phòng đầu tiên chúng tôi xác định trung tâm của giác mạc Dựng đường thẳng từ mặt sau giác mạc vùng trung tâm tới trung tâm mặt trước thể thủy tinh Khoảng cách này sẽ được đo và ghi nhận Độ sâu tiền phòng sẽ được đo ở vị trí trung tâm mặt sau giác mạc đến mặt trước thủy tinh thể Nguồn: Sonomed Inc Hình 2.4 Đo độ sâu tiền phòng + Đo góc: Vào chế độ Angle Model tiến hành đo và ghi nhận độ. .. giác mạc, lệch ICL, bong võng mạc, phù hoàng điểm… - Ước lượng độ sâu tiền phòng trên lâm sàng - Ước lượng độ vồng của ICL trên lâm sàng d) Khám bệnh nhân trên siêu âm UBM: Bệnh nhân được khám bằng siêu âm UBM trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng - Chuẩn bị bệnh nhân: + Giải thích giá trị của khám nghiệm, cách thức phối hợp tiến hành + Tra Dicain 1% mắt siêu âm 28 - Tiến hành siêu âm: ... ngay sau mổ Tác giả cũng thấy sự liên hệ giữa độ tuổi và biến chứng đục bao trước Năm 2011, Chixin Du [] sử dụng UBM đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng trước và sau tra Pilocarpin trên bệnh nhân sau phẫu thuật Phakic ICL Độ sâu tiền phòng trung tâm tính từ mặt sau giác mạc đến mặt trước của ICL theo kinh tuyến ngang là 2,883 ± 0,200 mm, theo kinh tuyến dọc là 2,879 ± 0,187 mm Độ vồng của ICL ở... Ứng dụng siêu âm UBM đánh giá sự thay đổi tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL 1.3.1 Máy siêu âm UBM a) Cơ sở vật lý Siêu âm là sóng âm được tạo nên do một sự rung động cơ học xung quanh một vị trí cân bằng của những phân tử trong một môi trường Như vậy siêu âm chỉ lan truyền trong môi trường có phân tử Những môi trường phân tử có tính vừa chèn ép vừa lỏng lẻo dẫn truyền siêu âm tốt... e) Đánh giá độ mở góc tiền phòng: theo phân loại theo Shaffer (1960)[2] 33 Bảng 2.1 Phân loại độ mở tiền phòng theo Shaffer Độ Độ mở góc (º) IV 45 – 35 III 35 – 20 II 20 I ≤10 0 0 f) Đánh giá độ vồng của ICL: dựa theo phân loại độ vồng ICL của Juant Battle [] bằng khám SHV đèn khe, chúng tôi chia độ vồng của ICL đo bằng UBM thành 4 độ như sau: - Độ 1: < 0,25 mm - Độ 2: từ 0,25 mm đến . Đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL bằng siêu âm UBM. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu. của phẫu thuật và theo dõi phát hiện sớm các biến chứng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL bằng siêu âm sinh hiển vi . sâu và rộng hơn so với mắt vi n thị. Theo Bolz [], độ sâu tiền phòng tăng 0,057 mm cho mỗi điôp trên mắt cận thị. 1.1.2 Góc tiền phòng và độ mở góc tiền phòng a) Giải phẫu góc tiền phòng Góc tiền

Ngày đăng: 10/10/2014, 02:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Góc tiền phòng và sự lưu thông thủy dịch - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1.1 Góc tiền phòng và sự lưu thông thủy dịch (Trang 7)
Hình 1.2: Thiết kế của ICL (A: đường kính vùng quang học B: chiều dầy của ICL; C: chiều cao ICL) - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1.2 Thiết kế của ICL (A: đường kính vùng quang học B: chiều dầy của ICL; C: chiều cao ICL) (Trang 11)
Hình 1.3: Độ vồng ICL - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1.3 Độ vồng ICL (Trang 12)
Hình 1.4: Máy UBM, đầu dò - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1.4 Máy UBM, đầu dò (Trang 14)
Hình 1.5: Cốc siêu âm - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1.5 Cốc siêu âm (Trang 15)
Hình 1.6: Hình ảnh siêu âm trên mắt bình thường (chế độ tổng quát) - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1.6 Hình ảnh siêu âm trên mắt bình thường (chế độ tổng quát) (Trang 16)
Hình 1.7: Hình ảnh siêu âm trên mắt thường (chế độ góc) - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1.7 Hình ảnh siêu âm trên mắt thường (chế độ góc) (Trang 16)
Hình 1.8: Các dạng của góc TP - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1.8 Các dạng của góc TP (Trang 18)
Hình 1. 9 Siêu âm UBM đo góc tiền phòng (TIA) và khoảng mở của góc  AOD500 (A: Trước mổ; B: Sau mổ) - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 1. 9 Siêu âm UBM đo góc tiền phòng (TIA) và khoảng mở của góc AOD500 (A: Trước mổ; B: Sau mổ) (Trang 20)
Hình 2.1: Bộ dụng cụ phẫu thuật Phakic - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 2.1 Bộ dụng cụ phẫu thuật Phakic (Trang 25)
Hình 2.2. Phẫu thuật Phakic ICL - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 2.2. Phẫu thuật Phakic ICL (Trang 27)
Hình 2.5 Đo góc tiền phòng trên UBM - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 2.5 Đo góc tiền phòng trên UBM (Trang 29)
Hình 2.4 Đo độ sâu tiền phòng. - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 2.4 Đo độ sâu tiền phòng (Trang 29)
Hình 2.6 Đo khoảng mở AOD500 bằng phần mềm Pro 2000 - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 2.6 Đo khoảng mở AOD500 bằng phần mềm Pro 2000 (Trang 30)
Bảng 2.1 Phân loại độ mở tiền phòng theo Shaffer - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 2.1 Phân loại độ mở tiền phòng theo Shaffer (Trang 33)
Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh nhân theo giới - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh nhân theo giới (Trang 34)
Bảng 3.3 Khúc xạ trước mổ - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 3.3 Khúc xạ trước mổ (Trang 35)
Bảng 3.5 Nhãn áp trước mổ - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 3.5 Nhãn áp trước mổ (Trang 38)
Bảng 3.7 Tương quan giữa độ sâu tiền phòng và nhãn áp sau mổ - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 3.7 Tương quan giữa độ sâu tiền phòng và nhãn áp sau mổ (Trang 47)
Bảng 4.1: Tuổi theo các tác giả - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 4.1 Tuổi theo các tác giả (Trang 53)
Bảng 4.2 Giới theo các tác giả - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 4.2 Giới theo các tác giả (Trang 54)
Bảng 4.3 Khúc xạ theo các tác giả - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 4.3 Khúc xạ theo các tác giả (Trang 54)
Bảng 4.4 Thị lực theo các tác giả - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 4.4 Thị lực theo các tác giả (Trang 56)
Bảng 4.5 Độ sâu tiền phòng trước và sau mổ theo một số tác giả - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 4.5 Độ sâu tiền phòng trước và sau mổ theo một số tác giả (Trang 57)
Bảng 4.8 Độ vồng của ICL theo một số tác giả - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Bảng 4.8 Độ vồng của ICL theo một số tác giả (Trang 60)
Hình 4.1: ICL vồng độ 2 - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 4.1 ICL vồng độ 2 (Trang 62)
Hình 4.3 : Lỗ laser mống mắt chu biên - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
Hình 4.3 Lỗ laser mống mắt chu biên (Trang 63)
HÌNH 2.6 ĐO KHOẢNG MỞ AOD500 BẰNG PHẦN MỀM PRO 2000 30 - đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic icl bằng siêu âm sinh hiển vi
HÌNH 2.6 ĐO KHOẢNG MỞ AOD500 BẰNG PHẦN MỀM PRO 2000 30 (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w