1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam

68 2,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 208,63 KB

Nội dung

+ Mục đích nghiên cứu: Đưa ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản trị tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, tạo cho TổngCông ty có những bước phát triển mạnh mẽ trong

Trang 1

BÔ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

……Ѱ……

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG

CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Lê Việt Hà

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thùy Chi

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰCDẦU KHÍ VIỆT NAM 3

1 Giới thiệu chung 3

2.Nghành nghề kinh doanh của tổng công ty PV POWER 3

3 Lịch sử hình thành nên PV POWER 5

4 Mô hình tổ chức của Tổng công ty 7

4.1 Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 7

4.2 Các công ty con, công ty liên kết 9

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA TỔNG CÔNG TY PV POWER 10

I Quản trị nguồn nhân lực 10

1 Thực trạng nguồn nhân luwcjtaij tổng công ty 10

1.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty 10

1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực 12

1.3 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của công tác quản trị và phát triển nhân sự 15

2 Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổng công ty 18

3.Dự báo nhu cầu và đào tạo 23

4 Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam 26

II Quản trị tài chính 29

1.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty trong vòng 3 năm 29

Trang 3

2 Quy mô, cơ cấu vốn của Tổng công ty 29

3 Quản lý chi phí sản xuất , giá thành sản phẩm của tổng công ty 31

4 Quản lý doanh thu và lợi nhuận của tổng công ty 38

5.Giải pháp tài chính và nguồn vốn 41

III Quản trị chiến lược 43

1.Hoạch định chiến lược của tổng công ty 43

1.1 Cơ sở xây dựng chiến lược Công ty PV POWER 43

1.2 Chiến lược chung của tổng công ty 2011 – 2015 43

1.3 Chiến lược kinh doanh của tổng công ty 2011 -2015 44

2.Công tác Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012 của PV POWER 50

2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 50

2.2 Đánh giá chung 51

2.3 Các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012,ước thực hiện cả năm 2012 52

2.4.Các giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012 53

IV QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 54

1 Sơ lược về quản trị chất lượng : 54

1.1 Các khái niêm cơ bản 54

1.2 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 56

2 Tổng công ty PV POWER đã có 10 năm sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 58

PHẦN 3: KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng công ty Điện Lực Dầu Khí ViệtNam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em cũng như các sinh viên

khác hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp

Em xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ của tất cả các quý thầy côKhoa quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghệ

Hà Nội

Em xin chân thành cảm ơn !

TP Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực tập

Lê Việt Hà

Trang 5

6 CBCNV: Cán bộ công nhân viên

7 BQLDA: Ban quản lý dự án

16 BDTX: Bồi dưỡng thường xuyên

17 PCC: Công ty cổ phần Tư vấn Dự án Điện lực Dầu khí

18 PVPE: Công ty cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam

19 PVPS: Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam

20 PVPTN2: Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2

21 PVPRE: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Năng lượng tái tạoĐiện lực Dầu khí Việt Nam

22 EVN : Công Ty Điện lực Việt Nam

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghiệp điện là một trong những ngành công nghiệp then chốt giữvai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Hiện nay, với mức tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, ngành công nghiệpđiện phải đối mặt với những thách thức rất lớn để có thể đáp ứng được nhucầu ngày càng tăng cao của xã hội Đặc biệt, với công cuộc cải cách nền kinh

tế và thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng lớn mạnh, thị trường điện cạnhtranh đang từng bước hình thành vừa thực hiện chủ trương thị trường hóa vừathực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó

Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược được đề ra ngay từ khi mớithành lập là tham gia xây dựng và phát triển nguồn điện, sản xuất kinh doanhđiện đa năng, phấn đấu để luôn luôn đứng vị trí thứ hai trong tất cả các Tậpđoàn/Tổng Công ty sản xuất - kinh doanh điện năng (sau EVN), Tổng công tycần phải có một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp đồng bộ, năng động, có trình

độ kỹ thuật ngang tầm trong nước và trong khu vực Đặc biệt với một đơn vịcòn non trẻ trong hoạt động điện lực, việc thu hút, xây dựng được một đội ngũcán bộ công nhân viên (CBCNV) có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, chínhtrị, quản lý, ngoại ngữ là hết sức quan trọng, có thể nói là mang tính tiênquyết Một chiến lược đào tạo và phát triển hợp lý sẽ phát huy nội lực caonhất, phát huy được khả năng làm việc, khả năng sáng tạo của người laođộng, nâng cao trách nhiệm, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh

Sau quá trình thực tập tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam,qua tìm hiểu về thực trạng của Tổng Công ty những năm gần đây em thấyhoạt động quản trị công ty luôn giữ vai trò quan trọng Tuy nhiên với sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và môi trường kinh doanh có nhiềubiến động thì công tác quản trị của Tổng Công ty còn nhiều khó khăn Chính

vì vậy em chọn đề tài :”Phân tích các hoạt động quản trị tại Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam”

Trang 7

+ Mục đích nghiên cứu: Đưa ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản trị tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, tạo cho TổngCông ty có những bước phát triển mạnh mẽ trong nghành điện lực Việt Nam

+ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: Lấy cơ sở thực tiễn quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đào tạo và phát triển nguồnnhân lực cùng các hoạt động bổ trợ khác để nghiên cứu các mối quan hệ giữachúng để đưa ra các hình thức và phương pháp đào tạo, giải quyết các vấn đềtồn tại trong công tác quản trị

+ Phương pháp nghiên cứu:Áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp

số liệu, thống kê, đánh giá số liệu nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tồn tại vàphương hướng phát triển trong thời gian tới

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫnNGuyễn Thị Chi đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tậpnày Mặc dù đã cố gắng nhưng chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi nhữngthiếu sót vì vậy rất mong được sự đóng góp của thầy cô để em có thể hoànthiện hơn

Trang 8

PHẦN 1 GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC

DẦU KHÍ VIỆT NAM

1 Giới thiệu chung

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: PETROVIETNAM POWERCORPORATIM1

-Tên viết tắt bằng tiếng Anh: PV POWER

Vốn điều lệ : 13.078.456.318.461 đồng

(Bằng chữ: Mười ba nghìn không trăm bảy mươi tám tỷ, bốn trăm năm mươi sáu triệu, ba trăm mười tám nghìn, bốn trăm sáu mươi mốt đồng)

2.Nghành nghề kinh doanh của tổng công ty PV POWER

Theo Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 05/2/2010 của Bộ Côngthương về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam :

Trang 9

+ Sản xuất, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng;

+ Xuất nhập khẩu điện năng;

+ Tổ chức các hoạt động tư vấn;

+ Khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp: Công trình lưới điện đến cấp điện

áp 500kV; công trình công nghiệp và dân dụng; công trình thủy điện vừa vànhỏ; mạng truyền hình cáp;

+ Lập dự án đầu tư; quản lý các dự án đầu tư; giám sát, kiểm tra vàquản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng;

+ Công nghiệp cơ khí – điện lực;

+ Sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh trang thiết bị điện và các phụ kiện;+ Kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin;

+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh: Vật tư thiết bị ngành điện, sản phẩm

cơ khí điện, mạng truyền tín hiệu cáp; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cao su,xăng, dầu diezen, dầu mỡ, ga và vật tư, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành điện,công nghệ thông tin;

+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, cáchnhiệt, các sản phẩm compozits, polime, PVC, vật liệu xây dựng;

+ Sản xuất cấu kiện cho xây dựng và các sản phẩm từ thép;

+ Sản xuất dây cáp điện và dây điện;

+ Sản xuất phần mềm, thiết kế trang website, dịch vụ cung cấp tintrên Internet;

+ Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước

và nước ngoài về các lĩnh vực: hoạt động điện lực, đào tạo nghiên cứu khoahọc, chuyển giao công nghệ;

+ Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhàxưởng, nhà văn phòng, nhà ở; cung cấp, lắp đặt hệ thống các thiết bị điện,điện tử, điện lạnh và thiết bị dẫn ga, khí;

Trang 10

+ Đầu tư tài chính;

+ Xuất khẩu lao động;

+ Mua bán, cho thuê văn phòng và kinh doanh bất động sản;

+ Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật

3 Lịch sử hình thành nên PV POWER

Vạn sự khởi đầu nan

Ngày 17/5/2007 Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power)được thành lập theo Quyết định 1468/QĐ-DKVN của Hội đồng Quản trị Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với mục tiêu tham gia xây dựng và pháttriển nguồn điện, sản xuất kinh doanh điện năng, phấn đấu chiếm 25-30% thịtrường sản lượng điện toàn quốc vào năm 2025 Đây là một lĩnh vực mới,quan trọng của ngành Dầu khí về sản xuất, kinh doanh điện năng (côngnghiệp điện)

Nhưng trước đó gần 60 ngày, Công ty TNHH MTV Điện lực Dầu khí

Cà Mau, nay là Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau, Công ty Điện lực Dầu khíNhơn Trạch đã ra đời Cả hai hiện là chi nhánh của Tổng Công ty Điện lựcDầu khí Việt Nam (công ty con ra đời trước công ty mẹ)

Nhà máy Điện Cà Mau 1

Trang 11

Ngày ấy, trên công trường xây dựng Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 tạiCụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh

Cà Mau, Nhà máy Điện Nhơn Trạch tại khu Công nghiệp Ông Kèo, ấp 3 xãPhước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, những khó khăn chồngchất, những cố gắng không biết mệt mỏi để mỗi ngày đi qua, người con “đầulòng” thêm cứng cáp, khôn lớn và trưởng thành đem về những kinh nghiệm,bài học quý báu, cách làm hiệu quả, sáng tạo Từ Nhà máy Điện Cà Mau 1&2,Nhơn Trạch tất cả những cái được, cái chưa được đã được tổng kết, rút kinhnghiệm để rồi vận dụng, giải quyết “trôi chảy” tại Nhơn Trạch 2, Vũng Áng1… và một bức tranh mới hoành tráng hiện đại, tiên tiến, hội nhập song cũngrất riêng của Điện lực Dầu khí Việt Nam ra đời

Nếu năm 2007, Tổng Công ty chỉ mới có Nhà máy Điện Cà Mau 1,Nhơn Trạch vừa vận hành phát điện thương mại xen kẽ thử nghiệm với sảnlượng khiêm tốn trên dưới 1 tỉ kWh thì năm 2012 con số trên đã là 4 nhà máynhiệt điện khí, có thêm thủy điện, phong điện cùng vận hành với tổng côngsuất gần 3.000MW; tổng sản lượng điện hòa lưới phấn đấu đạt 13,860 tỉ kWh.Trên bản đồ Việt Nam, các công trình nhiệt điện, thủy điện, phong điện củaPVPower đã có mặt, trải khắp ba miền Bắc – Trung – Nam như: Nhiệt điệnThái Bình 2, Thủy điện Nậm Cắt, Hủa Na, Đắkđrinh, Phong điện Phú Quý…không chỉ có vậy mà còn sang tận Luang Prabang nước Lào anh em Tất cả đã

có mục tiêu cụ thể, chi tiết về tiến độ thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị chotừng thời điểm tuần, tháng, quý với tinh thần đoàn kết, thống nhất, phươngchâm hành động dám nghĩ, dám làm để về đích đúng, trước thời gian, kếhoạch Và chưa kể trong tương lai gần, những dự án lớn về nhiệt điện do Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia đầu tư xây dựng tại Vũng Áng, Quảng Trạch, LongPhú – Sông Hậu sẽ là các đơn vị thành viên của PV Power

Trang 12

Theo Tổng giám đốc PV Power Vũ Huy Quang: “Chúng tôi có thể tựhào nói rằng, PV Power đã trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc “chia lửa”cùng EVN thông qua việc cung cấp hơn 40 tỉ kWh nhằm đảm bảo an ninhnăng lượng Quốc gia và phục vụ đời sống nhân dân”.

Như vậy “vạn sự khởi đầu nan”, tất cả đã lần lượt “đầu xuôi đuôi lọt”

để vượt qua những khó khăn chồng chất, dù đó là khó khăn nhất Vượt đượcchính mình bằng trách nhiệm, quyết tâm và tổng hợp được các nguồn lực, PVPower sẽ làm được tất cả và hơn thế nữa vì Điện lực Dầu khí, năng lượngphát triển đất nước

4 Mô hình tổ chức của Tổng công ty

Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình công

ty mẹ - công ty con, trong đó:

4.1 Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, là một pháp nhân kinh

tế hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH một thành viên Công ty mẹ cóchức năng sản xuất kinh doanh điện và đầu tư tài chính, giữ quyền chi phốicác công ty con thông qua thế mạnh về vốn, công nghệ, thương hiệu, hoạtđộng theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển và kinh doanh hiệu quả trong toànTổng công ty

Công ty mẹ có trách nhiệm tìm kiếm, đàm phán, ký các hợp đồng điệnlực và các dự án; mua, bán, sang nhượng các tài sản, kể cả các Công ty con;điều phối và tập trung việc bán hoặc xuất khẩu phần điện của Tổng công ty;đảm bảo thống nhất việc quản lý nhân lực, cung ứng, hậu cần và điều hành hoạtđộng thi công; thống nhất hệ thống thông tin, dữ liệu và quan hệ công chúng

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty mẹ.

Trang 13

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty mẹ bao gồm:

- Hội đồng thành viên là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại Tổng công

ty, có tối đa 5 thành viên do Chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,

kỷ luật Nhiệm kỳ của các thành viên là 5 năm

- Kiểm soát viên của Tổng công ty do Chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn

nhiệm, khen thưởng, kỷ luật ; có tối đa 03 Kiểm soát viên Nhiệm kỳ của cácKiểm soát viên là 03 năm

- Tổng giám đốc Tổng công ty do Hội đồng thành viên Tổng công ty

bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Tổng giám đốc Tậpđoàn chấp thuận bằng văn bản theo đề nghị của Hội đồng thành viên Tổngcông ty

- Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty do Hội đồng thành

viên bổ nhiệm miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của Tổng giámđốc Tổng công ty Nhiệm kỳ của các chức danh nêu trên là 05 năm Các chứcdanh khác do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,khen thưởng kỷ luật

- Bộ máy quản lý và điều hành giúp việc cho Hội đồng thành viên,

Tổng giám đốc do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định sau khi được Hộiđồng thành viên thông qua

- Các Ban quản lý dự án, Ban chuẩn bị dự án.

- Các Chi nhánh, Văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc Tổng

công ty do Hội đồng thành viên quyết định thành lập, giải thể theo đề nghịcủa Tổng giám đốc Tổng công ty

Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Namđược quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty

Trang 14

4.2 Các công ty con, công ty liên kết

a Các công ty con 100% vốn thuộc sở hữu TCT:

+ Công ty TNHH 1 thành viên Điện lực dầu khí Cà Mau;

+ Công ty TNHH 1 thành viên Điện lực dầu khí Nhơn Trạch;

+ Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư và Phát triển điện lực dầu khí

b Các công ty cổ phần/TNHH do TCT tham gia góp vốn giữ cổ phầnchi phối/không chi phối:

+ Công ty CP Đầu tư phát triển thủy điện;

+ Các Công ty CP nhiệt điện than ( Miền Nam 1&2, Nghi Sơn, )+ Các Công ty CP nhiệt điện khí ( Ô Môn, Bình Thuận, Nhơn Trạch 2 );+ Công ty CP Tư vấn xây dựng điện lực dầu khí;

+ Công ty CP Công nghệ thông tin điện lực dầu khí

Trang 15

PHẦN 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA TỔNG CÔNG TY PV POWER

I Quản trị nguồn nhân lực

1 Thực trạng nguồn nhân luwcjtaij tổng công ty

1.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam được thành lập năm 2007theo quyết định số 1468/QĐ-DKVN ngày 17/05/2007 của Hội đồng quản trịTập đoàn Dầu khí Việt Nam Tổng Công ty hoạt động theo loại hình công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư100% vốn điều lệ và hoạt đồng theo mô hình Công ty mẹ - công ty con Tínhđến tháng 12/2009, cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lựcDầu khí Việt Nam như sau:

- Các đơn vị trực thuộc gồm:

+ Chi nhánh của Tổng Công ty: 02 đơn vị;

+ Ban Quản lý dự án: 01 đơn vị;

- Các đơn vị Tổng Công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ: 02 đơn vị;

- Các công ty cổ phần Tổng Công ty chiếm 51% vốn điều lệ trở lên: 06đơn vị;

- Các công ty cổ phần Tổng Công ty chiếm dưới 51% vốn điều lệ: 08 đơn vị;

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng Công ty:

Trang 16

Hội đồng thành viên

Ban Tổng giám đốc

Kiểm soát viên

Ban Thương mại

Ban Đầu tư Phát triển Ban Xây dựng Ban Kỹ thuật Ban ATSK & Môi trường Văn phòng Ban

T/C nhân sự

Ban TCKT & Kiểm toán Ban Kinh tế

Kế hoạch

Ban QLDA ĐLDK Thái Bình 2 Công ty ĐLDK Nhơn Trạch Công ty ĐLDK Cà Mau VPĐD Tổng công ty tại nước CHDCND Lào Công ty TNHH 1TV NLTT ĐLDK Việt Nam CTCP Tư vấn Dự án ĐLDK CTCP Tư vấn ĐLDK Việt Nam CCTP Dịch vụ kỹ thuật ĐLDK Việt Nam CTCP Thủy điện Hủa Na CTCP Thủy điện Đakdrinh CTCP ĐLDK Bắc Kạn CTCP ĐLDK Nhơn Trạch 2

CTCP Thủy điện Sơn Trà - Sông Đà CTCP EVN Quốc tế CTCP Điện Việt - Lào CTCP Thủy điện Sông Vàng CTCP Thủy điện Bát Đại Sơn CTCP Thủy điện Viwaseen Tây Bắc CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc CTCP Năng lượng Sông Hồng CTCP Thủy điện Nậm Chiến CTCP Thủy điện Sông Tranh 3 CTCP Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương CTCP Cơ điện Dầu khí CTCP Quản lý và Phát triển nhà ở Dầu khí Miền Nam CTCP Phát triển đô thị Dầu khí

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

Trang 17

1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực

a Số lượng công nhân viên

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Tổng công ty, số lượnglao động của Tổng công ty cũng không ngừng tăng trưởng

Bảng 1.1: Số lượng lao động thực hiện tại Tổng Công ty (hết quý 1 năm 2011)

TT Đơn vị chỉ tiêu

Lao động Trong năm Giới tính Độ tuổi Đ.kỳ C.kỳ B.q Nam Nữ < 30 30-39 40-49 50-55 >55 bq

Trang 18

Bảng 1.2: Trình độ lao động thực hiện tại Tổng Công ty

TT Đơn vị

Chỉ tiêu

Trình độ đào tạo T.sỹ Th.sỹ ĐH CĐ T.cấp CNKT S.cấp LĐPT

Trang 20

Số lao động khối kỹ thuật toàn Tổng công ty chiếm tỷ lệ 58,07%, chủyếu tại Nhà máy điện Cà Mau, Nhơn Trạch và Công ty cổ phần Tư vấn dự ánđiện lực Dầu khí Việt Nam (PCC) Tuy nhiên so với các đơn vị khác cùnghoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng thì tỷ lệ lao độngkhối kỹ thuật của Tổng công ty còn thấp (tỉ lệ chuyên môn kỹ thuật thườngchiếm 75-80% so với nguồn nhân lực hiện có) Tỉ lệ này thấp là do hiện nayTổng Công ty mới có 3 nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 1vận hành, các nhà máy khác vẫn đang ở trong giai đoạn đầu tư và xây dựng,

dự kiến khi toàn bộ các nhà máy đi vào vận hành, tỉ lệ lao động khối kỹ thuật

- Tổng Công ty có một đội ngũ lao động trẻ (độ tuổi trung bình là 32tuổi), được đào tạo cơ bản Với đặc tính của tuổi trẻ, cán bộ công nhân viêncủa Tổng Công ty hầu hết đều rất hăng say, nhiệt tình với công việc, sẵn sàngđối đầu với những thử thách Đa số họ là những người có tinh thần học hỏi,nâng cao trình độ, dám nghĩ, dám làm, luôn sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới,kiến thức mới

- Là một đơn vị mới thành lập, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý đượcthuyên chuyển từ nhiều đơn vị khác nhau ở trong và ngoài ngành Dầu khí, do

đó Tổng Công ty tiếp thu được các kinh nghiệm của các đơn vị trong các mặtcông tác đặc biệt là trong kỹ năng quản lý, lãnh đạo

Trang 21

Việc tiếp nhận và vận hành các nhà máy điện Cà Mau, Nhơn Trạch

-là các nhà máy khí điện hiện đại - với đội ngũ lao động được đào tạo bài bản

đã giúp Tổng Công ty tiếp thu những kinh nghiệm quý báu trong công tác đàotạo nhân lực vận hành, quản lý và phát triển nguồn nhân lực

- Lực lượng CBCNV còn thiếu cả về mặt chất và lượng: thiếucácCBCNV giỏi về quản lý và vận hành tại các nhà máy điện; Thiếu nhiều cán

bộ có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh điện năng, chưa cóđội ngũ chuyên gia về kỹ thuật điện và quản lý điện

- Ngân sách dành cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựccòn hạn hẹp: do các Nhà máy điện đang trong giai đoạn vận hành ở nhữngnăm đầu tiên chi phí khấu hao lớn, đồng thời Tổng Công ty vẫn đang tiếp tụctriển khai đầu tư xây dựng các dự án điện khác nên việc phân bổ ngân sáchđào tạo vào chi phí sản xuất rất hạn chế và eo hẹp Do vậy việc triển khaicông tác đào tạo khó thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ

Trang 22

trường điện có tính cạnh tranh cao, năng động đem lại hiệu quả kinh tế - xãhội tối ưu là một yêu cầu tất yếu

- Việc hình thành và phát triển của Tổng công ty phù hợp với chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành điện, đảm bảo

an ninh năng lượng cho đất nước: ngành dầu khí luôn được xác định là ngànhkinh tế mũi nhọn của đất nước Do vậy quá trình phát triển của Tập đoàn Dầukhí Việt Nam luôn được sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước và việcthành lập Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam với tư cách là một đơn vịthành viên của Tập đoàn không chỉ là việc thực hiện chủ trương phát triểnTập đoàn thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành nghề mà còn có ý nghĩa

to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành điện nói chung

- Ngay từ khi mới thành lập, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Namđược thừa hưởng các điều kiện thuận lợi từ Tập đoàn về vốn, cơ sở vật chất,nhân lực, và đặc biệt là uy tín và thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam… để có định hướng phát triển toàn diện và ổn định lâu dài

Trang 23

d.Thách thức

- Với sự hình thành và phát triển của thị trường điện cạnh tranh,TổngCông ty sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực giữa cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện lực khác đã và sẽ có ở Việt Nam, đặcbiệt là nguồn nhân lực có trình độ cao Từ đó cũng nảy sinh những thách thứclớn về khả năng quản lý, tổ chức, thu hút/xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt

đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp để hoàn thành các nhiệm vụ đượcgiao, góp phần giúp Tổng Công ty hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Ngân sách dành cho quỹ lương và các chế độ đãi ngộ khác hạn hẹp:đặc điểm của các Nhà máy điện có chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, các dự ánđiện của Tổng Công ty hầu hết đang trong quá trình đầu tư xây dựng và giaiđoạn đầu của sản xuất kinh doanh nên lợi nhuận không cao; vì vậy ngân sáchdành cho quỹ lương và các chế độ đãi ngộ đối với người lao động chưa cao,việc này cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút được những lao động có trình

độ, năng lực

2 Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổng công ty

Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược phát triển đã đề ra, Tổng Công tycần phải có một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp đồng bộ, với trình độ kỹ thuậtngang tầm trong nước và trong khu vực, đủ năng lực để điều hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh điện năng của Tổng công ty và tại các nước trongkhu vực mà Tổng công ty đang làm chủ đầu tư xây dựng các Nhà máy điện

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nguồn nhân lực trở thành một yếu

tố quan trọng, quyết định sự thành bại hay phát triển của bất kỳ một doanhnghiệp nào Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty từ nay đến năm 2015, địnhhướng đến năm 2025 là nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi Tổng công ty tạo mọi điềukiện thuận lợi và tốt nhất để phát triển được nguồn nhân lực với trình độ

Trang 24

Để phát triển nguồn nhân lực, Tổng Công ty cần tập trung xây dựngchiến lược vĩ mô, vi mô trong việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý, sử dụng vàđãi ngộ nhân viên theo hướng xây dựng một môi trường văn hóa học tập, họctập nâng cao, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động được học tập dướimọi hình thức và phát huy, cống hiến tối đa năng lực, trí tuệ của mình vào sựnghiệp phát triển bền vững của Tổng công ty nói riêng Tập đoàn Dầu khí ViệtNam nói chung, đồng thời tận dụng tối đa sự quan tâm, hỗ trợ từ từ Tập đoàn,

sự phối hợp giúp đỡ của các đơn vị trong ngành Dầu khí và trong ngành điện

2.1 Các quan điểm cơ bản về công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong Tổng Công ty

- Nhân lực luôn là yếu tố quyết định sự thành bại với mỗi doanh nghiệpkhông những thế nó chính là tài sản vô hình rất lớn trong sự phát triển củamỗi doanh nghiệp

- Công tác phát triển nhân lực của Tổng công ty theo phương châmđồng bộ, hệ thống, theo chuẩn mực chung giữa các ngành nghề trong nước vàtrong khu vực Chủ động phát triển công tác đào tạo và phát triển nhân lực, cóchiến lược hợp tác lâu dài với các trường Đại học lớn (Đại học Bách khoa,Đại học Điện lực, Đại học Mỏ địa chất), hợp tác với các Tập đoàn Điện lựclớn trong khu vực và trên thế giới như Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), Tậpđoàn Điện lực Nauy (NEC) để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vựcsản xuất kinh doanh năng lượng

- Đẩy mạnh công tác tập trung hóa và xã hội hóa trong công tác đào tạo– phát triển nhân lực: Tổng công ty chủ trì định hướng, xây dựng, triển khaicác chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực trọng điểm như các lĩnh vực liênquan đến kỹ thuật điện, quản lý vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện, kinhdoanh điện, kỹ năng quản lý dành cho cán bộ quản lý và cán bộ nguồn… Cầnxây dựng mỗi đơn vị trong Tổng công ty thành một tổ chức có môi trườngkhuyến khích CBCNV tự học tập nâng cao nghiệp vụ, có chính sách hợp lý

Trang 25

hỗ trợ cán bộ về mặt thời gian/kinh phí để tự đào tạo nâng cao trình độ/nghiệp

vụ, tạođiều kiện tốt nhất để người lao động có thể phát huy khả năng sáng tạotrong lao động sản xuất, cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp phát triểnchung của Tổng công ty

- Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hàng năm phải đượccoi là một phần bắt buộc trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị

2.2 Mục tiêu chiến lược

Tổng công ty phấn đấu thực hiện khẩu hiệu "Lao động của Tổng công

ty phải được qua đào tạo trước khi đến chỗ làm việc"

Xây dựng một đội ngũ lãnh đạo, quản lý, kỹ sư, chuyên viên, CNKTcủa Tổng công ty có trình độ năng lực cao, có thái độ làm việc nghiêm túc đểcạnh tranh được với các đơn vị khác cùng ngành trong nước và trong khu vực

Trong mỗi giai đoạn phát triển của Tổng Công ty từ nay cho đến năm

2015 và 2025, mục tiêu trọng tâm của công tác đào tạo và phát triển nguồnnhân lực có thể khác nhau vì phụ thuộc vào chiến lược vĩ mô của Tập đoànDầu khí cũng như của Tổng công ty đối với việc tập trung ngành nghề sảnxuất kinh doanh cho từng giai đoạn phát triển

2.3 Mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực theo từng giai đoạn

a Mục tiêu năm 2011

- Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự thống nhất trong toàn Tổng Công ty;

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công việc của cơ quanTổng Công ty;

- Xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá cán bộ thường xuyên hàng năm;

- Lập quy hoạch cán bộ và đào tạo chi tiết cho từng đơn vị, từng chuyênngành phù hợp với chiến lược phát triển chung của Tổng công ty từ nay đếnnăm 2025

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế phân cấp trong công tác đào tạo tại các

Trang 26

-Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chuẩn cho các chức danhquản lý, cán bộ nguồn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên

- Xây dựng chương trình đào tạo nhập ngành điện chuẩn của Tổng côngty: CBCNV bắt buộc phải tham gia các chương trình đào tạo nhập ngành điện

do Tổng công ty xây dựng

- Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực phân tích đánh giá và sửa chữa bảodưỡng nhà máy điện để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tổngcông ty

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CNKT, cán bộ kỹ thuật để đảm bảo vậnhành an toàn, ổn định các Nhà máy điện

- Chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ việc đầu tưxây dựng, vận hành các nhà máy điện trong những năm tiếp theo Tổng côngty; tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo nhân lực vận hànhcác Nhà máy điện do Tập đoàn giao

Cả giai đoạn 2011-2015

Trong giai đoạn này, Tổng công ty đã hoàn thiện căn bản và đưa vàokhai thác thêm một số nhà máy điện: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình, nhà máynhiệt điện Nhơn Trạch 2, Tổng công ty phải đảm bảo cung cấp điện ổnđịnh và hiệu quả cho lưới điện quốc gia Mục tiêu chính của giai đoạn này là:

- Nâng cao trình độ kỹ sư và CNKT vận hành tại các nhà máy điện, đủtrình độ đáp ứng được yêu cầu vận hành nhà máy ổn định, đạt hiệu suất caođảm bảo cung cấp sản lượng điện ổn định và kịp thời cho thị trường điệntrong nước

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, lập kế hoạch sản xuấtchuyên nghiệp: khi tham gia thị trường điện cạnh tranh, bên cạnh việc vậnhành ổn định các nhà máy điện, việc lập kế hoạch sản xuất cho các nhà máyđiện nhịp nhàng phù hợp với kế hoạch bán điện và nhu cầu thị trường để đạt

Trang 27

hiệu suất cao và doanh thu tương xứng là một thách thức lớn đối với Tổngcông ty

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác nhân sự và đào tạo: hệ thốnghóa và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác nhân sự và đào tạotrong Tổng công ty

- Đào tạo chuyên gia lĩnh vực phân tích đánh giá, sửa chữa bảo trì bảodưỡng và tư vấn

- Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo bắt buộc (quản lý – chuyênmôn - ngoại ngữ) dành cho cán bộ giữ các chức danh quản lý trong toàn Tổngcông ty

- Thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm: Sựhình thành thị trường điện cạnh tranh cũng sẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt vềnguồn nhân lực ngành điện có trình độ chuyên môn cao giữa các doanhnghiệp điện lực thuộc các Tập đoàn lớn (Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Thankhoáng sản, Tổng công ty Sông Đà…)

- Lập kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao, bổ sung chođội ngũ kỹ sư vận hành các nhà máy điện của Tổng công ty

Giai đoạn 2016-2020 và tới năm 2025

Đây là giai đoạn ngành công nghiệp năng lượng đã phát triển mạnh, sảnlượng điện đã đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường Tất cả các Nhà máyđiện của Tổng công ty đầu tư đi vào vận hành và khai thác Tổng công ty cầnduy trì sự phát triển ổn định, bền vững, hội đủ các điều kiện để phát triểntrong môi trường cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất điện năng trong nước vàcác nước trong khu vực

Công tác đào tạo và phát triển nhân lực sẽ tập trung vào đào tạo thaythế, nâng cao chất lượng CBCNV bằng các chương trình đào tạo chuẩn và bàibản Đồng thời, công tác quản lý nhân sự sẽ tập trung vào sử dụng hiệu quả

Trang 28

nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh cũng như tạo ra giá trị ở các côngđoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh của Tổngcông ty.

Mục tiêu cụ thể của công tác đào tạo và phát triển nhân lực giai đoạnnày là:

- Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng công ty: Nâng tỷ lệ laođộng có trình độ kỹ thuật lên 80% trong cơ cấu lao động của Tổng Công ty.Chủ yếu là các ngành kỹ thuật điện, tự động hóa, quản lý sản xuất …

- Chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ trong Tổng công ty: Rà soát

và điều chỉnh các yêu cầu trong các tiêu chuẩn chức danh cho phù hợp vớitiêu chuẩn của ngành công nghiệp Dầu khí và Năng lượng trong khu vực vàquốc tế

- Chuẩn hóa các chương trình đào tạo và tái đào tạo kỹ sư và CNKTvận hành các nhà máy điện để đảm bảo xây dựng được đội ngũ cán bộ vậnhành được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp

- Nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho CBCNV cơ quan Tổngcông ty: 25% CBCNV cơ quan Tổng công ty có trình độ từ thạc sỹ trở lên Ưutiên các chuyên ngành quản lý kinh tế năng lượng, quản lý kỹ thuật điện…

- Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý kỹ thuật như quản lý vận hành,quản lý bảo dưỡng, quản lý sản xuất … Xây dựng các chương trình đào tạodài hạn, đào tạo kèm cặp ở cac nước trong khu vực và các nước tiên tiến

- Nâng cao năng lực quản trị nhân sự: hoàn thiện hệ thống quản lý nhân

sự của Tổng công ty đạt trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế, tiến tới quản

lý nhân sự theo tài năng và năng lực

3.Dự báo nhu cầu và đào tạo

3.1 Nhu cầu nhân lực giai đoạn 2011 – 2015

Căn cứ yêu cầu trình độ nhân lực vận hành các nhà máy điện và chiếnlược phát triển của Tổng Công ty, đưa ra dự kiến cơ cấu nhân lực:

Trang 29

Bảng 1.5: Dự kiến cơ cấu nhân lực đến năm 2015

(Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự_TCT)

Từ năm 2011 đến 2012 các dự án nhiệt điện tuyển nhân lực vận hành,

do đó số lượng lao động tăng mạnh với cơ cấu nhân lực chủ yếu là trình độđại học, cao đẳng, trung cấp

3.2 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

Bảng 1.6: Dự kiến kinh phí đào tạo Sau đại học đề nghị Tập đoàn hỗ trợ

(Đào tạo tại Nước ngoài)

2011-2015 4 30.455 121.820 103 13.800 1.421.400 1.543.2202016-

2020 4 31.000 124.000 70 14.000 980.000 1.104.0002021-

2025 6 31.500 189.000 50 14.500 725.000 914.000Tổng 14 434.820 223 3.126.400 3.561.220

( Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự_TCT)

Trang 30

Đối với đào tạo vận hành, đào tạo thường xuyên: Nhu cầu đạo tạo

nhân lực được tính toán dựa trên cơ sở:

- Số nhân lực đào tạo vận hành nhà máy điện;

- Số lao động cần để thay thế các cán bộ về hưu, thuyên chuyển côngtác: Với đặc thù của một đơn vị mới thành lập, số lao động giảm do về hưutrong giai đoạn từ 2011 đến 2015 hầu như không có, trong giai đoạn từ 2016đến 2020 cũng rất ít, lao động giảm chủ yếu do thuyên chuyển công tác, theo

số liệu thống kê, năm 2009 số lao động giảm chiếm 18%, tạm tính số laođộng cần thay thế ở những năm tiếp theo là 10%;

- Số lượt người tham gia đào tạo bồi dưỡng thường xuyên hàng năm:nhu cầu đào tạo bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của Tổng Công ty giaiđoạn 2011 – 2015 được dự đoán là cao, do giai đoạn này các dự án mới đi vàohoạt động nhiều, lượng lao động được tuyển dụng mới cao cần phải được đàotạo bồi dưỡng các kỹ năng công tác…, tạm tính tỉ lệ cần được đào tạo bồidưỡng thường xuyên là 95%

Bảng 1.7: Dự kiến nhu cầu và kinh phí đào tạo đến năm 2015

Năm Tổng số

Đào tạovận hành

Đào tạothay thế(10%)

BDTX(95%)

Tổng số lượtđược ĐT

Dự kiến chi phí(15 triệu đ/1lượt người ĐT)

Trang 31

Đối với đào tạo đội ngũ chuyên gia: Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính

của Tổng Công ty là sản xuất và kinh doanh điện, Tổng Công ty cần xây dựngđược đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực: phân tích đánh giá, sửa chữa bảo trìbảo dưỡng, công nghệ thông tin và tư vấn Các chuyên gia trong lĩnh vực nàycần được đào tạo từ những cán bộ kỹ thuật, trưởng ca, trưởng kíp của các nhàmáy điện và có thể thành lập đội chuyên gia chung của toàn Tổng Công ty

- Lĩnh vực công nghệ thông tin trong nhà máy điện

Bảng 1.8: Dự kiến nhu cầu và kinh phí đạo tạo chuyên gia

Giai đoạn Số lượng

chuyên gia

Số lượng cần đào tạo

(Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự_TCT)

4 Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam

Theo dự báo ở trên, trong những năm tới nhu cầu về nguồn nhân lựcvới trình độ cao của Tổng công ty là rất lớn mới có thể đáp ứng được cáccông việc trọng tâm trong sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Để giải quyết vấn đề nhân lực, phù hợp với sự phát triển của Tổng công

ty, ngay từ bây giờ Tổng công ty cần thiết phải có cơ chế, chính sách đặc thù

Trang 32

Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lựcTổng công ty trong 2 năm vừa qua và dự kiến trong thời gian sắp tới, một sốgiải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực cho Tổng công ty đến năm

2015, định hướng 2025 theo đề xuất sau đây:

4.1 Xây dựng và nâng cao nhận thức về công tác đào tạo – phát triển nhân lực

*Với xu thế phát triển hiện nay, công tác đào tạo và phát triển nhân lựcluôn được các Tập đoàn kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới coi là nềntảng lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực canhtranh của mình, vì vậy, Tổng Công ty cần:

- Xác định rõ trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo trong công tác đàotạo và phát triển nhân lực:Lãnh đạo các Phòng/Ban chuyên môn phải có tráchnhiệm đưa ra các nhu cầu đào tạo cụ thể cần thiết cho cán bộ của cácPhòng/Ban để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho các cán bộ quản lý đươngchức về các kiến thức quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

- Khuyến khích cán bộ học tập, xác định việc tham gia các khoá đào tạocũng là một nhiệm vụ quan trọng, phải được ghi nhận, xem xét khi đánh giácán bộ Có chính sách hỗ trợ cho cán bộ tự học tập nâng cao trình độ

- Rà soát, sửa đổi các Quy chế, Quy định hiện hành về công tác đào tạo

ở Tổng Công ty và xây dựng quy chế đào tạo ở các đơn vị thành viên

- Phối hợp với các tổ chức xã hội như Công đoàn, Đoàn thanh niên phátđộng các phong trào cổ vũ tinh thần học tập

4.2 Có chính sách thu hút nhân lực hiệu quả

Trong cơ chế thị trường hiện nay, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí ViệtNam nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đang phải đối mặtvới tình trạng chảy máu chất xám Những lao động có trình độ cao có xuhướng chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên

Trang 33

doanh Để tránh tình trạng này, đồng thời thu hút được những người giỏi vềTổng Công ty, cần có nguồn chi phí dành cho công tác thu hút nhân lực

Trang 34

Bảng 1.9: Dự kiến kinh phí đền bù tuyển dụng (để thu hút cán bộ kỹ thuật có

trình độ cao về công tác tại Tổng Công ty)

Giai đoạn Số lượng Đơn giá

(Triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng) Nguồn kinh phí

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Số lượng lao động thực hiện tại Tổng Công ty (hết quý 1 năm 2011) - báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam
Bảng 1.1 Số lượng lao động thực hiện tại Tổng Công ty (hết quý 1 năm 2011) (Trang 18)
Bảng 1.2: Trình độ lao động thực hiện tại Tổng Công ty - báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam
Bảng 1.2 Trình độ lao động thực hiện tại Tổng Công ty (Trang 19)
Bảng 1.5: Dự kiến cơ cấu nhân lực đến năm 2015 - báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam
Bảng 1.5 Dự kiến cơ cấu nhân lực đến năm 2015 (Trang 30)
Bảng 1.7: Dự kiến nhu cầu và kinh phí đào tạo đến năm 2015 - báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam
Bảng 1.7 Dự kiến nhu cầu và kinh phí đào tạo đến năm 2015 (Trang 31)
Bảng 1.8: Dự kiến nhu cầu và kinh phí đạo tạo chuyên gia - báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam
Bảng 1.8 Dự kiến nhu cầu và kinh phí đạo tạo chuyên gia (Trang 32)
Bảng 1.9: Dự kiến kinh phí đền bù tuyển dụng (để thu hút cán bộ kỹ thuật có trình độ cao về công tác tại Tổng Công ty) - báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam
Bảng 1.9 Dự kiến kinh phí đền bù tuyển dụng (để thu hút cán bộ kỹ thuật có trình độ cao về công tác tại Tổng Công ty) (Trang 35)
Bảng 2.1:Bảng kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính - báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam
Bảng 2.1 Bảng kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính (Trang 36)
Bảng 2.1: Chi phí vốn đầu tư thủy điện - báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh hoạt động kinh doanh của tổng công ty dầu khí việt nam
Bảng 2.1 Chi phí vốn đầu tư thủy điện (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w