Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 26 - 28)

* Nguyên tắc thứ nhất: Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.

Chính sách tín dụng và chiến lược phát triển của Ngân hàng luôn được xây dựng trước, nhưng do sự biến động của môi trường kinh tế xã hội tại những thời điểm khác nhau thì chính sách tín dụng cũng có những thay đổi cho phù hợp. Do vậy chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cũng phải thay đổi để chiến lược quản trị rủi ro tín dụng mang lại hiệu quả cao nhất.

* Nguyên tắc thứ hai: Tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra

bảo cho việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Điều quan trọng là tất cả cán bộ ngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình và chính sách của ngân hàng. * Nguyên tắc thứ ba: Ngân hàng cần có một bộ phận quản trị rủi ro tín dụng riêng, hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng, đảm bảo sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận các rủi ro riêng của từng bộ phận kinh doanh cũng như toàn cảnh rủi ro của ngân hàng. Tức là các đơn vị kinh doanh tín dụng, nơi phát sinh rủi ro cần phải được tách riêng khỏi các đơn vị mà nhiệm vụ của họ giám sát và hạn chế rủi ro. Hai bộ phận này có chức năng nhiệm vụ khác hẳn nhau, một là luôn tìm cách cho vay tăng doanh số và lợi nhuận, một là luôn tìm ra các hạn chế trong quá trình cho vay (bắt lỗi) để phòng ngừa rủi ro. Nếu hai bộ phận này được thực hiện bởi cùng một người thì mục đích kiểm soát rủi ro không còn nữa hoặc việc kinh doanh sẽ trì trệ, không hiệu quả.

* Nguyên tắc thứ tư: Thực hiện nguyên tắc “ hai tay, bốn mắt” trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

* Nguyên tắc thứ năm: Thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm

Để quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả, Ngân hàng có chính sách tổ chức nhân sự và lợi ích trách nhiệm của cán bộ được phân công, mức độ trách nhiệm của từng vị trí để có chính sách thưởng phạt khuyến khích hợp lý.

* Nguyên tắc thứ sáu: Quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện trên toàn bộ danh mục cho vay cũng như đối với từng khoản vay riêng lẻ: Để thực hiện quản tri rủi ro tín dụng được hiệu quả Ngân hàng phải quản trị rủi ro tổng thể trên toàn bộ danh mục cho vay

* Nguyên tắc thứ bảy: Quản trị rủi ro tín dụng được đặt trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác. Rủi ro tín dụng bị ảnh hưởng bởi nhiều loại rủi ro khác rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, do vậy để quản trị rủi do hiệu quả phải đặt rủi ro tín dụng trong tổng hòa các loại rủi ro khác.

* Nguyên tắc thứ tám: Quản trị rủi ro tín dụng cần thực hiện đồng thời các công việc như xác định, định lượng, giám sát và quản trị rủi ro tín dụng cũng như thực hiện dự phòng rủi ro đủ để bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. * Nguyên tắc thứ chín: Nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu về. Chi phí quản trị rủi ro tín dụng phải thấp hơn thu nhập mang lại từ việc thực hiện nó.cho bù đắp được các chi phí ( đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro) và có lãi.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w