giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàng mai

60 322 0
giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàng mai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀNG MAI Sinh viên thực hiện : NGUYỄN PHƯƠNG ANH Lớp : K35C2 Mã sinh viên : 35B4010909 Chuyên ngành : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2013 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Nguyễn Phương Anh Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT 19 chi nhánh Hoàng Mai 19 Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh 21 Bảng 2.2: Phân loại nguồn vốn của Chi nhánh 23 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh 25 Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ thường xuyên với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 31 Hoàng Mai 31 Bảng 2.5: Quy mô cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 31 Bảng 2.6: Tình hình mở rộng qui mô cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 32 Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn 35 Bảng 2.8: Tình hình mở rộng tín dụng phân theo thời gian 36 Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu 37 Bảng 2.10: Tình hình tăng (giảm) nợ xấu 37 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai 43 Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang góp sức không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế và giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Để có thể đầu tư thêm vào tài sản cố định mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần có sự góp sức của các nguồn vốn khác đặc biệt là tín dụng Ngân hàng. Về phía các Ngân hàng thương mại, xuất phát từ mục tiêu quản lý của mình đặc biệt là từ mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược quản lý lãi suất, doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Các ngân hàng thương mại cần phát triển đồng đều các khoản tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp lớn trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng. Với số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp cả nước đây chính là lượng khách hàng tiềm năng mà các ngân hàng thương mại đang hướng tới. Mặc dù trong vài năm gần đây, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng doanh số cho vay, dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng vẫn rất thấp so với số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đứng trước vấn đề như vậy thì: “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai” là một vấn đề rất bức thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến đến hoạt động tín đối với Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, xem xét tình hình tín dụng, mở rộng tín dụng và tìm ra nguyên nhân, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc mở rộng tín dụng và các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai qua các năm 2010 – 2012. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Bài báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp so sánh số liệu … 5. Kết cấu của đề tài. Đề tài gồm 3 phần. Chương 1: Lý luận chung về tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và tình hình mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai. Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai. Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm Việc xác định thế nào là một doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu căn cứ vào hai tiêu chí phổ biến: Tiêu chí định tính: Được xây dựng dựa trên những đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý… Tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của việc phân định nhưng trên thực tế thường khó xác định. Do đó, chỉ được dùng để tham khảo, kiểm chứng mà ít được dùng để xác định qui mô doanh nghiệp. Tiêu chí định lượng: Xây dựng dựa trên những tiêu chí như số lượng lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp. Số lượng lao động có thể là số lao động trung bình trong danh sách hoặc số lao động thường xuyên thực tế của doanh nghiệp. Tài sản hoặc vốn có thể bao gồm tổng giá trị tài sản (hay vốn) cố định hoặc giá trị tài sản còn lại (hay vốn) còn lại của doanh nghiệp. Các tiêu chí định lượng có vai trò rất quan trọng trong việc xác định qui mô doanh nghiệp. Tuy nhiên ở mỗi nước trên thế giới có các tiêu chí khác nhau để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào các yếu tố sau: Trình độ phát triển của mỗi nước và tính chất của mỗi ngành nghề: Trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng. Vùng lãnh thổ: Mỗi vùng miền có trình độ phát triển khác nhau về cả quy mô và số lượng doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đảm bảo tính tương thích trong việc so sánh giữa các vùng với nhau cũng cần tính đến hệ số vùng trong tiêu Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng chuẩn xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vùng có nền kinh tế phát triển cao thì số lượng và quy mô doanh nghiệp phải cao hơn so với vùng có nền kinh tế phát triển thấp. Tính chất lịch sử: Như vậy tính chất lịch sử có ảnh hưởng đến việc xác định qui mô của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Tóm lại, từ các yếu tố trên ta có thể hiểu: “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng kí và số lao động ở một mức nhất định tùy theo từng thời kì, từng điều kiện của từng nước, đặc điểm từng vùng lãnh thổ, tính chất từng ngành nghề mà đặt ra yêu cầu khác nhau về chúng”. 1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số đặc điểm cơ bản sau đây: - Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng không cao - Tiềm lực tài chính hạn chế - Doanh nghiệp vừa và nhỏ năng động linh hoạt trong sản xuất kinh doanh - Trình độ khoa học công nghệ và quản lý chưa cao 1.1.3. Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước thì không thể không kể đến sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Vị trí và vai trò đó của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện như sau:  Thu hút vốn và khai thác nguồn lực có sẵn trong dân cư  Góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Tạo ra sự phát triển giữa các vùng, ngành góp phần phát triển quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 1.1.4. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vốn là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp vì vốn duy trì hoạt động và đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Vốn và vay vốn luôn là một khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có bề dày và uy tín trên thương trường, lại thiếu tài sản thế chấp khi muốn vay vốn Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. 1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng Tín dụng Ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các pháp nhân và cá nhân, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi. 1.2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng thương mại. Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng nói chung và các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong hoạt động của Ngân hàng đồng thời cũng mang lại rủi ro cao nhất. Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình tín dụng thích hợp, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cũng như đảm bảo an toàn hoạt động của toàn ngân hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng phân loại tín dụng dựa vào các tiêu chí sau: 1.2.2.1. Phân loại tín dụng theo thời gian. - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm. - Tín dụng trung và dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên một năm trong đó các khoản tín dụng từ trên 1 đến 5 năm được coi là tín dụng trung hạn, tín dụng trên 5 năm được coi là tín dụng dài hạn. Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 5 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 1.2.2.2. Phân loại theo hình thức cấp tín dụng. - Chiết khấu giấy nợ: Giấy nợ là các chứng từ dùng để xác nhận cho người thụ hưởng một trái quyền về tiền đối với người phải trả. Giấy nợ là công cụ tài chính phổ biến, mang tính thống nhất trên thị trường tài chính. Chiết khấu giấy nợ là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu giấy nợ chưa đáo hạn cho Ngân hàng để đổi một số tiền bằng giá trị của giấy nợ trừ chi phí chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có). - Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Nghiệp vụ cho vay cũng bao gồm nhiều loại khác nhau trong đó có: Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được cho trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo. Nhìn chung hình thức này chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của Ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi hay khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn theo thời vụ như mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn Ngân hàng. Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng theo đó Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng và duy trì hạn mức này trong một Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 6 [...]... tạo được niềm tin đối với các Ngân hàng 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai 2.2.2.1 Tình hình dư nợ và thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tai Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì cho vay là tài sản chi m tỷ trọng lớn... nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI 2.1 Tổng quan về Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai 2.1.1 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng. .. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai 2.2.1 Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai 2.2.1.1 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Để có được quyết định tài trợ đúng đắn, đảm bảo an toàn vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Ngân hàng và khách hàng thì hoạt động tín dụng phải tuân... tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ thường xuyên với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai Số lượng doanh nghiệp Năm vừa và nhỏ có quan hệ Tốc độ tăng ( % ) với Chi nhánh 2010 67 100 2011 69 103.3 2012 71 108.3 (Nguồn: Báo cáo thường niên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai) Qua bảng số liệu và. .. phải mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3.1 Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay nhu cầu vốn cho phát triển nền kinh tế nói chung và nhu cầu vốn phát triển các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn Nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ Nguồn tín dụng ngân. .. ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là hợp lý 1.4.2 Mở rộng thêm hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Phân loại theo thời gian thì tín dụng Ngân hàng chia làm hai loại: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn Trong quá trình cho vay đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tín dụng ngắn hạn là hình thức chủ yếu mà các Ngân hàng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này... rộng qui mô tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đi kèm với đảm bảo chất lượng tín dụng của việc mở rộng Quy mô cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được đánh giá qua tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Tại các Ngân hàng thương mại, số lượng vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhiều, tuy nhiên lượng vay thì rất nhỏ So với doanh nghiệp lớn thì mặc dù với số lượng... hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai Đảm nhận vai trò quan trọng, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai với tư cách là chi nhánh ngân hàng cấp 1 đang ngày càng năng động trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng Ngân hàng Nguyễn Phương Anh Lớp: K35C2 Chuyên đề tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng đã cung cấp đa dạng các sản... nhau Quá trình phát triển của nền kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng là động lực phát triển nền kinh tế Nền kinh tế phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng để thúc đẩy hoạt động của ngân hàng phát triển hơn Nguyễn... bức thiết, chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng mới được quan tâm nhiều hơn Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng Nhờ đó mà số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với chi nhánh không ngừng tăng thêm Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ quan hệ với Ngân hàng được thể hiện qua . tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và tình hình mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai. Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai. Nguyễn. nghiên cứu việc mở rộng tín dụng và các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai qua các năm

Ngày đăng: 01/11/2014, 03:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan