1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt

60 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 503,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Khoảng 20 năm về trước, “cho vay tiêu dùng” chỉ là khái niệm khá mới đối với hoạt động của cá tổ chức tín dụng tai Việt Nam. Khách hàng là cá nhân chỉ tìm đến nguồn vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh chứ ít ai nghĩ đến việc vay tiền ngân hàng để thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng như mua sắm xe hơi, sửa sang nhà cửa, hay đáp ứng những nhu cầu về học tập, nâng cao kiến thức. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng và ổn định hơn do đó họ có nhu cầu mong muốn được hưởng thụ nhiều hơn, tiện nghi hơn. Nắm bắt được nhũng nhu cầu đó, ngân hàng đã cung cấp cho người tiêu dùng những phương thức đạt được những mục tiêu đó sớm hơn. Vì vậy, danh mục tín dụng cá nhân của ngân hàng được mở rộng, dư nợ tín dụng cá nhân tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Cho vay đối với khách hàng là cá nhân là một thị trường rất tiềm năng để các ngân hàng thương mại khai thác và cũng là thị trường cạnh tranh chính của các ngân hàng thương mại hiện nay. Mảng tín dụng này mang lại cho ngân hàng mức lợi nhuận cao, song đây cũng là khoản mục kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy quy mô mỗi khoản vay cá nhân là nhỏ nhưng số lượng các khoản vay là lớn; khách hàng cá nhân thì đa dạng, phức tạp; thông tin tài chính về khách hàng cá nhân không rõ ràng, minh bạch như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, tình hình tài chính cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc hay sức khỏe của họ, do vậy việc quản lý rủi ro tín dụng đối với những khoản vay này là cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau thời gian thực tập tai phòng giao dich Mỹ Đình trực thuộc chi nhánh Hoàng Quốc Viêt ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, em nhận thấy tín dụng cá nhân là một mảng kinh doanh quan trọng đối với ngân hàng Kỹ thương nói chung và chi nhánh nói riêng. Do đó, nghiên cứu về các giải pháp tăng cường quản lý tín dụng cá nhân sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy nên em chọn đề tài “ Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài này gồm 3 chương : Chương I : Những vấn đề cơ bản về quản lý rui ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Chương II : Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Chương III : Đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng cá nhân trong hoạt động của ngân hàng - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân và hoat động quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương - Hoàng Quốc Việt ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu : Chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam tại Hoàng Quốc Việt. -Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng: từ 15/01/2010 đến 15/04/2010. Số liệu được thu thập qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009. Nên đề tài tập nghiên cứu hoạt động tín dụng cá nhân và tình hình quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt qua 3 năm 2007,2008,2009. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu : các số liệu về tình hình huy động vốn, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, lợi nhuận …được lấy từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 và định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2010. Ngoài ra, còn tham khảo thêm thông tin trên các tạp chí và sách báo có liên quan đến Ngân Hàng, kết hợp với những ý kiến góp ý chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ tín dụng tại đơi vị thực tập. - Phương pháp phân tích số liệu : Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm; phương pháp so sánh; hương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối. Các phương pháp này sẽ cho ta thấy tốc độ tăng giảm của từng chỉ tiêu qua các năm là ít hay nhiều từ đó có thể đánh giá được tình hình thực tế là tốt hay xấu từ đó có thể dự báo cho năm tiếp theo.

Ngày đăng: 10/09/2018, 10:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS,TS Phan Thị Thu Hà :Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB ĐH Kinh tế quốc dân; PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB ĐH Kinh tế quốc dân; PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
2. Quản trị Ngân hàng Thương mại - Học viện Ngân hàng - Nxb Thống kê năm 2001; chủ biên: TS. Nguyễn Duệ Khác
3. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng - Học viện Ngân hàng - TS. Nguyễn Văn Tiến - Nxb Thống kê (2002) Khác
4. Tài liệu định hướng của NH Kỹ Thương Việt Nam. Website Techcombank.com.vn Khác
5. Quản trị NH Thương mại - Peters Rose - NXB Tài chính Khác
6. Nghiệp vụ NH hiện đại TS. Nguyễn Minh Kiều, Nhà xuất bản Thống kê, 2007 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w