nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội

135 466 1
nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu xây dựng luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô trong Khoa Lý luận chính trị, Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, PGS.TS. Đào Thị Phương Liên Trưởng khoa lý luận chính trị, Lãnh đạo và các đồng nghiệp ở Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 52, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Văn Tuyến MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN 1.2.3.3.Các lực lượng tham gia cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường 38 2.2.5. Về năng lực cạnh tranh sản phẩm và thị phần của HANDICO: 64 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 1.2.3.3.Các lực lượng tham gia cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường 38 2.2.5. Về năng lực cạnh tranh sản phẩm và thị phần của HANDICO: 64 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một tất yếu của quy luật kinh tế. Đặc biệt là khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tổng công ty đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội phảỉ làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong cơ chế thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký cả trong nước và nước ngoài tham gia trong lĩnh vực đầu tư bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội” HANDICO. 2. Tổng quan nghiên cứu Đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triền nhà Hà Nội thì chưa có một tác giả nào đề cập. Từ góc độ chuyên ngành Kinh tế - Chính trị, luận văn đã nghiên cứu góc nhìn tổng quan về định hướng chiến lược trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xây dựng và kinh doanh bất động sản trong điều kiện hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu. Từ nghiên cứu lý luận cơ bản, tìm hiểu thực tiễn năng lực cạnh tranh của tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, trong việc cung cấp các sản phẩm xây dựng và nhà ở, từ đó đề xuất những định hướng, xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Tổng công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: những vấn đề liên quan đến lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó vận dụng chung vào Tổng công ty HANDICO. - Phạm vi nghiên cứu: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và các đơn vị có cùng sản phẩm ở việt nam. 5. Phương pháp nghiên cứu. Tác giả dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp hệ thống hoá và khái quát hoá, thống kê so sánh, phân tích thực chứng, bảng biểu và mô hình hoá. 6. Những đóng góp của luận văn Khảo sát hệ thống, đánh giá thực trạng , năng lực cạnh tranh của doanh i nghiệp từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 7. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Chương 3. Định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh. Khái niệm cạnh tranh đã được xã hội loài người nhắc đến rất lâu, song “ cạnh tranh là gì ” thì đến nay vẫn chưa có thống nhất về khái niệm. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, thì cạnh tranh là “ Cạnh tranh là khả năng các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ” Dựa trên tính chất cạnh tranh trên thị trường người ta phân loại ra các hình thức cạnh tranh khác nhau. Như cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyển tập đoàn. Trên thị trường còn có cạnh tranh giữa người bán và người mua, cạnh tranh giữa những người mua với nhau, cạnh tranh giữa những người bán với nhau, cạnh tranh hàng hóa về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và phương thức bán hàng hoặc sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có cùng ngành hàng sản phẩm hoặc sự cạnh tranh để dịch chuyển cơ cấu ngành hàng trên thị trường. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó là động lực thúc đẩy quá trình lưu thông các yếu tố sản xuất, nó tác động và điều chỉnh kết cấu ngành, kết cấu lao động, là đòn bẩy trong quá trình luân chuyển vốn, phân phối lợi nhuận giữa các ngành, cạnh tranh các doanh nghiêp tạo động lực tối đa hoá lợi nhuận ii 1.1.2 Những hạn chế Bên cạnh những ưu điểm tích cực mà cạnh tranh mang lại cho nền kinh tế, cạnh tranh cũng gây ra rất nhiều tác động tiêu cực như đào thải không khoan nhượng, trong đó có những thủ đoạn, gian lận, tình trạng cá lớn nuốt cá bé, gây ảnh hưởng không nhỏ cho xã hội như gia tăng nạn thất nghiệp, mất ổn định xã hội. 1.1.3 Cạnh tranh doanh nghiệp Mục tiêu của cạnh tranh doanh nghiệp là giành giật lợi thế trong kinh doanh, thu hút khách hàng, tranh giành thị phần, chỉ tiêu vể lợi nhuận chính là tiêu chí cuối cùng phản ánh kết quả của cạnh tranh doanh nghiệp. 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1 khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là “khả năng tồn tại, duy trì hoặc tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần trên thị trường của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập, kinh tế quốc tế như hiện nay vấn đề có tính quyết định là mỗi doanh nghiệp phải nhận thức đẩy đủ, luôn luôn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, sẵn sàng nắm bắt lấy cơ hội để vươn lên tồn tại và phát triển bền vững. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có rất nhiều tiêu chí để sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng để đánh giá tương đối đầy đủ và sát thực về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là: thương hiệu, thị phần, chi phí sản xuất, tỷ suất lợi nhuận. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được coi là sự phấn đấu bền bỉ và lâu dài của doanh nghiệp. Nó là kết quả của rất nhiều hoạt động thưc tiễn được thực hiện theo một chiến lược cạnh tranh đã đề ra và phụ thuộc vào những nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 1.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản. Qua khảo sát, đánh giá một số doanh nghiệp đã thành công trên thị trường Việt Nam về xây dựng và kinh doanh bất động sản, từ đó rút ra những bài học quý báu cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, học tập, xây dựng chiến lược cạnh tranh sát với thực tế phù hợp với quy luật khách quan của thị trường. Những doanh nghiệp khảo sát, nghiên cứu, đánh giá là Tập đoàn HUD; tập đoàn Nam Cường và công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long. iii CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 2.1.1. Quá trình hình thànhvà phát triển của Tổng công ty Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội tên giao dịch HANDICO được thành lập ngày 21/9/1999 theo mô hình Tổng công ty 90, đây là Tổng công ty đầu tiên của UBND thành phố Hà Nội, Tổng công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập 17 doanh nghiệp trực thuộc các sở khác nhau của Hà Nội, như Sở Xây Dựng; Sở Địa Chính Nhà đất; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Liên hịêp các công ty lương thực và các công ty kinh doanh và phát triển nhà thuộc các quận huyện của thành phố. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển đến nay Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã phát triển thành 63 đầu mối trực thuộc trên địa bàn cả nước gồm: 35 công ty hạch toán độc lập, 12 công ty hạch toán phụ thuộc; 10 ban quản lý dự án; 6 công ty liên doanh liên kết, một công ty tài chính CP Handico, một trường trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội, một sàn giao dịch Bất động sản với 21.138 lao động. 2.1.2. Sứ mệnh và phương châm hành động của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Ngay từ khi mới thành lập Tổng công ty đã xác định cho mình một sứ mệnh trọng đại là tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân, đồng thời không ngừng gia tăng những giá trị cho các cổ đông và các bên liên quan bằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có gía trị , với phương châm “vững bước cùng thời đại”. 2.2. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và PT nhà Hà Nội 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty. Khi mới thành lập Tổng công ty hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, năm 2007 Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động Tổng công ty đã bộc lộ những bất cập trong tổ chức điều hành, mối quan hệ giữa Tổng công ty và các công ty thành viên không còn phù hợp với mô hình Tổng công ty nhà nước cũ, việc quản lý điều hành gặp nhiều khó khăn, lúng túng, thủ tục hành chính còn nặng nề ở một số khâu. 2.2.2. Năng lực tài chính của tổng công ty Khi mới thành lập Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội với số vốn được nhà nước giao 354 tỷ đồng, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty iv luôn cố gắng vừa ổn định vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tích luỹ nguồn vốn, đến nay sau hơn 10 năm Tổng công ty đã nâng số vốn điều lệ lên gấp 3 lần số vốn ban đầu và đạt 934 tỷ đồng. Tuy nhiên số vốn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu và quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, để đảm bảo mục tỉêu chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới, giai đoạn 2010-2020 vấn đề đảm bảo nguồn lực tài chính đủ mạnh cho năng lực sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của Tổng công ty và một vấn đề cần có kế hoạch và giải pháp cụ thể. 2.2.3. Năng lực thiết bị công nghệ của Tổng công ty Về mặt giá trị năm 2006 tổng giá trị máy móc thiết bị của tổng công ty là 12,997 tỷ đồng, sau những nỗ lực đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu năm 2010 tổng giá trị thiết bị thi công là 207,800 tỷ đồng tăng gần 16 lần và chiếm tỷ trọng 31,2% trong nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Nhìn chung máy móc thiết bị của Tổng công ty hầu hết thuộc thế hệ cũ, trình độ công nghệ thấp do vậy gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ của các dự án, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.2.4. Nguồn nhân lực của Tổng công ty Hiện nay toàn Tổng công ty có 21.138 lao động theo biên chế (hợp đồng lao động chính thức) trong đó công ty mẹ - Tổng công ty trực tiếp quản lý 5000 lao động. Về trình độ toàn Tổng công ty có 89 người có trình độ trên đại học chiếm 0,42 %, trình độ đại học và cao đẳng là 4.416 người, chiếm 20,9% số lao động đã qua đào tạo trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật là 16.633 người chiếm 78,6% các tỷ lệ trên còn thấp so với tổng số lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, và đội ngũ nghiên cứu khoa học, có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay. 2.2.5. Về năng lực cạnh tranh sản phẩm và thị phần của Tổng công ty Trong hơn 10 năm qua, sự hiện hữu của những công trình do tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư đã phần nào khẳng định được thương hiệu của HANDICO và có uy tín trên thị trường. Đến nay, Tổng công ty và các đơn vị thành viên đã đóng góp cho thành phố hơn 2,5 triệu mét vuông sàn xây dựng, hơn 6000 căn hộ và là đơn vị đứng đầu thành phố Hà Nội về đóng góp quỹ nhà phục vụ di dân tái định cư, cải thiện chỗ ở cho hàng vạn người dân thủ đô, tuy nhiên sản phẩm của Tổng công ty đang ở phân khúc sản phẩm nhà ở trung bình thấp, chủ yếu là nhà ở xã hội và nhà ở di dân tái định cư, chưa có sản phẩm nhà ở cao cấp có giá trị gia tăng cao tham gia vào thị trường bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước. 2.2.6. Kết quả đạt được trong thời gian qua của tổng công ty. Qua hơn 10 năm hoạt động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã trở thành doanh nghiệp có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng thủ v đô Hà Nội trên nhiều lĩnh vực. Nếu năm 2009 đạt sản lượng trên 4.900 tỷ đồng với doanh thu 3.503 tỷ đồng, nộp ngân sách 172 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện. 2.2.7. Những đóng góp cuả tổng công ty cho nhà nước và xã hội Cùng với kết quả kinh doanh liên tục được cải thiện qua các năm, số tiền nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước hàng năm cũng ngày càng tăng cao, trong đó thể hiện số tiền thuế nộp ngân sách nhà nước năm 2009 gấp khoảng 2 lần so với năm 2005. Hàng năm Tổng công ty tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động của người dân thủ đô và tỉnh lân cận. Về việc này đã được các cấp lãnh đạo Đảng nhà nước và UBND Thành phố ghi nhận bằng các phần thưởng: Bằng khen thủ tướng chính phủ năm 2004 và năm 2007; Bằng khen Bộ Xây dựng năm 2006; Bằng khen và cờ thi đua của UBND thành phố Hà Nội năm 2008. 2.2.8. Những cơ hội và thách thức của Tổng công ty Đầu Tư và PT nhà Hà Nội. Bên cạnh những cơ hội và lợi thế mà Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội có được, thì những thách thức cơ bản tiềm ẩn mà Tổng công ty phải đối mặt cũng rất lớn, bởi thành phố Hà Nội là một thị trường tiềm năng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn có cơ hội được tiếp cận, tạo nên một thị trường luôn sôi động, tạo áp lực cạnh tranh cao, bên cạnh đó những chính sách của của nhà nước luôn tiềm ẩn những khó khăn đặc biệt là về đất đai, bất động sản, bên cạnh đó là văn hoá, sở hữu 2.3. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã lập được nhiều thành tích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, điều đó đã được Đảng và nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năng lực cạnh tranh của HANDICO được đánh giá là khá vững vàng trên thị trường, tuy nhiên để duy trì và phát triển Tổng công ty cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới. 2.3.2. Những nguyên nhân Do Tổng công ty còn tồn tại phong cách làm việc theo lề lối của tổng công ty nhà nước trước đây, mối quan hệ trên dưới theo mô hình cũ vẫn còn tồn tại, mệnh lệnh hành chính không còn phù hợp. Tuy trình độ của lao động cao nhưng chưa phát huy được hiệu quả, chưa có chính sách đãi ngộ thoả đáng cho lao động dẫn đến vẫn có tình trạng chảy máu chất xám, tâm lý thụ động ỷ lại của cơ chế bao cấp vẫn còn nặng nề, các công ty con, công ty thành viên vẫn chưa thực sự phát huy được tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, vẫn có tâm lý chờ sự chỉ đạo và hỗ trợ của tổng công ty. vi CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI 3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cuả Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 3.1.1. Các quan điểm phát triển Quan điểm phát triển là những tư tưởng chỉ đạo trong chiến lược phát triển của Tổng công ty. Đây là nền tảng rất quan trọng cho những giai đoạn phát triển trong tương lai. Trong thời gian tới, nhất là trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, sự phát triển của Tổng công ty được đặt ra trong các bối cảnh mới có nhiều thay đổi. Trong điều kiện như vậy, Tổng công ty cần quyết liệt thực hiện những quan điểm cơ bản mang tính chiến lược. 3.1.2. Tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. * Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở thế mạnh và năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, cùng với việc đánh giá môi trường kinh doanh, có thể xác định 5 mục tiêu tổng quát để phát triển của Tổng công ty đến năm 2015. * Các chỉ tiêu và lộ trình phát triển. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Tổng công ty cần đạt được một số chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu tăng nhanh qua các năm phấn đấu đến năm 2015 đạt 5.751 tỷ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao. Đến năm 2015 hoàn thành ít nhất một dự án đô thị kiểu mẫu mang thương hiệu HANDICO, mở rộng sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, chiếm lĩnh thị trường nhà xã hội trên địa bàn Hà Nội, tạo ra sản phẩm nhà ở xã hội mới với giá bán và giá cho thuê hợp lý. Về thị phần: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội phải nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, gia tăng thị phần, đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân tăng từ 15 ÷ 20% / năm. Về quản lý: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội sẽ cải tiến bộ máy quản lý theo hướng chuyên nghiệp hơn đặc biệt triển khai từ công ty mẹ - Tổng công ty. 3.2. Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình và cơ cấu tổ chức Tổng công ty. Để thực hiện được mục tiêu trở thành 1 trong 5 đơn vị kinh doanh bất động sản lớn hang đầu Việt Nam, Tổng công ty cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo vii [...]... 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Chương 3: Định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP... của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội làm luận văn thạc sĩ của mình 2 Tổng quan đề tài nghiên cứu: Đã có nhiều công trình đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tanh của doanh nghiệp và nghiên cứu về Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Tuy nhiên nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội thì chưa có đề tài nào đề... triển nhà Hà Nội - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội trên các mặt: thành tưu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để đề xuất hướng khắc phục - Đề xuất quan điểm và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ... quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con đồng thời nâng cao vị thế của công ty mẹ Mô hình mới của Tổng công ty sau tái cấu trúc sẽ là: Công ty mẹ - Tổng công ty sẽ là công ty TNHH 1 thành viên gồm có công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết Các công ty liên kết, có thể có vốn không chi phối của Tổng công ty hoặc không có vốn của Tổng công ty nhưng tự nguyện tham gia vào Tổng công ty và tự nguyện... tư và Phát triển nhà Hà Nội với các công ty con có 100% vốn do công ty mẹ nắm giữ, công ty con do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối, công ty liên kết tự nguyện tham gia, và mối quan hệ chung giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 3.2.2 Giải pháp tài chính và huy động vốn của Tổng công ty Huy động vốn kinh doanh và quản lý tài chính nhăm đáp ứng yêu cầu phát triển. .. kết nội bộ của Tổng công ty và được chia sẻ, sử dụng thương hiệu của Tổng công ty HANDICO Tất cả các công ty con, công ty cổ phần hoặc liên doanh của Tổng công ty hiện nay sau khi cấu trúc xong sẽ trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty HANDICO Và cũng từ mô hình này Tổng công ty có cơ sở quy định chức năng nhiệm vụ mối liên hệ, trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư. .. thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vận dụng lý luận chung vào Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Phạm vi nghiên cứu: Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội và các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm nhà ở, hạ tầng và khu đô thị trên thị trường Việt Nam 5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài Ngoài... hoá và khái quát hoá, thống kê so sánh, phân tích thực chứng, bảng biểu và mô hình hoá 6 Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Khảo sát kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS từ đó rút ra bài học cho Tổng công ty đầu tư 4 và phát triển nhà. .. mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa đồng thời tích cực, chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua việc hợp tác kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) là Tổng công ty đầu tiên của thành phố Hà Nội, được thành lập năm 1999 nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, phát triển nhà ở và các khu... thấy cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan, một động lực tăng trưởng kinh tế Tham gia cạnh tranh và thắng lợi trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường Bởi vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội nói riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu Những phân tích về năng lực . TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 2.1.1. Quá trình hình thànhvà phát triển của Tổng. lực cạnh tanh của doanh nghiệp và nghiên cứu về Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Tuy nhiên nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu. trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội

Ngày đăng: 05/10/2014, 02:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan