Và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàng mai (Trang 43 - 60)

hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã phần nào góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Một số hạn chế mà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai gặp phải

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai vẫn còn nhiều hạn chế.

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng..

Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai vẫn chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thủ tục cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều ràng buộc như: phụ thuộc vào tài sản thế chấp, vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Một hạn chế nữa là khả năng thẩm định dự án của Ngân hàng chưa hoàn toàn tốt hết, trình độ xây dựng dự án của doanh nghiệp cũng không tốt.

Theo thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm 90% tổng số lượng doanh nghiệp của nước ta. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai lại chỉ chiếm 1/3 tổng dư nợ toàn ngân hàng. Với sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là một loại hình doanh nghiệp đang rất phát triển tại nước ta. Với những con số như vậy thì việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này.

Nguyên nhân của những hạn chế trên

Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Chính sách tín dụng chưa linh hoạt:

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai cũng giống như các Ngân hàng thương mại nói chung, trước đây thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ tín dụng lâu dài.

Tài sản đảm bảo là vấn đề được ngân hàng đặc biệt quan tâm trong quá trình xét duyệt cho vay. Các quy định về tài sản đảm bảo là những trở ngại lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vượt qua được.

- Chất lượng cán bộ tín dụng chưa cao:

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai chưa xây dựng được chiến lược marketing rõ ràng để tiếp thị, thu hút khách hàng. Hình thức tiếp thị khách hàng chủ yếu là tìm đến các doanh nghiệp trực tiếp để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình do đó tốn nhiều thời gian và chi phí. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tìm thấy được lợi ích gia tăng khi đến với dịch vụ của Ngân hàng ngoài thái độ phục vụ

nhiệt tình của cán bộ. Sản phẩm dịch vụ chưa có sự khác biệt so với các Ngân hàng khác, lãi suất chưa hấp dẫn. Hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vấn đề công nghệ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là nguồn vốn tự có của ngân hàng còn thấp, chưa đáp ứng được nguồn vốn cần thiếp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại hoá của Ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía Nhà nước

Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong hoạt động tín dụng Ngân hàng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể. Các văn bản liên quan đến hoạt tín dụng Ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ, năng lực quản lý còn hạn chế

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng phát triển thì doanh nghiệp ấy mới tồn tại được. Tuy nhiên sự nhạy bén và khả năng nắm bắt, phân tích thông tin của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu kém nên việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ dẫn đến thua lỗ khi môi trường có nhiều biến động mà doanh nghiệp không dự đoán trước được.

- Uy tín của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cao:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ít sử dụng các dịch vụ Ngân hàng.Nhiều doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng nhưng không có ý chí khả năng trả nợ vifthiees mờ uy tín chưa cao.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀNG MAI 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai.

3.1.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai đến năm 2015 tầm nhìn 2020.

Phát huy những thành tựu đạt được trong năm qua, trên cơ sở những mặt mạnh, khắc phục điểm yếu Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai, xác định mục tiêu phương hướng hoạt động kinh doanh đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.

Phương hướng hoạt động

Tiếp tục tăng trưởng và ổn định nguồn vốn

Mở rộng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn, khả năng thu hồi nợ

Định hướng về thị trường khách hàng

Định hướng về tổ chức, đào tạo và phát triển mạng lưới

Các mục tiêu cụ thể

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai

Đơn vị: Tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu 2015

1 Nguồn vốn 7912

Tốc độ tăng trưởng 10%

Tiền gửi dân cư 2532

Tiền gửi không kì hạn 1582 Tỷ trọng 20% Nguồn vốn ngoại tệ 1050 Tỷ trọng 13% Nguồn vốn bình quân 1 cán bộ 40 2 Tín dụng địa phương 2808 Tốc độ tăng trưởng 20%

Dư nợ trung và dài hạn 1236

Tỷ trọng 45% Dư nợ ngoại tệ 1292 Tỷ trọng 46% Dư nợ bình quân 14 Tốc độ tăng trưởng 1% 3 Tỷ lệ nợ xấu 3%

4 Kinh doanh ngoại hối

Doanh số TTQT 221

Doanh số mua bán ngoại tệ 380

Phí dịch vụ 301

5 Chênh lệch lãi suất 0.4

6 Quĩ thu nhập 101

Tốc độ tăng trưởng 10%

7 Lao động bình quân 200

8 Mạng lưới 10

Chi nhánh cấp 2 6

Nguồn: Đề án phát triển Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai

3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2010-2012, mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2012, Việt Nam cần phải có 500.000 doanh nghiệp và như vậy với tỷ lệ khoảng 96% trong tổng số các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khi đó Việt Nam sẽ có khoảng 480.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đạt được mục tiêu này trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển mạnh về số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên xoá bỏ những bất cập vướng mắc liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp và tạo môi trường thuận lợi cho sự lớn

mạnh của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xác định được vai trò và tầm quan trọng, thực tế và tiềm năng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước đã có những chương trình trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, cũng như các ngành, địa phương cần khuyến khích.

3.1.3. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tầm nhìn 2020.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai đã chủ động đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng tăng cường hoạt động huy động vốn từ dân cư và các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong chiến lược phát triển của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2020, định hướng phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng là:

 Giữ vững và khai thác hiệu quả mảng thị trường các doanh nghiệp vừa

và nhỏ có quan hệ lâu năm.

 Phát triển một cách hiệu quả mảng thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Tạo dựng một vị thế mạnh trong lòng các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ.

Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi với thủ tục cho vay đơn giản, hạn mức, lãi suất và thời hạn cho vay linh hoạt, phù hợp với cơ cấu của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ nhanh.

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai.

nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai và tìm hiểu những nguyên nhân của những hạn chế trong việc cho vay, đi đến một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.1. Giải pháp chủ yếu.

3.2.1.1. Tạo chính sách tín dụng phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngân hàng phải thực hiện việc phân đoạn thị trường khách hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt linh hoạt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nên cán bộ tín dụng phải nắm bắt được đặc điểm cũng như nhu cầu của từng đoạn thị trường thì mới có thể xây dựng được chính sách phù hợp.

Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có xu hướng ngày càng phát triển, các ngân hàng thương mại ở nước ta đều có hướng tập trung phát triển mảng thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó tính cạnh tranh trong mảng thị trường này ngày càng cao. Chính vì vậy, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Hoàng Mai cần mở rộng phạm vi tài trợ ra mọi hoạt động

sản xuất kinh doanh. Ngân hàng chủ động tìm kiếm những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động có hiệu quả, có phướng án và dự án kinh doanh khả thi. Ngân hàng phải nắm bắt rõ nhu cầu và mục đích kinh doanh, phải có chính sách marketing và chính sách ưu đãi phù hợp.

Thứ hai, nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng, do đó các doanh nghiêp vừa và nhỏ có nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn là rất lớn. Để mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Hoàng Mai cần tăng cường tài trợ nhu cầu tín dụng trung và dài

hạn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba: Ngân hàng cần có cơ chế lãi suất và phí suất tín dụng linh hoạt. Ngân hàng cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại tín dụng, phân chia thành các loại lãi suất khác nhau đảm bảo tính cạnh tranh của lãi suất trên thị trường cũng

như khả năng sinh lời, đưa ra mức lãi suất hấp dẫn đối với doanh nghiệp vừa và

nhỏ. Ngân hàng có thể cho phép điều chỉnh lãi suất trong một giới hạn nhất

định tuỳ vào từng từng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ lâu năm hay mới có quan hệ với Ngân hàng.

Thứ tư: Áp dụng linh hoạt các quy định về tài sản đảm bảo. Không chỉ tập trung vào các bất động sản, hàng hoá trong kho mà có thể chấp nhận rộng hơn hợp đồng chi trả của người thứ ba. Từ đó có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều có hội tiếp cận với nguồn vốn hơn khi không có đầy đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.

3.2.1.2. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn.

Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục vay vốn. Khi doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn ngân hàng họ phải thực hiện hàng loạt các thủ tục về giấy tờ như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thu nhập, phương án sản xuất kinh doanh… đặc biệt với những loại giấy tờ này đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng chi tiết và cụ thể hơn. Do vậy Ngân hàng cũng như cán bộ tín dụng nên xác định chính xác, đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và tìm mọi cách để đơn giản hóa thủ tục cho vay để giảm bớt thời gian cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.1.3. Đa dạng hóa phương thức cho vay.

Ngân hàng nên đưa ra nhiều phương thức cho vay nhằm cho các doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính của mình. Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ qui mô nhỏ rủi ro lớn trong việc kinh doanh, nên ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng các có thể áp dụng phương thức cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng khác có quan hệ. Hiện nay, phương thức này còn được ít áp dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai, hy vọng trong tương lai phương thức này sẽ được triển khai và mang lại kết quả cao.

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng tín dụng.

Tự do hoá kinh doanh đòi hỏi Ngân hàng và doanh nghiệp phải tự kiểm tra lẫn nhau để tự lựa chọn đối tác và một trong những bước quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay:

Thẩm định tình hình tài chính Thẩm định dự án đầu tư

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định:

 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin tín dụng trong Ngân hàng

 Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin

 Hoàn thiện nội dung thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng

3.2.1.5. Xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý.

Để thực hiện tốt chiến lược khách hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng có thể vận dụng hình thức, biện pháp sau:

Thứ nhất, phân loại khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Thứ hai, tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên

Thứ ba, chủ động tư vấn, tiếp thị rồi trực tiếp hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.1.6. Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu.

Để đảm bảo chất lượng và ngày càng phát triển tín dụng nói chung cũng như các khoản cho vay trung hạn và dài hạn nói riêng tại Chi nhánh không thể không quan tâm đến nhân tố con người cụ thể ở đây chính là đội ngũ cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần xây dựng một đội ngũ cho vay đáp ứng được yêu cầu của công việc, chất lượng của đội ngũ cán bộ phải đáp ứng được trên các phương diện: về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và về cả tư cách nghề nghiệp.

Cán bộ cho vay phải là người được đào tạo có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng tài chính, trong đó nắm vững về tình hình tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra, họ phải đáp ứng được các yêu cầu như nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, ngành, địa phương và các qui chế quản lý kinh tế, tài chính, qui chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.

Tích lũy kinh nghiệm công tác:

Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động phức tạp, kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàng mai (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w