Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 60 - 62)

nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Bình.

Tín dụng là hoạt động chủ yếu trong các NHTM. Điều đó giải thích tại sao tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức tài chính này. Bên cạnh những tiến bộ đạt được trong vài năm trở lại đây, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế sau:

Việc quản lý rủi ro tín dụng chưa đồng bộ, chưa có chiến lược rõ ràng. Nội dung chủ yếu trong quản lý rủi ro tín dụng là phòng ngừa ở phạm vi từng khoản vay mà chưa có chiến lược quản lý danh mục các khoản vay. Đối với từng khoản vay biện pháp phòng ngừa rủi ro chỉ mang tính định tính. Hầu hết các NHTM chưa thực hiện hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng vì thế không lượng hóa được mức độ rủi ro tín dụng. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng được áp dụng nhiều nhất là yêu cầu về tài sản đảm bảo và việc trích lập quỹ dự phòng dựa trên cơ sở phân loại các khoản vay.

Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng, nhìn chung các ngân hàng chưa có bộ máy chuyên trách để quản lý rủi ro tín dụng. Nhiệm vụ này đang do bộ phận kiểm soát nội bộ quản lý. Tuy nhiên hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ về bản chất không phải là thực hiên công tác quản lý rủi ro tín dụng mà là giám sát việc thực hiện các quy định kinh doanh của ngân hàng.

vụ quản lý rủi ro tín dụng . Bộ phận này quản lý rủi ro thông qua việc soạn thảo các văn bản chế độ cho vay, trong đó mới chỉ chú trọng đến các điều kiện cho món vay. Các điều kiện mà hiện nay chỉ đủ để đảm bảo lựa chọn một khoản vay an toàn.

Các quy định chủ yếu quản lý rủi ro tín dụng là: Tổ chức hội đồng tín dụng, phân mức phán quyết cho chi nhánh, phân vùng đầu tư cho chi nhánh.

Khâu yếu nhất trong rủi ro tín dụng là thông tin. Hệ thống thông tin trong ngân hàng hiện nay chưa đầy đủ, thiếu chính xác và không kịp thời. Đa phần các thông tin được báo cáo bằng mẫu biểu nên rất khó sử dụng khi phân tích. Triển vọng: Hiện các NHTM đang xây dựng bộ máy quản lý rủi ro, đứng đầu là hội đồng quản lý rủi ro, ban quản lý tài sản nợ có, nhóm giúp việc cho ban quản lý tài sản nợ có. Các ngân hàng nói chung đã thực hiện xong khâu chuẩn bị về mặt nhân sự, nhưng còn phải làm rất nhiều khâu như đào tạo, xây dựng quy trình và quy chế hoạt động, mua phần mềm kỹ thuật, cải thiện hệ thống hạch toán.

Tóm lại, dù rằng quản lý rủi ro tín dụng đã được các NHTM quan tâm nhưng biện pháp quản lý còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được các yêu cầu khách quan của công cuộc cải tổ NHTM trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa. Có rất nhiều lý do khác nhau giải thích cho việc nợ đọng, nợ xấu trong các NHTM hiện nay nhưng nguyên nhân chủ quan do thiếu chính sách quản lý rủi ro đồng bộ, chính sách tín dụng trong những năm trước đây chưa rõ ràng đối với từng đối tượng cho vay và hơn thế nữa là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, trong đó bao hàm cả cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý.

NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình là một tổ chức tín dụng mà hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng khá lớn (hơn 50% tổng dư nợ của

ngân hàng và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới) nên NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình đã rất quan tâm đến rủi ro tín dụng cá nhân và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. Cụ thể công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Thanh Bình hiện nay như sau:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w