Khái niệm năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 32 - 34)

Như chúng ta đã nghiên cứu ở phần trên các định nghĩa về cạnh tranh, để có thể cạnh tranh thắng lợi trước các đối thủ mỗi Doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh nhất định. Vậy năng lực cạnh tranh là gì? với câu hỏi này thật khó trả lời một cách chính xác, hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính xác cho vấn đề này.

Trên thương trường khi các chủ thể cạnh tranh với nhau để giành thắng lợi về phía mình, các chủ thể đó phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của Doanh nghiệp mình trên thương trường đó. Các biện pháp mà Doanh nghiệp áp dụng thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả năng nào đó hoặc một năng lực nào đó của chủ thể, và nó được gọi là năng lực canh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hóa nào đó trên thị trường người ta cũng dùng thuật ngữ năng lực cạnh tranh của hàng hóa, thuật ngữ đó cũng là để chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hóa đó đối với khách

hàng. Một tác giả sau khi đã nghiên cứu phân tích bản chất năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp cho rằng “Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp thể hiện thực

lực và lợi thế so sánh của nó so với đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho Doanh nghiệp mình.”

Một số quan điểm cho rằng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với việc thu lợi nhuận nhất định.

Tất cả các nghiên cứu mặc dù xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều cho thấy năng lực cạnh tranh đều liên quan đến hai khía cạnh đó làchiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận mang lại. Như vậy có thể nói năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp là “Khả năng tồn tại, duy trì hoặc gia tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp”.

Với những nghiên cứu ở trên chúng ta cần phân biệt năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Trong đó năng lực cạnh tranh hàng hóa dịch vụ có thể hiểu khái quát là tổng thể các yếu tố gắn liền với hàng hóa, dịch vụ đó cùng với các điều kiện, công cụ và biện pháp cấu thành khả năng cạnh tranh được chủ thể dùng để ganh đua với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và đem lại nhiều lợi ích hơn cho chủ thể tham gia cạnh tranh.

Đối với năng lực cạnh tranh quốc gia, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho rằng “Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được

mức tăng trưởng trên cơ sở các chính sách thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”.

Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác nhau ở chỗ Doanh nghiệp là một tổ chức chặt chẽ, có thể đồng thời sản sản nhiều mặt hàng với năng lực cạnh tranh khác nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện năng lực của sản phẩm đó có thể thay thế một sản phẩm khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc tính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm. Do vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh chung cho Doanh nghiệp.

Trong khi đó cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp có thể diễn ra khi họ cung ứng trên cùng một thị trường những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoàn toàn giống nhau hoặc khác nhau, nhưng có thể thay thế cho nhau. Trong cùng một thời gian nếu Doanh nghiệp nào bán được nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình hơn và ngày càng chiếm được thị phần nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác thì Doanh nghiệp đó được đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao hơn.

Còn năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong quốc gia đó. Chính vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp là một vấn đề đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, trong xu thế chúng ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, để tồn tại và phát triển bền vững mỗi Doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung cần quan tâm chú trọng đầu tư toàn diện để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động giành phần thắng lợi về mình trước những đối thủ cạnh tranh khác.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 32 - 34)