Xác định rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 62 - 64)

Về quan điểm chỉ đạo:

Mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân phải gắn bó với an toàn trong cho vay vì vậy ngay từ khâu tiếp thị, Ngân hàng Thanh Bình đưa ra yêu cầu chỉ tiếp thị những khách hàng có nguồn thu nhập tốt và ổn định, có uy tín để đảm bảo an toàn trong cho vay.

Xây dựng những sản phẩm cho vay có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm, ví dụ như sản phẩm cho vay tiêu dùng mua xe, sửa chữa nhà cửa…

Hoàn thiện các sản phẩm cho vay truyền thống sao cho nâng cao tiện ích cho khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có nội dung giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Xây dựng quy trình cho vay, trong đó hướng dẫn chi tiết cho loại hình cho vay cụ thể.

Bắt đầu hình thành quan điểm: Chấp nhận rủi ro có tính toán trước, đó là đối với những sản phẩm cho vay và đối tượng khách hàng có rủi ro cao nếu tính toán giữa rủi ro và giá cả mà hợp lý có thể cho vay.

Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng:

nhiệm vụ cụ thể như sau: Thẩm định lại hồ sơ vay vốn của của khách hàng sau khi cán bộ tín dụng và phụ trách bộ phận đã thẩm định để báo cáo lãnh đạo ngân hàng xem xét.

Thực hiện đánh giá nghiêm túc, khách quan về các hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng đệ trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt với mục đích phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng.

Phối hợp với các bộ phận kinh doanh theo dõi và quản lý các khoản tín dụng đã thẩm định.

Bộ phận kiểm tra có trách nhiệm đưa ra các đánh giá, kiến nghị, tư vấn, cảnh báo rủi ro và đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Tăng cường công tác đánh giá phân tích khách hàng và trách nhiệm của cán bộ tín dụng.

Đánh giá tình hình hoạt động, cảnh báo rủi ro trong hoạt động tại các bộ phận kinh doanh.

Tham gia vào công tác giao ban tháng quý năm và thường xuyên đưa ra các thông tín nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng.

Với các chức năng và nhiệm vụ trên đây của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng cũng như rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng như; Các điều kiện pháp lý được đảm bảo, khách quan trong đánh giá tín dụng, giám sát thực hiện một số điều khoản đặc biệt, giám sát một số khách hàng có vấn đề…

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 62 - 64)