Cùng với quá trình hiện đại hoá ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã xây dựng hệ thống ngân hàng lõi Core banking, không những hoàn thiện những nghi
Trang 11
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động đến mọi mặt hoạt động của đời sống - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương thức sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có Ngân hàng Ngày nay những khái niệm về ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng đã trở nên quen thuộc ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp và bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh ở các ngân hàng thuơng mại tại Việt Nam Có thể nói phát triển các dịch vụ Ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin - ngân hàng điện tử -
là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế Nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch, mà lợi ích của Ngân hàng điện tử là rất lớn đem lại cho khách hàng, Ngân hàng và cho nền kinh tế Cùng với quá trình hiện đại hoá ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (Core banking), không những hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống mà còn tập trung phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại trong đó chú trọng dịch vụ ngân hàng điện tử, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội (Agribank Hanoi) là chi nhánh đầu tiên trong hệ thống triển khai hệ thống thanh toán tập chung, ngoài những dịch vụ Ngân hàng điện tử của hệ thống lõi, Agribank Hanoi còn xây dựng những dịch vụ riêng mang tính đặc trưng của chi nhánh như: Sản phẩm kết nối thanh toán bán hàng và đối trừ công nợ với khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và lợi nhuận cho ngân hàng
Xác định được lợi ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử mang lại, Agribank Hanoi luôn tìm tòi các biện pháp mới nhằm phát triển thành công dịch vụ, khẳng định vị thế của mình, vươn xa tầm Quốc tế luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chi
nhánh Xuất phát từ lý do này, tôi xin lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển dịch
vụ Ngân hàng điện tử áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
Trang 22
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Gần đây đã có m ột vài đề tài nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng đi ện tử mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về g iải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội Cụ thể như:
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển Ngân hàng điện tử trong TMĐT tại Việt Nam”, tác giả Ngô Minh Hải (2006)
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ Ngân hàng điện tử ở Việt Nam”, tác giả Lê Thị Thanh (2008)
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Các giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Đà Nẵng”, tác giả Hoàng Thị Liên (2009)
3 Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích thực trạng, những thuận lợi, thành công cũng như những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank Hanoi Từ đó
đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank Hanoi trong thời gian tới góp phần phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng kể cả các sản phẩm ngân hàng truyền thống và tăng thêm tiện ích cho khách hàng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các sản phẩm của dịch vụ Ngân hàng điện tử
- Phạm vi nghiên cứu: tại Hội sở chính và 17 phòng giao dịch trực thuộc của Agribank Hanoi
5 Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp thăm dò, điều tra theo mẫu
Trang 33
6 Những đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn với suy nghĩ của bản thân tác giả,
đề tài mong muốn làm rõ được thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam nói chung từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi tại Agribank Hanoi nói riêng
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Ch ương 1: Tổng quan về ngân hàng điện tử
Ch ương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank
Hanoi
Ch ương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại
Agribank Hanoi
Trang 44
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử TMĐT dùng để chỉ quá trình mua và bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) thông qua một mạng điện tử (electronic network), phương tiện trung gian (medium) phổ biến nhất của TMĐT là Internet Qua môi trường mạng, người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất
cứ sản phẩm gì từ hàng hoá cho đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa
cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (như mạng Intranet của doanh nghiệp)
1.1.2 Khái niệm dịch vụ Ngân hàng điện tử
Theo khoản 6 và khoản 10 điều 4 Luật giao dịch điện tử được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự
Căn cứ quy định nêu trên, giao dịch mua hàng tại quầy và thanh toán bằng thẻ tín dụng, tức quẹt thẻ vào máy bán hàng để tự động in ra sao kê thẻ và hóa đơn bán hàng thì được xem là giao dịch điện tử vì thẻ tín dụng là phương tiện điện tử Nhận thấy khái niệm giao dịch điện tử không chỉ giới hạn trong phạm vi mạng Internet và các mạng thông tin khác, mà còn mở rộng ra đối với tất cả các giao dịch
Trang 55
được thực hiện bằng phương tiện điện tử Do đó, giao dịch điện tử trong dịch vụ
ngân hàng là giao dịch bằng phương tiện điện tử trong dịch vụ ngân hàng, nói cách khác là dịch vụ ngân hàng được giao dịch bằng phương tiện điện tử (gọi tắt
là “dịch vụ ngân hàng điện tử”)
Xét thấy dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàng được giao dịch bằng phương tiện điện tử, sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển của các phương tiện điện tử - tức tùy thuộc vào thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông Do đó, những thành tựu mới của khoa học công nghệ có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và đặt
ra những vấn đề mới đối với môi trường pháp lý Vì vậy, nghiên cứu dịch vụ ngân hàng điện tử phải gắn liền với nghiên cứu môi trường pháp lý
1.2 Quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Cơ sở kỹ thuật cho phát triển thương mại điện tử
Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử toàn cầu được dựa trên nền tảng của công nghệ Internet (hiểu là các phân mạng và do đó bao quát các máy tính trên toàn thế giới) và các ngành công nghệ tính toán, viễn thông và số hoá cũng như việc áp dụng phổ biến các công nghệ này vào hoạt động kinh tế xã hội
Về công nghệ Internet, trang Web: sau khi ra đời, công nghệ này phát triển một cách rất mạnh mẽ cả về phạm vi bao phủ lẫn phạm vi ứng dụng và chất lượng vận hành Nếu như nó đã đạt đến mức 50 triệu người sử dụng trong vòng 04 năm thì điện thoại phải mất 74 năm, radio phải mất 38 năm, PC mất 16 năm, máy truyền hình mất 13 năm Số máy chủ Internet và số nước nối mạng Internet tăng rất nhanh đồng thời số trang Web cũng tăng với tốc độ đột biến Số trang Web vào giữa năm
1993 là 130 trang thì tới cuối năm 1998 đã lên đến 3,69 triệu trang, đến năm 2010 con số này đã là 255 triệu trang Web Điều này làm gia tăng rất lớn giá trị của mạng Internet, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các công ty, người tiêu dùng, chính phủ tham gia tích cực vào thương mại điện tử qua mạng Internet Công nghệ chíp điện
Trang 66
tử phát triển rất mạnh làm gia tăng khả năng tính toán và xử lý dữ liệu lên gấp nhiều lần đồng thời giảm mạnh giá thành, tạo điều kiện cho nhiều người có thể tiếp cận với mạng Internet Cho tới nay theo nhiều chuyên gia khẳng định thì định luật Moore sẽ vẫn luôn đúng ít nhất là trong nhiều năm tới, có nghĩa là cho phép đẩy nhanh tốc độ qui mô xử lý, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (định luật Moore cho rằng: cứ sau 18 tháng khả năng xử lý của chíp tăng gấp đôi còn giá tính toán thì giảm 25%)
Công nghệ phần mềm phát triển với tốc độ nhanh không kém gì phần cứng Các hệ thống phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (EFR) và quản lý tri thức (KM) sẽ giúp cho nhiều công ty cải tiến năng lực, cơ cấu quản lý cho phù hợp với điều kiện phát triển của thương mại điện tử toàn cầu, nâng cao tốc độ và khả năng xử lý dữ liệu, thông tin của các công ty trong bối cảnh mọi công ty đang tích cực tham gia vào nền thơng mại toàn cầu thông qua mạng Internet
Công nghệ viễn thông cũng phát triển mạnh mẽ, vượt bậc trong cả hai lĩnh vực công nghệ băng rộng (broadband) và viễn thông vô tuyến di động Việc phát triển băng rộng làm gia tăng khả năng chuyển tải dữ liệu với khối lượng lớn và nhanh trên mạng Internet lên hàng megabit/giây Với tốc độ như vậy cho phép thực hiện các giao dịch thương mại điện tử một cách nhanh chóng với tốc độ cao
1.2.2 Vài nét về sự phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới
Có thể nói, thương mại điện tử đang có một tốc độ phát triển rất cao trong những năm gần đây Mọi dự đoán đưa ra ngày hôm nay có thể nhanh chóng trở nên lạc hậu trong thời gian ngắn sau đó Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới trong thời gian qua có thể tóm tắt bằng những nét khái quát như sau:
- Thương mại điện tử tuy phát triển rất nhanh nhưng quy mô còn rất nhỏ: tổng doanh số thương mại điện tử trên thế giới năm 1999 là 111 tỉ USD, chỉ tương đương 0,37% tổng doanh số giao dịch thương mại bằng mọi phương tiện (khoảng 30000 tỉ USD) Tuy nhiên cũng phải thấy rằng sự phát triển của thương mại điện tử không biểu hiện ở quy mô hiện tại của nó mà ở tốc độ gia tăng cực kỳ nhanh chóng, báo hiệu cả một xu thế
Trang 77
- Hoạt động thương mại điện tử tập trung vào một số nước tiên tiến Trong đó riêng Mỹ chiếm trên một nửa, nhưng chủ yếu vẫn trong lĩnh vực thương mại nội địa:
Bảng 1.3: Doanh thu thương mại điện tử giữa doanh nghiệp - khách hàng
(Nguồn: Forrester reseach, Gartner Group) Mặc dù số người sử dụng Internet thông tin tăng nhanh trong những năm gần
đâ, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển mạnh
mẽ trong những năm tới Tuy nhiên, hiểu biết và nhận thức đầy đủ về thương mại điện tử đối với đông đảo con người và doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề đáng
Trang 8Tháng 12.1995 Đại hội đồng Liên hiệp quốc ra Nghị quyết yêu cầu các Chính phủ và tổ chức quốc tế áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn pháp lý của các giao dịch điện tử nên cơ sở khuyến nghị của Uỷ ban Liên hiệp quốc tế về luật thương mại quốc tế (United Nations Comission on International Trade Law: UNCITRAL) về giá trị pháp lý của các dữ liệu chuyển giao điện tử
Tháng 12.1992, Hội nghị của tổ chức “Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại
và phát triển” (UNCTAD) họp tại Cartagena (Colombia) đề xuất sáng kiến về hiệu quả thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp nhở và vừa tham gia vào sâu hơn buôn bán quốc tế Tháng 10.1994 tại Colombus (Ohio, Mỹ), UNCTAD chính thức đề xướng chương trình “tâm điểm mậu dịch” (Trade point) ở các nước đề cung cấp dịch vụ giao dịch buôn bán, cung cấp thông tin kinh tế thương mại làm cửa ngõ dẫn các doanh nghiệp gia nhập vào mạng điện tử toàn cầu Như vậy, tuy Trade Point là một chương trình khác nhưng một trong ba chức năng của Trade Point có liên quan tới thương mại điện tử Các Trade Point có liên kết với nhau thành một “mạng toàn cầu các tâm điểm mậu dịch” (Global Trade Point Network, gọi tắt là GTPNet), mạng này dùng để “hỗ trợ các nước đang phát triển trong nỗ lực tìm cách thư được lợi ích trong việc tham gia vào liên lạc điện tử toàn cầu” Tháng 10.1994, Hội nghị
Bộ trưởng các nước thành viên UNCTAD tuyên bố ủng hộ chương trình đó Vào tháng 9.1998 mạng Trade Point có 167 điểm, trong đó 44 đã hoạt động, 21 đang trong giai đoạn khởi phát, 84 còn đang trong giai đoạn thử nghiệm Sự gắn bó giữa chương trình Trade Point với thương mại điện tử đang tăng dần
Tháng 12.1996, Đại hội đồng Liên hiệp quốc ra nghị quyết yêu cầu các chính phủ và tổ chức quốc tế áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm phát hành và phổ biến
Trang 9Âu ra tuyên bố cấp Bộ trưởng tại Bonn ủng hộ thương mại điện tử
Tháng 11.1997, tại cuộc họp ở Vancouver, các nước tổ chức APEC đã vạch ra một chương trình công tác về thương mại điên tử trong khu vực APEC và thành lập một tổ chức gọi tên là “lực lượng đặc nhiệm của APEC về thương mại điện tử” (APEC Electronic Commerce Task Force) do Singapore và Australia làm đồng chủ tịch với chương trình hoạt động hai bước (làm cho các nước thành viên hiểu rõ về thương mại điện tử và các tác động của nó):
- Triển khai dần việc ứng dụng thương mại điện tử trong từng nước và giữa các nước thành viên
+ Trong ASEAN đã có hàng loạt hoạt động tập thể: Tháng 10.1997 ASEAN tổ chức hội nghị bàn tròn về thương mại điện tử tại Mã lai Tháng 7.1998 “tiểu ban điều phối về thương mại điện tử” của ASEAN (Coordinating Committee on Electronic Commerce - CCEC) họp hội nghị lần thứ nhất Tháng 9.1998 CCEC họp hội nghị lần thứ hai tại Jarkarta
Tháng 9.1998 UNCTAD phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khu vực các nước A-rập về thương mại điện tử (ở Cairo)
Tháng 11.1998 UNCTAD ra tuyên bố báo chí kêu gọi các nước đang phát triển tăng cường tham gia thương mại điện tử, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và kêu gọi hành động để các nước đang phát triển được hưởng các điều kiện tương đương khi tiếp cận với các phương tiện của thương mại điện tử
Tháng 9.1998 Hội nghị lần thứ hai Tiểu ban điều phối về thương mại điện tử của ASEAN (tại Jakarta) thông qua lần thứ nhất bản “Các nguyên tắc chỉ đạo về thương mại điện tử ASEAN” Tháng 1.1999 thông qua lần cuối để chuẩn bị đưa ra Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (lần thứ 30) phê chuẩn
Trang 1010
Tháng 11.1998 APEC công bố “Chương trình hành động của APEC” về thương mại điện tử” Hầu hết các nghị quyết tuyên bố, hội thảo và chương trình nói trên đều nhấn mạnh hai ý tưởng chủ yếu:
- Một là tập trung nỗ lực phát triển thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp nào mà đã có hiểu biết về thương mại điện tử và có điều kiện triển khai thương mại điện tử
- Hai là, vai trò của Chính phủ tập trung vào việc cải tạo môi trường, giúp thử nghiệm và hình thành các chính sách phát triển
Thương mại điện tử qua Internet/Web đã tới thời điểm mà các nhà doanh nghiệp đặt ra một số vấn đề cạnh tranh, và về việc lập ra một cơ quan trung gian tích cực để điều tiết hình thức này
Mới đây đã thành lập “Tổ chức đối thoại kinh doanh toàn cầu qua Internet” bao gồm các nhà điều hành của các hãng sản xuất máy tính của Mỹ (International Business Machines Corp, Internet Provider America Online Inc) cộng với “The bank of Tokyo-Mitsubisi, hãng điện tử Nhật Fujitsu Ltd, và công ty giải trí Bertalsmann AG (của Đức) Mục tiêu của tổ chức này là trở thành tiếng nói của thương mại điện tử toàn thế giới nhằm đưa ra các khuyến nghị về chính sách liên quan tới sự phát triển của thương mại điện tử toàn cầu Ngoài ra khoảng 100 công ty
đã lập một liên minh toàn cầu nhằm định ra các tiêu chuẩn công nghiệp cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh trên Internet/Web
Thương mại điện tử nói chung được nhìn nhận như một sự phát triển tự nhiên tất yếu của thương mại trong một nền kinh tế số hoá
Một trong những vấn đề lớn nhất mà Internet đặt ra là: Internet và các mạng thông tin số hoá là một không gian quốc tế không biên giới, một không gian đa cực
mà không tác nhân hay nhà nước nào có thể kiểm soát hoàn toàn, một không gian không thuần nhất trong đó mỗi người có thể hoạt động, tự thể hiện và làm việc theo cách riêng Tóm lại là một không gian tự do và do đó pháp luật vốn mang bản tính vạch phạm vi ứng dụng theo từng lãnh thổ, dựa trên các hành vi các loại hình đồng
Trang 1111
nhất và ổn định, khó có thể đặt trong lĩnh vực Internet (thậm chí một số người cho rằng chính sự đối kháng giữa pháp luật và tự hành đã thức đẩy sự phát triển của Internet như một mạng không chịu bất cứ sự ràng buộc nào)
Nhưng bản chất có quản lý của xã hội không cho phép như vậy: trong khi đi theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế con người phải có sự lựa chọn về chính trị và đạo đức Vì thế, các nước đang cùng nhau xem xét và đưa ra các quy định điều chỉnh không gian này: ai có thẩm quyền đưa ra những quy định đó, theo những phương thức nào và hiệu quả đến đâu Mỗi nước đều có trách nhiệm phải tham gia tích cực vào cuộc đàm thoại quốc tế đó mà chắc chắn sẽ đưa tới một cách thức điều chỉnh khác về chất so với các điều chỉnh thông thường cuả luật phát hiện hành, nói cách khác đã phát sinh nhu cầu bức bách phải có một “luật chơi” mới
Tới nay đã có hàng loạt hội thảo quốc tế về pháp luật về không gian, về Hợp đồng thương mại điện tử, và Uỷ ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã thảo một bản quy định về “chữ ký điện tử” (Electronic signature)
và “chữ ký số hoá” (digital signature)
1.2.3 Các dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới
1.2.3.1 Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng
Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến sau đây:
- Tóm lược về những sản phẩm, dịch vụ đã giao dịch với Ngân hàng, xem số
dư tài khoản (Account Summary)
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã giao dịch (Transaction History)
- Kiểm tra tình trạng các thẻ ghi Nợ, thẻ ghi Có (Credit/Debit Card Enquyry)
- Kiểm tra tình trạng các Sec đã phát hành, xem chúng đã được thanh toán hay chưa, bị từ chối thanh toán hay đang trong tình trạng chờ đợi chi trả (Cheque Status Enquyry)
Trang 1212
1.2.3.2 Dịch vụ Ngân hàng điện toán (Computer Banking)
Là những dịch vụ cho phép khách hàng có thể giao dịch với Ngân hàng bằng cách sử dụng mạng Internet hay Intranet kết nối với máy chủ của Ngân hàng để thực hiện, nhận và thanh toán hóa đơn
1.2.3.3 Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ được sử dụng tại những máy ATM hay máy thanh toán tại những điểm bán hàng (Point of sale-POS) cho phép khách hàng sử dụng được bằng cách ghi Nợ trực tiếp vào tài khoản của họ
1.2.3.4 Thanh toán trực tiếp (Direct payment)
Là hình thức thanh toán cho phép khách hàng tự động thanh toán các hóa đơn hay lương, trợ cấp cho nhân viên bằng cách chuyển tiền điện tử Các khoản chi trả được chuyển điện tử từ tài khoản của họ đến tài khoản người thụ hưởng Các mẫu tin về người thụ hưởng có thể được cài sẵn trước hàng tháng nếu cần
1.2.3.5 Gửi và thanh toán hóa đơn điện tử (Electronic bill presentment and payment – EBPP)
Đây là một hình thức hóa đơn thanh toán được gửi trực tiếp đến khách hàng bằng e-mail hoặc bằng một thông báo trên tài khoản Ngân hàng điện tử Sau đó, khách hàng sẽ ra thông báo đồng ý chi trả, việc thanh toán được điện tử hóa trực tiếp từ tài khoản khách hàng
1.2.3.6 Thẻ trả lương (Payroll Card)
Một loại thẻ tích trữ giá trị (stored-value card) được phát hành bởi các doanh nghiệp thay cho việc thanh toán lương trực tiếp, với thẻ lương cho phép người làm công nhận lương trực tiếp tại máy ATM hay sử dụng máy thanh toán tại các điểm bán hàng Lương công nhân được các doanh nghiệp nạp vào thẻ một cách điện tử 1.2.3.7 Ghi nợ được ủy quyền trước (Preauthorized debit)
Đây là hình thức thanh toán mà cho phép khách hàng ủy quyền cho Ngân hàng
tự động thanh toán các khoản thường xuyên, các hóa đơn có tính chất định kỳ từ tài
Trang 1313
khoản của họ vào ngày cụ thể với một số tiền cụ thể Khoản thanh toán này sẽ được chuyển điện tử từ tài khoản khách hàng đến tài khoản người thụ hưởng
1.2.3.8 Dịch vụ đầu tư (Investment Services)
Dịch vụ này cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính trực tuyến như đầu tư chứng khoán, mở tài khoản tiết kiệm qua mạng…
1.2.3.9 Dịch vụ cho vay tự động
Với dịch vụ này khách hàng có thể vay tiền của Ngân hàng thông qua các máy cho vay tự động ALM (Automated Loan Machines) Việc duy nhất mà khách hàng phải làm là nhập vào máy các thông tin cần thiết và trả lời một số câu hỏi do máy đưa ra
1.2.3.10 Dịch vụ Ngân hàng tự phục vụ
Sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ thao tác với các máy giao dịch tự phục vụ,
đó là những máy ATM (Automatic Teller Machines) với nhiều chức năng, cho phép khách hàng rút tiền từ tài khoản, nộp tiền vào tài khoản, kiểm tra số dư, chuyển khoản, vay, đầu tư cổ phiếu, mở tài khoản, phát hành Séc, cung cấp cũng như truy cập thông tin…Ở các nước phát triển các máy ATM có chức năng gần bằng một chi nhánh Ngân hàng
1.2.4 Lịch sử về sự phát triển của Ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Hiện nay, Ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức Ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống Ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này
Từ năm 1994, NH Ngoại thương Việt Nam triển khai dịch vụ Homebanking Đến năm 1999, NH Ngoại thương Việt Nam thực hiện dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam Đến tháng 11/2002, NH Công Thương Việt Nam khai trương
Trang 1414
dịch vụ này Hiện nay, đối với dịch vụ PC-banking, trên thị trường có vài NHTM cung cấp dịch vụ Ngân hàng tại nhà “home-banking” (Vietcombank, Techcombank, ACB, Eximbank .) và 2 Ngân hàng nước ngoài là ANZ và Citibank Dịch vụ Phone-banking, có các ngân hàng cung cấp là VCB, ACB, Techcombank, HSBC, ANZ và Citibank… Dịch vụ Mobile-banking thì có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Đông Á, ACB và Techcombank… Hiện nay, hệ thống ngân hàng đã cung cấp được dịch vụ Internet banking nhưng chỉ mới ở mức cho phép truy cập về thông tin tài khoản, có một số Ngân hàng đã thực hiện được các giao dịch chuyển tiền với các tài khoản khác trong cùng hệ thống hoặc thanh toán qua tài khoản Internet banking như Agribank, Vietcombank còn các Ngân hàng khác chỉ mới dừng lại ở việc thiết lập các trang web chủ yếu để giới thiệu Ngân hàng và cung cấp thông tin dịch vụ
Bên cạnh đó, để phục vụ cho hệ thống thanh toán cho TMĐT, VASC đã xây dựng cổng thanh toán VASC Payment để làm cơ sở cho hệ thống thanh toán qua mạng Internet và hệ thống quản lý chứng chỉ số - VASC CA (Certificate Authority),
để cung cấp chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử để làm cơ sở pháp lý cho giao dịch điện tử, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như nhà cung cấp dịch vụ, là xương sống cho sự phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới
1.2.5 Ngân hàng điện tử - sự lựa chọn chiến lược của ngành công nghiệp ngân hàng (Vai trò của ngân hàng điện tử trong thời kỳ hội nhập)
Việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử tiên tiến giúp chu chuyển vốn tăng nhanh và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thanh toán của nền kinh tế đất nước đang thay đổi nhanh chóng Chính điều đó sẽ làm cho luồng tiền từ mọi phía chảy vào Ngân hàng sẽ rất lớn và được điều hòa với hệ số hữu ích cao, làm thay đổi cơ cấu tiền lưu thông, chuyển từ nền kinh tế tiền mặt qua nền kinh tế chuyển khoản Thông qua hệ thống Ngân hàng điện tử, Ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ, cũng từ đó có thể hạn chế được các vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng…
Trang 1515
Với các nguồn dữ liệu được truy cập kịp thời, chính xác qua hệ thống mạng thông tin, Ngân hàng Trung Ương có thể phân tích, lựa chọn các giải pháp, sử dụng các công cụ điều tiết, kiểm soát cung ứng tiền tệ tối ưu nhằm điều hòa, ổn định tiền
tệ đối nội và đối ngoại chủ động, có đủ điều kiện để đánh giá tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán, và diễn biến tốc độ phát triển kinh tế Ngân hàng Trung Ương sẽ nâng cao hơn vai trò của mình, phát huy hết chức năng của mình nếu như việc ứng dụng Ngân hàng điện tử ngày càng được đẩy mạnh trong hệ thống Ngân hàng
Mạng thông tin giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng chặt chẽ, kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, giữ vững an toàn hệ thống Việc quản lý hệ thống kho quỹ, in ấn tiền, tổ chức điều hành văn phòng, quản lý hồ sơ cán bộ, đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, hội họp từ xa trong nước và quốc tế… đều có thể ứng dụng qua mạng thông tin sẽ rất thuận tiện, giảm được đáng kể chi phí đi lại, chi phí
tổ chức, tiết kiệm thời gian…
Đầu tư tín dụng cũng sẽ thay đổi lớn Các dự án đầu tư cũng có thể được đưa lên mạng để chào mời các Ngân hàng thương mại Máy tính điện tử phân tích các
dữ liệu truy cập, đưa ra các phương án để lựa chọn tối ưu Ngân hàng thương mại thấy rõ những điều cần tư vấn để bổ khuyết vào dự án đảm bảo khả năng thực thi Ngoài ra, mạng thông tin cung cấp cho các tổ chức tín dụng nắm được diễn biến của các thị trường: tiền tệ, chứng khoán, hối đoái Những diễn biến về lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái Các luồng vốn khả dụng được chào mời trên thị trường liên Ngân hàng phản ánh qua mạng sẽ giúp cho Ngân hàng có các chính sách đúng đắn và hoạch định các phương án hoạt động phù hợp
Có thể nói, Ngân hàng điện tử có vai trò vô cùng to lớn trong hệ thống Ngân hàng, nó đang tác động đến các Ngân hàng, xúc tiến việc sáp nhập, hợp nhất, hình thành các Ngân hàng lớn, nâng cao nguồn vốn tự có đủ sức trang bị công nghệ thông tin hiện đại để đương đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt giành lợi thế về mình
Mặt khác, nó cũng đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác giữa các Ngân hàng ngày càng chặt chẽ, phát triển đa dạng, mạnh mẽ, rộng khắp trong nước và thế giới… để
Trang 1616
thiết lập các đề án phát triển nghiệp vụ kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mới, sử dụng mạng lưới thanh toán điện tử, thông tin rủi ro, tư vấn pháp luật, kiểm toán phòng ngừa, lập quỹ bảo toàn tiền gửi, xây dựng các chương trình đồng tài trợ, lập chương trình phối hợp đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, kể cả các hình thức hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ và văn hóa xã hội…
1.2.6 Sự ra đời của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện Sau rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau đây: ngân hàng tại nhà (Home-banking, Internet-banking); ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking, Mobile banking); ngân hàng qua mạng không dây (Wireless-banking)…
a Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-banking):
Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước tiến nhanh chóng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàn cầu về dịch vụ ngân hàng Đứng về phía khách hàng, Home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng- an toàn- thuận tiện Và khẩu hiệu “Dịch vụ ngân hàng 24/7” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh được Hiện nay, dịch vụ Home-banking tại Việt Nam đã được nhiều ngân hàng tại Việt Nam ứng dụng và triển khai rộng rãi như: Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam; Ngân hàng ngoại Thương VN; Ngân hàng kỹ thương, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam…
Trang 1717
Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base) Thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính cá nhân của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau đây:
+ Bước 1: Thiết lập kết nối
Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngân hàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm) Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng (User ID, Password…), khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của ngân hàng
+ Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ
Dịch vụ NHĐT rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông tin tài khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử …
và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn lựa và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch Tất cả mọi việc khách hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch vụ và của ngân hàng
Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng (thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử …); Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch và thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lí, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu Đối với mỗi Ngân hàng khác nhau, quy trình nghiệp vụ cũng tương tự cùng với một vài đặc trưng riêng của mỗi Ngân hàng
b Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking)
Phone-banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng nhấn vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng quy định trước, để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết
Trang 1818
Cũng như Home-banking, dịch vụ ngân hàng được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch vụ Thông qua các phím chức năng được định nghĩa trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua nhân viên tổng đài
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tuỳ theo dịch vụ đăng ký, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ Phone- banking như sau:
Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết
và ký hợp đồng sử dụng dịch vụ Phone-banking Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh (duy nhất) là Mã khách hàng và Mã khóa truy nhập hệ thống, ngoài ra khách hàng còn được cung cấp một Mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch cũng như đảm bảo an toàn và bảo mật
Xử lý một giao dịch: Khi khách hàng gọi tới tổng đài, nhập mã khách hàng
và khóa truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn phím chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần giao dịch Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với Ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được
in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong
Các dịch vụ được cung cấp: qua Phone-banking, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ Ngân hàng như: hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin
về dịch vụ Ngân hàng, cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo
Nợ, báo Có, cung cấp thông tin Ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng… và nhiều dịch vụ khác Tuy nhiên, tại Việt Nam, các dịch vụ Ngân hàng mới tạm thời cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin tài khoản và cung cấp thông tin tài chính Ngân hàng
c Dịch vụ ngân hàng qua ĐTDĐ (Mobile-banking)
Mobile-banking là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua hệ thống mạng điện thoại di động Về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin
Trang 1919
được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…) Dịch vụ này đã được các ngân hàng triển khai trong vài năm gần đây, do tính chất thuận tiện, nhanh chóng đặc trưng của nó với các dịch vụ cung cấp như: Vấn tin số dư, thông báo biến động số
dư tài khoản, chuyển khoản, nạp tiền cho thuê bao di động
d Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet banking):
Internet-banking là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin sản phẩm và dịch
vụ NH thông qua đường truyền Internet Đây là một kênh phân phối rộng các sản phẩm và dịch vụ NH tới khách hàng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào Với máy tính kết nối Internet, khách hàng có thể truy cập vào website của NH để được cung cấp các thông tin, hướng dẫn đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Bên cạnh đó, với mã số truy cập và mật khẩu được cấp, khách hàng cũng có thể xem số dư tài khoản, in sao kê…Internet-banking còn là một kênh phản hồi thông tin hiệu quả giữa khách hàng và Ngân hàng Các dịch vụ Internet-banking cung cấp:
- Xem số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại
- Vấn tin lịch sử giao dịch
- Xem thông tin tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại
- Khách hàng có thể gửi tất cả các thắc mắc, góp ý về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và được giải quyết nhanh chóng
e Kiosk ngân hàng
Là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu
để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình Đây cũng là một hướng phát triển đáng lưu tâm cho các nhà lãnh đạo các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trang 2020
1.3 Ưu, nhược điểm của dịch vụ Ngân hàng điện tử
a Ưu điểm
- Nhanh chóng, thuận tiện:
Ngân hàng điện tử giúp khách hàng liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24/7) và ở bất cứ nơi đâu Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với khách hàng đặc biệt
là những khách hàng có ít thời gian để đi đến các quầy giao dịch với ngân hàng Đây là lợi ích mà các giao dịch ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc
độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử
- Tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập
Ngân hàng điện tử không những tiết kiệm về thời gian, mà còn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là các giao dịch qua internet Từ đó góp phần tăng số lượng giao dịch khách hàng, giảm chi phí nhân công và tăng phí dịch vụ cho ngân hàng
- Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh
Ngân hàng điện tử là một giải pháp của ngân hàng thương mại để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Hơn nữa, ngân hàng điện tử còn giúp các ngân hàng thuơng mại thực hiện được chiến lược "toàn cầu hoá" mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài Ngân hàng điện tử cũng là công cụ quảng bá, khuếch trương thương hiệu của ngân hàng thương mại một cách sinh động, có hiệu quả
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện chu chuyển nhanh vốn tiền tệ, trao đổi tiền - hàng Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trang 2121
- Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng
Từ những tiện ích ứng dụng từ công nghệ hiện đại áp dụng trong ngân hàng điện tử, ngân hàng đã thông qua mạng viễn thông, mạng Internet thu hút và giữ khách hàng sử dụng dịch vụ, giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng nên khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh là rất cao
- Cung cấp dịch vụ trọn gói
Ưu điểm nổi bật của dịch vụ Ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của khách hàng
ốc, cho thuê tài chính…
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỹ thuật hoặc thiết bị đầu cuối không đảm bảo chất lượng dẫn tới chất lượng dịch vụ chưa cao Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng còn phát triển chưa có sự phối hợp, liên thông cần thiết nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của dịch vụ mới này
- Giao dịch ngân hàng điện tử còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ lưu trữ truyền thống, chưa thể điện tử hoá mọi chứng từ giao dịch Ngoài ra, việc sử dụng chữ ký
Trang 22- Một lý do quan trọng nữa đó là quy mô và chất lượng của TMĐT còn rất thấp
và phát triển chậm, cần có một hệ thống TMĐT đủ mạnh để cung cấp tất cả hàng hoá dịch vụ trên mạng, tạo tiền đề cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển
1.4 Điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
1.4.1 Điều kiện pháp lý
Dịch vụ ngân hàng điện tử với việc sử dụng công nghệ mới đòi hỏi khuôn khổ pháp lý mới Các dịch vụ Ngân hàng điện tử chỉ có thể triển khai được hiệu quả
và an toàn khi các dịch vụ này được công nhận về mặt pháp lý
Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực ngày 1/3/2006 Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội
Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng
Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký
số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành Nghị định này quy định về chữ
ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số (bao gồm chứng thư số, việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số) Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như
Trang 23Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết
về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng
1.4.2 Điều kiện khoa học công nghệ
An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành Ngân hàng trong thời điện tử hóa An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt Vì vậy nếu thiếu những biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử không thể thực hiện được
a Mã hóa đường truyền:
Để giữ bí mật khi truyền tải thông tin giữa hai thực thể nào đó người ta tiến hành mã hóa chúng Mã hóa thông tin là chuyển thông tin sang một dạng mới khác dạng ban đầu, dạng mới này được gọi chung là văn bản mã hóa Có hai thuật toán
mã hóa: Thuật toán quy ước, còn gọi là thuật toán mã hóa đối xứng Theo đó, người gửi và người nhận sẽ dùng chung một chìa khóa Đó là một mã số bí mật dùng để
mã hóa và giải mã một thông tin mà chỉ có người nhận và người gửi biết được Tuy nhiên, với thuật toán này còn nhiều vấn đề đặt ra, ví dụ: số lượng các khóa sẽ tăng rất nhiều khi lượng khách hàng tăng kéo theo việc quản lý sẽ được tổ chức như thế
Trang 2424
nào… Thuật toán mã khóa công khai, còn được gọi là thuật toán mã hóa bất đối xứng, giải quyết được vấn đề trao đổi khóa ở thuật toán quy ước Theo đó, thuật toán mã hóa bất đối xứng sẽ quy ước việc sử dụng 2 khóa, một khóa dùng để mã hóa và khóa còn lại dùng để giải mã Việc nhận một thông tin được thực hiện an toàn và bảo mật khi thông báo một khóa (khóa chung) và giữ bí mật khóa còn lại (khóa bí mật) Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể mã hóa thông tin đề nghị của mình bằng cách sử dụng khóa chung nhưng chỉ duy nhất người sở hữu khóa bí mật mới có thể giải mã và đọc được thông tin đó
Đây là công nghệ an toàn bảo mật thông tin trên các ứng dụng và đặc biệt sử dụng trong giao dịch Ngân hàng điện tử Thuật toán mã hóa công khai được sử dụng trong công nghệ mã hóa đường truyền và chữ ký điện tử Chữ ký điện tử dùng để giữ sự riêng tư của thông tin Việc mã hóa đường truyền sẽ bao bên ngoài để đảm bảo thông tin được an toàn
b Chữ ký điện tử:
Chứng chỉ số (CA) là một tập tin có chứa đựng dữ liệu về người chủ sở hữu Các dữ liệu này được nhà cung cấp chứng chỉ số xác nhận và chứng thực Người sử dụng sẽ dùng chứng chỉ số mà mình được cấp để ký vào thông điệp điện tử Việc ký chữ ký điện tử này đồng nghĩa với việc mã hóa thông điệp trước khi gửi đi qua đường truyền Internet Lúc này chứng chỉ số cấp cho khách hàng được xem như là chữ ký điện tử Chữ ký điện tử là dữ liệu đã được ký và mã hóa bởi và chỉ duy nhất bởi người chủ sở hữu Đây là công nghệ cấp mã bất đối xứng mã hóa dữ liệu trên đường truyền và xác định rằng: về phía khách hàng được xác nhận là đang giao dịch, về phía Ngân hàng được xác nhận là đang thực hiện giao dịch với khách hàng Chứng chỉ số do một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm được Ngân hàng chủ quản lựa chọn làm nhà cung cấp, cấp cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này
c Công nghệ bảo mật
- SET (Secure Electronic Transaction): là một giao thức bảo mật do Microsoft phát triển, SET có tính riêng tư, được chứng thực và rất khó xâm nhập
Trang 2525
nên tạo được độ an toàn cao, tuy nhiên, SET ít được sử dụng do tính phức tạp và sự đòi hỏi phải có các bộ đọc card đặc biệt cho người sử dụng - SSL (Secure Socket Layer): là công nghệ bảo mật do hãng Nestcape phát triển, tích hợp sẵn trong bộ trình duyệt của khách hàng, đó là một cơ chế mã hóa (encryption) và thiết lập một đường truyền bảo mật từ máy của Ngân hàng đến khách hàng (https), SSL đơn giản
và được ứng dụng rộng rãi
1.4.3 Điều kiện về con người
a Mức sống của người dân
Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử Khi người dân phải sống với thu nhập thấp, hay nói cách khác có ít tiền thì
có lẽ họ sẽ không quan tâm đến các dịch vụ Ngân hàng Họ sẽ dùng tiền mặt thay vì các dịch vụ thanh toán điện tử Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử
b Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ Ngân hàng điện tử
Thói quen và sự yêu thích dùng tiền mặt, tính “ì” của khách hàng trước các dịch vụ mới có thể là những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử Sự phổ biến của các dịch vụ Ngân hàng điện tử liên quan chặt chẽ tới
sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía mời chào
cung ứng dịch vụ đưa ra Sẽ chẳng có lý do nào cho các Ngân hàng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng điện tử mà không được sự chấp nhận của khách hàng Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ Ngân hàng điện tử và ích lợi của các dịch vụ này là hết sức cần thiết Rõ ràng, các dịch vụ Ngân hàng điện tử là các dịch vụ hiện đại và tốt Tuy vậy, chúng ta không thể cho rằng có các dịch vụ tốt là
đủ Để xúc tiến các dịch vụ Ngân hàng điện tử các Ngân hàng cung cấp các dịch vụ này cần phải làm cho khách hàng biết rằng có những dịch vụ như vậy và hướng dẫn
họ sử dụng các dịch vụ đó
Trang 2626
c Nguồn nhân lực của Ngân hàng
Các hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi một lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt về CNTT và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp Thiếu các kỹ năng để làm việc trên Internet và làm việc với các phương tiện hiện đại khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ căn bản của Internet cũng là những trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử
Biểu 1.1: Mô hình xu hướng phát triển trong ngân hàng điện tử
Tăng lợi nhuận và thị phần
Xu hướng phát triển
Trang 2727
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT TẠI
AGRIBANK HANOI 2.1 Vài nét về Agribank Hanoi
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Bảng 2.1: Giới thiệu về Agribank Hanoi NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/06/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Sau khi Nghị định 53/HĐBT có hiệu lực, ngành ngân hàng nước ta đã chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp
và từ đó, chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Hà Nội là đơn vị thành viên và hạch toán trực thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
(Agribank Hà Nội )
Trụ sở 77 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Nông nghiệp, nông thôn
Giám đốc Bà Phạm Thị Hằng ( Bổ nhiệm từ ngày 23/1/2009)
Tên tiếng việt
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam )
Website http://www.agribankhanoi.com.vn/
Trang 2828
Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông- Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số
77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi ngân sách huyện và
16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn động Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chỉ lương cho các doanh nghiệp
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông Nghiệp Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chi sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng NHNo Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng
Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc
và Hà Tây Tiếp theo đó tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và từ tháng 11 năm
2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương và Tây Hồ, Cầu Giấy,
Trang 2929
Thanh Xuân về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, lúc này NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành nghiệp kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệp giữa nội đô thành phố Hà Nội Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành
- Năm 1994 thành lập ngân hàng khu vực chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng)
- Năm 1995 thành lập ngân hàng khu vực Đồng Xuân (nay là Hoàn Kiếm)
- Năm 1996 thành lập các ngân hàng quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân
- Năm 1997 thành lập ngân hàng quận Cầu Giấy
- Năm 2000 thành lập ngân hàng quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh
- Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch
- Năm 2002 thành lập 2 ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền PLAZA và
11 phòng giao dịch Đến cuối năm 2002 NHNo & PTNT Hà Nội có 33 phòng giao dịch huy động nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng
- Năm 2003 thành lập 3 chi nhánh: chợ Hôm , Hàng Đào, Nghĩa Đô
- Tháng 12 năm 2004 bàn giao 2 chi nhánh:
+ Chi nhánh Chương Dương về chi nhánh Long Biên
+ Chi nhánh Tây Hồ về chi nhánh Quảng An
- Năm 2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng
- Năm 2006 bàn giao chi nhánh Cầu Giấy về TW
- Năm 2007 bàn giao chi nhánh Thanh Xuân về TW
- Tháng 3 năm 2008 bàn giao 3 chi nhánh: Hoàn Kiếm, Tam Trinh, Đống Đa
về TW
- Từ 1/4/2008 chuyển các chi nhánh cấp hai thành phòng giao dịch
Trang 30- Từ năm 1988 đến năm 1991: đây là thời kỳ chuyển đổi khó khăn nhất của
hệ thống ngân hàng nói chung và của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng Giai đoạn này có rất nhiều quỹ tín dụng nhân dân vỡ nợ, còn trong ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn
và nợ khó đòi tăng cao Nhìn chung trong thời gian này, ngân hàng làm ăn không có hiệu quả là một điều tất yếu
- Từ năm 1992 đến nay: hoạt động của ngân hàng có rất nhiều chuyển biến, cùng với sự thay đổi của cơ chế, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Do đòi hỏi của cơ chế thị trường nên bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh được cơ cấu lại tinh gọn, hiệu quả thay cho bộ máy cồng kềnh trước đây Với phương thức hoạt động kinh doanh đổi mới, đa dạng và linh hoạt, đầu tư ở từng ngành nghề, từng khu vực trong nền kinh tế đã tạo được lòng tin với các khách hàng, và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đưa Ngân hàng ngày một phát triển
Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triên kinh tế Thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành ngân hàng, từ ngày thành lập đến nay Đảng
Bộ NHNo&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vững mạnh, được Nhà nước tặng thưởng 01 Huân chương Lao động hạng nhất, 01 Huân chương Lao động hạng nhì, 01 huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương Chiến công hạng Ba, 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 37 Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, 39 Chiến
sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở
Trang 3131
Sau hơn 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ
2.1.3 Ngành nghề hoạt động chính của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
- Ngân hàng hoạt động trong phạm vi cả trong nước và quốc tế
- Là một Ngân hàng thương mại, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng, có tư cách pháp nhân, NHNo&PTNT Hà Nội có đầy đủ quyền
và nghĩa vụ theo Luật các tổ chức tín dụng 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2004 Theo đó, NHNo&PTNT Hà Nội có những chức năng, hoạt động như sau:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với nhiều kỳ hạn khác nhau
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các ngành và các thành phần kinh tế
- Cho vay ủy thác theo các chương trình của chính phủ, chủ đầu tư trong và ngoài nước
- Làm dịch vụ cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở nông thôn
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tài trợ xuất- nhập khẩu bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụ kiểm đếm giao nhận tiền tận nơi cho các đơn vị
- Dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống Swift trên toàn thế giới
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng- tiền tệ khác
Trang 3232
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
a Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Hà Nội
NHNo&PTNT Hà Nội hiện nay vận hành dưới sự điều hành của Giám đốc, 3 Phó giám đốc với bộ máy gồm 1 Chi nhánh cấp I loại 1, 8 phòng nghiệp vụ chính
và 17 phòng giao dịch trực thuộc Mỗi đơn vị này đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể
và nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một thể thống nhất, đảm bảo tính hiệu quả cho NHNo&PTNT Hà Nội trong quá trình hoạt động kinh doanh
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của ngân hàng, là người lãnh đạo cao nhất, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng theo nhiệm vụ,
Điện toán
Tín dụng
DV
&
Mar
Kế toán
&
NQ
KTra KSNB
17 phòng giao dịch Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Trang 33Các phòng nghiệp vụ và Phòng giao dịch khác thực hiện đúng các chức năng
và nhiệm vụ được giao Trưởng phòng, Giám đốc phòng giao dịch chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ được giao
b Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng kế hoạch tổng hợp
- Tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội, diễn biến về lãi suất trên thị trường, nghiên cứu và phân tích kinh tế, đề xuất các biện pháp triểu khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới có những ưu đãi về lãi suất và dịch vụ phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng
- Nghiên cứu và đưa ra những đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc triển khai các biện pháp, hình thức và công cụ huy động vốn để tăng cường khả năng về vốn
Trang 34Phòng kinh doanh ngoại hối
- Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng
- Thực hiện các giao dịch mua và bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và các dịch vụ ngoại hối khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước và các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế, tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại sở giao dịch
Phòng hành chính nhân sự
- Thực hiện công tác quản trị, hành chính, nhân sự Tổ chức quản lý văn thư lưu trữ, trực tiếp quản lý và bảo quản, khai thác các loại tài sản công
- Quản lý hồ sơ cán bộ, tham mưu về công tác tổ chức, sắp xếp và bố trí cán
bộ, bổ nhiệm, tuyển dụng và thuyên chuyển cán bộ, nâng lương định kỳ, khen thưởng kỷ luật theo quy định Thực hiện các chính sách đối với người lao động, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đã được phê duyệt, đề xuất cử cán bộ đi học tập và tham quan khảo sát trongvà ngoài nước
Phòng kế toán ngân quỹ
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý và theo dõi các dự án, các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng theo quy định hiện hành của Agribank Hanoi
Trang 3535
- Thực hiện công tác thanh toán điện tử, tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng nhà nước và các NHTM khác trên cùng địa bàn, thanh toán nối mạng với khách hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ thu chi, vận chuyển tiền mặt và giấy tờ có giá Tổ chức quản lý kho, quỹ, chấp hành định mức tồn quỹ và chế độ báo cáo kho quỹ theo quy định
Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ
- Tổ chức kiểm tra và kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách và hồ sơ nghiệp
vụ phát sinh tại ngân hàng Kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục những tồn tại và thiếu sót trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả Là đầu mối đón tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và ngoài ngành đến làm việc tại Agribank Hanoi
- Xây dựng các đề cương, chương trình công tác kiểm tra và phúc tra Tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả công tác thực hiện chấn chỉnh và sửa sai theo quy định
- Thực hiện việc tiếp dân, đồng thời giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo (nếu có) Tổ chức kiểm tra xác minh và tham mưu cho Ban giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền
Phòng điện toán:
Tổng hợp, báo cáo, thống kê, lưu trữ, cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị tin học, làm dịch vụ tin học Nghiên cứu lập trình những phần mềm phù hợp với các hoạt động của chi nhánh giảm thiểu các thao tác thủ công phục vụ nhu cầu của khách hàng
Phòng dịch vụ & Marketing:
Đề xuất, triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền quảng bá hoạt động của Chi nhánh và các sản phẩm dịch vụ cung ứng trên thị trường Thực hiện lưu trữ khai thác các ấn phẩm, vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh băng đĩa về ngân hàng
Trang 3636
Đầu mối tiếp cận các cơ quan truyền thông, báo chí và tập hợp triển khai phát triển dịch vụ tại Agribank Hanoi Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền, quảng bá thương hiệu hoạt động của chi nhánh và NHNo&PTNT Việt Nam
Đầu mối triển khai các nghiệp vụ mang tính công nghệ cao như: Thẻ, Mobile banking, Internet banking, ATM/POS…
Các phòng giao dịch
Các Phòng giao dịch trực thuộc ngoài việc triển khai công tác huy động vốn, hoạt động tín dụng còn thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản khách hàng như thu chi tiền mặt, chuyển khoản…thực hiện các yêu cầu thanh toán và chi trả đối với khách hàng không có tài khoản như mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền và quản lý kho quỹ Ngoài ra các phòng giao dịch còn là trung gian để liên lạc giữa khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với chi nhánh một cách nhanh nhất Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội gồm 17 phòng giao dịch đó là:
1 Phòng giao dịch Ba Đình - 51 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
2 Phòng giao dịch Chợ Hôm - Kiot số 14-15-16 Trần Xuân Soạn - Hà Nội
3 Phòng giao dịch Quán Thánh - 144A Quán Thánh - Hà Nội
4 Phòng giao dịch Hai Bà Trưng - 60 Ngô Thì Nhậm - Hà Nội
5 Phòng giao dịch Nghĩa Đô - 10 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội
6 Phòng giao dịch Tràng Tiền - 27 Lý Thái Tổ - Hà Nội
7 Phòng giao dịch Trung Hoà - Nhà 5 - Lô 14B Trung Hoà - Hà Nội
8 Phòng giao dịch Phương Mai - 84 Phố Vọng - Hà Nội
9 Phòng giao dịch Khương Trung - 185 Hoàng Văn Thái - Hà Nội
10 Phòng giao dịch Minh Khai - 78 Minh Khai - Hà Nội
11 Phòng giao dịch Ngọc Hà - 171 Hoàng Hoa Thám - Hà Nội
12 Phòng giao dịch Giảng Võ - 800 Đê La Thành - Hà Nội
Trang 3737
13 Phòng giao dịch Tân Mai - 1199 Giải Phóng - Hà Nội
14 Phòng giao dịch Quang Trung - 83-85 Trần Quang Diệu - Hà Nội
15 Phòng giao dịch Linh Lang - 79 Linh Lang - Ba Đình - Hà Nội
16 Phòng giao dịch Đồng Tâm - 12A7 Trần Đại Nghĩa - Hà Nội
17 Phòng giao dịch Bạch Đằng - 87 Nguyễn Tam Trinh - Hà Nội
2.2 Điều kiện thực hiện dịch vụ NHĐT tại Agribank Hanoi
2.2.1 Điều kiện khoa học và công nghệ
Agribank Hanoi là một chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Vì vậy hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sử dụng trong ngân hàng điện tử tại Agribank Hanoi được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
Trong nhiều năm trước đây, các nghiệp vụ ngân hàng được hoạt động trên hệ thống công nghệ cũ, bao gồm nhiều ứng dụng đơn lẻ, khả năng bảo mật và an toàn của dữ liệu thấp Giai đoạn 2008 – 2009, hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mình vượt bậc như: triển khai thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) tới tất cả các chi nhánh trên toàn quốc, kết nối mạng WAN, triển khai hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại… tạo tiền
đề cho việc triển khai hoạt động sản phẩm dịch vụ đồng bộ và thống nhất trên toàn
hệ thống Với nền tảng công nghệ đã được triển khai, hệ thống sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Nông nghiệp nói chung và Agribank Hanoi nói riêng đã có chuyển biến về nhiều mặt, cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại trong đó có dịch
vụ Ngân hàng điện tử tạo thuận tiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng
Mạng lưới hoạt động công nghệ thông tin tại Agribank Hanoi: 8 Phòng ban tại Hội sở, 17 phòng giao dịch và 21 Máy ATM Mỗi phòng ban, phòng giao dịch
và hệ thống ATM của Agribank Hanoi đều có đường truyền riêng, đáp ứng tốt phát triển sản phẩm dịch vụ
Trang 3838
2.2.2 Điều kiện về con người
Với mạng lưới gồm 8 phòng nghiệp vụ và 17 Phòng giao dịch trực thuộc trải rộng khắp các quận nội thành, Agribank Hanoi có đội ngũ cán bộ cơ bản tinh thông nghiệp vụ, luôn được đào tạo, đào tạo lại về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và tác phong giao dịch chuyên nghiệp, văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự luôn sẵn sàng đáp ứng, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng Cụ thể:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 18 đ/c thạc sỹ, đang học thạc sỹ 09 đ/c, cử nhân 287 đ/c Trình độ ngoại ngữ: cử nhân 24 đ/c, 181 đ/c trình độ C Trình độ tin học: 100% có trình độ tin học cơ bản
- Khả năng giao dịch đa năng của cán bộ tại Agribank Hanoi tương đối tốt như cán bộ Kế toán có khă năng đồng thời làm cán bộ nghiệp vụ thẻ, mobile banking, internet banking
- Khả năng giao dịch trên IPCAS của cán bộ: đến nay 100% cán bộ nghiệp
vụ vận hành tốt hệ thống IPCAS theo nhiệm vụ được phân công
2.3 Các dịch vụ Ngân hàng điện tử Agribank Hanoi đang triển khai
2.3.1 Mobile Banking
Mobile banking một kênh phân phối sản phẩm với các dịch vụ trong nhóm sản phẩm E-Banking Thông qua điện thoại di động, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi bằng cách nhắn tin theo cú pháp quy định hoặc
sử dụng dịch vụ GPRS để tải ứng dụng Mobile banking mà không cần nhớ cú pháp Hiện nay, đã triển khai dịch vụ Mobile banking được 7/7 nhà cũng cấp dịch vụ viễn thông qua điện thoại di động tại Việt Nam
a Đối tượng khách hàng
Tất cả các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Agribank Hanoi có nhu cầu sử dụng Mobile banking
Trang 3939
b Ti ện ích
- Tiếp cận dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi
- Tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí dịch vụ cho khách hàng
- Kiểm soát được tài khoản tại Ngân hàng
c Các d ịch vụ đã được triển khai:
Nhóm dịch vụ SMS BANKING:
- Dịch vụ tự động thông báo số dư tài khoản khoản khi có biến động
- Dịch vụ vấn tin số dư tài khoản;
- Dịch vụ Sao kê 5 giao dịch gần nhất;
- Tự động thông báo giao dịch thẻ tín dụng quốc tế;
- Xem vị trí đặt máy ATM
Nhóm dịch vụ VNTOPUP:
- Dịch vụ Nạp tiền cho thuê bao di động trả trước (nạp cho thuê bao sử dụng dịch vụ và nạp cho thuê bao khác);
- Dịch vụ nạp tiền cho thuê bao di động trả sau;
- Dịch vụ Nạp tiền ví điện tử - VNMART
- Dịch vụ Nạp tiền cho mã thẻ Games online
Dịch vụ chuyển khoản (ATRANSFER):
- Chuyển khoản giữa hai tài khoản của khách hàng tại cùng hệ thống Agribank;
Dịch vụ thanh toán hóa đơn (APAYBILL):
- Thanh toán hóa đơn trên điện thoại di động trả sau (Sfone, Viettel, MobiFone)
2.3.2 Internet Banking
Internet banking là dịch vụ do Agribank thực hiện và cung cấp để khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ sản phẩm ngân hàng và các tiện ích khác qua trình duyệt Web thông qua hệ thống Internet một cách hợp pháp và hợp lệ
Trang 40- Thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking là 24h trong ngày
và 7 ngày trong tuần (dịch vụ 24/7)
- Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet và mã truy cập do Ngân hàng cung cấp Khách hàng có thể thực hiện các yêu cầu của mình mọi lúc, mọi nơi với tính an toàn bảo mật tuyệt đối
c Các d ịch vụ đã được triển khai
Truy vấn thông tin tài khoản
- Tra cứu số dư tài khoản
- Liệt kê các giao dịch trên tài khoản
- In sao kê tài khoản theo thời gian
- Xem biểu phí, tỷ giá và lãi suất
Thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại
a Các d ịch vụ đã được triển khai
Vấn tin các giao dịch chuyển tiền vào tài khoản thụ hưởng của doanh nghiệp
Sao kê doanh số bán hàng đối với từng đại lý tại bất kỳ thời điểm nào
Kết xuất dữ liệu với chương trình kế toán nội bộ tại doanh nghiệp