Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý tín

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 81 - 83)

quản lý tín dụng cá nhân.

Như trên đã phân tích Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Bình là chi nhánh mới những khách hàng mới do vậy kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đối với khách hàng mới này còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót trong cho vay và quản lý rủi ro. Tuy nhiên họ lại là những người nhiệt tình, được đào tạo cơ bản tốt, khả năng tiếp thu nhanh, do vậy cần có biện pháp đào tạo thích hợp để họ nắm được và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro cụ thể.

Để hiểu và thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro tín dụng vẫn chưa đủ để thành công trong cho vay, mỗi cán bộ tín dụng cần có những kỹ năng cần thiết sau đây

Kỹ năng phục vụ khách hàng: Đòi hỏi cán bộ tín dụng có những kỹ năng và kiến thức nhất định về marketing để thu hút khách hàng và phục vụ khách hàng. Cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng và hiểu biết nghiệp vụ ngân hàng khác để khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có khả năng thu hút và mở rộng cho vay.

Kỹ năng tìm hiểu thông tin: Cán bộ tín dụng phải biết cách thu thập và khai thác thông tin có ích, đồng thời phải giữ thông tin để bảo vệ quyền lợi trước hết là ngân hàng sau đó là khách hàng của mình, khắc phục một phần tình trạng thông tin mất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng nhằm mở rộng cho vay đồng thời hạn chế được rủi ro.

Kỹ năng đàm phán khách hàng: Cán bộ tín dụng phải biết cách đàm phán thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản trong chế độ, thể lệ cho vay nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

Kỹ năng phân tích: Đòi hỏi cán bộ tín dụng có khả năng từng những thông tin, số liệu đã thu thập được qua phân tích phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của nó để phục vụ công tác cho vay.

Kỹ năng tổng hợp: Trên tất cả các dữ liệu đã thu thập được, cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng đồng thời nêu được quan điểm của mình trên từng điểm đó, đây là khả năng hết sức quan trọng đối với cán bộ tín dụng, không phải ai cũng có khả năng này.

Kỹ năng suy diễn: Trên những nhận định về khách hàng hiện tại, bằng phương pháp suy diễn trên cơ sở khoa học, cán bộ tín dụng đưa ra những nhận định trong tương lai. Kỹ năng này giúp cho cán bộ tín dụng mở rộng hay thu hẹp cho vay đối với khách hàng của mình đang theo dõi, quản lý cho phù hợp từng thời kỳ.

Cán bộ quản lý tín dụng hiện nay là những người có kiến thức, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Bình cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các công tác quản lý của mình do vậy cần có chương trình đào tạo thích hợp để họ làm tốt hơn công việc của mình. Với chức năng nhiệm vụ hiện nay và khối lượng công việc phải thực hiện, cần bổ sung thêm cán bộ có đủ trình độ để bộ phận quản lý tín dụng có điều kiện triển khai và thực hiện tốt công tác quản lý của mình vốn rất cần thiết hiện nay.

Trong hoạt động hàng ngày của mình, rất cần nhiều thời gian cho việc thẩm định các khoản vay do các cán bộ kinh doanh gửi lên do số lượng các khoản vay nhiều và do chất lượng các tờ trình chưa cao, nhiều khi cán bộ thẩm định phải làm những công việc như một cán bộ tín dụng. Do vậy cần có hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận kinh doanh cách khai thác thông tin và lập tờ trình tín

dụng, đồng thời phải nâng cao trách nhiệm kiểm soát của các trưởng bộ phận kinh doanh.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w