1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương

91 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 512 KB

Nội dung

Tuy vậy tốc độ phát triểnkinh tế quá nhanh và nóng trong những năm trở lại đây, cùng với đó là địnhhướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp hướng tới những cá nhân, hộ

Trang 1

MỤC LỤC

Chương I 6

Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của Ngân hàng Thương mại 6

1.1 Tổng quan về tín dụng cá nhân của Ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân của Ngân hàng thương mại ( NHTM) 6

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân NHTM 9

1.1.3 Phân loại tín dụng cá nhân NHTM 12

1.2 Rủi ro tín dụng cá nhân của NHTM 13

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng cá nhân 13

1.2.2 Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân 15

1.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng cá nhân 20

1.3 Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại NHTM 22

1.3.1 Khái niệm 22

1.3.2 Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 23

1.3.3 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 26

1.3.4 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 28

1.3.5 Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 45

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương 49

2.1 Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình 49

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương 49

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương 51

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Bình 59

2.2.1 Xác định rủi ro tín dụng cá nhân 61

2.2.2 Phân tích, đo lường rủi ro: 63

2.3 Đánh giá và kết quả về công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thanh Bình 66

2.3.1 Những kết quả đạt được: 66

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 68

Chương III 74

Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương 74

Trang 2

3.1 Định hướng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương 74

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Bình tỉnh Hải Dương 76

3.2.1 Cần xác định rõ nhận thức về quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 76

3.2.2 Xây dựng chính sách rủi ro tín dụng trong đó có rủi ro tín dụng cá nhân 77

3.2.3 Xây dựng bảng điểm tín dụng để đánh giá rủi ro và định giá khoản vay 77

3.2.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 78

3.2.5 Thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng cá nhân 79

3.2.6 Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý tín dụng cá nhân 80

3.2.7 Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ tín dụng cá nhân 82

3.2.8 Tăng cường sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin 83

3.2.10 Có chính sách nâng cao trách nhiệm của cán bộ ngân hàng trong quản lý rủi ro tín dụng 85

3.3 Kiến nghị 86

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 86

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 86

3.3.3 Kiến nghị 87

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 3

LỜI MỞ ĐẨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một đất nước đang trong tiến trình hội nhập WTO, sự cạnhtranh khốc liệt giữa các tổ chức tài chính, dịch vụ … đang diễn ra ngày cànggay gắt, các ngân hàng thương mại trong nước cũng không tránh khỏi cơn lốcxoáy đó Để đứng vững trên thị trường, các Ngân hàng Thương mại đã cónhững tôn chỉ mục đích khác nhau để tạo vị thế riêng trong lĩnh vực kinhdoanh tiền tệ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam làmột trong những ngân hàng lớn nhất nước ta dựa theo cơ cấu tài sản, mạnglưới hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi NhánhThanh Bình là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương TỉnhHải Dương trong những năm trở lại đây đang chuyển mình từng ngày, từ mộttỉnh thuần nông đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong những tỉnh,thành phố trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước Tuy vậy tốc độ phát triểnkinh tế quá nhanh và nóng trong những năm trở lại đây, cùng với đó là địnhhướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp hướng tới những cá nhân, hộ giađình và doanh nghiệp vừa và nhỏ với khối lượng khách hàng rất lớn, vì thếnhững rủi ro tín dụng và tín dụng cá nhân nói riêng là rất cao Từ thực trạng

đó tôi đã lựa chọn đề tài “ Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi Nhánh Thanh Bình, tỉnh Hải Dương”

2 Mục đích nghiên cứu

- Khái niệm, đặc điểm tín dụng, tín dụng cá nhân của NHTM, rủi ro tíndụng cá nhân, quản lý rủi ro tín dụng cá nhân Các nhân tố ảnh hưởngtới quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

Trang 4

- Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi Nhánh Thanh Bình.

- Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi Nhánh Thanh Bình

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Rủi ro tín dụng cá nhân của NHTM, quản lý rủi ro tín dụng cá nhân củaNHTM

- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn - Chi Nhánh Thanh Bình trong những năm gần đây: hoạt động tíndụng cá nhân, hoạt động huy động vốn, hoạt động khác

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,đồng thời vận dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phươngpháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp báo cáo tổngkết, kết hợp giữa lý luận và tình hình thực tế hoạt động của Ngân hàng,để giải quyết vấn đề đặt ra

5 Những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng cá nhânvà quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

- Trên cơ sở phân tích tình hình quản lý rủi ro tín dụng cá nhân củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh ThanhBình tỉnh Hải Dương đề tài tìm ra các điểm hạn chế từ đó kiến nghị các giảipháp có tính khả thi và hiệu quả

6 Kết cấu đề tài

- Luận văn gồm 90 trang, ngoài lời mở đầu, kết luận,danh mục bảngbiểu, tài liệu tham khảo luận văn được trình bày gồm 3 chương

Trang 5

Chương 1:Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng cá nhân củaNgân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi Nhánh Thanh Bình

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi Nhánh ThanhBình

Trang 6

Chương I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ

NHÂN CỬA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tổng quan về tín dụng cá nhân của Ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân của Ngân hàng thương mại ( NHTM).

Trước khi tìm hiểu về tín dụng của ngân hàng thương mại, để có điều kiện tìmhiểu rõ về tín dụng cá nhân của ngân hàng, cần phải hiểu ngân hàng thươngmại là gì?

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.Ngân hàng bao gồm nhiều loại hình tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh

tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mạithường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng cácngân hàng NHTM xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại Sự ra đời củahệ thống NHTM có tác động rất lớn đến quá trình phát triển mạnh mẽ đến giaiđoạn cao nhất của nó - kinh tế thị trường thì hoạt động NHTM cùng ngàycàng được hoàn thiện và ngân hàng trở thành tổ chức không thể thiếu trongnền kinh tế

Đứng trên quan điểm của các nhà kinh tế:

Theo Peter S Rose: Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cungcấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng,tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất sovới bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế

Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam: Ngân hàng thương mại là tổchức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền

kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho

Trang 7

vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Từ quan điểm trên cho thấy, hoạt động của các ngân hàng thương mại củaViệt Nam mới chỉ gồm các họat động truyền thống, tương ứng với các hoạtđộng truyền thống, tương ứng với hoạt động của các ngân hàng trên thế giới ởgiai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 và Việt Nam vẫn là một nước thiếu cácdịch vụ ngân hàng

Đứng trên góc độ pháp luật:

Mỗi quốc gia có một đạo luật để thực hiện quản lý ngân hàng trong đó có nêu

ra khái niệm ngân hàng thương mại

Theo pháp luật nước Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửicho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinhdoanh hay cho vay thương mại sẽ được xem là một ngân hàng thương mạiTheo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam (Số 20/2004/QH), thì Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chứctín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và cả hoạt động kinhdoanh khác có liên quan: trong đó quy định rõ: “ Hoạt động ngân hàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dụng thường xuyên lànhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụthanh toán”

Như vậy, có thể hiểu: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế kinhdoanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhậntiền gửi của khách với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay,làm phương tiện thanh toán hay thực hiện các dịch vụ theo uỷ thác của kháchhàng

Hoạt động ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, trong đó tín dụnglà hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất Hệ thống tín dụng năng động là điều

Trang 8

kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế theo một hệ số tăng trưởng vững chắc.Đặc biệt nguồn tín dụng đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo trong nềnkinh tế quốc dân Vậy tín dụng là gì? Những lý giải sau đây sẽ làm rõ điềunày.

Tín dụng là khái niệm xuất phát từ chữ latinh là Credo hay Credium (tintưởng, tín nhiệm)

Tín dụng được định nghĩa là một phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ kinh

tế trong đó cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một giá trị thể hiệnbằng tiền hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những điều kiện

ràng buộc nhất định về thời hạn hoàn trả (cả gốc và lãi, lãi suất, cách thức

vay mượn và thu hồi).

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữ một bên là ngân hàng và một bênlà các cá nhân, tổ chức kinh tế khác, trong đó ngân hàng vừa là người đi vay,vừa là người cho vay Ngân hàng cho vay tức là ngân hàng cấp tín dụng cho

các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội (đầu ra của ngân hàng) Trong nền kinh

tế, góp vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn vay ngân hàng …Trong đóvốn vay ngân hàng là nguồn vốn linh động và tiện lợi nhất, đặc biệt là đối vớinền kinh tế như nước ta hiện nay

Tín dụng cá nhân là một hình thức tín dụng mà đối tượng vay vốn là cá nhânnhằm mục đích tiêu dùng hay phục vụ sản xuất kinh doanh Để đối tượng cánhân vay vốn: cá nhân đi vay là những ai? Họ là những người buôn bán nhỏ,nông dân, công nhân, hộ thủ công nghiệp, thợ may, cơ khí, thanh niên, phụnữ, tài xế sinh viên, cơ sở sản xuất nhỏ,đại diện các hộ kinh doanh gia đình

(là những người có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự ký hợp đồng bảo

đảm tiền vay và cam kết trả nợ cho Ngân hàng) Qua một số kết quả điều tra

Trang 9

cho thấy những người có thu nhập cao thường có xu hướng vay tiền nhiềuhơn những người có thu nhập thấp Họ có nhu cầu vay tiền nhiều hơn so vớithu nhập hàng năm của mình, việc vay mượn được xem là công cụ để thoảmãn mức sống như mong muốn hơn là một lực chọn chỉ được dùng trong tìnhtrạng khẩn cấp.

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân NHTM.

Ngay từ thời kỳ sơ khai dưới hình thúc là ngân hàng của các thợ vàng hoặcngân hàng của những kẻ cho vay nặng lãi- thực hiện cho vay đối với các cánhân, chủ yếu là những người nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng Lúc nàycác ngân hàng đã nhận thấy được các lợi ích to lớn từ các khoản cho vay đốivới các nhân, điều này dự báo cho sự phát triển của dịch vụ này Tuy nhiên,cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới là sự xuất hiện và tăng trưởngnhanh chóng về số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp, tín dụng cánhân mất dần vị trí quan trọng của nó

Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân,

hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay cá nhân có quy mô rất nhỏvới rủi ro vỡ nợ cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp.Cùng với sự phát triển, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi củakhách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn , rồi sự cạnh tranhkhốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phảihướng tới những cá nhân như một khách hàng trung thành và đầy tiềm năng.Cho đến những năm 1920 và 1930 nhiều ngân hàng lớn đã thành lập phòngtín dụng cá nhân lớn mạnh Sau chiến tranh thế giới thứ II, tín dụng cá nhân

đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanhnhất Cho dù tốc độ tăng trưởng này gần đây đã chậm lại do do tình hình kinh

tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, cạnh tranh về cho vay đối với cá

Trang 10

nhân ngày càng trở nên gay gắt Tuy nhiên, trong chiến lược kinh doanhkhách hàng cá nhân vẫn là khách hàng mục tiêu của các ngân hàng thươngmại và vẫn tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất.

Trước đây, cá nhân vay tiền ít có tiếng nói, người ta chỉ cấp rất ít hoặc khôngcấp tín dụng cho họ Tín dụng cấp cho cá nhân được coi như là không lànhmạnh, hơn nữa đối với chủ một ngân hàng có danh tiếng thì chỉ quan tâm đếntín dụng doanh nghiệp Có thời kỳ việc cấp tín dụng cá nhân cho các doanhnghiệp được coi là chức năng cao quý của các ngân hàng lớn Sau đó cácngân hàng khác với tư cách là người đi tiên phong đã tiến hành những hoạt

động mà các cá ngân hàng cổ điển khác xem thuờng: Hoạt động cho vay đối

với khách hàng cá nhân Đó cũng chính là một trong những lý do quan trọng

đóng góp vào sự thành công của những ngân hàng mới

Tầm quan trọng của dụng cá nhân ngày càng tăng lên đối với hoạt động kinhdoanh của các NHTM Sự tăng lên này có phần bắt nguồn từ sự đình trệ nàođó của tín dụng đối với các doanh nghiệp lớn, do sự cải tiến của việc tự cấpvốn, việc thực hiện mạnh mẽ các nghiệp vụ tài chính, tốc độ lớn mạnh của cácthị trường và cũng do việc tăng trưởng yếu ớt của đầu tư bởi giá cả thực tếcủa tín dụng đã buộc chỉ tiến hành các đầu tư có doanh lợi thực sự

Đặc điểm của các khoản tín dụng cá nhân:

* Thường là các khoản vay vốn trung và dài hạn, đặc biệt là các khoản vaymua bất động sản thời hạn vay có thể lên tới 15-20 năm: các dự án nuôi trồng

Trang 11

khoản vay tiêu dùng đều có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn.

* Số khách hàng trung bình của mỗi cán bộ tín dụng khá lớn: do các món vaycá nhân có giá trị không lớn, số lượng khách hàng lớn để đạt chỉ tiêu dư nợ

của cán bộ tín dụng (khoảng 60-80 khách hàng).

* Nguồn trả nợ thường được lấy từ lương, các khoản thu nhập định kỳ hàngtháng hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh cá nhân khác Khi sử dụng tiềnvay của ngân hàng sẽ tạo cho người vay một tâm lý tích luỹ, tăng động lựclàm việc của khách hàng

* Chi phí quản lý khoản vay cá nhân lớn do ngân hàng thường phải tốn nhiềuthời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin về chủ thẻ vay tiềntrước khi đưa ra các quyết định phê duyệt khoản vay, ngoài ra việc quản lýcác khoản tín dụng cá nhân với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn cũng là vấn đềkhông đơn giản đối với các ngân hàng thương mại, do vậy chi phí tính trênmột đơn vị tiền tệ cho vay cá nhân thường cao hơn so với các loại hình chovay khác

* Rủi ro: Các khoản tín dụng cá nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất đối với ngânhàng vì tình hình tài chính của cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanhchóng tuỳ theo tình trạng công việc hay sức khoẻ của họ Việc thẩm định chovay đối với khoản tín dụng các nhân thường gặp vấn đề khó khăn do thông tinkhông đầy đủ Các thông tín của cá nhân thường không rõ ràng minh bạchnhư các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, báo cáo tài chính của doanhnghiệp đuợc kiểm toán còn các thông tin của khách hàng cá nhân lại được giữkín

* Các khoản tín dụng cá nhân mang lại lợi nhuận khá cao cho ngân hàng, Dochi phí và rủi ro đối với khoản cho vay cá nhân lớn nên các ngân hàng thường

Trang 12

đặt mức lãi suất cao hơn so với khoản vay là doanh nghiệp Việc đặt ra mứclãi suất cho các khoản tín dụng cá nhân phải đáp ứng phần lợi nhuận mongđợi dự kiến và cả phần bù rủi ro Mức lãi suất này thường được đưa ra caođến mức chi phí và tỷ lệ tổn thất phải tăng lên đáng kể thì các khoản tín dụngtiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận và hiệu quả cho các ngân hàng.

1.1.3 Phân loại tín dụng cá nhân NHTM : Căn cứ theo phương thức cho

vay thì tín dụng được chia thành các loại sau:

Cho vay từng lần: Hình thức này áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng không thường xuyên, thời hạn ngắn (tối đa 1 năm)

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và

thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhấtđịnh

Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực

hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự ánđầu tư phục vụ đời sống

Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận

trước số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạntrong thời gian vay Hình thức cho vay này thường áp dụng cho những khách

hàng có nguồn thu ổn định, thời hạn cho vay trung hoặc dài hạn (từ 1 năm trở

lên)

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:Ngân hàng cam kết đảm bảo

sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụngdự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân

hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn

Trang 13

mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ rút tiền mặt tại máyrút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng vàkhách hàng phải tuân theo các quy định của pháp luật về phát hành và sửdụng thẻ tín dụng

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà Ngân hàng thỏa

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của luật về hoạtđộng thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với

quy định và điều kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đặc điểm củakhách hàng vay

1.2 Rủi ro tín dụng cá nhân của NHTM

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng cá nhân.

Từ “rủi ro” là từ không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực trong đờisống xã hội, về ngữ nghĩa thì ai cũng hiểu đó là những bất trắc không mongđợi và không lệ thuộc vào việc con người có mong muốn nó hay không Đãcó rất nhiều các học giả nghiên cứu về rủi ro và đưa ra rất nhiều các khái niệmvề rủi ro, và co thể hiểu “Rủi ro là sự bất trắc không mong đợi gây ra mất mát,thiệt hại và có thể đo lường được” Đứng dưới góc độ doanh nghiệp thì rủi roluôn xuất hiện bất ngờ và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp, tuy nhiênmuốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận nó, không được né tránh nó Vì vậy, đểtồn tại và phát triển, để đứng vững trong cạnh tranh các doanh nghiệp khôngcòn con đường nào khác là phải đương đầu với rủi ro co thể xảy ra bằng cáchtiên liệu phán đoán các rủi ro, có thể xảy ra để tìm biện pháp phòng ngừa, hạnchế nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra Sau khi phân tích kỹ khả năngcó thể xảy ra các rủi ro, doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro Như vậy

Trang 14

chấp nhận rủi ro cũng có nghĩa là mạo hiểm nhưng không phải là sự mạohiểm, thiếu cân nhắc tính toán.

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM Rủi ro trongkinh doanh tín dụng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều nhất,một số khái niệm về rủi ro tín dụng đã được đưa ra như sau:

Khái niệm 1: Theo cuốn Risk Managemnt in Banking của Joel Bessis thì rủi

ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả nợ hoặc sựgiảm sút chất lượng

Khái niệm 2: Theo cuốn sách “ Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinhdoanh ngân hàng” của Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến thì rủi ro tín dụng phát sinhtrong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của các khoảnvay hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn

Khái niệm 3: Theo cuốn sách” Quản trị Ngân hàng “ của Tiến sỹ Hồ Diệu thìrủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trảtiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời gian đã ấn định trong hợp đồng tíndụng đây là thuộc tính vốn có của Ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chitrả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ khoản vay.Điều này gây ra sự cố với dòng chu chuyển tiền tệ, gây ảnh hưởng tới khảnăng thanh khoản của ngân hàng

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đưa ra khái niệm: Rủi ro trong hoạtđộng ngân hàng của các tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất tronghoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không có khả năng thực hiệnnghĩa vụ của mình theo cam kết

Từ các khái niệm trên đây đưa ra một cách hiểu chung về rủi ro tín dụng đó lànhững tổn thất do khách hàng không có khả năng thanh toán khoản vay theođúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng

Trang 15

Rủi ro tín dụng trong hoạt động rất đa dạng nó có thể là rủi ro khi ngân hàngbị ứ đọng vốn, rủi ro thiếu vốn khả dụng do sự chênh lệch về tỷ trọng giữavốn cho vay và vốn đi vay theo tiêu thức thời gian, rủi ro tín dụng khi các vậtbảo đảm tín dụng không còn giá trị như khi đánh giá ban đầu trước khi chovay hay rủi ro tín dụng khi ngân hàng không thu hồi được nợ Tuy nhiên trongphạm vi nghiên cứu này chỉ xem xét rủi ro tín dụng khi ngân hàng không thuhồi được nợ hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó đòi đối với những khoản tíndụng cá nhân.

Rủi ro tín dụng cá nhân là một loại hình thuộc nhóm rủi ro tài chính Vậy rủi

ro tín dụng cá nhân là gì? Mối quan hệ của rủi ro tín dụng này đối với các rủi

ro khác như thế nào? Những lý giải sau đây sẽ sáng tỏ điều đó

Rủi ro tín dụng cá nhân được định nghĩa là các khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng cá nhân Điều đó có nghĩa

là cá nhân vay vốn không trả nợ được theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoảntín dụng ngân hàng cấp cho họ Hoặc nói một cách cụ thể hơn, luồng thu nhậpdự tính mang lại từ các tài khoản có sinh lời của ngân hàng có thể không đượchoàn trả đầy đủ xét cả mặt số lượng và thời hạn Các ngân hàng sẽ không bị

đe dọa bởi bởi rủi ro tín dụng nếu luôn luôn nhận được cả gốc và lãi của cáckhoản vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người vay gặp khó khăn tài chính, thìcả gốc và lãi khoản vay bị đặt trong tình trạng rủi ro không thu hồi được.Như vậy, rủi ro tín dụng cá nhân của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khácnhau; nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi chovay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệcao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài khôngkhắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nềnkinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi cácnhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng khi ra quyết định đối với từng

Trang 16

khoản vay và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho vay.

1.2.2 Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân.

1.2.2.1 Phân loại rủi ro tín dụng cá nhân

Từ khái niệm trên đây ta có thể phân rủi ro tín dụng cá nhân thành các loạisau:

Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (Rủi ro đọng vốn): Đó là rủi ro tín

dụng khi người vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợtheo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay (Sự sai hẹn này là dokhách hàng không thanh toán (nonpayment)

Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, Ngân hàng và khách hàng phải quy ước vềkhoảng thời gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên đến thời hạn mà Ngân hàng vẫnchưa thu hồi được vốn vay, những tổn thất xảy ra có nghĩa là rủi ro khônghoàn trả nợ đúng hạn Khi đó có thể dẫn tới đông cứng các khoản vốn, làmcho nó kém lỏng điều này ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn của Ngânhàng, cản trở và khó khăn cho việc chi trả người gửi tiền

Rủi ro do không có khả năng trả nợ (Rủi ro bị mất vốn một phần hoặc

toàn bộ) Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả

năng chi trả Do vậy Ngân hàng chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sảncủa doanh nghiệp để đỡ một phần nợ gốc Tuy nhiên vấn đề này hết sức khókhăn vì:

- Giá trị của tài sản thanh lý bị giảm giá rất nhiều so với thời điểm thẩmđịnh ban đầu

- Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán do tâm lý không ai muốn muachúng

- Giá trị tài sản thanh lý thường bị chia sẻ với các chủ nợ ưu tiên trướcnhư: nộp thuế cho nhà nước, trả lương cho cán bộ, nhân viên Vì vậy,nhiều khi giá trị còn lại về Ngân hàng ít hơn hoặc có khi chi phí phát

Trang 17

sinh trong quá trình thanh lý gần bằng thậm chí lớn hơn khoản tiềnnhận được.

Nói chung các món nợ thuộc loại rủi ro này rất phức tạp, khó thu hồi và làgánh nặng thực sự đối với các Ngân hàng

Khi phân loại rủi ro tín dụng cá nhân hợp lý sẽ giúp ngân hàng nâng cao khảnăng và hiệu quả áp dụng những phương pháp phù hợp trong việc quản lý rủi

ro Cơ sở khoa học của việc phân loại rủi ro sẽ tạo điều kiện cho các nhà quảntrị ngân hàng có thể xác định rõ ràng vị trí của từng loại rủi ro, nguyên nhândẫn đến trong hệ thống rủi ro

Rủi ro tín dụng cá nhân dẫn đến nợ quá hạn do nhiều nguyên nhân và tùy vàotừng tiêu thức phân loại, mục đích nghiên cứu hoặc đứng dưới những giác độkhác nhau, người ta có thể phân loại theo nhóm nguyên nhân khác nhau

Hình 1.1 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.

Trang 18

1.2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân.

* Các nguyên nhân chủ quan.

- Rủi ro do ngân hàng không có chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với thựctrạng nền kinh tế Chính sách cho vay của một ngân hàng là kim chỉ nam chohoạt động tín dụng của ngân hàng đó Chính sách cho vay thống nhất, đầy đủvà đứng đắn sẽ giúp cán bộ tín dụng xác định đúng phương hướng khi thựchiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngược lại,một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ làm chohoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng,tạo ra kẽ hở cho người sử dụng vốn, dẫn đến rủi ro tín dụng- nợ quá hạn

- Rủi ro tính toán không chính xác hiệu quả đầu tư dự án xin vay, dẫn đến cácquyết định sai lầm trong cho vay cán bộ tín dụng chưa được đào tạo đầy đủ,không am hiểu về lĩnh vực kinh doanh mà mình đang cho vay hoặc đôi khi dochính cán bộ tín dụng cố ý cho vay, mặc dù biết dự án cho vay không hiệuquả, gây rủi ro cho ngân hàng

- Rủi ro do ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về các khoản vay, về người đivay hoặc do chủ quan tin tưởng vào khách hàng quen của mình mà coi nhẹkhâu kiểm tra về tình hình tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai,nguồn trả nợ, các tài sản đảm bảo tín dụng

Xã hội Lập pháp Cạnh tranh

Nội bảng

Lãi suất Thanh khoản

Cơ cấu vốn Tiền gửi

Ngoại bảng

Hoạt độngChiến lược

Trang 19

- Rủi ro do thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin tín dụng không chính xác,kịp thời, dẫn đến ngân hàng không có danh sách” phân loại khách hàng” để cósự phân tích, đánh giá khách quan, đúng đắn.

- Rủi ro do ngân hàng thiếu một cơ chế theo dõi, quản lý rủi ro, thiếu hạn mứctín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực sảnphẩm, địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, chưa đủ các tiêu thức để đolường rủi ro, rủi ro tối đa cho phép chấp nhận đối với từng khách hàng, nhómkhách hàng thuộc các ngành khác nhau

* Các nguyên nhân khách quan.

Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên như:

Thiên tai dịch họa, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng … Gây ra cácbiến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng vàkhách hàng của mình.Những nguyên nhân này có thể gây ra những ảnh hưởngxấu đến hoạt động của khách hàng cá nhân Lĩnh vực hoạt động của cá nhânthường có phạm vi nhỏ, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra những tácđộng mạnh mẽ đến hoạt động đó Do đó, dẫn đến khả năng không hoàn trảđược nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng xảy ra

Rủi ro do môi trường pháp lý: Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh sẽ

không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế.Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh, dẫnđến các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng Cơ chế, chính sách, quy hoạch củaNhà nước, của chính quyền các cấp thay đổi cũng có thể dẫn đến rủi ro khikhách hàng sử dụng vốn vay của khách hàng

Rủi ro do thiếu thông tin: Do thiếu hoặc không thể biết hết thông tin về khách

hàng, ngân hàng thường phải đối mặt với các rủi ro như:

Trang 20

(1) Rủi ro do sự thiếu chính xác trong cung cấp thông tin cho ngânhàng của các cơ quan chức năng co liên quan, hoặc do thiếu cácquy định, chế tài cần thiết của Nhà nước trong việc cung cấpthông tin như chế độ báo cáo tìa chính của khách hàng các quyđịnh về cung cấp và sử dụng thông tin:

(2) Rủi ro đạo đức : Cho dù ngân hàng đã cố gắng kiểm tra kỹ càng,nhưng khách hàng vẫn cố tình vi phạm, che dấu thông tin hoặclàm sai lệch thông tin về mình như cố tình lập báo cáo tài chínhthiếu trung thực, cố tình sử dụng vốn sai mục đích Trong lĩnhvực tài chính sau khi cấp tín dụng, những người được cấp tíndụng luôn luôn có xu hướng muốn thực hiện các đầu tư rủi rohơn những người cho vay mong đợi, vì chủ đầu tư sẽ có đượcnhững khoản lợi nhuận rất lớn nếu dự án thành công, trong khinhững người cấp tín dụng chỉ nhận được một khoản lợi ích cốđịnh Ngược lại, nếu dự án thất bại thì bên cho vay sẽ bị mất mộtphần hoặc toàn bộ vốn do không được hoàn trả đầy đủ

Rủi ro do nhân tố quốc tế: Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, tín dụng

trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng quốc tế, tình hình kinh tế,chính trị quốc tế, các chính sách tài chính của các quốc gia ảnh hưởng lớn đếnsức khỏe nền kinh tế đến các doanh nghiệp các thành phần kinh tế và dân cư

Do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình tín dụng cũng như tín dụng cá nhân của cácNgân hàng

1.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng cá nhân

Đối với nền kinh tế:

Để thấy được ảnh hưởng của rủi ro tín dụng cá nhân đối với nền kinh tế như

Trang 21

thế nào ta xem xét vai trò của kinh doanh tín dụng ngân hàng trong nền kinh

tế như thế nào: Ngân hàng hoạt động như các trung gian tài chính giữa ngườigửi và người vay, chúng khuyến khích tiết kiệm bằng các biện pháp thu hútvà huy động vốn thông qua các dạng tài khoản khác nhau trên một mạng lướichi nhánh rộng khắp, đồng thời đưa số vốn này vào sử dụng có hiệu quả màchủ yếu là hỗ trợ tài chính cho các cá nhân sẽ khuyến khích tăng thêm nhucầu về hàng hóa va điều này sẽ giúp cho việc tăng cường sản xuất Ngân hàngcó thể tạo tiền qua việc cấp cho khách hàng những khoản vay để mua hànghóa, vì việc chi trả cho các hàng hóa này thực sự tạo ra một khoản tiền mớikhi tiền được chuyển vào tài khoản của người bán Vì thế bằng việc cấp mộtkhoản vay ứng trước, một khoản tiền gửi ngân hàng đã được tạo ra, quá trìnhnày được gọi là tạo tiền qua tín dụng Mọi người dân đều chịu tác động củangân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là sửdụng các dịch vụ ngân hàng Như vậy, hoạt động tín dụng cá nhân có vai trò

to lớn trong nền kinh tế điều này cho thấy nếu kinh doanh tín dụng cá nhângặp rủi ro thì sẽ có ảnh hưởng rất xấu đối với nền kinh tế

Đối với hoạt động của ngân hàng:

Rủi ro tín dụng cá nhân làm suy giảm uy tín của ngân hàng: Một ngân hàngcó rủi ro tín dụng cá nhân lớn là một ngân hàng hoạt động tồi, tình hình đó bịbáo chí nếu làm cho dân chúng thiếu lòng tin và như vậy khó lòng có thể huyđộng được nguồn vốn dồi dào Các ngân hàng nước ngoài cũng vì thế mà xalánh, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ đại lý

Rủi ro tín dụng cá nhân làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảmsút: Các khoản tín dụng cá nhân có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khókhăn, trong lúc đó các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của dân cư vẫn phải thanhtoán đúng kỳ hạn Trong lúc không huy động được nguồn vốn dồi đào do mất

Trang 22

uy tín, cũng vì thế người rút tiền lại càng tăng lên, kết quả ngân hàng gặp khókhăn trong khâu thanh toán.

Rủi ro tín dụng cá nhân làm cho lợi nhuận suy giảm; Hoạt động tín dụng cánhân tạo ra trên 20% tài sản có của một ngân hàng thương mại, đó là mộttrong những hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mại

Do vậy, nếu có rủi ro thì tài sản có của ngân hàng giảm sút và lợi nhuận củangân hàng giảm sút, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông

Rủi do tín dụng cá nhân làm cho tâm lý của cán bộ ngân hàng mất lòng tinvào khả năng kiểm soát cho vay của họ, tâm lý chán nản làm việc không hiệuquả kết quả hoạt động của ngân hàng giảm sút

Rủi ro tín dụng cá nhân có thể dẫn đến phá sản: Nếu những tác động của rủi

ro tín dụng cá nhân trên các phương diện nêu trên không được khắc phục vàcứ phát triển đến một độ nào đó sẽ đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản

1.3 Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại NHTM.

1.3.1 Khái niệm

Qua các nội dung trên đây cho thấy rủi ro là có thể đo lường Rủi ro tín dụnglà tất yếu trong kinh doanh tín dụng của các NHTM Không có rủi ro thìkhông có thuận lợi nhuận, chấp nhận rủi ro có sự tính toán trước là cần thiếtvà bắt buộc đối với các nhà kinh doanh ngân hàng Tất cả những nội dungnày là cở sở để các nhà nghiên cứu và cho rằng rủi ro tín dụng có thể quản lýđược Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, trong quá trình nghiêncứu của mình các học giả đã nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng, và chorằng: Quản lý rủi ro tín dụng là toàn bộ quá trình thẩm định đánh giá trước khikhoản vay được phê duyệt cùng với toàn bộ quá trình giám sát và báo cáoviệc tuân thủ những cam kết tín dụng

Trang 23

Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân là một bộ phận của quản lý rủi ro tín dụngnằm trong khuôn khổ quản lý rủi ro chung của NHTM Ban lãnh đạo củaNHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanhđối với đối tượng khách hàng cá nhân, trong đó xác định rõ những rủi ro vàlợi nhuận của ngân hàng, để thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản lý rủi rotín dụng cá nhân hiệu quả, ban lãnh đạo ngân hàng phải tổ chức, giám sát cáchoạt động tín dụng theo đúng quy định, đánh giá mức độ rủi ro của hoạt độngtín dụng, đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế rủi ro, đặt ra các hạn mứcđể kiểm soát rủi ro Quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả là điểm căn bản cho mộtphương pháp quản lý rủi ro toàn diện và thành công của bất kỳ ngân hàngnào.

Như vậy có thể hiểu: Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân là một quá trình

khởi đầu từ khi ngân hàng gặp gỡ khách hàng cá nhân; thẩm định và phê duyệt cho vay đến khi tất toán hợp đồng nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ gốc và lãi theo đúng những cam kết trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng cá nhân và khách hàng.

Qua khái niệm trên đây cho thấy hiểu về quản lý rủi ro tín dụng cá nhân mộtcách chung nhất, đó là việc sử dụng đồng thời các công cụ, kỹ thuật và quytrình cần thiết để thực hiện chiến lược kinh doanh tín dụng Cụ thể hơn, Quảnlý rủi ro tín dụng cá nhân đó là quá trình xác định, đo lường rủi ro: Đưa ra cácbiện pháp quản lý rủi ro: Thực hiện quá trình kiểm soát và báo cáo rủi ro:Trên cơ sở báo cáo rủi ro lại xác định rủi ro và cứ thế tiếp diễn theo quy trìnhvòng tròn khép kín

1.3.2 Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng cá nhân.

Những phân tích trên đây đã cho chúng ta thấy thế nào là rủi ro tín dụng cánhân và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế cũng như đối với một ngân

Trang 24

hàng, nhưng tại sao lại cần phải quản lý rủi ro tín dụng cá nhân, quản lý rủi rotín dụng cá nhân là hoạt động như thế nào sẽ được trình bày chi tiết ở phầnsau Ở đây để thấy rõ sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng ta hiểu một cách

cơ bản nhất về quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

Thứ nhất là: Quản lý rủi ro nói chung được xác định là một loạt các chính

sách được ban hành nhằm theo dõi các giao dịch và các hoạt động có thể gây

ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng và đề ra các biệnpháp hữu hiệu để xác định, kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro này.Như vậy, quản lý rủi ro và đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng giúp bảo vệ ngânhàng, các cổ đông và người gửi tiền Có một cách nói khác nữa về quản lý rủi

ro đó là: Quản lý rủi ro là quá trình chấp nhận rủi ro có sự tính toán trước.Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng Các ngân hàng cầnphải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi nhuậnnhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi rochấp nhận Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng gánhchịu là hợp lý và kiểm soát được nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lựctài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng

Thứ hai: hiện nay ở nước ta ngành kinh doanh Ngân hàng đang phát triển hết

sức nhanh chóng, sự phát triển này đồng nghĩa với việc các Ngân hàng ngàycàng đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa người tiết kiệmtiền và người đi vay tiền, các ngân hàng cạnh tranh với nhau thông qua việccung cấp các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng Để đáp ứng được các nhu cầucủa khách hàng thương mại phải chấp nhận rủi ro, tuy nhiên chấp nhận ở mức

độ nào lại là một câu hỏi, điều này cần phải có quản lý rủi ro tín dụng

Thứ ba là: các khoản tín dụng đối với cá nhân thường không lớn, tùy thuộc

vào mỗi ngân hàng thì số lượng khách hàng cá nhân và quy mô đối với nó so

Trang 25

với các khách hàng khác cũng là phụ thuộc vào chính sách tín dụng và thịtrường mục tiêu của ngân hàng Tuy nhiên, nó lại chịu tác động của nhiềuyếu tố khách quan nên các khả năng kiểm soát , rủi ro xẩy ra là cao Vì vậy,đặt ra vấn đề quản lý rủi ro tín dụng đối với cá nhân là cần thiết.

Hơn nữa, hoạt động của Ngân hàng dựa trên uy tín và niềm tin Khách hàngcủa ngân hàng rất đông, chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây ra tác độngxấu tới hình ảnh Ngân hàng Phản ứng dây chuyền trong hoạt động Ngânhàng là rất lớn Do đó, để xây dựng được hình ảnh tốt về ngân hàng, mỗiNgân hàng nên xây dựng chiến lược quản lý rủi ro đối với từng đối tượngkhách hàng, không phân biệt quy mô khách hàng lớn hay nhỏ, khách hàng cánhân hay khách hàng doanh nghiệp

Bên cạnh đó, xu hướng của các Ngân hàng hiện nay là chuyên môn hóa, làgiao dịch một cửa, tức là có người thì chuyên bán hàng, nhiệm vụ của họ làbán được càng nhiều càng tốt, tức là cho vay càng nhiều càng tốt, như vậy họcó thể bỏ qua những yếu tố, chi tiết cần thiết khi quyết định một khoản vay,dẫn tới rủi ro

Một tâm lý thường thấy là giữa cán bộ tín dụng và khách hàng thường có mốiquan hệ thân thiết do quá trình quan hệ lâu dài, mối quan hệ này là đươngnhiên vì có như vậy mới hiểu khách hàng và cho vay, chính sự thân thiết nàyđôi khi họ bỏ qua những chi tiết cho là không cần thiết nhưng lại có thể gây rarủi ro tín dụng, ví dụ như thiếu một vài giấy tờ,… Do vậy, cần phải có bộphận kiểm soát những người bán hàng này, đây là một phần của quản lý rủi rotín dụng

Các sản phẩm cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay hầuhết là cho vay ứng trước, loại sản phẩm này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi

Trang 26

trường kinh doanh, chu kỳ, ngành kinh tế…., do vậy cần phải có sự nghiêncứu đánh giá để hạn chế rủi ro tín dụng.

Dù có các biện pháp hữu hiệu đến đâu để giảm thiểu rủi ro tín dụng thì rủi rovẫn có thể xẩy ra, do vậy cần phải có dự phòng đủ vốn cho những rủi ro nàyđể tránh sự sụp đổ của Ngân hàng, đây cũng là một trong những nội dungquan trọng của quản lý rủi ro tín dụng

Cuối cùng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, là sự lớn mạnh của thịtrường khách hàng cá nhân Thị trường này đang được coi là thị trường mụctiêu của không ít các ngân hàng Lượng khách hàng cá nhân ngày càng giatăng với tốc độ lớn tại các ngân hàng Như vậy, xây dựng một chiến lượcquản lý rủi ro tín dụng cá nhân là tất yếu đối với mỗi NHTM

Qua những lý do trên đây ta thấy quản lý rủi ro tín dụng cá nhân thực sự cầnthiết đối với các NHTM hiện nay

1.3.3 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

* Nguyên tắc thứ nhất: Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phải phù hợp với

chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng và chiến lược phát triển của Ngân hàng luôn được xâydựng trước, nhưng do sự biến động của môi trường kinh tế xã hội tại nhữngthời điểm khác nhau thì chính sách tín dụng cũng có những thay đổi cho phùhợp Do vậy chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cũng phải thay đổi để chiếnlược quản trị rủi ro tín dụng mang lại hiệu quả cao nhất

* Nguyên tắc thứ hai: Tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra

Việc có một quy trình chính sách quản lý rủi ro hoàn hảo chưa phải là đảm

Trang 27

bảo cho việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng Điều quan trọng là tất cả cán bộngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình và chính sách của ngân hàng.

* Nguyên tắc thứ ba: Ngân hàng cần có một bộ phận quản trị rủi ro tín dụngriêng, hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng,đảm bảo sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận các rủi roriêng của từng bộ phận kinh doanh cũng như toàn cảnh rủi ro của ngân hàng.Tức là các đơn vị kinh doanh tín dụng, nơi phát sinh rủi ro cần phải được táchriêng khỏi các đơn vị mà nhiệm vụ của họ giám sát và hạn chế rủi ro Hai bộphận này có chức năng nhiệm vụ khác hẳn nhau, một là luôn tìm cách cho vaytăng doanh số và lợi nhuận, một là luôn tìm ra các hạn chế trong quá trình cho

vay (bắt lỗi) để phòng ngừa rủi ro Nếu hai bộ phận này được thực hiện bởi

cùng một người thì mục đích kiểm soát rủi ro không còn nữa hoặc việc kinhdoanh sẽ trì trệ, không hiệu quả

* Nguyên tắc thứ tư: Thực hiện nguyên tắc “ hai tay, bốn mắt” trong hoạtđộng quản trị rủi ro tín dụng

* Nguyên tắc thứ năm: Thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết hàihòa mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm

Để quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả, Ngân hàng có chính sách tổ chứcnhân sự và lợi ích trách nhiệm của cán bộ được phân công, mức độ tráchnhiệm của từng vị trí để có chính sách thưởng phạt khuyến khích hợp lý

* Nguyên tắc thứ sáu: Quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện trên toàn bộdanh mục cho vay cũng như đối với từng khoản vay riêng lẻ: Để thực hiệnquản tri rủi ro tín dụng được hiệu quả Ngân hàng phải quản trị rủi ro tổng thểtrên toàn bộ danh mục cho vay

Trang 28

* Nguyên tắc thứ bảy: Quản trị rủi ro tín dụng được đặt trong mối quan hệ vớicác loại rủi ro khác Rủi ro tín dụng bị ảnh hưởng bởi nhiều loại rủi ro khácrủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, do vậy để quản trị rủi do hiệu quả phải đặtrủi ro tín dụng trong tổng hòa các loại rủi ro khác.

* Nguyên tắc thứ tám: Quản trị rủi ro tín dụng cần thực hiện đồng thời cáccông việc như xác định, định lượng, giám sát và quản trị rủi ro tín dụng cũngnhư thực hiện dự phòng rủi ro đủ để bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra

* Nguyên tắc thứ chín: Nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu về.Chi phí quản trị rủi ro tín dụng phải thấp hơn thu nhập mang lại từ việc thực

hiện nó.cho bù đắp được các chi phí ( đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro) và

có lãi

1.3.4 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

Nhận biết được tầm quan trọng của quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng,các NHTM phải xây dựng nội dung quản lý rủi ro này, phù hợp từng điềukiện của ngân hàng Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân được phân theonội dung sau:

1.3.4.1 Xác định rủi ro tín dụng.

Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp Tính chính xác trong việcđịnh giá mức độ rủi ro của khoản vay được quyết định bởi sự hiểu biết củangân hàng về khách hàng Mức độ hiểu biết về khách hàng phụ thuộc vàolượng thông tin mà ngân hàng thu thập được và khả năng xử lý hiệu quả cácthông tin đó Nguồn thông tin đầu tiên về khách hàng mà ngân hàng có thểtiếp cận được là thông qua bộ hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp

Để nhận biết những rủi ro có thể xảy ra cho vay, cán bộ tín dụng thường tiến

Trang 29

hành xem xét khách hàng và phương án vay vốn trên những khía cạnh như:tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng,tính khả thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay.

1.3.4.2 Phân tích, đo lường rủi ro tín dụng.

Để đánh giá mức rủi ro tín dụng trong các quyết định cho vay, các ngân hàngcần có các phương pháp nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng Điềunày phụ thuộc vào khối lượng thông tin về khách hàng mà các ngân hàng cóthể thu thập được Đối với cấp tín dụng cá nhân, phần lớn nguồn thông tin thu

thập được là do sự cung cấp của khách hàng và sự điều tra của ngân hàng (tín

dụng doanh nghiệp còn có sự công bố thông tin rộng rãi trên các báo cáo tài chính ) Tuy nhiên, lợi thế của công nghệ thông tin đang làm cho sự đánh

giá rủi ro tín dụng về mặt lượng thậm chí của một khách hàng nhỏ cũng trởnên có tính khả thi và chi phí thấp

Theo các nhà kinh tế, các ngân hàng và các nhà phân tích đã sử dụng nhiều

mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình đánh giá này rất

đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt chất lượng của rủi ro tíndụng Mặt khác, các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên một ngân hàngcó thể sử dụng nhiều mô hình để phản ánh rủi ro tín dụng từ nhiều góc độkhác nhau

Đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng thể hiện trên hai phương diện:

Thứ nhất, đo lường hay xác định số thiết hại rủi ro gây ra Đây là chỉ số phản

ánh hậu quả rủi ro khi rủi ro đã xảy ra Chỉ số này có thể là số tuyệt đối hơặc

số tương đối theo các tiêu thức khác nhau như giá trị thiệt hại, số lần rủi ro, tỷlệ tài sản bị rủi ro

Tỷ lệ tài sản bị Tổng giá trị tài sản rủi ro trong kỳ

Trang 30

= - * 100%

Rủi ro trong kỳ Tổng giá trị các tài sản có sinh lãi trong kỳ

Đây là công thức xác định tài sản rủi ro đã xảy ra Theo quan điểm xác suấtthống kê chúng ta có thể lượng hóa được khả năng bị rủi ro của mỗi loại tàisản có của ngân hàng

Thứ 2 là đo lường khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro P) dựa vào công thức

tính xác suất của một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê, xác địnhxác suất rủi ro tín dụng ngân hàng như sau:

Số món vay bị rủi ro trong kỳ báo cáo

P = - *100% Tổng số lần vay trong kỳ báo cáo

Hoặc

Tổng giá trị các tài sản bị rủi ro

P = - *100% Tổng giá trị các món cho vay trong kỳ

Theo công thức này nếu mỗi khoản cho vay coi như thực hiện một phép trừvà nếu có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ chúng ta có thể xác định một cáchtương đối chính xác xác suất bị rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàngtrong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư Điều này cóý nghĩa rất quan trọng:

- Trên cơ sở xác suất rủi ro: ngân hàng có thể xây dựng cơ cấu lãi suất chophù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi Bởi vì, lợi nhuận ngân hàng thu được trên

Trang 31

cơ sở lãi cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chi trả phần tiền lãi đi vay, chiphí quản lý ngân hàng, bù đắp được rủi ro và có lãi Đối với mỗi tài sản cóngân hàng, nếu mức độ rủi ro cao, độ an toàn thấp thì có lãi suất của chúngphải cao hơn.

- Trên cơ sở xác suất rủi ro, ngân hàng có chiến lược quản lý các tài sản có vàcác tài sản nợ thích hợp sao cho đảm bảo khả năng thanh toán

Để đánh giá mức rủi ro tín dụng trong các quyết định cho vay, các ngân hàngcần có phương pháp nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng Điều nàyphụ thuộc vào khối lượng thông tin về khách hàng mà ngân hàng cỏ thể thuthập được Đối với cấp tín dụng cá nhân, phần lớn nguồn thông tin thu thậpđược là do sự cung cấp của khách hàng và do sự điều tra của ngân hàng

Yếu tố con người: nói chung người ta xem xét yếu tố con người là lòng tingiữa người cho vay và người vay, lòng tin nay dẫn đến các tiếp sức mà người

ta có thể thấy Nó phát sinh và phát triển theo dòng thời gian, khi nói về lòngtin, tất nhiên là nói về sự trung thực, đúng đắn, nghĩa là quan tâm trả nợ củangười vay khi thời hạn khoản tín dụng đã vay, nhưng cũng nói tới khả năngcủa người vay trong hoạt động nghề nghiệp của họ

Khả năng tất nhiên đó là yếu tố nền tảng để cấp tín dụng bởi vì một công việckinh doanh quản lý kém là công việc nguy hiểm nhất là trong thị trường cạnhtranh gay gắt trong quốc gia cũng như quốc tế

Tất nhiên là lòng tin với nghĩa đầy đủ của nó thể được thiết lập khó hơn đốivới một doanh nghiệp lớn, nơi mà trách nhiệm được chia nhỏ nhưng lại dễdàng hơn đối với một cá nhân sản xuất, kinh doanh nhỏ hoặc trung bình nơimà ông chủ là người quyết định tối cao: do đó được đồng nhất với toàn bộquá trình sản xuất kinh doanh

Trang 32

Ngày nay, nhiều ngân hàng đôi khi còn có sai lầm bởi vì ở mức độ nào đó đãmất đi thói quen quan tâm đến những vẫn đề con người tới môi trường xungquanh sự hoạt động của khách hàng cá nhân, tới môi trường mà trong đóchúng phát triển.

* Công cụ quản lý rủi ro tín dụng

An toàn tín dụng là một nội dung chính trong quản lý rủi ro tín dụng củaNHTM Để quản lý rủi ro tín dụng mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ranhững công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngânhàng đó Sau đây là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tíndụng của một NHTM

Quy trình tín dụng.

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nhân được soạn thảo với mục đíchgiúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế,phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngàymột tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân Quy trình tín dụng là

các bước ( hoặc nội dung công việc) mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có

liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng.Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất sẽ giúp cán bộ tín dụng quản lýkhoản vay một cách chặt chẽ, tránh sự chủ quan, tùy tiện , duy ý trí Do đó,giảm thiểu nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quantrong quá trình phân tích, đánh giá cũng như kiểm tra, kiểm soát tín dụng Về

cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và saukhi cho vay

Giai đoạn trước khi cho vay

Trang 33

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tíndụng, thông qua nội dung phân tích, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được mức độrủi ro của khoản vay để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho khách hàng vayhay không.

Kiểm tra hồ sơ cho vay: Cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp hợp lệ củahồ sơ cho vay, cần chú trọng đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tàiliệu trong hồ sơ vay vốn như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh,phương án trả nợ Đối với đơn xin vay, cấn làm rõ mục đích và lý do củaviệc vay tiền Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điềukiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, khả năng tiêuthụ sản phẩm Đối với phương án hoàn trả, phải xác minh chính xác nguồnthu nhập, mức lương Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần tổng hợpthông tin về khách hàng và phương án vay vốn, sau đó tiến hành phân tíchgồm: đánh giá về tổng thể về khách hàng và phương án trả nợ, biện pháp quảnlý, kiểm soát của ngân hàng về nguồn tiền trả nợ của khách hàng, khả năngbảo đảm tiền vay và biện pháp quản lý kiểm soát của ngân hàng về tài sảnđảm bảo tiền vay của khách hàng

Giai đoạn trong khi cho vay:

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân Ngân hàngtiền hành kiểm soát khách hàng theo nội dung như: sử dụng tiền vay đúngmục đích, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ Công việc này cho phépngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng, tăng cường đối chiếucông nợ và phân loại nợ Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngânhàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những saiphạm trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng đang được đảm bảo Ngượclại, khi nhận thấy khoản vay đang đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng, ngân

Trang 34

hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân hàng có thể đánhgiá được mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra, kiểm soát trong quátrình vay vốn sẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảmthiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng

Giai đoạn sau khi cho vay.

Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoảnvay Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoảntín dụng an toàn Trong một số trường, người vay không hoàn trả nợ hoặchoàn trả không đầy đủ và đúng hạn Điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy

ra Lúc này cán bộ tín dụng phải xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việckhách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng như cam kết trong hợpđồng tín dụng Các hướng dẫn trong quy trình tín dụng sẽ giúp cán bộ ngânhàng lựa chọn giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế thiệt hại do rủi ro tín dụng gâyra

Tóm lại, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Là toàn bộ công việc kiểmtra từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng cho đến khi ngân hàng duyệt kếhoạch vay vốn, ký hợp đồng Sau khi đã cho vay, ngân hàng cần kiểm tra xemkhách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích , việc hoàn trả nợ gốc và lãicó đúng thời hạn không

Các ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trìnhtín dụng đê xây dựng quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện, xóa bỏ cơ chế

“biểu mẫu”, thủ tục cồng kềnh, thiếu trọng tâm của các quy trình tín dụng,ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, giảm bớt công tác phân tích thủcông, vừa tốn kém thời gian vừa không chính xác

Trang 35

Chính sách tín dụng cá nhân.

Chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, địnhhướng quy định chỉ đạo họat động tín dụng và đầu tư của NHTM, do HĐQTban hành phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng và những quy địnhhiện hành

Ngân hàng tiến hành các hoạt động tín dụng và đầu tư nhằm tìm kiếm lợinhuận trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các chính sách tín dụngcủa ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận vàgiảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn hiệu quả,đúng định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng

Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đápứng được cá tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành mộtchính sách tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra quyết địnhtín dụng ngân hàng Thông qua kết cấu danh mục tín dụng của một ngânhàng, ta có thể biết được chính sách tín dụng của ngân hàng này như thế nào.Nếu một chính sách tín dụng hoạt động không hiệu quả thì phải tiến hànhkiểm tra hoặc được tăng cường quản lý bởi ban lãnh đạo ngân hàng

Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung chính sau:

- Chính sách khách hàng

- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng

- Lãi suất và các loại phí tín dụng

- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ

- Các loại bảo đảm tiền vay

Trang 36

-Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán.

- Chính sách đối với các khoản nợ xấu

Chính sách tín dụng phù hợp khi ngân hàng lựa chọn hay xác định được cácmục tiêu cho hoạt động tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh Sự lànhmạnh được thể hiện thông qua hiệu quả của cả ngân hàng và khách hàng,ngân hàng thu được gốc, lãi bằng kết quả hoạt động của khách hàng chứkhông phải từ việc phát mại tài sản Còn hiệu quả của khách hàng là việc sửdụng hiệu quả khoản vay vào hoạt động của mình như nắm bắt được cơ hộikinh doanh, giải quyết được khó khăn về vốn, giải quyết được nhu cầu tiềudùng

Từ các mục tiêu trên, ngân hàng quy định những nội dung cần thiết để từ đólàm cơ sở hướng dẫn cho quá trình thực hiện cho vay

* Mô hình quản lý rủi ro tín dụng:

Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản các ngân hàng thường ápdụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hinh này rất

đa dạng, bao gồm cả mô hình phản về mặt định tính và mô hình phản ánh vềmặt định lượng Đặc điểm của mô hình này là không loại trừ lẫn nhau, nênmột ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để phântích và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay

Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6 C

- Tư cách người vay (character): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần tráchnhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay.Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, phải nắm chắcmục đích đó và xem có phù hợp với chính sách hiện hành của ngân hàng

Trang 37

không, lịch sử đi vay và trả nợ của khách hàng: thu thập thông tin về kháchhàng từ nhiều nguồn khác nhau như: Tổ chức xếp hạng doanh nghiệp (Ratingcompany), Trung tâm phòng ngừa rủi ro (Risk management Center) Nếu pháthiện người vay gian dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuậnthì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không rủi ro tín dụng sẽ phátsinh cho ngân hàng.

Việc đánh giá yếu tố cá nhân là hoàn toàn mang tính chủ quan, tuy nhiên cómột số khía cạnh có thể xem xét thêm trong quá trình ra quyết định như: Quátrình quan hệ với ngân hàng như thế nào, trường hợp này việc đánh giá sẽ dễdàng hơn rất nhiều

Tư cách khách hàng còn được thể hiện qua các nội dung như; Khách hàngphải sẵn sàng, đồng thời phải có khả năng trả nợ Họ thực hiện điều mà họ nóilà sẽ làm và có nhận trách nhiệm của họ không? Họ có luôn nói sự thấtkhông? Có đáng tin cậy không?

- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp củatừng nước Nhưng nhìn chung, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xinvay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tíndụng Việc đánh giá này sẽ phần nào đảm bảo khả năng thu hồi nợ và phòngtránh rủi ro cho ngân hàng

- Thu nhập của người vay (Cash): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay chủ yếutập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ haykhông? Xác định nguồn trả nợ của người vay như: luồng tiền từ doanh thubán hàng hay từ thu nhập, tiền bán thanh lý tài sản thế chấp, hoặc tiền từ pháthành chứng khoán Bất cứ nguồn thu hợp pháp nào của khách hàng đều cóthể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng

Trang 38

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụngvà là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng trongtrường hợp xảy ra những rủi ro người không trả được nợ Một khoản tín dụngnếu được đảm bảo bằng tài sản của người vay hoặc người bảo lãnh sẽ gắnchặt trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay Tuy nhiên, đối với từngngân hàng tài sản thế chấp, cầm cố phải đáp ứng những điều kiện nhất định.Khi đánh giá khía cạnh đảm bảo tiền vay, cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ýđến những yếu tố nhạy cảm như: giá trị, tuổi thọ điều kiện và mức độ chuyêndụng của tài sản, đồng thời khía cạnh công nghệ cũng được chú ý.

- Các điều kiện khác (Conditions) Các điều kiện cụ thể là Chính trị (Political)kinh tế (Economical), Xã hội (Social); Công nghệ (Technologycal); Luật pháp(Legal)

Các điều kiện trên đây là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàngvà người vay nhưng lại có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Ví dụ như nhữngđiều kiện kinh tế xã hội sau đây có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngườivay: nền kinh tế suy giảm, thất nghiệp, lãi suất cao, gia đình tan vỡ, lạmphát Sự thay đổi về chính trị ảnh hưởng rất rõ đến khả năng trả nợ củakhách hàng

-Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trongpháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầutín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng haykhông?

* Mô hình điểm số tín dụng cá nhân:

Để đưa ra được một mô hình quản lý rủi ro hiện đại và hiệu quả phù hợp vớitừng ngân hàng, trước hết các ngân hàng cần phải lượng hóa được rủi ro tín

Trang 39

Không giống như các mô hình khác, mô hình điểm số tín dụng lại dựa trêncác yếu tố liên quan đến tiêu dùng của khách hàng (chủ yếu áp dụng đối vớikhách hàng là cá nhân) Dựa vào một số các tiêu chuẩn mà mô hình sẽ đưa rađiểm cho các danh mục đó Do biết chắc có lựa chọn bất lợi sẽ xảy ra, ngânhàng sẽ sử dụng cơ chế sàng lọc (screening) nhằm lựa chọn dự án tốt, kháchhàng tốt để cho vay Các yếu tố, tiêu chí quan trọng liên quan đến khách hàng

sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng nhằm sàng lọc, đánh giálựa chọn khách hàng bao gồm: mức độ tín nhiệm của khách hàng (thể hiệnqua thương hiệu, mối quan hệ lâu dài, kinh nghiệm, trình độ quản lý, khảnăng hiểu biết và thực hiện dự án ); năng lực tài chính, hệ số tín dụng, tuổiđời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cốđịnh, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác

Mô hình này bao gồm một hệ thống các tiêu chí liên quan đến từng đối tượngkhách hàng, mỗi chỉ tiêu có điểm số khác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầmquan trọng của chúng căn cứ vào tình trạng của khách hàng và thang điểmcủa Ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ quyết định số điểm tương ứng cho từng chỉtiêu, sau đó cộng tổng số điểm Khi đã có tổng số điểm, căn cứ vào bảngchuẩn cán bộ tín dụng có thể đệ trình quyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầuxin vay Với tổng số điểm cao hơn mức điểm chuẩn thì khách hàng đó đượcvay và thấp hơn mức điểm chuẩn thì ngân hàng từ chối Mức điểm chuẩn tùythay đổi theo từng thời kỳ và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nềnkinh tế cũng như tiềm lực tài chính của ngân hàng và khách hàng tuy nhiênđối với tín dụng cá nhân, trong trường hợp đánh giá một khách hàng vay vốn,có khi tổng số điểm thấp hơn mức điểm chuẩn để cho vay song lại cao hơnmức chuẩn khác, thì ngân hàng vẫn có thể xem xét kèm theo một số điều kiện

Trang 40

bổ xung.

Mỗi ngân hàng có thể tự lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu và thang điểm riêngcho mình, dựa vào chính sách tín dụng của ngân hàng đó

Đối với tín dụng cá nhân, có thể bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu tài chính: Thu nhập hàng năm của người vay, số dư tiền gửi tạingân hàng và cá tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có giao dịch

-Chỉ tiêu phi tài chính: tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng cưtrú, số người ăn theo

Mô hình điểm số theo chỉ tiêu đã loại bỏ được sự đánh giá chủ quan trong quátrình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng của ngân hàng.hơn nữa, mô hình này cũng xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố,đánh giá các yếu tố phi tài chính bên cạnh các yếu tố tài chính của kháchhàng

Tuy nhiên, không thể phủ nhận được những khó khăn mà hệ thống đánh giáxếp hạng tín dụng theo kiểu này sẽ gặp phải đó là vấn đề thông tin không cânxứng giữa Ngân hàng và khách hàng vay một hạn chế nữa là nó không thểđiều chỉnh nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tếcũng như chưa phản ánh được những trường hợp khách hàng có hoàn cảnh cábiệt

Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể ảnh hưởng đến hoạt động tíndụng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tincủa khách hàng vào dịch vụ của ngân hàng Vì vậy, mỗi ngân hàng phải tựxây dựng cho mình một mô hình chấm điểm tín dụng phù hợp với đặc điểm,tiềm lực tài chính của ngân hàng và khách hàng

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Peter S. Rose: Commercial Bank Management- IRWIN, 1999 2. Joel Bessis: Risk Manegement in Banking Khác
3. TS Hồ Diệu: Quản trị Ngân Hàng- NXB thống kê 2001 Khác
4. PGS-TS Nguyễn Văn Tiến: Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân Hàng – NXB thống kê 2009 Khác
5. PGS-TS Nguyễn Văn Tiến: Hỏi -đáp Thanh toán quốc tế. NXB Thống kê 2009 Khác
6. PGS-TS Nguyễn Văn Tiến: Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng Khác
7. PGS-TS Tô Ngọc Hưng: Giáo trình Ngân Hàng Thương mại. NXB Thống kê 2009 Khác
8. TS. Ngô Hướng, TS Phạm Đình Thế : Giáo trình Quản trị Ngân hàng- NXB thống kê 2004 Khác
9. TS Hồ Diệu: Tín dụng Ngân hàng NXB Thống kê 2000 10.Internet Khác
11.Tạp chí Ngân hàng, tạp chí tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: - tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w